« Home « Kết quả tìm kiếm

PHáT BIểU CủA NAM CAO Về CHủ NGHĩA HIệN THựC


Tóm tắt Xem thử

- PHÁT BIỂU CỦA NAM CAO VỀ CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC.
- Through many works, Nam Cao had statements to encourage the success of realism in composing literature and partly perfect theory of realism in Viet Nam..
- Title: The statements of Nam Cao about realism.
- Chủ nghĩa hiện thực là một trào lưu văn học xuất hiện đầu tiên ở Pháp vào những năm 30 của thế kỉ XIX.
- Vào thời gian này, chủ nghĩa hiện thực xem như đã định hình trong lý luận và sáng tác văn học trên thế giới, song ở Việt Nam, việc đấu tranh cho chủ nghĩa hiện thực vẫn đang được tiến hành trên cả hai bình diện ấy.
- Thông qua những tác phẩm của mình, Nam Cao đã có những phát biểu cổ vũ cho sự thắng thế của chủ nghĩa hiện thực trong sáng tác, góp phần hoàn thiện lý luận về chủ nghĩa hiện thực ở Việt Nam..
- Chủ nghĩa hiện thực là một trào lưu văn học xuất hiện ở Tây Âu vào thế kỉ XIX..
- Vào thập niên 20 của thế kỉ XX, với sự phát triển của lý luận văn học Xô Viết, chủ nghĩa hiện thực được xem là một phương pháp sáng tác.
- Đó chính là bước dọn đường cho văn học hiện thực lên ngôi, thay thế vị trí của văn học lãng mạn..
- Nếu như các nhà lý luận cổ vũ cho sự ra đời và phát triển của văn học hiện thực chủ yếu bằng con đường lý thuyết với những lập luận, lý lẽ, thì các nhà văn lại âm thầm khẳng định nó bằng con đường thực tế, với những tác phẩm văn học.
- Con đường của các nhà văn ít huyên náo hơn, nhưng lại hết sức hiệu quả và thuyết phục.
- Trước vẻ đẹp và ý nghĩa của tác phẩm, những thực thể văn học sống động, không ai có thể chối cãi phẩm chất và thành tựu của chủ nghĩa hiện thực trong văn học..
- Tuy nhiên, ngôn ngữ của nhà văn chỉ có thể là những hình tượng văn học.
- Đến lượt mình, người đọc sẽ xuyên qua lớp hình tượng ấy để nắm bắt quan điểm của nhà văn.
- Với Nam Cao, cảm tình đối với chủ nghĩa hiện thực, mà sau này là khuynh hướng ông trung thành đi theo trong tất cả các sáng tác của mình, tuy không được phát biểu trực tiếp nhưng không vì thế mà không bộc lộ rõ..
- Nhận xét về Nam Cao, Nguyễn Hoành Khung cho rằng: “Trước cách mạng, Nam Cao không trực tiếp phát biểu về quan điểm nghệ thuật lần nào, nhưng qua những ý kiến gửi gắm rải rác trong các trang truyện, ta thấy quan điểm nghệ thuật của nhà văn được thể hiện khá hệ thống, nhất quán và nhất là khá tiến bộ”.
- Tìm hiểu những ý kiến tuy rải rác nhưng hệ thống và nhất quán ấy sẽ cho chúng ta hiểu được quan điểm sáng tác của Nam Cao, đặc biệt là sẽ nhận thấy sự gần gũi giữa quan điểm của ông với các nhà kinh điển về chủ nghĩa hiện thực..
- Giống như nhiều nhà văn hiện thực khác, Nam Cao cũng bắt đầu sự nghiệp của mình bằng những tác phẩm lãng mạn.
- Tuy nhiên, giai đoạn đó nhanh chóng trôi qua để tên tuổi Nam Cao sớm định hình với tư cách một nhà văn hiện thực.
