« Home « Kết quả tìm kiếm

Phát biểu cảm nghĩ về văn bản Mẹ tôi của nhà văn Ét-môn-đô dờ A-mi-xi


Tóm tắt Xem thử

- Văn mẫu lớp 7: Phát biểu cảm nghĩ về văn bản Mẹ tôi.
- Dàn ý Phát biểu cảm nghĩ về văn bản Mẹ tôi Ngữ văn 7 1.
- Người mẹ có vai trò đặc biệt lớn lao đối với con cái..
- Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng nhất..
- Lỗi lầm của En-ri-cô:.
- Thiếu lễ độ với mẹ khi cô giáo đến thăm nhà..
- Thái độ của bố trước lỗi lầm của con trai:.
- Buồn bực vì cảm thấy sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim mẹ..
- Tức giận vì đứa con trong phút nông nổi đã quên công lao sinh thành dưỡng dục của mẹ..
- Nhắc lại cho con nhớ công lao to lớn và tình thương yêu, đức hi sinh cao cả của mẹ….
- Muốn con hiểu ra lỗi lầm của mình và xin lỗi mẹ, hứa sẽ không bao giờ tái phạm..
- Lời khuyên thấm thía của người cha:.
- Khuyên con hãy nhớ rằng không ai có thể thay thế được người mẹ đã sinh thành và nuôi dưỡng mình nên người..
- Nhắc cho con nhớ: Tình thương yêu, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng.
- Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình cảm đó..
- Khẳng định: Bố rất yêu con nhưng thà rằng bố không có con, còn hơn là thấy con bội bạc với mẹ..
- Bài văn được thể hiện dưới hình thức một bức thư bố gửi cho con.
- Bài văn đề cập đến đạo làm con.
- Kính yêu, biết ơn cha mẹ là biểu hiện cụ thể của lòng hiếu thảo, là thước đo phẩm giá của mỗi con người..
- Phát biểu cảm nghĩ về văn bản Mẹ tôi lớp 7 - mẫu 1.
- Mẹ tôi là bài văn dưới dạng một bức thư của nhà văn Ét-môn-đô dơ A-mi-xi (I-ta- li-a).
- Thư của người bố gửi cho con trai là En-ri-cô.
- En-ri-cô đã ghi lại trong một trang nhật kí đề ngày "Thứ năm, ngày 10 tháng 11".
- Đọc bài văn, lá thư của người bố gửi cho con, chúng ta hiểu và thấm thìa bao nhiêu bài học vể tình cảm gia đình, nhất là về thái độ ứng xử của con cái đối với mẹ, cha..
- Bài văn kể lại câu chuyện khi cô giáo đến thăm, En-ri-cô nói với mẹ đã "nhỡ thốt ra một lời thiếu lễ độ".
- Người cha đã "để ý".
- Rồi ông bày tỏ tâm trạng: "Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy".
- Nỗi đau tinh thần - sự buồn bã và tức giận - được ví với một tình huống khốc liệt: "nhát dao đâm vào tim", chứng tỏ nỗi lòng người cha vô cùng đau đớn, vừa buồn vừa giận con, vừa xót xa, thất vọng vì đứa con đã không xứng với tình yêu và niềm trông đợi của ông.
- Nhưng người cha ấy vẫn cố giữ bình tĩnh, giảng giải cho con điều hay, lẽ phải.
- Qua lời thư của ông, chúng ta hiểu mẹ của En-ri-cô rất mực yêu thương con: "Cách đây mấy năm, mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con.
- Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con!".
- Rõ ràng, mẹ của En-ri-cô cũng như bao người mẹ khác trên thế gian này đã yêu thương, chăm sóc nuôi dạy con cái bằng tất cả tấm lòng, sức lực, hi sinh tất cả hạnh phúc và cuộc sống của mình cho con cái.
- Tình mẫu tử của con người thật thiêng liêng, cao cả biết nhường nào..
- Vì thế, sau những dòng thư vừa kể chuyện vừa ngợi ca tình yêu của người mẹ với En-ri-cô, bố của chú bé đã phân tích sâu sắc mối quan hệ ruột thịt, gắn bó sâu nặng giữa hai mẹ con En-ri-cô: "Trong đời, con có thể trải qua những ngày buồn thảm, nhưng ngày buồn thảm nhất tất sẽ là ngày mà con mất mẹ.
- có thể có lúc con sẽ mong ước thiết tha được nghe lại tiếng nói của mẹ, được mẹ dang tay ra đón vào lòng.
