« Home « Kết quả tìm kiếm

Phát triển du lịch nông thôn dựa vào cộng đồng người Khmer ở huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang


Tóm tắt Xem thử

- PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÔNG THÔN DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG NGƯỜI Khmer Ở HUYỆN TỊNH BIÊN, TỈNH AN GIANG.
- Cộng đồng người Khmer, du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn, huyện Tịnh Biên Keywords:.
- Vì vậy, du lịch nông thôn đã trở thành xu thế phát triển ở nhiều nước trên thế giới.
- Huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang có nhiều tiềm năng phát triển du lịch nông thôn dựa vào cộng đồng người Khmer.
- Tuy nhiên, hầu hết các tài nguyên du lịch ở đây còn tồn tại dưới dạng tiềm năng, các hoạt động du lịch còn tự phát, kém hiệu quả, chưa tạo được nguồn thu cho người dân.
- Bài viết này phân tích những tiềm năng và đề xuất giải pháp phát triển du lịch nông thôn dựa vào cộng đồng người Khmer nhằm góp phần phát triển du lịch, cải thiện đời sống người dân, đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới..
- Phát triển du lịch nông thôn dựa vào cộng đồng người Khmer ở huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang.
- Du lịch nông thôn (rural tourism) là khái niệm dùng để chỉ các hoạt động du lịch diễn ra ở vùng nông thôn, gắn với hoạt động nông nghiệp, cảnh quan nông thôn, đời sống cộng đồng cùng với những di sản văn hóa truyền thống của địa phương..
- Khái niệm du lịch nông thôn đã manh nha cùng với sự hình thành của ngành đường sắt ở châu Âu..
- Nghiên cứu những vấn đề du lịch nông thôn, Stephen and Getz (1997) đã phân tích chiến lược tài chính, marketing cho du lịch nông thôn.
- (2009) đã phân tích vai trò của văn hóa bản địa trong hoạt động du lịch nông thôn, sự thay đổi vùng nông thôn do tác động của sự phát triển du lịch và vai trò của cộng đồng địa phương trong quá trình phát triển du lịch nông thôn tại một số địa bàn như:.
- Theo Võ Văn Sen và Ngô Thanh Loan (2017), các điều kiện cơ bản để hình thành và phát triển du lịch nông thôn gồm có: (1) Tính độc đáo của tài nguyên du lịch nông thôn, (2) Vị trí địa lý và khả năng tiếp cận, (3) Tính cạnh tranh trên thị trường của sản phẩm du lịch..
- Du lịch nông thôn tạo điều kiện cho du khách tiếp xúc, trải nghiệm đời sống nông thôn thông qua những hoạt động gắn với nông nghiệp, làng nghề truyền thống, cảnh quan nông thôn, phong tục tập quán và các di sản văn hóa bản địa..
- Sự phát triển của du lịch nông thôn luôn gắn với du lịch cộng đồng, còn gọi là du lịch dựa vào cộng đồng (community-based tourism - CBT).
- Theo Điều 3 Luật Du lịch 2017 (Quốc hội, 2017), “Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch được phát triển trên cơ sở các giá trị văn hóa của cộng đồng, do cộng đồng dân cư quản lý, tổ chức khai thác và hưởng lợi”..
- Như vậy, phát triển du lịch nông thôn thực chất là phát triển du lịch cộng đồng, bởi vì đây là hình thức hoạt động du lịch do chính cộng đồng dân cư địa phương đứng ra tổ chức để đáp ứng nhu cầu của du khách và thu về những lợi ích từ hoạt động kinh doanh du lịch của mình.
- Du lịch cộng đồng mang lại những tác động rất tích cực đối với cộng đồng dân.
- cư địa phương trên nhiều phương diện như: (1) Góp phần giải quyết công ăn việc làm, tăng thêm thu nhập cho người dân thông qua việc bán các sản phẩm du lịch cho du khách.
