« Home « Kết quả tìm kiếm

Phát triển công dân toàn cầu có năng lực-Hai trường hợp so sánh: Hoa Kỳ và Việt Nam


Tóm tắt Xem thử

- Developing Globally (12,878 words) Phát triển công dân toàn cầu có năng lực Hai trường hợp so sánh: Hoa Kỳ và Việt Nam.
- Tổng thống Barack Obama, Cairo, Ai cập, 2009 Mục đích của chương này là nhằm xem xét vấn đề năng lực công dân toàn cầu và giao thoa văn hóa.
- Tuy thế, chúng vẫn là những khái niệm quen thuộc được ví như là “một con voi” trong phòng, những vấn đề mang tính chất áp đảo, ảnh hưởng sâu sắc đến phương pháp và công cụ để chuyển tải khái niệm năng lực công dân toàn cầu và giao thoa văn hóa từ lý thuyết ứng dụng vào thực tiễn.
- Trong chương này, chúng tôi nghiên cứu xem xét các khía cạnh mà năng lực công dân toàn cầu và giao thoa văn hóa có thể bổ sung lẫn mâu thuẫn với quốc sắc của hai nền văn hóa hai bên bán cầu khác nhau: Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ (Mỹ) và nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (Việt Nam).
- Chính vì thế, chúng tôi sẽ xem xét các chướng ngại vật có thể cản đường sự phát triển của năng lực công dân toàn cầu có thể có trong cả hai nền văn hóa, cũng như các yếu tố tạo điều kiện cho tiến trình này được phát triển tốt hơn.
- Câu hỏi đặt ra ở đây là vấn đề công dân toàn cầu có một ý nghĩa như thế nào trong một thế giới có sự liên kết chặt chẽ, mà trong đó chủ nghĩa dân tộc vẫn là một sức mạnh ta cần phải nghĩ đến.
- Một câu hỏi nữa là trong trường hợp có các quốc gia mà trong đó chủ nghĩa dân tộc là một hiện thân gây ảnh hưởng nguy hại đến việc định hình cách tư duy của đa số dân chúng thì vấn đề công dân toàn cầu sẽ gặp phải những trở ngại gì.
- Trong chương này, chúng tôi sẽ điểm lại các khái niệm về công dân toàn cầu và năng lực giao thoa văn hóa, phần tiếp theo sẽ dành cho phần thảo luận về chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa yêu nước trong bối cảnh của hai nước Hoa Kỳ (Mỹ) và Việt Nam.
- Chúng tôi sẽ minh họa một vài thách thức liên quan đến việc giáo dục thanh niên thành các công dân có năng lực toàn cầu trong các nước mà chủ nghĩa dân tộc, đối lập với chủ nghĩa yêu nước, là thế giới quan, hay là hệ tư tưởng chủ đạo.
- Cuối cùng, chúng tôi sẽ kết thúc bằng cách xem xét các ý nghĩa của việc giáo dục công dân toàn cầu trong các quốc gia khác nhau mà trong đó người dân có những cách nhìn khác biệt về đất nước mình và các nước khác.
- Công dân toàn cầu.
- Công dân toàn cầu là một khái niệm tập hợp thống nhất các khái niệm cổ điển về công dân, với các quy định về quyền, bổn phận và phục vụ đối với một chính thể quốc gia.
- Tính công dân toàn cầu hợp lẽ và kiên định khiến cho một công dân ủng hộ hay phản đối các quyền lợi của một quốc gia, dựa trên cơ sở là các quyền lợi đó sẽ hòa hợp hay tổn hại đến các quyền lợi của các quốc gia khác.
- Tính công dân toàn cầu không chỉ là một một nhận thức tĩnh mà là một thế giới quan sinh động, thấm nhuần các tư tưởng có mối ràng buộc với các vấn đề công bằng về mặt xã hội và kinh tế tại các mức độ địa phương, quốc gia và quốc tế.
