« Home « Kết quả tìm kiếm

PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA THỦ ĐÔ HÀ NỘI


Tóm tắt Xem thử

- Doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng vai trò hết sức quan trọng đối với phát triển kinh tế xã hội của mọi quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam và đặc biệt đối với Thủ đô ngàn năm văn hiến của ta.
- Những con số và sự kiện kinh tế Hà Nội trong những năm vừa qua cho thấy, kinh tế Thủ đô đã có những "bước nhảy kịp” đón đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, trong đó phải kể đến những nỗ lực phát triển của các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) sau khi đã phải trải qua những cơn đau "vật vã” do cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới mang lại..
- Năm 2009 là năm Thủ đô Hà Nội có tổng sản phẩm nội địa (GDP) tăng 6,7% so với năm 2008, trong đó dịch vụ tăng 7,4%, công nghiệp - xây dựng tăng 6,9%, nông - lâm - thuỷ sản tăng 0,1%.
- Các doanh nghiệp đã nỗ lực, bước đầu tái cơ cấu đầu tư và sản xuất kinh doanh nên giá trị sản xuất công nghiệp ở những tháng cuối năm tăng cao hơn đầu năm.
- Tổng thu ngân sách do khối doanh nghiệp Thủ đô thực hiện là 56.809,5 tỷ chiếm tỷ trọng 75,2% trên tổng số thu ngân sách nội địa (trừ dầu thô)..
- Sự hình thành, phát triển của các DNNVV Thủ đô Hà Nội.
- Kể từ khi Đổi mới, hoà nhịp cùng với sự phát triển chung của cả nước, các doanh nghiệp của Hà Nội đã có sự phát triển mạnh mẽ, góp phần quan trọng vào việc xây dựng và phát triển Thủ đô Hà Nội trở thành trung tâm kinh tế, chính trị của đất nước.
- Hà Nội luôn luôn là một trong hai địa phương dẫn đầu cả nước về số lượng doanh nghiệp thành lập và đăng ký kinh doanh.
- Tính đến hết tháng 6/2010, Hà Nội đã có 100.708 doanh nghiệp đăng ký thành lập, với tổng số vốn đăng ký đạt trên 976.855 tỷ đồng.
- Riêng 7 tháng đầu năm 2010 đã có 9977 doanh nghiệp đăng ký với tổng số vốn là triệu đồng 1.
- Theo quy luật chung, không phải tất cả các doanh nghiệp khi thành lập đều có thể hoạt động ngay được hoặc tồn tại mãi mãi.
- Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, số lượng doanh nghiệp Hà Nội hiện đang hoạt động tính đến là 39503 doanh nghiệp..
- Bảng 1 cho thấy các chỉ tiêu kinh doanh của khối doanh nghiệp đang hoạt động của Hà Nội so với cả nước..
- Doanh nghiệp của Hà Nội đến 31/12/2008.
- Số doanh nghiệp.
- Nộp ngân sách (tỷ đồng) Cả nước Hà Nội Chiếm tỷ lệ.
- Trong tổng số các doanh nghiệp của Hà Nội, nếu xét theo tiêu chí về lao động thì có 97,4% số doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa.
- số doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa.
- Bảng 2 giới thiệu số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa qua các năm, từ 2000 đến 2008, xét theo tiêu chí lao động..
- Số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa đang hoạt động qua các năm, từ 2000 đến 2008, xét theo tiêu chí lao động.
- Doanh nghiệp.
- cực nhỏ Doanh nghiệp.
- nhỏ Doanh nghiệp.
- vừa Doanh nghiệp.
- Tỷ lệ doanh nghiệp qua các năm phân theo quy mô doanh nghiệp, xét theo tiêu chí lao động.
- Số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa qua các năm, từ 2000 đến 2008, xét theo tiêu chí vốn Doanh nghiệp.
- Nhìn chung, số lượng doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn Hà Nội tăng lên đáng kể từ năm 2000 cho đến nay.
- Tuy nhiên, có thể thấy, nếu xét theo tiêu chí vốn thì tỷ lệ doanh nghiệp có quy mô vừa có chiều hướng gia tăng, nhưng nếu xét theo tiêu chí lao động thì tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và cực nhỏ có chiều hướng gia tăng và tỷ lệ doanh nghiệp có quy mô vừa có chiều hướng giảm.