- (2) Làm thay đổi bộ mặt địa phương thông qua nguồn quỹ thu được từ hoạt động du lịch để đầu tư phát triển các công trình kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất - kỹ thuật tại địa phương.
- Huyện Tịnh Biên là địa bàn có nhiều tiềm năng phát triển du lịch nông thôn dựa vào cộng đồng bởi cảnh quan thiên nhiên vùng núi Thất Sơn hùng vĩ cùng với giá trị văn hóa truyền thống của người Khmer rất đặc sắc.
- Đây chính là nguồn tài nguyên quý giá để phát triển du lịch, tạo nên sức hấp dẫn đối với khách du lịch trong và ngoài nước.
- Tuy nhiên, trên thực tế các nguồn tài nguyên du lịch nông thôn ở huyện Tịnh Biên nói chung và ở vùng đồng bào dân tộc Khmer nói riêng, còn tồn tại dưới dạng tiềm năng.
- Hoạt động du lịch nông thôn ở địa bàn này còn mang tính tự phát, kém hiệu quả, chưa tạo được nguồn thu từ du lịch để cải thiện đời sống người dân..
- Vì vậy, phát triển du lịch nông thôn theo mô hình du lịch cộng đồng ở huyện Tịnh Biên sẽ góp phần khai thác các tài nguyên du lịch đặc sắc của địa phương, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, góp phần cải thiện đời sống người dân, đẩy mạnh công cuộc xây dựng nông thôn mới ở huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang..
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi được sử dụng để thu thập dữ liệu sơ cấp liên quan đến tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch nông thôn theo mô hình du lịch cộng đồng người Khmer ở huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang.
- Do du lịch nông thôn trong cộng đồng người Khmer chưa thực sự hình thành nên đối tượng khảo sát chỉ tập trung vào các hộ dân nông thôn.
- Số lượng người dân được khảo sát là 50 người tại hai xã có tiềm năng du lịch nổi bật là xã An Hảo và xã Văn Giáo.
- 3.1 Tiềm năng du lịch nông thôn dựa vào cộng đồng người Khmer ở huyện Tịnh Biên.
- hệ thống giao thông khá tốt, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động giao thương và thu hút khách du lịch trong, ngoài nước..
- Huyện Tịnh Biên là địa bàn du lịch trọng điểm của tỉnh An Giang, nơi đây có nhiểu điểm du lịch hấp dẫn, nổi bật là khu du lịch Núi Cấm và rừng tràm Trà Sư..
- Đồng thời, khí hậu mát mẻ, hệ thực vật đa dạng và xanh tươi là những điều kiện thuận lợi để thu hút khách du lịch đến với núi Cấm (UBND huyện Tịnh Biên, 2017)..
- Hình 1: Bản đồ hành chính huyện Tịnh Biên (Nguồn: UBND huyện Tịnh Biên, 2017) Rừng tràm Trà Sư cũng là một điểm du lịch hấp dẫn đối với khách du lịch đến Tịnh Biên.
- Bên cạnh những hệ sinh thái tự nhiên, huyện Tịnh Biên còn có nguồn tài nguyên du lịch nhân văn khá phong phú.
- 3.1.3 Tiềm năng du lịch nông thôn dựa vào cộng đồng người Khmer huyện Tịnh Biên.
- Tiềm năng du lịch nông thôn dựa vào cộng đồng người Khmer ở huyện Tịnh Biên rất phong phú..
- Ngoài cảnh quan thiên nhiên vùng núi Thất Sơn và khu bảo tồn cảnh quan rừng tràm Trà Sư, nơi đây còn có nguồn tài nguyên du lịch nhân văn rất đa dạng và hấp dẫn, đặc biệt là các giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng người Khmer ở huyện Tịnh Biên..
- Nhìn chung, lễ hội của người Khmer có những nét văn hóa đặc sắc, là tiềm năng to lớn để phát triển du lịch cộng đồng, nhất là các lễ hội truyền thống gắn với đời sống cộng đồng.