- Các công dân hoạt động ngoại giao cần phải được trang bị các thế giới quan và kiến thức để suy nghĩ và đánh giá một cách khách quan và có phán xét các điểm mạnh và điểm yếu của quốc gia họ, cùng với vị trí của nó trên trường quốc tế..
- KHÁI NIỆM NĂNG LỰC GIAO THOA VĂN HÓA Năng lực giao thoa văn hóa.
- Nói một cách chung chung, thì năng lực giao thoa văn hóa thường được xem như là một chuỗi các kỹ năng để giúp con người có khả năng ứng xử một cách hiệu quả trong bối cảnh giao thoa văn hóa.
- Trong một báo cáo của Tập đoàn RAND (RAND Corporation) năm 2003, có tựa đề “Các Thách thức mới trong Kỹ năng lãnh đạo quốc tế: các bài học rút ra từ các tổ chức có sứ mạng toàn cầu” (New Challenges for International Leadership: Lessons From Organizations With Global Missions), các tác giả đã định nghĩa rằng năng lực giao thoa văn hóa đơn giản là khả năng làm việc tốt trong các nền văn hóa khác nhau và với các nhóm dân tộc có nguồn gốc khác nhau.
- Năng lực giao thoa văn hóa là một trạng thái nhiều mặt — bao hàm việc ý thức rằng có nhiều nền văn hóa khác nhau, các nền văn hóa đó là gì và làm thế nào để ứng dụng các kiến thức đó vào thực tế (theo Bikson, Treverton, Moini và Lindstrom.
- Nói một cách đơn giản, thì đó là khả năng thích ứng với các bối cảnh khác nhau, là nền tảng chủ yếu của kỹ năng song văn hóa.
- Russo và Leigh Ann Osborne (2008) đã định nghĩa một sinh viên có năng lực toàn cầu là một công dân toàn cầu với các năng lực giao thoa văn hóa cùng các đặc điểm như.
- c) giao tiếp thông thạo bằng một ngôn ngữ khác trong bối cảnh giao thoa văn hóa;.
- d) có sự nhạy cảm và khả năng thích ứng với các nền văn hóa khác.
- e) có khả năng ứng dụng năng lực giao thoa văn hóa trong suốt đời..
- Trong tác phẩm “Văn hóa và các tổ chức: Chương trình phần mềm của tư duy” (Cultures and Organizations: Software of the Mind), Geert Hofstede miêu tả ba giai đoạn dẫn đến năng lực giao thoa văn hóa bao gồm theo thứ tự là cảm nhận ý thức, kiến thức, và kỹ năng.
- Ông Geert Hofstede nhận xét rằng, “Nếu chúng ta cần phải giao tiếp với các nền văn hóa riêng biệt khác, chúng ta phải học hỏi về các nền văn hóa đó.
- Theo lô gích học, việc phát triển năng lực giao thoa văn hóa sẽ song hành với các giá trị mang tính toàn cầu của một công dân toàn cầu.
- những công dân có cam kết và có chuẩn bị để giúp xây dựng một thế giới hòa binh, công bằng và bình đẳng.
- Điều này có nghĩa rằng là một người, khi xét về mặt nhận thức, có thể được trang bị với năng lực giao thoa văn hóa và ứng dụng được các kỹ năng này trong việc phục vụ một công ty hay một chính phủ, trong lúc các quyền lợi của các công ty hay chính phủ này có thể khác, hoặc thậm chí mâu thuẫn với các quyền lợi của cộng đồng quốc tế.
- Việc phát triển ý thức văn hóa, thu nhận được kiến thức văn hóa, cũng như việc có được và trau dồi kỹ năng giao thoa văn hóa không bảo đảm được một cách đương nhiên sự cam kết của một người trong việc hướng tới việc xây dựng một thế giới hòa bình, công bằng và bình đẳng Các nhà giáo dục phải nỗ lực để sáng tạo ra một phương cách tiếp cận liên hợp nhằm kết hợp được cả hai năng lực công dân toàn cầu và giao thoa văn hóa.
