« Home « Kết quả tìm kiếm

PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG


Tóm tắt Xem thử

- Marx đã chỉ ra rằng, giáo dục sản xuất ra và tái sản xuất khả năng lao động của con người, có thể thay đổi tính chất và hình thái của khả năng lao động của con người, phát triển và là phương pháp quan trọng của tái sản xuất lực lượng sản xuất có hình thái tri thức khoa học..
- Chi phí giáo dục là bộ phận cấu thành giá trị sức lao động.
- Theo sự phát triển sản xuất của xã hội và tiến bộ của khoa học, giá trị kinh tế xã hội của lao động phức tạp sẽ ngày càng cao, chi phí đào tạo cũng ngày càng lớn.
- Lao động giáo dục sẽ ảnh hưởng đến việc hình thành giá trị kinh tế xã hội.
- Sức lao động và chỉ có sức lao động mới là lực lượng sáng tạo ra của cải vật chất của xã hội.
- Nhưng sức lao động có thể tạo ra giá trị mới thì tuyệt đối không thể được hình thành một cách tự nhiên, cũng không phải là một quá trình tự nhiên, nó có mối tương quan mật thiết, có tỉ lệ tương thích với mức độ giáo dục của sức lao động..
- Sản phẩm chủ yếu của giáo dục là sản phẩm phi vật thể, như Marx nói, là “sức lao động được phát triển, có kỹ năng” Marx K.
- Nói rộng ra là những thay đổi về chất lượng sức lao động, thay đổi tố chất người lao động: có hiểu biết, có kỹ năng lao động, năng lực cộng đồng và nhân cách..
- Chúng ta đang có một cuộc vận động lớn áp dụng công nghệ trong giáo dục, sẽ có lớp học điện tử, có trường ảo trên mạng, sẽ phát triển tự học, giáo dục từ xa, bài giảng của thầy có thể mua đ­ược qua đĩa CD và các công ty có thể cung cấp mọi thứ cần cho những ai muốn học nh­ưng không đến trường được.
- Như thế, mặc nhiên đã hình thành nên loại sản phẩm giáo dục vật thể.
- Mặt khác, khi rời khỏi nhà trường, tham gia vào thị trường với tư cách hàng hóa, nó là sản phẩm giáo dục.
- Để tăng sức cạnh tranh thì các sản phẩm này đa phần được viết lại, thiết kế lại sao cho người học có thể tự học được..
- Nếu kết hợp quan điểm kinh tế với quan điểm triết học, đạo đức học và chính trị học thì giáo dục tạo ra được những hàng hóa đặc biệt.
- “Đặc biệt” vì nó là sản phẩm của lao động tổng hợp hay là của ‘công nhân tập thể’ (theo cách nói của Marx)i từ những người mở trường, các giáo sư, các nhà quản lý giáo dục, cho đến những công nhân tạp vụ trong nhà trường.
- và sức lao động từ đơn giản đến phức tạp như là tạp vụ, sửa chữa bảo hành trang thiết bị kỹ thuật.
- Sản phẩm tổng hợp đó có giá trị cao hơn nhiều so với những gì mà các thành tố của nó tạo ra.
- Nó mang tính nhân văn cao cả và giá trị tinh thần lớn lao, lợi ích mà nó mang lại không thể tính toán được theo các phương pháp kế toán thông thường..
- Lợi nhuận trong đầu tư cho giáo dục có hai phần: phần của cá nhân và phần của xã hội.
- Nhà nước đầu tư cho giáo dục để mang lại lợi ích cho toàn xã hội (giáo dục là lợi ích công cộng).
- Các thành phần kinh tế đầu tư cho giáo dục để tăng chất lượng người lao động, từ đó tăng năng suất lao động, tăng chất lượng sản phẩm, hạ giá thành và tăng sức cạnh tranh.