- Điều này có thể giải thích được, bởi các ngành dịch vụ, kỹ thuật cao, sử dụng ít lao động khá phát triển ở Hà Nội.
- Ngoài số các doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh đầy đủ theo Luật Doanh nghiệp cần phải kể đến khu vực hộ kinh doanh cá thể.
- Theo số liệu tổng điều tra của Tổng cục Thống kê, tại thời điểm 1/7/2007, Thủ đô Hà Nội có 117034 hộ kinh doanh cá thể, trong đó có 47214 hộ có đăng ký kinh doanh, chiếm 40,2%.
- Khu vực này là một kênh phân phối quan trọng đóng góp cho việc phát triển các dịch vụ và thương mại bán lẻ của Thủ đô..
- Khu vực hộ kinh doanh cá thể còn tạo việc làm cho 211.166 lao động..
- Một số đặc điểm phát triển của DNNVV Thủ đô.
- Các DNNVV Hà Nội tập trung chủ yếu vào một số ngành như bán buôn bán lẻ (4,5.
- Định hướng của các DNNVV Hà Nội vào các ngành thương mại dịch vụ thể hiện rất rõ trong phân bổ ngành của khu vực hộ kinh doanh cá thể: bán buôn bán lẻ (53,5.
- Đặc biệt có tới 4,5% số hộ kinh doanh cá thể hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, trong khi tỷ lệ doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này chỉ chiếm 1,4% tổng số doanh nghiệp của Hà Nội.
- Điều này cũng cho thấy Hà Nội còn có rất nhiều việc phải làm trong việc hỗ trợ, hướng dẫn khu vực hộ kinh doanh cá thể đăng ký kinh doanh với tư cách pháp nhân đầy đủ, nhất là đối với những ngành khá phát triển nhưng tương đối nhạy cảm như ngành kinh doanh bất động sản..
- Nhìn chung, các doanh nghiệp của Hà Nội phát triển với nhịp độ trung bình so với cả nước.
- Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, năm 2008, nguồn vốn bình quân trên một lao động của doanh nghiệp Hà Nội là tương đương với mức chung của cả nước (31 triệu đồng).
- Tuy nhiên, số lao động bình quân trên một doanh nghiệp của Hà Nội chỉ có 30 lao động, trong khi đó mức chung của cả nước là 40 lao động.
- Doanh nghiệp Hà Nội có mức doanh thu bình quân trên một lao động là 781,2 triệu đồng, cao hơn với mức của cả nước (651,8 triệu đồng) song, tỷ lệ nộp ngân sách so với doanh thu của các doanh nghiệp Hà Nội lại thấp hơn 4,2% (so với mức chung của cả nước là 5,4.
- Cùng với sự bùng nổ trong phát triển đô thị, vấn đề địa điểm kinh doanh luôn là vấn đề được các DNNVV Hà Nội đặc biệt quan tâm.
- Có tới 55% số hộ kinh doanh cá thể vấn phải sử dụng nhà ở của mình làm địa điểm kinh doanh.
- Các khu vực chợ đáp ứng được nhu cầu địa điểm kinh doanh của 17% số hộ.
- Đây là một vấn đề rất đáng được quan tâm trong quá trình quy hoạch phát triển đô thị.
- đều xây dựng rất nhiều các trung tâm thương mại, siêu thị để phục vụ các doanh nghiệp nhỏ và cực nhỏ - hộ kinh doanh cá thể..
- Cả nước Hà Nội.
- So sánh một số chỉ tiêu kinh doanh của doanh nghiệp Hà Nội so với cả nước.
- Tình trạng về địa điểm kinh doanh của các doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh đầy đủ có phần sáng sủa hơn nhưng vẫn còn tới 33% số doanh nghiệp phải sử dụng nhà ở làm địa điểm kinh doanh.
- Và chỉ có 0,8% số doanh nghiệp có địa điểm kinh doanh tại khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp.
- Cũng có thể thấy, số doanh nghiệp thuộc diện này chủ yếu là các doanh nghiệp có quy mô vừa và lớn.