- Đây cũng chính là cơ hội rất tốt để quảng bá du lịch đến đông đảo người dân trong cả nước và du khách quốc tế..
- Hầu hết các chùa Khmer đều có dàn nhạc ngũ âm và là nơi diễn ra các sinh hoạt văn hóa nghệ thuật truyền thống, tạo điều kiện cho khách du lịch trải nghiệm văn hóa cộng đồng của người Khmer..
- Đến với làng nghề dệt thổ cẩm xã Văn Giáo, khách du lịch rất hứng thú với kỹ thuật nhuộm sợi rất độc đáo và quy trình dệt tỉ mỉ, công phu.
- 3.2 Kết quả khảo sát các hộ dân ở huyện Tịnh Biên về du lịch cộng đồng.
- Thực trạng này gây ra nhiều khó khăn đối với việc phát triển kinh tế, nhất là vấn đề phát triển du lịch nông thôn của địa phương..
- Tình hình phát triển du lịch nông thôn ở huyện Tịnh Biên.
- Mặc dù huyện Tịnh Biên là một trong những địa bàn du lịch trọng điểm của tỉnh An Giang với hai khu du lịch nổi tiếng là Núi Cấm và Trà Sư, nhưng loại hình du lịch nông thôn nói chung và du lịch.
- liên kết các hộ dân để làm du lịch cộng đồng.
- Do du lịch cộng đồng ở huyện Tịnh Biên chưa hình thành, nên chưa tạo được nguồn thu cho cộng đồng.
- Nguồn thu từ khách du lịch hầu hết thuộc về các công ty du lịch, một phần nhỏ là thuộc các hộ kinh doanh dịch vụ đơn lẻ..
- Theo kết quả khảo sát, các hoạt động của khách du lịch ở vùng nông thôn huyện Tịnh Biên gồm có:.
- thực hiện đều nhỏ lẻ và tự phát nên còn nhiều tiềm năng du lịch chưa được đầu tư khai thác để tạo thành sản phẩm du lịch.
- Các điểm tham quan du lịch nông thôn như làng nghề dệt thổ cẩm hay nghề nấu đường thốt nốt cổ truyền ở Tịnh Biên đều do khách tự tìm đến, hầu hết là khách nước ngoài.
- Kết quả là, người dân địa phương không được hưởng lợi gì khi khách đến tham quan du lịch.
- Hiện nay, các sản phẩm dệt của làng nghề chỉ nhằm cung ứng cho thị trường truyền thống mà chưa quan tâm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch.
- Vì vậy, khách du lịch chỉ đến tham quan, mà hầu như mua không mua sắm sản phẩm dệt ở đây..
- Một trong những nguyên nhân cơ bản làm cho du lịch nông thôn dựa vào cộng đồng ở Tịnh Biên chưa phát triển là do nhận thức và kỹ năng về du lịch của người dân còn rất hạn chế.
- Trong số 50 người được khảo sát, chỉ có chỉ có 1 người (2%) được đào tạo trung cấp du lịch và 4 người (8%) được bồi dưỡng kiến thức về du lịch.
- Theo kết quả khảo sát, những khó khăn của các hộ dân trong tham gia làm du lịch cộng đồng ở nông thôn huyện Tịnh Biên là: Thiếu kiến thức 22,2%, thiếu kỹ năng 44,4%, khó liên kết với công ty du lịch 11,1%, và các khó khăn khác (thiếu vốn, thiếu đất, vị trí không thuận lợi) 22,2%..
- Đối với các hộ chưa làm du lịch, có 23 hộ (46%) dự định sẽ tham gia làm du lịch trong thời gian tới.
- Kết quả khảo sát bằng câu hỏi nhiều lựa chọn, dự định của các hộ dân tham gia vào các hoạt động du lịch như sau:.
- Bảng 2: Dự định của các hộ dân tham gia hoạt động du lịch.
- Nhà vườn du lịch 4 10,3.
