« Home « Kết quả tìm kiếm

PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TRONG LĨNH VỰC KINH TẾ Ở VIỆT NAM VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI


Tóm tắt Xem thử

- Nhằm góp phần nghiên cứu, đánh giá thực trạng phát triển bền vững trong lĩnh vực kinh tế ở Việt Nam và những tác động chính trị - xã hội cơ bản nhất, báo cáo này sẽ đề cập đến 4 vấn đề:.
- Phát triển bền vững là yêu cầu cấp bách và xu thế tất yếu của toàn cầu.
- Việt Nam trong tiến trình hội nhập, phát triển đã và đang tích cực hưởng ứng xu thế này..
- Một số thành tựu nổi bật về phát triển bền vững trong lĩnh vực kinh tế của Việt Nam trong hơn 20 năm đổi mới vừa qua.
- Một số tác động chính trị - xã hội cơ bản từ thành tựu phát triển bền vững trong lĩnh vực kinh tế của Việt Nam.
- Tạo tiền đề vật chất vững chắc cho chính trị - xã hội tiếp tục ổn định, quốc phòng - an ninh được không ngừng củng cố, quan hệ quốc tế nói chung và đặc biệt là quan hệ kinh tế quốc tế nói riêng ngày càng phát triển mạnh về cả chiều rộng lẫn chiều sâu..
- Nền kinh tế Việt Nam vẫn còn một số biểu hiện chưa bền vững nhưng chúng ta có thể vượt qua và vững tin vào tương lai nếu có các giải pháp phát triển đúng đắn, năng động..
- Việt Nam trong tiến trình hội nhập, phát triển đã và đang tích cực hưởng ứng xu thế này.
- Phát triển bền vững là yêu cầu cấp bách và xu thế tất yếu của toàn cầu Khái niệm "phát triển bền vững".
- của Hội đồng Thế giới về Môi trường và Phát triển (WCED) của Liên hợp quốc (LHQ), "phát triển bền vững".
- được định nghĩa "là sự phát triển đáp ứng được những yêu cầu của hiện tại, nhưng không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau"..
- Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất về Môi trường và Phát triển tổ chức ở Rio de Janeiro (Braxin) năm 1992 và Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Phát triển bền vững tổ chức ở Johannesburg (Cộng hoà Nam Phi) năm 2002 đã xác định "phát triển bền vững".
- là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hoà giữa ba mặt của sự phát triển, gồm: phát triển kinh tế.
- phát triển xã hội.
- Tiêu chí cơ bản để đánh giá sự phát triển bền vững là sự tăng trưởng kinh tế ổn định.
- Phát triển bền vững là nhu cầu cấp bách và xu thế tất yếu trong tiến trình phát triển của xã hội loài người, vì vậy đã được các quốc gia trên thế giới đồng thuận xây dựng thành Chương trình nghị sự cho từng thời kỳ phát triển của lịch sử.
- Tại Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất về Môi trường và Phát triển được tổ chức năm 1992 ở Rio de Janeiro (Braxin), 179 nước tham gia Hội nghị đã thông qua Tuyên bố Rio de Janeiro về môi trường và phát triển bao gồm 27 nguyên tắc cơ bản và Chương trình Nghị sự 21 (Agenda 21) về các giải pháp phát triển bền vững chung cho toàn thế giới trong thế kỷ XXI.
- Mười năm sau, tại Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Phát triển bền vững tổ chức năm 2002 ở Johannesburg (Cộng hoà Nam Phi),.
- 166 nước tham gia Hội nghị đã thông qua Bản Tuyên bố Johannesburg và Bản Kế hoạch thực hiện về phát triển bền vững.
- Hội nghị đã khẳng định lại các nguyên tắc đã đề ra trước đây và tiếp tục cam kết thực hiện đầy đủ Chương trình Nghị sự 21 về phát triển bền vững..
- Từ sau Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất về Môi trường và Phát triển được tổ chức tại Rio de Janeiro (Braxin) năm 1992 đến nay đã có 113 nước trên thế giới xây dựng và thực hiện Chương trình Nghị sự 21 về phát triển bền vững cấp quốc gia.
- đều đã xây dựng và thực hiện Chương trình Nghị sự 21 về phát triển bền vững..