- Như chúng ta sẽ thấy, các học viên tại các nước như Việt Nam và Mỹ có các nhu cầu giáo dục và đào tạo khác nhau, xét về mối quan hệ có sự liên kết với sự phát triển của một công dân có năng lực toàn cầu.
- Trong khuôn khổ của chương này, chúng tôi không thể phân tích một cách đầy đủ về chủ đề phức tạp và quan trọng này, nhưng chúng tôi xin sơ lược thảo luận về một số vấn đề cơ bản liên quan đến việc đào tạo công dân có năng lực toàn cầu.
- Trong mô hình phát triển nhằm đo lường tính nhạy cảm về giao thoa văn hóa của mình, Milton J.
- Bennett (1993, developmentalmodel of intercultural sensitivity- DMIS) khẳng định rằng tất cả chúnng ta đều đang ở trên một dải liên tục của “sự tăng lên của tính tinh tế trong việc ứng xử vói các khác biệt về văn hóa”, bao hàm từ chủ nghĩa dân tộc tập trung (ethnocentrism), giả định rằng thế giới quan của chúng ta về chính nền văn hóa của mình là mang tính toàn cầu và đồng nhất với bản chất con người, cho đến việc nhận thức và chấp nhận sự khác biệt, được biết như là chủ nghĩa tương đối về tính dân tộc tương đối (ethnorelativism) ngày càng tăng..
- Như thế, chủ nghĩa yêu nước không loại trừ sự cởi mở đối với và thậm chí bao hàm cả sự thu nhận các nền văn hóa, giá trị, mối quan ngại và nhu cầu của các thành viên đến từ các nền văn hóa khác.
- thứ hai, đặc biệt là với ý nghĩa rằng là ý thức của một dân tộc nhấn mạnh việc đặt một quốc gia của mình lên trên tất cả các quốc gia khác, cũng như đặt tầm quan trọng ưu tiên trong việc đẩy mạnh nền văn hóa và quyền lợi của một quốc gia hay một nhóm siêu quốc gia đối lập với các quyền lợi của các quốc gia khác.
- Các phần tiếp theo của bài viết này sẽ thảo luận là chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa yêu nước đã được hiểu và ứng dụng như thế nào tại Mỹ và Việt Nam, cũng như xem xét từ khía cạnh là hai khái niệm này đã đóng góp hay cản trở quá trình phát triển của công dân năng lực toàn cầu và giao thoa văn hóa..
- Chủ nghĩa dân tộc Mỹ.
- Cụ thể hơn, một công trình khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu Pew ( Pew Research Center) vào năm 2003 đã cho thấy rằng cứ 10 người Mỹ thì có 6 người tin rằng “nền văn hóa của chúng tôi ưu việt hơn các nền văn hóa khác”.
- Sự thiếu hiểu biết phổ biến này không những chỉ gây ra những khó khăn trong nỗ lực tạo ra những công dân năng lực toàn cầu mà còn gây ra những ảnh hưởng đến việc người Mỹ sẽ thực hiện nhiệm vụ của họ như là những công dân trong một hệ thống chính trị dân chủ như thế nào.
- Cô nói, “Tôi đã được học rằng nước Mỹ nắm giữ vị trí độc quyền trên toàn cầu xét về các mặt của cải vật chất, tự do và kiến thức — như thế, tôi đã từng mặc nhiên cho rằng các nền văn hóa khác cũng nên giống như chúng ta.
- London đã dạy cho tôi biết ý nghĩa của việc làm một công dân Mỹ.
- Nhưng, như là một phụ nữ đã khám phá ra được sức mạnh và sự độc lập tại London, tôi nhận ra tôi cũng là cũng là một công dân của thế giới.