- Vì sự ra đời của chủ nghĩa hiện thực được nhìn nhận như là một sự phản ứng chống lại chủ nghĩa lãng mạn nên dấu vết của cuộc chiến đấu chống chủ nghĩa lãng mạn thể hiện rất đậm nét trong tác phẩm của không ít nhà văn hiện thực, trong đó có Nam Cao.
- Trong Nam Cao và sự lựa chọn một chủ nghĩa hiện thực mới, Phạm xuân Nguyên viết: “nhưng ảnh hưởng lãng mạn đối với Nam Cao qua rất nhanh..
- Sau này, khi Nam Cao đã viết văn hiện thực hoàn toàn rồi thì lối văn chương có hơi hướng Tự lực văn đoàn, kiểu: “Lòng tôi buồn như con chim lạc vào cái lúc chiều thẫm cho đất trời mênh mông (Cái mặt không chơi được) chỉ còn mang ý nghĩa là một cách nhạo báng, đùa cợt” (Vũ tuấn Anh, 2000).
- Kiểu kết thúc bóng bẩy và giả dối này nếu không phải là sự vô tâm, hời hợt của nhà văn lãng mạn khi họ “làm như trên đời này, những trăng, những hoa, những cô gái tương tư, cậu con nhà giàu thất vọng vì tình phẫn chí sinh chơi bời vong mạng… Họ làm như chỉ có những cái ấy là quan trọng” (Chuyện người hàng xóm), thì cũng là để che đi sự thật, đã bị Nam Cao “bắt bài”.
- Bằng giọng châm biếm, hài hước, Nam Cao đã giật phăng mọi mặt nạ để đi đến với sự thật trần trụi của cuộc đời.
- Mượn nhân vật Lộc trong Chuyện người hàng xóm, Nam Cao cũng đã phê phán các nhà văn đương thời đánh tráo sự thật bằng những điều giả trá.
- Sự thi vị hóa dẫn đến phản ánh sai lạc cuộc sống một lần nữa lại bị Nam Cao phê phán trong Trăng sáng.
- Với nhà văn Điền, đã là nghệ thuật thì: “Lời phải đẹp, ý phải thanh cao.
- Nghệ thuật không phải là một việc nghiên cứu hiện thực tích cực mà chính là việc tìm tòi chân lý, lý tưởng”.
- Viết ra những lời này, không phải Nam Cao muốn cổ vũ cho cái quan niệm “Tâm hồn con người hiện đặt nhiều hy vọng ở lý tưởng hơn thực tại”, “Nghệ sĩ du hành đến các vì sao, thì đành xin lỗi không phục tùng huyện đường được” hay “Cái bình thường là cái chết trong nghệ thuật” (Huygô) mà là để thanh toán dứt điểm với nó..
- Coi văn chương đẹp đẽ, nhẵn nhụi chỉ là thứ văn chương của bọn nhàn rỗi, chỉ là dối trá, trong khi “sự thật hèn hạ vẫn đáng quý hơn, những sự dối trá nâng cao chúng ta lên” (Puskin), Nam Cao đã thông qua nhân vật Điền mà xác định: “Nghệ thuật không cần là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than, vang dội lên mạnh mẽ trong lòng Điền.
- Nam Cao đã xác định rất rõ con đường và chỗ đứng của mình.
- “Với Nam Cao từ bỏ chủ nghĩa lãng mạn tức là từ bỏ con đường thoát ly hưởng lạc ích kỷ, phản bội nhân dân lao động.
- lựa chọn chủ nghĩa hiện thực có nghĩa là trở về chỗ đứng của mình trong những người nghèo khổ ruột thịt”.
- Và nếu nói như Lênin: “Trách nhiệm đầu tiên của người nào muốn tìm ra “con đường dẫn đến hạnh phúc của nhân loại” là không được tự huyễn hoặc mình, mình phải dũng cảm thừa nhận không chút úp mở cái gì là thực tại” (Lê Đình Kỵ, Phương Lựu, 1983) thì Điền, cũng như Nam Cao đã ý thức rất rõ về trách nhiệm của mình.