- Đảng và Nhà nước ta từ nhiều năm qua đã luôn nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của sự phát triển bền vững không chỉ riêng với Việt Nam mà còn có liên đới trách nhiệm với sự phát triển bền vững chung của toàn cầu.
- Chính phủ ta đã cử nhiều đoàn cấp cao tham gia các hội nghị nói trên và cam kết thực hiện phát triển bền vững.
- đã ban hành và tích cực thực hiện "Kế hoạch quốc gia về Môi trường và Phát triển bền vững giai đoạn .
- (Quyết định số 187 - CT ngày tạo tiền đề cho quá trình phát triển bền vững ở Việt Nam.
- Quan điểm phát triển bền vững đã được khẳng định trong Chỉ thị số 36 - CT/TW ngày 25/6/1998 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, trong đó nhấn mạnh: "Bảo vệ môi trường là một nội dung cơ bản không thể tách rời trong đường lối, chủ trương và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tất cả các cấp, các ngành, là cơ sở quan trọng bảo đảm phát triển bền vững, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá".
- Quan điểm phát triển bền vững đã được tái khẳng định trong các văn kiện của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (2001) của Đảng Cộng sản Việt Nam và trong Chiến lược Phát triển Kinh tế - Xã hội là: "Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường".
- và "Phát triển kinh tế - xã hội gắn chặt với bảo vệ và cải thiện môi trường, bảo đảm sự hài hoà giữa môi trường nhân tạo với môi trường thiên nhiên, giữ gìn đa dạng sinh học".
- Gần đây, Đại hội X (2006) của Đảng cũng đã rút ra 5 bài học kinh nghiệm lớn từ thực tiễn phát triển hơn 20 năm đổi mới vừa qua và đó cũng là tư tưởng chỉ đạo về phát triển kinh tế - xã hội nước ta giai đoạn 5 năm và kể cả nhiều năm tiếp theo.
- Trong đó, bài học đầu tiên đã được Đảng ta đặc biệt nhấn mạnh là “Bài học về phát triển nhanh và bền vững”.
- Phát triển bền vững rõ ràng đã và đang trở thành đường lối, quan điểm của Đảng và định hướng chính sách phát triển của Nhà nước.
- Để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, những năm vừa qua đã có nhiều chỉ thị, nghị quyết khác của Đảng, nhiều văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước đã được ban hành và triển khai thực hiện.
- Nhờ đó, nhiều nội dung cơ bản về phát triển bền vững đã đi vào cuộc sống và dần dần trở thành xu thế tất yếu trong sự phát triển của đất nước..
- Một số thành tựu phát triển bền vững nổi bật đã đạt được ở Việt Nam trong lĩnh vực kinh tế.
- Nền kinh tế Việt Nam đã nhiều năm liên tục tăng trưởng với tốc độ khá cao và tương đối ổn định.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) năm từ .
- chỉ số kinh tế cơ bản nhất của nước ta đã đạt tới 1.114 tỷ đồng (tăng hơn 71 tỷ đồng so với năm 2006, khiến cho GDP bình quân đầu người năm 2007 đã đạt tới 13,4 triệu đồng, tương đương 835 USD nhưng tính theo sức mua tương đương thì đã đạt khoảng hơn 3000 USD, gấp hai lần năm 2001 và bằng 92% so với ngưỡng của các nước có thu nhập trung bình, tín hiệu tốt cho các bước phát triển tiếp theo..
- Cùng với thành tựu phát triển đã đạt được ở một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội khác nữa (mục 3 báo cáo này sẽ đề cập đến), với thành tựu nổi bật về tăng trưởng kinh tế trên đây đã đưa Việt Nam tiến đến một vị thế khác hẳn trong “con mắt”.
- Với thành tựu tăng trưởng kinh tế nhanh trên đây đã có tác động tích cực là đưa nước ta ra khỏi khủng hoảng kinh tế đã kéo dài suốt nhiều năm trước năm 1990, tăng cường cơ sở vật chất, tạo tiền đề cần thiết cho các giai đoạn phát triển tiếp theo, mà trước hết là giai đoạn hiện nay .