- Tôi phản đối việc chối bỏ là hậu duệ của một trong hai nền văn hóa mình thừa hưởng” theo Klein, 2001).
- Chủ nghĩa tự cho mình là cực kỳ đặc biệt, cùng với sự quá nhấn mạnh đến tôn giáo và tính tỏa sáng của nền văn hóa ưu việt là nền tảng của chủ nghĩa dân tộc Mỹ (U.S.
- Đương nhiên, hệ quả của một chủ nghĩa dân tộc như trên và ý tưởng về văn hóa siêu đẳng kèm theo nó sẽ dẫn đến một thế giới quan ngưng trệ và đóng khung hẹp hòi.
- Chính vì thế, bất cứ một hình thức nào của giáo dục công dân toàn cầu cũng phải được tiếp cận một cách cẩn thận bởi vì nó là một hình thức của nâng cao ý thức và là một thách thức đối với niềm tin bắt nguồn từ đáy tim cũng như các giả định đã bắt nguồn từ lâu đời và được mặc định là đúng.
- Bởi vì mục tiêu chúng ta nhắm đếm là nhằm tạo ra những công dân toàn cầu từ những công dân quốc gia, cung cấp cho học viên kiến thức, kinh nghiệm, khả năng phân tích để mở rộng ý thức và vốn trí tuệ, việc giáo dục này cần phải nhắm đến định hướng thế giới quan của học viên..
- Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam.
- Vì thế, “chủ nghĩa dân tộc” Việt Nam”.
- Trái lại, nước Mỹ không phải là một nhà nước quốc gia theo đúng nghĩa của nó, và lòng tự hào của người Mỹ dựa vào các ý tưởng và nhận thức của nước Mỹ về “vai trò đặc biệt” của nó trên thế giới hơn là dựa vào cơ sở của sự chia sẻ cùng ngôn ngữ hay văn hóa..
- Chính vì thế mà lòng tự hào dân tộc và chủ nghĩa yêu nước của người Việt Nam không mang tính chất của lòng tự hào mang tính lý thuyết về tính ưu việt của một dân tộc..
- Chúng ta cũng có thể thấy những nét hài hước có thể chứa đựng lòng tự trào văn hóa và vùng giữa người Việt Nam và các quốc gia láng giềng, thể hiện qua những câu chuyện cười và những nhận xét không chính thức.
- Chủ nghĩa dân tộc của Việt Nam không mang tính cho mình là ưu việt hơn những nhóm dân khác và không trở thành động lực đặt Việt Nam cao hơn các nước khác.
- Việt Nam và thế giới.
- Đó là biểu hiện rõ của thực tế rằng người Việt Nam từ các tầng lớp xã hôi, nghề nghiệp khác nhau đều quan tâm đến vận mệnh của đất nước, là những công dân có trách nhiệm (“engaged citizens.
- Khi Việt Nam mở rộng cánh cửa văn hóa và kinh tế, Việt Nam đã được hưởng những đánh giá cao của các nước khác dành cho mình hơn bất cứ thời điểm nào trong lịch sử đất nước.
- Người Việt Nam thường suy nghĩ ở tầm vi mô và mang tính địa phương.
- Việt Nam đã đưa ra khẩu hiệu “hòa nhập chứ không hòa tan” để nhằm giải quyết mối quan ngại về sự mâu thuẩn có thể có giữa khái niệm công dân toàn cầu và sự thuần nhất của đặc tính tiêu biểu của một quốc gia cụ thể.
- Điều này khác với “hòa tan” (dissolution), là một quá trình mà trong đó một nhóm người chấp nhận các giá trị chuẩn và giá trị của một nền văn hóa thống trị để đạt được vị thế bình đẳng cho nhóm dân tộc của mình.
- Tự hào là người Việt Nam? Mặc dù có một niềm tin sâu sắc vào giá trị của đất nước mình, nhiều người Việt Nam có những cách nhìn trái ngược về nền văn hóa Việt Nam.