- Dịch vụ lưu trú (Homestay) 5 12,8 Chở khách đi tham quan 6 15,4 Bán hàng đặc sản, quà lưu niệm 10 25,6 Làm thuê cho công ty du lịch 3 7,7.
- Từ thực trạng nêu trên cho thấy, tiềm năng du lịch nông thôn dựa vào cộng đồng ở huyện Tịnh Biên là rất lớn, nhưng chưa được chú trọng khai thác nên chưa tạo được nguồn thu cho cộng đồng dân cư địa phương.
- Muốn vậy, người dân địa phương cần được tạo điều kiện để phát triển các mô hình du lịch cộng đồng nhằm khai thác các vẻ đẹp của cảnh quan nông thôn, của sản xuất nông nghiệp, làng nghề cổ truyền cùng với những giá trị văn hóa bản địa đặc sắc của người Khmer ở vùng núi Thất Sơn hùng vĩ..
- 3.3 Định hướng phát triển du lịch nông thôn dựa vào cộng đồng ở huyện Tịnh Biên.
- Qua phân tích các nguồn thông tin tư liệu, kết quả khảo sát thực tế, và tham khảo ý kiến các cấp lãnh đạo, quản lý địa phương, có thể xác định địa bàn trọng điểm để xây dựng mô hình du lịch nông thôn dựa vào cộng đồng người Khmer huyện Tịnh.
- Xã An Hảo có ưu điểm là gần khu du lịch Núi Cấm, thuận tiện để thu hút khách du lịch đến với du lịch cộng đồng.
- Chùa Khmer ở đây có khuôn viên rộng tạo không gian phục vụ du lịch.
- Tại xã An Hảo đã có câu lạc bộ văn nghệ Khmer nên rất thuận lợi để phục vụ du lịch.
- Nơi đây còn có núi Bà Đội Om là một thắng cảnh thiên nhiên, có thể tổ chức cho khách tham quan, khám phá thiên nhiên và phát triển du lịch tâm linh, v.v....
- Vì vậy, xã An Hảo sẽ là đầu mối liên kết với hai xã còn lại để phát triển các chương trình du lịch cộng đồng.
- Tại An Hảo sẽ thành lập Trung tâm du lịch cộng đồng (với các dịch vụ ăn uống, mua sắm, bãi đậu xe, khu vệ sinh công cộng.
- thành lập đội Hướng dẫn viên du lịch để đưa khách đi tham quan các điểm du lịch khác trên địa bàn..
- Hình 8: Mô hình du lịch nông thôn dựa vào cộng đồng huyện Tịnh Biên Nguồn:Tác giả đề xuất trên cơ sở tham vấn chuyên gia và lãnh đạo địa phương.
- Đồng thời, tại xã An Hảo cũng tập trung phát triển các cơ sở lưu trú du lịch theo mô hình homestay, tổ chức cho du khách tham gia chương trình giao lưu và trải nghiệm văn hóa nghệ thuật.
- Xã Vĩnh Trung có Lễ hội đua bò là lễ hội cấp quốc gia nên rất có tiềm năng phát triển du lịch lễ hội.
- Xã Văn Giáo có khu du lịch sinh thái rừng tràm Trà Sư nên rất thuận tiện để tố chức thành tuyến điểm du lịch để kết nối với các điểm du lịch nông thôn trên địa bàn.
- Ở xã Văn Giáo còn có chùa Văn Râu là ngôi chùa cổ với kiến trúc đẹp, có bộ kinh lá buông nên là một điểm tham quan du lịch rất có tiềm năng.
- 3.4 Giải pháp phát triển du lịch nông thôn dựa vào cộng đồng ở huyện Tịnh Biên.
- Để phát triển du lịch nông thôn dựa vào cộng đồng người Khmer ở huyện Tịnh Biên, một số giải pháp cần thực hiện như sau:.
- Xây dựng Trung tâm du lịch cộng đồng huyện Tịnh Biên làm đầu mối tiếp đón khách du lịch và đưa khách đến các điểm du lịch cộng đồng trong huyện.