- Dù có lớn khôn, khoẻ mạnh thế nào đi chăng nữa, con sẽ vẫn tự thấy mình chỉ là một đứa trẻ tội nghiệp, yếu đuối và không được chở che..."..
- Người cha của En-ri-cô đã dự cảm, giả định bao tình huống để khẳng định một chân lí, một quy luật muôn đời rằng tình mẹ con, sự gắn bó giữa mẹ và con vô cùng khăng khít, bền vững mãi mãi trong thời gian và suốt cuộc đời con người..
- "Cha mẹ là lá chắn, che chở suốt đời con...".
- Công lao nuôi nấng, dạy dỗ cũng như tình cảm yêu thương của cha mẹ, trước nhất là người mẹ đối với con cái thật không bút nào tả xiết được..
- Vì thế, bố của En-ri-cô đã nghiêm khắc cảnh tỉnh lỗi lầm của cậu con trai bằng những lời thật da diết: "Con sẽ cay đắng khi nhớ lại những lúc đã làm cho mẹ đau lòng.
- Lương tâm con sẽ không một phút nào yên tĩnh...".
- Thậm chí ông nói cực đoan rằng: "Bố rất yêu con, En-ri-cô ạ.
- nhưng thà rằng bố không có con, còn hơn là thấy con bội bạc với mẹ...".
- Chúng ta thử đoán xem, điều gì đã khiến cho En-ri-cô "xúc động vô cùng".
- khi đọc thư của bố? Có phải vì bố đã gợi lại những kỉ niệm đẹp giữa mẹ và chú bé? Hay vì thái độ kiên quyết và nghiêm khắc của bố? Hay cũng còn là vì những lời nói chân tình, xuất phát từ tình yêu, từ lòng mong muốn đứa con mau chóng trưởng thành.
- của người bố gửi tới con? Hay còn vì những lí do nào khác nữa?.
- Điều thú vị là những điều răn dạy quý báu ấy người bố của En-ri-cô không trực tiếp nói bằng lời mà lại nói qua một bức thư.
- Chúng ta có thể hiểu thế này dược.
- chăng: Tình cảm sâu sắc thường tế nhị và kín đáo, nhiều khi không thể nói trực tiếp được.
- Cuối lá thư, bố của En-ri-cô khuyên con trai làm những việc thiết thực để nhận lỗi, rồi xin lỗi mẹ.
- Chắc rằng đọc xong lá thư của bố, chủ bé đã nhận ra lỗi lầm của mình và đã làm theo lời khuyên của bố.
- "Con hãy nhớ rằng, tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả.
- Với dân tộc Việt Nam, biết bao nhà văn, nhạc sĩ cũng dã sáng tác nhiều tác phẩm đặc sắc vừa ngợi ca vừa nhắc nhở chúng ta nhiều điều sâu sắc, thiết thực về tình mẹ con, tình cảm gia đình..
- Trong cuộc đời của mỗi chúng ta, người mẹ có vai trò lớn lao và tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng nhất, nhưng không phải khi nào ta cũng ý thức được điều đó..
- Truyện kể về chú bé En-ri-cô đã tỏ ra thiếu lễ độ với mẹ khi cô giáo đến thăm nhà..
- Bức thư thể hiện thái độ, tình cảm và suy nghĩ của người bố.
- Đó là thái độ bất bình trước lỗi lầm của đứa con và tình cảm trân trọng mà ông dành cho vợ mình nói riêng và những người mẹ nói chung.
- Tác giả không thuật lại cụ thể việc En-ri-cô đã thiếu lễ độ với mẹ ra sao, nhưng chắc là cậu bé đã xúc phạm đến mẹ nên người bố mới viết thư để cảnh cáo và dạy bảo con trai mình..
- Trước hết, người bố tỏ thái độ buồn bực vì cảm thấy sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim và tức giận vì đứa con trong phút chốc đã quên công lao sinh thành dưỡng dục của người mẹ kính yêu..
- Để những lời dạy bảo thêm thấm thía, người bố đã nhắc lại lần En-ri-cô bị ốm nặng mẹ đã phải thức suốt đêm chăm sóc, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con!… Ông nhấn mạnh đến tình thương yêu con vô hạn của người mẹ.
- Công lao của mẹ đối với con thật lớn lao! Cha thương con nhưng nghiêm khắc.
- Vì thế mà con cái thường quyến luyến với mẹ hơn.