- Một sinh viên nhận xét, “Trong nhiều phương diện, em thấy Việt Nam vẫn còn xa cách với thế giới.
- Nhiều sinh viên sẽ nói về nước Mỹ như là một nguồn cảm hứng và là một mô hình tích cực cho các nước khác, trong khi có những sinh viên khác lại xem văn hóa Mỹ kém hơn một nền văn hóa cụ thể nào đó, mà tư tưởng này chính là định nghĩa ngược lại của chủ nghĩa dân tộc.
- Trong thực tế, bởi vì một số người Việt Nam không hoàn toàn tự tin vào những giá trị và niềm tin của mình, đã có hiện tượng là họ bắt chước những đặc tính ngẫu nhiên không chọn lọc của các nền văn hóa khác.
- Hướng về phía trước: các chiến lược phát triển việc xây dựng các công dân có năng lực toàn cầu và giao thoa văn hóa Lịch sử nhân loại ngày càng trở nên giống như một cuộc chạy đua giữa giáo dục và thảm họa.
- Chủ nghĩa dân tộc, theo cách hiểu với một định nghĩa bao hàm sự thiếu nhạy cảm đối với các nền văn hóa khác, là một đặc tính của chủ nghĩa siêu cường về mặt văn hóa, có thể dẫn đến những rào cản như sự thiếu khả năng để có được một cách nhìn khách quan và không thiên vị đối với nền văn hóa của chính mình cùng với các khiêm khuyết của nó.
- Cho dù có muốn truyền bá tư tưởng này hay không, thì chủ nghĩa dân tộc cũng có thể tạo ra những vật cản có ý nghĩa mang tính hệ thống trong việc đào tạo và phát triển xây dựng các công dân có năng lực toàn cầu và giao thoa văn hóa..
- Xét về mặt các rào cản trong việc đào tạo và phát triển xây dựng các công dân có năng lực toàn cầu và giao thoa văn hóa, chúng ta phải làm gì để vượt qua được những chướng ngại vật này? Chúng tôi xin kiến nghị một số giải pháp, bao gồm việc giáo dục công dân toàn cầu nhằm tạo ra các “đặc điểm nhận dạng mang tính toàn cầu” (“global identifications.
- đề cập đến các vấn đề công dân đa văn hóa trong các chương trình giảng dạy, và sự đào tạo công dân toàn cầu..
- Phát triển các “đặc điểm nhận dạng mang tính toàn cầu” thông qua giáo dục công dân toàn cầu.
- Nhận thức rằng “chủ nghĩa dân tộc và các niềm tin gắn liền với nó là mang tính mạnh mẽ và bền bỉ,” năm 2003, James Banks, một Giáo sư và Giám đốc của Trung tâm Giáo dục Đa văn hóa (Multicultural Education) tại trường Đại Học Washington–Seattle, đã nhấn mạnh đến các nhu cầu cần thiết cho việc giáo dục công dân một cách hiệu quả như là một phương tiện để giúp sinh viên phát triển các “đặc điểm nhận dạng mang tính toàn cầu (“global identifications”) và hiểu rõ hơn việc cần thiết phải hành động như các công dân toàn cầu nhằm giúp giải quyết các vấn đề mang tính phức tạp nhất thế giới.
- Công dân đa chiều? (Multidimensional Citizenship).
- Một cách khác để giải quyết vấn đề phát triển các công dân có năng lực toàn cầu và giao thoa văn hóa là thông qua lăng kính quyền công dân đa chiều.
- Trong cuốn sách của mình, “Giáo dục công dân toàn cầu: Hướng đến phát triển chương trình giảng dạy đa quốc gia” (“Educating World Citizens: Toward Multinational Curriculum Development”, Parker, Ninomiya, và Cogan (1999, trang 125) đã mô tả làm thế nào mà một nhóm nghiên cứu đa quốc gia đã tiến hành khảo sát 8 trên 20 các khả năng mà các công dân cần phải có để giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.