- Các hoạt động kinh tế đối ngoại khác như đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI), và viện trợ phát triển chính thức (ODA) cũng đều tăng trưởng khả quan, đặc biệt là vốn FDI đã có bước phát triển tích cực, tăng mạnh từ năm 2004 đến nay.
- Một số tác động chính trị - xã hội cơ bản từ thành tựu phát triển bền vững trong lĩnh vực kinh tế.
- Từ những thành tựu phát triển kinh tế nổi bật nêu trên đã là tiền đề, nền tảng vật chất đưa lại những thành tựu phát triển bền vững trong nhiều lĩnh vực khác, trước hết là trong các lĩnh vực chính trị - xã hội, thể hiện ở một số kết quả cơ bản sau đây..
- Chỉ số phát triển con người Việt Nam ngày càng tăng hơn.
- Ngày nay, người ta vẫn dùng chỉ số phát triển con người HDI (Human - Development Index) là một thước đo tổng hợp về nhiều khía cạnh trình độ và chất lượng dân sinh.
- Chỉ số HDI đo mức tiến bộ trung bình của một nước về phát triển con người, được đánh giá dựa theo mức tiến bộ trung bình cộng của các tiêu chí cơ bản về trình độ phát triển con người: Thu nhập GDP tính theo đầu người.
- Báo cáo phát triển con người năm 2007/2008 của LHQ cho thấy, Việt Nam hiện có chỉ số HDI ở hạng trung bình, với chỉ số là 0,733.
- Theo Báo cáo phát triển năm 2008 của Liên hợp quốc, Việt Nam chỉ xếp thứ 122 trong số 177 quốc gia về thu nhập bình quân đầu người.
- Nguyên nhân cơ bản của tình hình trên là do tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đã đạt tới mức khá cao trong liên tục nhiều năm, đã là cơ sở cho phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam cũng tăng nhanh theo.
- Phát triển kinh tế - xã hội sẽ tạo điều kiện tăng thu nhập cho người dân và tăng đầu tư cho giáo dục là hai giải pháp cơ bản làm thay đổi đáng kể chỉ số HDI.
- Chỉ riêng việc cải thiện tỷ lệ nhập học của trẻ em và nâng cao dân trí cho người dân sẽ giúp Việt Nam tăng nhanh chỉ số phát triển con người của mình.
- Điều này hoàn toàn đúng với thực tiễn phát triển của Việt Nam những năm đổi mới vừa qua và vẫn đang là một trong những định hướng chỉ đạo cơ bản của Đảng và Nhà nước ta..
- Tăng trưởng và phát triển kinh tế đi đôi với giải quyết việc làm, gắn liền thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.
- Giữa tăng trưởng kinh tế và giải quyết việc làm cho người lao động luôn có mối quan hệ biện chứng hữu cơ và là một trong những mục tiêu quan trọng của phát triển kinh tế - xã hội nước ta trong những năm đổi mới vừa qua, hiện nay và nhiều năm tới.
- Nhờ tăng trưởng và phát triển kinh tế, Nhà nước ta cùng với sự tham gia của nhân dân đã có điều kiện chi hàng nghìn tỷ đồng vào việc giải quyết việc làm cho người lao động..
- Thực hiện chỉ đạo của Đảng từ quan điểm cơ bản: “tăng trưởng và phát triển kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và trong suốt quá trình phát triển” đã được Đại hội VIII (1996) đề ra, cho đến nay ở nước ta đã có hàng loạt các chương trình mục tiêu quốc gia nhằm giải quyết những vấn đề xã hội bức xúc như dạy nghề, tạo việc làm, xuất khẩu lao động, xoá mù, phổ cập tiểu học, xoá đói giảm nghèo (Chương trình 133), hỗ trợ các xã đặc biệt khó khăn (Chương trình 135), chính sách đối xử với người có công.
- Nhờ vậy mà chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong việc kết hợp tăng trưởng và phát triển kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội..
- Tăng trưởng và phát triển kinh tế là tiền đề vật chất vững chắc cho chính trị - xã hội tiếp tục ổn định, quốc phòng - an ninh được không ngừng củng cố, quan hệ quốc tế nói chung và đặc biệt là quan hệ kinh tế quốc tế nói riêng ngày càng phát triển mạnh về cả chiều rộng lẫn chiều sâu.