- trung thành của thời đại” trong khi lịch sử mới là sử gia thì Nam Cao cũng cho rằng “Sự thật ở bên ngoài to lớn quá, mạnh mẽ quá, ăn hiếp hẳn cuộc đời tưởng tượng, hiện hình bằng giấy trắng mực đen” (Sống mòn).
- Do vậy, không bao giờ nhà văn được phép xa lìa cuộc sống, không bao giờ được tự mãn về những gì mình biết về cuộc đời..
- Quy luật này còn bao hàm cả việc nhà văn phải viết vì sự thúc bách của hiện thực cuộc sống.
- Trong Những cuộc tranh luận tự do báo chí, Mác từng nói: “Cố nhiên, nhà văn phải kiếm tiền để sống và viết, nhưng trong bất kỳ trường hợp nào, anh ta cũng không được sống và viết để kiếm tiền”.
- Mượn lời nhân vật, Nam Cao đã cho chúng ta thấy cái hạnh phúc chân chính của một sự thưởng thức vô tư: “Tôi mê văn quá nên mới khổ, chính tôi làm cái thân tôi khổ.
- Đó cũng là mục tiêu của không ít tác phẩm của Nam Cao.
- Một mặt vạch ra sự chi phối khốc liệt của đời sống vật chất lên nhiệt tình và tài năng của nhà văn, mặt khác, Nam Cao đã chỉ ra được sự giằng co, đấu tranh quyết liệt để giữ lấy sự vô tư của nghệ thuật.
- Thấy được giọng điệu mỉa mai của câu nói trong tác phẩm Những truyện không muốn viết đã trích dẫn ở trên mới hiểu được thái độ thật sự của Nam Cao.
- Điều đó càng rõ hơn khi nhà văn để cho Hộ phát biểu: “Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương rồi.
- Có thể nói, ý thức trách nhiệm với nghề của nhà văn đã được Nam Cao nêu lên hết sức hùng hồn.
- Với tinh thần đó, nhà văn hiện thực nói riêng và mọi nhà văn nói chung sẽ tạo nên những tác phẩm văn học đích thực.
- Tác phẩm ấy, theo Nam Cao phải là: “Một tác phẩm phải thật giá trị, phải vượt lên trên.
- Những tiêu chuẩn ấy chung quy lại cũng là vì con người, đúng với tinh thần vị nhân sinh của văn học hiện thực chủ nghĩa..
- Cái tôi đáng ghét của văn học lãng mạn đã bị các nhà văn hiện thực lên án rất mạnh mẽ.
- Bằng một cách khác, mộc mạc và thẳng thắn hơn, Nam Cao để cho nhân vật của mình nói: “Tôi hứa với tôi: chẳng bao giờ viết truyện mình.
- Như vậy, Nam Cao cũng đoạn tuyệt với văn chương lãng mạn ở cả vấn đề cái tôi.
- Thật ra, đây là hệ quả của quan niệm xem hiện thực cuộc sống là điểm xuất phát, cũng là điểm đến của nghệ thuật.
- Một khi đã gắn hồn mình với cuộc đời rộng lớn, nhà văn không thể chỉ ngắm nghía bản thân mình.
- Để nói được điều gì thật sự có ý nghĩa với mọi người, nhà văn cũng không thể chỉ nói những suy nghĩ hoàn toàn chủ quan của mình.
- Xác định chỉ nói đến mình khi có cái gì đáng nói, phải “mở hồn ra để đón lấy những vang động của đời” để nói được “cái gì lớn lao, mạnh mẽ”, Nam Cao đã thực sự là người phát ngôn cho chủ nghĩa hiện thực..
- Nói đến chủ nghĩa hiện thực không thể không nói đến tính cách điển hình, hoàn cảnh điển hình.
- Nam Cao không dùng những thuật ngữ ấy.
- Ông chỉ để cho nhân vật nhà văn nọ than phiền.