- Có khả năng xem xét và tiếp cận các vấn đề như là một thanh viên của một xã hội mang tính toàn cầu · Có khả năng làm việc với các thành viên khác một cách hợp tác và tự chịu trách nhiệm đối với các vai trò/ nhiệm vụ của mình trong một xã hội · Có khả năng thấu hiểu, chấp nhận, đánh giá cao, và kiên nhẫn với các khác biệt về văn hóa.
- Giáo dục công dân toàn cầu Vào những năm đầu thập niên 1990, Milton Bennett (1993) đã cảnh báo rằng “sự nhạy cảm liên văn hóa là không tự nhiên.
- Các mối quan hệ giữa các nền văn hóa khác nhau thường bị đi kèm với sự đổ máu, đàn áp, hay nạn diệt chủng.
- Giáo dục và đào tạo khả năng giao tiếp liên văn hóa là một phương pháp để thay đổi hành vi ‘tự nhiên’ (theo tập tính) của chúng ta.”.
- Michael Adams, giám đốc trường đại học Fairleigh Dickinson, đồng thời là người đồng giảng dạy khóa học “toàn cầu hóa và công dân toàn cầu” (“Globalization and World Citizenship.
- đã nói đến công dân toàn cầu và quyền công dân toàn cầu bằng những từ mạnh mẽ và rõ ràng, “Rất đơn giản, trở thành một công dân toàn cầu là một điều bắt buộc xét về mặt kinh tế, thực tiễn và đạo đức.
- Đó cũng là một vấn đề sống còn của chúng ta.” Ông Adams chỉ ra rằng quyền công dân toàn cầu sẽ “động viên bạn kết nối những điểm mấu chốt trong thế giới hiện đại, lưu ý đến cả tầm quốc tế và tầm địa phương… và một khi những điểm kết nối này đã hình thành về mặt tư tưởng, khả năng kết nối thật sự.
- mối quan hệ cá nhân của các dân tộc và các nền văn hóa khác nhau sẽ đâm hoa kết trái.” Trong khi trong bất cứ một xã hội nào thì thường chỉ có một nhóm chọn lọc sở hữu được năng lực giao thoa văn hóa hòa hợp với quyền công dân toàn cầu, phần lớn người dân không có cơ hội để có được năng lực toàn cầu, và họ cũng không có các nhu cầu bắt buộc về mặt nghề nghiệp hay các nhu cầu khác để làm như vậy.
- Mặt khác, việc giáo dục công dân toàn cầu không phải là một lãnh vực độc quyền của giới trí thức (ví dụ như những người đã có bằng đại học), mà là một mục tiêu đầy tham vọng nhưng phải đạt tới được cho toàn bộ công dân.
- Bản thân các công dân toàn cầu suy nghĩ và cảm nhận như là một thành phần của một thực thể lớn và chấp nhận tất cả chứ không chỉ một nền văn hóa hay nhóm dân tộc.
- Sự thay đổi của họ từ công dân của một quốc gia thành công dân toàn cầu sẽ giải phóng họ các ràng buộc mang tính chất cảm tính và lý tính về chủ nghĩa dân tộc..
- Ứng dụng: Nước Mỹ và Việt Nam Con đường dẫn đến công dân toàn cầu hay “đa chiều” là một thách thức to lớn đối với công dân Mỹ bởi vì chủ nghĩa dân tộc của Mỹ đã tạo ra các tư tưởng mang tính mặc định và bắt rễ sâu vào tiềm thức của nhiều người dân Mỹ.
- Trớ trêu thay, Việt Nam, một nước mà trong lịch sử đã có các kinh nghiệm bị đàn áp, mâu thuẫn, và là nạn nhân của thế thực nước ngoài, thì lại có thể cảm thấy dễ dàng hơn trong nỗ lực tạo ra các công dân có năng lực toàn cầu bởi vì chủ nghĩa dân tộc của họ được xây dựng vững chắc trên chủ nghĩa yêu nước.