- Nhờ có các thành tựu tăng trưởng và phát triển kinh tế, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao hơn về mọi mặt, niềm tin vào công cuộc đổi mới, hội nhập và phát triển đất nước do Đảng đề ra, Nhà nước mà trực tiếp chỉ đạo là Chính phủ do đó càng được củng cố vững bền hơn.
- Đồng thời các tổ chức chính trị xã hội, nghề nghiệp, tôn giáo bằng nhiều hình thức đa dạng và phong phú càng có thêm điều kiện thuận lợi để góp phần tích cực vào công cuộc phát triển đất nước..
- Có được những kết quả, thành tựu phát triển như vậy, như đã đề cập là do tác động trực tiếp của tăng trưởng và phát triển kinh tế nước ta những năm vừa qua.
- Trong bối cảnh mới của nước ta và thế giới hiện nay, trước nhiều khó khăn, thách thức lớn đang đặt ra, việc tổ chức cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đã và đang diễn ra sôi động trong toàn Đảng, toàn quân, toàn dân rõ ràng là rất cần thiết và đã có tác dụng rất tích cực đến sự phát triển bền vững của nước ta trong tất cả các lĩnh vực khác nhau..
- Đồng thời với sự ổn định chính trị - xã hội đất nước, nhờ có tăng trưởng và phát triển kinh tế, những năm qua tiềm lực quốc phòng - an ninh của nước ta đã không ngừng được củng cố, tăng cường thêm và do đó đã luôn giữ vững được.
- độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, bảo vệ được các thành quả của công cuộc đổi mới, phát triển đất nước..
- Nhờ vào những kết quả, thành tựu phát triển kinh tế cùng với sự ổn định chính trị - xã hội và an ninh của đất nước như đã đề cập ở những nét khái quát nhất trên đây đã khiến cho Việt Nam ngày càng có uy tín cao hơn trên trường quốc tế..
- Các quan hệ đối ngoại nói chung và kinh tế đối ngoại nói riêng vì thế ngày càng có thêm điều kiện phát triển mạnh về cả chiều rộng lẫn chiều sâu.
- Tác động tương hỗ tích cực trở lại của các hoạt động đối ngoại và kinh tế đối ngoại trên đây là đã góp phần giữ vững môi trường hoà bình, nâng cao uy tín của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới, tạo điều kiện cho phát triển kinh tế - xã hội đất nước ta ngày càng bền vững hơn..
- Nền kinh tế Việt Nam còn nhiều bất ổn nhưng chúng ta có thể vượt qua nếu có các giải pháp phát triển đúng đắn, năng động.
- Những biểu hiện còn bất ổn của nền kinh tế Việt Nam.
- Các kết quả, thành tựu phát triển kinh tế khả quan như đã nêu trên đây đã là tiền đề vật chất trực tiếp cho nước ta tiếp tục giữ được các cân đối vĩ mô của nền kinh tế như thu chi ngân sách, vốn tích luỹ, cán cân thanh toán quốc tế.
- tạo điều kiện cho bảo đảm ổn định và phát triển kinh tế - xã hội theo hướng bền vững, trong đó có một nhiệm vụ và cũng là mục tiêu phấn đấu hàng đầu hiện nay, đó là tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội, mà xoá đói giảm nghèo đã và đang còn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và cấp bách hiện nay..
- Chính vì dựa vào nền tảng những kết quả, thành tựu phát triển khả quan trên đây và nhìn về xu hướng phát triển tới, được căn cứ vào thực trạng về tiềm năng có thể phấn đấu bằng việc phát huy cao độ các nguồn nội lực từ trong nước kết hợp với tranh thủ thu hút các nguồn ngoại lực của nước ngoài nên tại kỳ họp thứ hai của Quốc hội khoá XII (tháng 10/2007), ngay từ phiên khai mạc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đề xuất một quyết tâm cao là chúng ta sẽ phấn đấu để ngay trong năm 2008 này kinh tế Việt Nam sẽ đạt tốc độ tăng trưởng GDP từ 8,5 - 9% so với năm 2006, đạt tổng GDP khoảng 83 tỷ USD, đưa bình quân GDP/người đạt 960 USD, vượt ngưỡng 950 USD/người/năm, ngưỡng đã được WB coi là nước đang phát triển có thu nhập thấp.