- Con khỏe mẹ vui, con trái gió trở trời, mẹ thức trắng đêm chăm sóc cho con từng miếng ăn viên thuốc.
- Đứa con lớn dần lên trong vòng tay ấp ủ của mẹ hiền.
- Công lao sinh thành, dưỡng dục của mẹ sánh ngang với sông sâu, biển rộng..
- Điều người bố không ngờ là đứa con dám xúc phạm đến mẹ, người sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con..
- Tại sao người bố lại có thái độ kiên quyết như vậy? Bởi vì sự hỗn láo của đứa con đã làm cho ông thất vọng, ông vốn rất thương yêu con và muốn con hiểu ra lỗi lầm của mình, một lỗi lầm khó có thể tha thứ nếu tái phạm:.
- Hãy nghĩ kĩ điều này, En-ri-cô ạ: Trong đời, con có thể trải qua những ngày buồn thảm, nhưng ngày buồn thảm nhất tất sẽ là ngày mà con mất mẹ..
- Khi đã khôn lớn, trưởng thành, khi các cuộc đấu tranh đã tôi luyện con thành người dũng cảm, có thể có lúc con sẽ mong ước thiết tha được nghe lại tiếng nói của mẹ, được mẹ dang tay ra đón vào lòng.
- Dù có lớn khôn, khỏe mạnh thế nào đi chăng nữa, con sẽ vẫn tự thấy mình chỉ là một đứa trẻ tội nghiệp, yếu đuối và không được chở che.
- Con sẽ cay đắng khi nhớ lại những lúc đã làm mẹ đau lòng… Con sẽ.
- Lương tâm con sẽ không một phút nào yên tĩnh.
- Hình ảnh dịu dàng và hiền hậu của mẹ sẽ làm tâm hồn con như bị khổ hình.
- En-ri-cô này! Con hãy nhớ rằng, tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả.
- Người bố viết cho con trai mình nhưng cũng chính là viết cho bao người con khác trong cuộc đời.
- Đến lúc trưởng thành, các con dần dần xa mẹ, nhưng trong cách nghĩ của mẹ thì.
- Mẹ vẫn âm thầm dõi theo từng bước trên đường kiếm sống và tạo dựng sự nghiệp của con.
- Lúc con gặp sóng gió thì lòng mẹ là bến đậu an lành nhất.
- Một lời chia sẻ, động viên, khuyên nhủ chí tình của mẹ sẽ làm cho tâm hồn con thanh thản lại.
- Hiểu rõ điều đó nên người bố khẳng định sự thiệt thòi và đau khổ nhất trong cuộc đời của một con người là không còn mẹ..
- Thật hạnh phúc cho những đứa con được ấp ủ, khôn lớn trong vòng tay nâng niu của mẹ.
- Mẹ là người che chở, đùm bọc, là chỗ dựa đáng tin cậy nhất của các con trong mọi thành công hay thất bại trên đường đời.
- Nếu đứa con nào đó vô tình hay cố ý chà đạp lên tình mẫu tử thì không xứng đáng làm người và chắc chắn sẽ phải ân hận suốt đời..
- Người bố khuyên con bằng lời lẽ chí tình: Từ nay, không bao giờ con được thốt ra một lời nói nặng với mẹ.
- Bố rất yêu con, En-ri-cô ạ, con là niềm hi vọng.
- tha thiết nhất của đời bố, nhưng thà rằng bố không có con, còn hơn là thấy con bội bạc với mẹ.
- Thôi, trong một thời gian con đừng hôn bố: Bố sẽ không thể vui lòng đáp lại cái hôn của con được..
- Người cha lấy cái lí để phê phán và lấy cái tình để khuyên nhủ, dạy dỗ, khiến đứa con không thể không thấm thía.
- En-ri-cô xúc động thật sự vì nội dung bức thư của bố.
- Cậu kính yêu cha mẹ vô cùng nên đã rất ân hận về lỗi lầm của mình..
- Tại sao người bố không trực tiếp dạy bảo con mà lại dùng hình thức viết thư? Bởi vì có những điều tế nhị và phức tạp của tình cảm khó có thể nói ra bằng lời.
- Nó vừa thể hiện được mục đích của người viết, vừa không làm cho người mắc lỗi cảm thấy bị xúc phạm.
- Kính yêu cha mẹ là tình cảm tự nhiên.
- Bổn phận, trách nhiệm và lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ là thước đo phẩm chất đạo đức của mỗi người.