- Trái với Mỹ, phần lớn người Việt Nam không đặt đất nước họ lên trên tất cả các quốc gia khác, và tinh thần yêu nước của họ cũng không đi liền với tâm lý rằng họ đang sở hữu một nền văn hóa ưu việt hơn các nước khác và không có một tinh thần tự nhận trách nhiệm phải truyền bá những tư tưởng làm cho những người khác giống mình.
- Cũng như nhiều đất nước khác, chính phủ Việt Nam mong muốn quảng bá văn hóa của Việt Nam ở nước ngoài, nhưng không hề có tư tưởng sẽ áp đặt nền văn hóa của nước mình lên các nước khác.
- Chính là nhờ việc giáo dục công dân toàn cầu nên nước Mỹ, Việt Nam và các quốc gia khác có thể sáng tạo ra các công dân có thể kết hợp được sự trung thành và cống hiến cho đất nước mình với các quyền và nhiệm vụ của một công dân trong một cộng đồng quốc tế.
- Trong tác phẩm “Mỹ: đúng hay sai” (America Right or Wrong), Anatol Lieven (2004) đã nhấn mạnh đến tính cần thiết cho công dân Mỹ tự xem xét chủ nghĩa dân tộc của chính họ.
- Đây là một sự phân tích sắc sảo và đúng lúc mà nói chung là có thể áp dụng được cho công dân của tất cả các nước.
- Trong một bối cảnh toàn cầu hóa, với các yêu cầu về cộng tác, hợp tác, và quan hệ đa phương, việc đạt được các đặc tính của công dân toàn cầu phải nhận được sự chú trọng ưu tiên hàng đầu trong tất cả các nền giáo dục trên thế giới.
- Trong khi một nền giáo dục công dân toàn cầu nhằm vào đào tạo và tăng cường khả năng của con người trong việc kết nối các điểm nhấn liên lạc của thế giới họ, nối liền thế giới và các quốc gia, chính khả năng giao thoa văn hóa đã cung cấp cho họ các kỹ năng cần thiết để biến các mối liên kết giữa người và người thành hiện thực — để xây dựng được các mối quan hệ giữa người và người một cách sâu sắc, hai bên cùng có lợi, và mang tính chất giao thoa văn hóa vững bền..
- Trong tác phẩm “Mỹ: đúng hay sai: Một nghiên cứu về chủ nghĩa dân tộc Mỹ” (America Right or Wrong: An Anatomy of American Nationalism), Anatol Lieven (2004) đã viết về các khuynh hướng mâu thuẫn và trái ngược của Niềm tin Mỹ (American Creed), ví dụ như hệ thống của niềm tin và nguyên tắc của một nền dân chủ, hệ thống luật pháp và cá nhân mà dựa trên đó nhà nước Mỹ và hiến pháp Mỹ đã được xây dựng (trang 5), và ông đã phân biệt cái gọi là chủ nghĩa dân tộc công dân với chủ nghĩa yêu nước (American civic nationalism - patriotism.
- Cá nhân chịu trách nhiệm nuôi dưỡng các bổn phận của các đặc tính của một công dân cùng với các đặc tính khác.
- xã hội chịu trách nhiệm nuôi dưỡng các khả năng và thiện chí để làm việc cùng với các công dân khác, gồm cả những người khác nhau về mặt văn hóa hay chính trị, về các vấn đề chung.
- không gian có nghĩa là nhu cầu của các công dân xem họ như là “thành viên của các đa cộng đồng: cấp địa phương, vùng, quốc gia và quốc tế”.
- và thời gian có nghĩa là có các công dân phải chấp nhận khuynh hướng phát triển từ quá khứ, hiện tại, đến tương lai..
- Nước Việt Nam ta nhỏ hay không? Báo Thanh Niên