- Mục tiêu phấn đấu này được Quốc hội bàn thảo rất kỹ, thống nhất thông qua và đã quyết định đưa vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2008..
- Đúng là có thể coi những kết quả, thành tựu phát triển kinh tế - xã hội mà nước ta đã đạt được trong hơn hai mươi năm đổi mới vừa qua là “kỳ tích”.
- Sau hơn hai mươi năm đổi mới, nền kinh tế nước ta trước đó nhiều thập niên vốn đã bị tàn phá nặng nề sau chiến tranh, có xuất phát điểm về trình độ phát triển quá thấp, quá lạc hậu so với trình độ phát triển chung của khu vực và thế giới, đã thế lại rất trì trệ so với tư duy, ý thức hệ phát triển của thời đại, chỉ quanh quẩn với ý thức chủ quan của sự phát triển một nền kinh tế tự chủ theo kiểu kế hoạch hoá tập trung quan liêu, bao cấp, khép kín lấy tinh thần tự lực cánh sinh một cách máy móc, duy ý chí là chính.
- Tiếp theo, cửa ải thứ hai ta cũng đã và đang phấn đấu để mong vượt qua, đó là thoát nhanh ra khỏi tình trạng nước nghèo, kém phát triển.
- Chính vì thế việc làm thế nào để thoát nhanh ra khỏi tình trạng nước nghèo vào năm 2008 này sẽ có một ý nghĩa rất quan trọng là không chỉ đưa nước ta bứt lên một vị thế mới, trở thành nước đang phát triển thực.
- cho rằng nếu cứ đà phát triển khả quan như năm 2007 vừa qua thì điều đó là đang trong tầm tay của chúng ta.
- Không chỉ thế, nghiêm túc nhìn nhận trong so sánh tương quan với các nền kinh tế khác trong khu vực và toàn cầu thì rõ ràng nỗi lo tụt hậu xa hơn về trình độ phát triển kinh tế vẫn đang còn là nguy cơ rất lớn.
- Thứ nhất, quy mô của nền kinh tế nước ta còn nhỏ, thu nhập bình quân đầu người còn thấp.
- Điều đó cũng có nghĩa, tụt hậu xa hơn về trình độ phát triển kinh tế vẫn còn là hiện thực và là nguy cơ lớn đối với nước ta..
- Thứ hai, một tiêu chí cơ bản khác được coi là thước đo so sánh khá toàn diện về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, lãnh thổ, đó là chỉ số phát triển con người (HDI).
- Mặc dù chúng ta đã đạt cả 3 mặt: tăng nhanh, liên tục, và thứ bậc tăng vọt, nhưng đến nay chỉ số đó vẫn còn ở mức thấp của thế giới và Việt Nam xét riêng về chỉ số HDI vẫn bị xếp vào nhóm các nước đang phát triển có thu nhập thấp..
- Ngoài ra, còn có thể kể thêm không ít hạn chế, bất cập từ đó đã tạo ra những khó khăn, thách thức không nhỏ cho sự phát triển của nước ta hiện nay không chỉ trong lĩnh vực kinh tế mà cả các lĩnh vực khác, làm ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống xã hội của các tầng lớp nhân dân lao động.
- Chỉ tính từ năm 2007, nhất là từ đầu năm 2008 đến nay, nền kinh tế - xã hội nước ta đã gặp phải khá nhiều vấn đề nan giải nổi cộm như nhập siêu quá cao, chỉ số giá tiêu dùng và lạm phát tăng quá mạnh, tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư phát triển của Nhà nước còn chậm, công tác quản lý xây dựng các công trình còn nhiều yếu kém gây lãng phí, mất an toàn lao động còn nhiều.
- đã trở nên quá tải, bất cập trước yêu cầu phát triển thực tiễn..