- Bằng giọng văn ra vẻ tình thực pha chút hờn dỗi, Nam Cao đã động chạm đến một vấn đề, đó là tính khái quát của hình tượng nhân vật, tính chung của điển hình mà các nhà văn hiện thực từng quan niệm là con người lắp ghép, vai chắp vá.
- Nếu như tính chung đòi hỏi nhà văn dám xông vào giữa cuộc đời để nắm bắt và phản ánh thì tính riêng đòi hỏi sự phân tích, xử lí của nhà văn.
- Để hình tượng mang tính khái quát, nhà văn cần có vốn sống phong phú nhưng để hình tượng độc đáo, không dễ phai nhạt hay lẫn lộn thì đòi hỏi nhà văn cần có khả năng sáng tạo cao.
- Về mặt này, Nam Cao cũng rất chú trọng.
- Những người đó chỉ có thể là những nhà văn giàu cá tính sáng tạo.
- Bàn đến vấn đề này, Nam Cao không chỉ quan tâm đến làm thế nào để hình tượng có được những nét riêng độc đáo bên cạnh tính chung khái quát, mà còn chú ý đến yếu tố chủ quan của nhà văn.
- Chủ nghĩa hiện thực tuy nhấn mạnh yếu tố khách quan, nhưng không quên khẳng định mối quan hệ biện chứng giữa hiện thực khách quan và chủ quan của nghệ sĩ.
- Ý thức được sự hài hòa giữa cái chủ quan và cái khách quan trong sáng tạo nghệ thuật, Nam Cao tỏ ra không thua kém nhà lý luận hiện thực chủ nghĩa nào..
- Trong các tác phẩm của mình, Nam Cao đã xây dựng rất nhiều nhân vật có sự chuyển biến tính cách do tác động của hoàn cảnh, như Chí Phèo (Chí Phèo), Đức (Nửa đêm), Thứ (Sống mòn), Hộ (Đời thừa.
- Rõ ràng, Nam Cao đã ý thức rất rõ về tính quyết định của hoàn cảnh đối với sự phát triển của tính cách..
- Nhận thức được chiều tác động thứ hai này, Nam Cao từng để cho nhân vật Thứ suy tư: “Thứ cho rằng người ta cần biết khổ để tìm cách mà diệt khổ.
- Không bằng lòng với cảnh ngưng đọng và thái độ cam chịu ấy, Nam Cao đã viết: “Trên những bãi sông kia, có biết bao người sống như y, nhưng không bao giờ cưỡng lại đời mình.
- Con người cần làm gì để thay đổi cuộc sống? Nam Cao viết: “Nhân loại đang lên cơn sốt rét, đang quằn quại, nhăn nhó, rên la, tự mình lại cắn mình, tự mình lại xé mình để đổi thay.
- Nam Cao không muốn cho Thứ chờ sự đổi thay tự nhiên của cuộc sống, sau chiến tranh cuộc sống sẽ đổi khác.
- Cái Nam Cao muốn là Thứ phải làm gì để cải tạo cuộc sống ấy, để xứng đáng là con người đang sống.
- Tuy không trực tiếp phát biểu nhưng Nam Cao ý thức rất rõ về tính tích cực chủ động của tính cách đối với hoàn cảnh.
- Nhân vật sẽ làm gì và sẽ thu được kết quả như thế nào chưa được Nam Cao chỉ rõ, nhưng chủ nghĩa hiện thực cũng không đòi hỏi điều này..
- Nam Cao đã để cho nhân vật xác định được kẻ thù của mình: “Tôi chỉ yêu sự làm việc và những người làm việc mà thôi.
- Tuy nhiên, cũng như các nhà văn hiện thực khác, trong tác phẩm của mình, Nam Cao chưa tìm ra lối đi cho nhân vật, kết thúc tác phẩm thường là cảnh cùng đường của những con người bế tắc.