- Dường như các chính sách về mặt bằng sản xuất kinh doanh cho các DNNVV của Hà Nội vẫn chưa được giải quyết triệt để và đang đòi hỏi nỗ lực rất lớn của chính quyền thành phố, của các nhà quy hoạch đô thị để tạo điều kiện cho Hà Nội phát triển thành trung tâm kinh doanh năng động..
- Các biện pháp thúc đẩy phát triển DNNVV của Thủ đô Hà Nội.
- Trong suốt hơn 20 năm qua kể từ khi Đổi mới, chính quyền thành phố Hà Nội đã nhận thức rõ vai trò sự phát triển của DNNVV là xương sống cho sự phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô.
- Uỷ ban Nhân dân thành phố đã chủ động phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam nghiên cứu phân tích chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) nhằm cải thiện môi trường kinh doanh cho các doanh nghiệp của Hà Nội.
- Nhiều chính sách hỗ trợ phát triển DNNVV đã được triển khai thực hiện.
- Hà Nội cũng là nơi có nhiều cơ quan Trung ương hoạt động, do vậy các chính sách hỗ trợ phát triển DNNVV cũng được xây dựng dựa chính vào yêu cầu phát triển của các DNNVV đóng trên địa bàn thành phố.
- Hà Nội đã rất tích cực triển khai Nghị định số 56/1009NĐ-CP về Chính sách trợ giúp phát triển DNNVV (trước đây là Nghị định số 90/2001/NĐ-CP).
- Nghị định 45/2010/NĐ-CP Nghị định 88 NĐ-CP/2005 ngày 30/7/2005 về tổ chức và quản lý và thành lập hiệp hội doanh nghiệp.
- Quyết định số 143/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 10/8/2004 về việc Phê duyệt Chương trình trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp.
- Quyết định số 236/2006/QĐ-TTg về Kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa SME 2006-2010.
- Các chương trình hỗ trợ phát triển doanh nghiệp của Nhà nước như: Chương trình khuyến công, Chương trình xúc tiến thương mại, Chương trình hỗ trợ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, các loại quỹ chuyển giao công nghệ, ứng dụng công nghệ thông tin….
- Mặc dù vậy, các DNNVV của Thủ đô Hà Nội cũng có những điểm yếu điểm mạnh.
- phát triển của DNNVV Hà Nội cũng rất nhiều.
- Tinh thần kinh doanh mạnh mẽ với sự bùng nổ số lượng các doanh nghiệp mới trong một vài năm gần đây..
- Hà Nội là trung tâm văn hoá, có số lượng sinh viên tốt nghiệp đại học gia tăng và có nhiều người muốn khởi sự doanh nghiệp tại Hà Nội..
- Dịch vụ tư vấn quản lý và phát triển kinh doanh cho DNVVN khá phổ biến so với các địa phương khác..
- Thiếu kinh phí đầu tư đổi mới công nghệ, chất lượng sản phẩm, nghiên cứu và phát triển..
- Hầu hết các doanh nghiệp thiếu phương tiện hoặc chiến lược dài hạn cho sự tăng trưởng.
- Liên kết kinh doanh giữa các doanh nghiệp Việt Nam yếu, đặc biệt là mối liên kết giữa các DNNVV với các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài..
- Hà Nội thiếu nhóm doanh nghiệp có quy mô trung bình.
- Hiện Hà Nội có tới 81% doanh nghiệp có vốn dưới 10 tỷ đồng, và 92% doanh nghiệp sử dụng ít hơn 50 nhân công..
- Đứng trước yêu cầu phát triển của khu vực DNNVV Hà Nội, UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 22/NQ-CP của Chính phủ về trợ giúp phát triển DNNVV.
- Theo đó, thành phố sẽ xin ý kiến các bộ, ngành, Trung ương nghiên cứu thành lập Quỹ Phát triển DNNVV, Quỹ Bảo lãnh Tín dụng với mục đích tài trợ các chương trình giúp nâng cao năng lực cạnh tranh cho DNNVV, chú trọng hỗ trợ hoạt động đổi mới phát triển sản phẩm có tính cạnh tranh cao và thân thiện với môi trường.
- phát triển công nghiệp hỗ trợ.
- nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp….
- Thành phố Hà Nội sẽ khuyến khích các DNNVV đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị kỹ thuật theo chiến lược phát triển và mở rộng sản xuất đối với các sản phẩm xuất khẩu, sản phẩm công nghiệp hỗ trợ.