- Trung tâm du lịch cộng đồng bao gồm nhiều hạng mục, trong đó có bãi đậu xe cho khách du lịch kết hợp với các cơ sở dịch vụ du lịch như bán đồ ăn uống, quà lưu niệm, đặc sản địa phương..
- Cần vận động người dân đầu tư xây dựng các cơ sở lưu trú cho khách du lịch theo mô hình homestay..
- Chú trọng đầu tư xây dựng khu vệ sinh công cộng đồng bộ và hiện đại để phục vụ du lịch.
- Đẩy mạnh phát triển du lịch làng nghề theo hướng chuyển từ hoạt động kinh tế đơn thuần thành điểm tham quan du lịch.
- Như vậy, cần đầu tư phát triển các dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách tham quan du lịch.
- Đặc biệt, cần chú trọng tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho khách du lịch tại làng nghề..
- Khai thác các hoạt động văn hóa nghệ thuật gắn với sinh hoạt cộng đồng với các tiết mục múa hát, nhạc ngũ âm, trò chơi dân gian của người Khmer để phục vụ du lịch.
- Thành lập tổ hướng dẫn du lịch kết hợp nghiên cứu xây dựng các bài thuyết minh về văn hóa Khmer để giới thiệu với du khách.
- Xây dựng tour, tuyến du lịch nông thôn dựa vào cộng đồng, kết nối với các điểm du lịch khác trong và ngoài địa bàn huyện Tịnh Biên như: Núi Cấm, Trà Sư, Châu Đốc, Hà Tiên, v.v.
- Tổ chức các chương trình du lịch thử nghiệm (farmtrip) mời đại diện các công ty du lịch, các phóng viên báo đài tham gia để giới thiệu, quảng bá về du lịch cộng đồng của người Khmer ở huyện Tịnh Biên.
- Đồng thời, thông qua chương trình này để lấy ý kiến đóng góp cải tiến chương trình và hoàn thiện hơn các sản phẩm du lịch..
- Cảnh quan thiên nhiên đặc sắc của vùng núi Thất Sơn cùng với những giá trị văn hóa bản địa của cộng đồng người Khmer ở huyện Tịnh Biên rất độc đáo mà không nơi nào có được đã tạo nên tiềm năng rất to lớn để phát triển du lịch nông thôn dựa vào cộng đồng người Khmer.
- Tuy nhiên, trên thực tế, việc phát triển du lịch nông thôn dựa vào cộng đồng người Khmer ở huyện Tịnh Biên cũng còn nhiều khó khăn và thách thức như: vốn kiến thức và kỹ năng du lịch của người Khmer còn rất hạn chế, đời sống của đa số người.
- dân còn nghèo, đường sá giao thông và cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch chưa phát triển, v.v....
- Vì vậy, để tạo điều kiện cho việc hình thành và phát triển du lịch nông thôn dựa vào cộng đồng người Khmer ở huyện Tịnh Biên rất cần có sự quan tâm, hỗ trợ của chính quyền và các cơ quan đoàn thể các cấp, từ tỉnh đến huyện, xã, ấp để cùng chung tay phát triển du lịch cộng đồng nhằm góp phần xóa đói giảm nghèo, ổn định đời sống, nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần xây dựng nông thôn mới, đồng thời góp phần bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của địa phương..
- Báo cáo Tổng kết kết quả thực hiện Dự án du lịch nông nghiệp (Tài liệu chưa xuất bản).
- Xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù, nâng cao tính cạnh tranh của du lịch Ninh Thuận trong xu thế hội nhập.
- Phát triển du lịch nông thôn ở nước ta hiện nay, Tạp chí Cộng sản số 802.
- Luật Du lịch 2017 (Luật số:.
- Định hướng khai thác sản phẩm đặc thù trong phát triển du lịch nông thôn ở An Giang.
- Kỷ yếu hội thảo khoa học “Phát triển và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch An Giang” do UBND tỉnh An Giang tổ chức tại Thành phố Châu Đốc, An Giang, ngày