- Mặc dù vậy, tác phẩm của Nam Cao vẫn có tính khuynh hướng, bởi theo như lời Ănghen, thì nhà văn “không bắt buộc phải cung cấp sẵn cả cho độc giả cái giải pháp lịch sử sau này của các cuộc xung đột xã hội mà mình đang tả”.
- Với yêu cầu ấy, sáng tác của Nam Cao đã thực hiện rất tốt.
- Vì vậy, chúng ta có thể kết luận rằng tác phẩm của Nam Cao rất đậm tính khuynh hướng, và sự thể hiện tính khuynh hướng ấy không hề là sự vô tình..
- Khi nhận xét về tác phẩm Người thiếu nữ thành thị của Hácơnétx, Mác đã đưa ra một nhận định mà sau này được nhiều nhà lý luận cho là định nghĩa về chủ nghĩa hiện thực, đó là: “đã nói đến chủ nghĩa hiện thực thì ngoài sự chính xác của các chi tiết ra, còn phải nói đến sự thể hiện chính xác những tính cách điển hình trong hoàn cảnh điển hình”.
- Dựa vào câu nói ấy, có thể thấy, dấu hiệu đầu tiên của chủ nghĩa hiện thực là chi tiết chân thực.
- “Nam Cao trung thực với hiện thực trong cả từng chi tiết nhỏ nhặt nhưng lại soi vào đó một ánh sáng mới mẻ khiến cho sự vật quen thuộc hiện ra với ý nghĩa sâu sắc” (Nguyễn Hoành Khung, 1978).
- Thật vậy, trong tác phẩm Mua nhà, Nam Cao đã để cho một nhà văn để nói về nghề của mình: “Nhưng nghề nghiệp của chúng ta đã luyện cho chúng ta thành những người nhận xét rất tinh.
- Cho rằng con mắt tinh được luyện nên từ nghề nghiệp của mình, hẳn Nam Cao rất quan tâm đến việc tìm kiếm chi tiết, cũng như rất quan tâm đến vai trò của chi tiết trong sáng tác.
- Tất nhiên, chi tiết trong tác phẩm Nam Cao.
- Như vậy, tuy là nhà văn nhưng trong sáng tác của Nam Cao, ta vẫn bắt gặp những vấn đề mang tính lý luận.
- Mặc dù không bao quát toàn bộ lý luận về chủ nghĩa hiện thực, nhưng những vấn đề Nam Cao đề cập đến đều là những vấn đề hết sức trọng tâm.
- Dựa vào những sáng tác của Nam Cao, không một ai không thừa nhận ông là nhà văn hiện thực chủ nghĩa.
- Có người so sánh ông với Sêkhôp, một nhà văn lớn của nền văn học Nga, vì hai người có nhiều điểm giống nhau cả về phong cách lẫn vị trí trong nền văn học dân tộc.
- Có người còn chỉ ra sự gặp gỡ giữa ông và Gorki… Đó là chưa kể giới phê bình đã dành không biết bao bút mực để bàn luận về tài năng, phong cách và những đóng góp của Nam Cao cho nền văn học nước nhà nói chung và cho nền văn nghệ hiện thực chủ nghĩa nói riêng.
- Tuy nhiên, những phát biểu về chủ nghĩa hiện thực mà Nam Cao thường mượn nhân vật thể hiện như trên dường như chưa được quan tâm đúng mức.
- Khác với các nhà lý luận, lời phát biểu của Nam Cao mang tính nửa trực tiếp.
- Cho nên, nói Nam Cao có đóng góp quan trọng cho việc hoàn thiện văn học hiện thực chưa đủ.
- Còn phải nói: Nam Cao đã đóng góp không nhỏ cho sự hoàn chỉnh lý thuyết về chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học Việt Nam..
- Nhà xuất bản Văn học..
- Nam Cao toàn tập.
- Cơ sở lý luận văn học.
- Văn học văn hóa, vấn đề và suy nghĩ.
- Nhà văn Việt Nam hiện đại, Chân dung phong cách.
- Lý luận văn học