- Trên cơ sở mục tiêu, nhiệm vụ trợ giúp phát triển DNNVV trong thời gian tới, UBND thành phố đã giao nhiệm vụ cho các Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan chủ trì, đầu mối xây dựng, tổng hợp, báo cáo về kế hoạch hỗ trợ phát triển DNNVV.
- xây dựng kế hoạch trợ giúp phát triển DNNVV vào kế hoạch 5 năm giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô.
- Sở Công thương sẽ phải hoàn thành quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp.
- quy hoạch tổng thể phát triển nghề và làng nghề.
- Chủ trì phối hợp với Ngân hàng Nhà nước – chi nhánh Hà Nội nghiên cứu thành lập Quỹ Phát triển DNNVV và Quỹ Bảo lãnh Tín dụng thành phố.
- Cục Thuế Hà Nội có kế hoạch phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư thực hiện “một cửa liên thông” trong việc đăng ký mã số thuế với thành lập doanh nghiệp..
- UBND thành phố Hà Nội cũng đã và đang đề nghị các quận, huyện, thị xã tạo điều kiện cho các DNNVV phát triển, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo Đề án 30 của Chính phủ, nhằm giảm thiểu các chi phí giao dịch hành chính, tiết kiệm thời gian, hỗ trợ các DNNVV tham gia vào thị trường một cách thuận lợi..
- Sáng kiến của các hiệp hội doanh nghiệp và của DNNVV Thủ đô.
- Bên cạnh sự phát triển của các DNNVV Hà Nội là sự phát triển mạnh mẽ các hiệp hội doanh nghiệp và các tổ chức hỗ trợ phát triển doanh nghiệp.
- Hoạt động của các hiệp hội đã từng bước tạo được niềm tin với các DNNVV và góp phần vào sự phát triển của DNNVV.
- Hiệp hội Doanh nghiệp Hà Nội.
- Hiệp hội DNNVV Hà Nội.
- Hiệp hội Công thương Hà Nội, Hiệp hội Doanh nhân nữ Hà Nội….
- Cùng với những sáng kiến hỗ trợ của các hiệp hội và các tổ chức hỗ trợ của địa phương, các DNNVV Hà Nội còn nhận được sự hỗ trợ của các tổ chức xúc tiến và các hiệp hội doanh nghiệp ở cấp quốc gia đóng trên địa bàn Hà Nội, trong đó phải đặc biệt kể đến vai trò của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và các hiệp hội như: Hiệp hội DNNVV Việt Nam, Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, Hiệp hội Doanh nghiệp trẻ….
- Với sự hỗ trợ phát triển của các hiệp hội doanh nghiệp nói trên, của các cơ quan.
- Phát triển công nghiệp phụ trợ là một trong những sáng kiến quan trọng của các doanh nghiệp Thủ đô để phát triển DNNVV.
- Cùng chung tay hợp tác phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ tại Hà Nội, tháng 7/2010, tại Hà Nội, UBND thành phố Hà Nội đã tổ chức lễ ký kết thoả thuận hợp tác phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ.
- Các đơn vị tham gia lễ ký kết gồm Trung tâm Hỗ trợ Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (SMEPC), Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Sở Công thương Hà Nội, Ban Quản lý các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội (HIZA), Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB), Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank) và Công ty Cổ phần Phát triển Đầu tư N&G (N&G Corp.
- Trong bối cảnh hiện nay, công nghiệp hỗ trợ đóng vai trò quan trọng là chìa khoá để giải quyết một số vấn đề cơ bản của nền kinh tế, phát huy tối đa nguồn lực đầu tư của các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là các DNNVV.
- Việc hợp tác nói trên chắc chắn sẽ mang lại nhiều cơ hội phát triển cho các DNNVV Thủ đô Hà Nội, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, chủ động hội nhập, phát triển xứng tầm với Thủ đô Hà Nội 1000 năm tuổi..
- 1 Bảy tháng đầu năm số lượng vốn đăng ký tăng đột biến do có nhiều doanh nghiệp nhà nước chuyển đổi sang hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.
- Cục phát triển doanh nghiệp/ Bộ Kế hoạch và Đầu tư.