- Cho dù còn rất nhiều khó khăn, thách thức lớn đặt ra trên đường phát triển, song rõ ràng là với những kết quả, thành tựu phát triển khả quan mà chúng ta đã đạt được trong hơn 20 năm đổi mới đã qua mà gần đây nhất là những kết quả đã đạt được của sự nỗ lực vượt khó của cả nước ta trong 10 tháng đầu năm nay (2008) đã càng tạo cho chúng ta một niềm tin lớn vào tương lai là phải vượt qua và chắc chắn sẽ vượt qua những khó khăn, thách thức lớn đó..
- Nhiều ngành dịch vụ phát triển khá, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tăng 31% (năm 2007 tăng 22,7%)..
- Ðây là kết quả của việc môi trường đầu tư tiếp tục được cải thiện, thể hiện niềm tin của các nhà đầu tư, các nhà tài trợ vào triển vọng phát triển của đất nước ta.
- đồng thời khẳng định chủ trương đúng đắn của Ðảng và Nhà nước là: kiềm chế lạm phát nhưng vẫn duy trì tăng trưởng hợp lý và gây dựng tiền đề cho sự phát triển cao, bền vững trong những năm sau…”.
- Những kết quả vượt khó đi lên đó tuy mới là bước đầu của “cuộc chiến đẩy lùi lạm phát” song đã tạo cho chúng ta một niềm tin lớn vào tương lai phát triển của đất nước.
- Niềm tin đó không hề là chủ quan duy ý chí mà hoàn toàn được dựa trên nền tảng hiện thực khách quan khoa học và cách mạng mà mỗi người Việt Nam đều nhận thức sâu sắc được, chí ít là ở những điều kiện thuận lợi cơ bản nhất mà chúng ta đã và đang có sau đây sẽ là động lực tạo ra thời cơ, vận hội mới cho tiến trình hội nhập, phát triển của nước ta..
- Trước hết là về phương diện chính trị đối nội, với những kết quả, thành tựu phát triển kinh tế - xã hội đã đạt được trên đây là minh chứng sinh động để chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng và quyết tâm thực hiện tốt hơn nữa công cuộc đổi mới đất nước do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo đã được tôi luyện, thử nghiệm thực tiễn hơn 20 năm qua.
- vọng là sẽ phấn đấu trở thành một nước công nghiệp phát triển trong tương lai đã được Đảng ta xác định là đến năm 2020, hoặc có thể sớm hơn mà nền tảng của nó là kinh tế thị trường theo định hướng XHCN..
- Thứ hai, về chính trị đối ngoại, hơn bao giờ hết so với nhiều năm trước đây, công cuộc đổi mới và phát triển của nước ta hiện đã và đang ngày càng được sự ủng hộ của rất nhiều quốc gia và lãnh thổ ở khu vực và trên toàn thế giới thông qua các hoạt động hợp tác phát triển toàn diện không chỉ trong các lĩnh vực kinh tế mà cả chính trị, văn hoá, xã hội.
- Riêng trong các lĩnh vực kinh tế, từ thương mại, đầu tư, viện trợ phát triển chính thức (ODA) cho đến các hoạt động hợp tác phát triển về các lĩnh vực dịch vụ như du lịch, tài chính, ngân hàng.
- Tóm lại, đối với mỗi người Việt Nam yêu nước xin hãy tự nhủ với lòng mình là cho dù còn phải trải qua nhiều khó khăn, thách thức lớn song với quyết tâm cao, đoàn kết một lòng vững tin vào công cuộc đổi mới, hội nhập để phát triển theo đường lối của Đại hội X của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra với sự lãnh đạo, chỉ đạo của Quốc hội, Nhà nước và Chính phủ, chắc chắn chúng ta sẽ thực hiện thành công những mục tiêu phát triển như đã định, trong đó mục tiêu hàng đầu là kiềm chế lạm phát, bảo đảm an sinh xã hội, thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra trong kế hoạch năm 2008, từ đó tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững của những năm tiếp theo mà trước mắt là đến năm 2010 chúng ta sẽ thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, mục tiêu phát triển của kế hoạch kinh tế - xã hội 5 năm đã được Đại hội Đảng lần thứ X đề ra..
- (1) Tăng trưởng kinh tế quý I là 7,38%.
- Nghiên cứu Kinh tế.
- thời báo Kinh tế Việt Nam...