- Gia đình và cá nhân đầu tư cho giáo dục để tăng năng lực hiểu biết, cơ hội tìm kiếm việc làm, khả năng lập nghiệp, tăng thu nhập cá nhân do tăng năng suất lao động và khả năng kiếm được việc làm có lương cao hơn (giáo dục mang lại lợi ích riêng cho các cá nhân)..
- Đầu tư cho giáo dục cũng mang lại lợi nhuận cho người mở trường tư nếu họ tự cân đối được thu chi và bảo đảm chất lượng giáo dục.
- Trường không vì lợi nhuận là trường không chia phần chênh lệch thu chi đó cho các cá nhân gắn với việc vận hành và tổ chức các hoạt động của trường mà dùng để chi vào mục đích xã hội hoặc từ thiện hoặc tái đầu tư phát triển nhà trường.
- Do tác động của chủ nghĩa tự do mới, đi kèm với tự do thương mại dịch vụ, thị trường các sản phẩm giáo dục (vật thể và phi vật thể.
- gọi tắt là thị trường giáo dục - đại học hướng xuất khẩu từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển ở quy mô toàn cầu là một thực tế khách quan và tác động rất lớn đến nền giáo dục đại học các nước.
- Nhưng không nên nhầm lẫn về quan niệm và thái độ đối với thị trường xuất khẩu và thị trường nội địa.
- Thị trường giáo dục đại học nội địa (nếu có) là một thị trường không hoàn hảo, cạnh tranh không hoàn hảo, nhiều khiếm khuyết và thất bại đòi hỏi sự can thiệp của nhà nước..
- Vì thế, chỉ nên áp dụng các phương thức dựa trên thị trường (cũng có thể hiểu là các thế mạnh của nó) để phát triển giáo dục đại học.
- Việc áp dụng đó được gọi là cải cách định hướng thị trường hoặc còn gọi là thị trường hóa.
- Các phương thức chủ yếu là: a) bãi bỏ các định chế, tăng cường quyền tự chủ và trách nhiệm của các trường đại học.
- c) tạo cân bằng cung cầu và sự cạnh tranh lành mạnh giữa các trường..
- Điều cần lưu ý là, khi có được tính tự chủ khá lớn từ tay Nhà nước thì cơ chế thị trường lại trở thành sự trói buộc mới mà giáo dục đại học khó có thể thoát ra được về các mặt như kinh phí, học phí, quản lý, nhân sự và đánh giá… và đều sẽ nảy sinh những ảnh hưởng sâu rộng..
- Cùng với xu thế cải cách định hướng thị trường mang tính toàn cầu, dưới áp lực của việc phải tiếp tục tồn tại và phát triển, có thể hình dung rằng một số ngành học mà phải cần vài năm hoặc thời gian dài hơn thế để có thể cho ra đời các thành quả giảng dạy và nghiên cứu, một số ngành học không có đủ sức hấp dẫn trên thị trường, một số ngành học không phù hợp với nhu cầu của phần lớn công chúng, một số ngành học bị coi là không có tính thực tế, người học khi tốt nghiệp ra không kiếm được việc làm v.v.
- Ý nghĩa tồn tại thực sự của giáo dục đại học sẽ chuyển từ chỗ tạo cho người học một kiến thức sâu rộng để nhìn xa trông rộng, để sáng tạo ý tưởng, trở nên thực dụng hơn, “công chúng” hơn, thích hợp với nghề nghiệp trong xã hội hơn.
- Để tăng giá trị nguồn vốn, số sinh viên trong mỗi lớp học được tăng lên, do vậy dẫn đến việc coi nhẹ các phương pháp sư phạm truyền thống nhằm khơi dậy lý tưởng và hứng thú của người học.
- Lớp học quy mô lớn với sự trợ giúp đa phương tiện trở thành một hiện tượng phổ biến trong các trường đại học, tỷ lệ giữa thầy và trò giảm đi, các giảng viên khó có thể sử dụng phương pháp chia tổ nhỏ để giảng dạy nên sẽ khó có thể gần gũi chia sẻ tư duy, ý tưởng khoa học, niềm đam mê với từng sinh viên trong lớp..
- Để hạ thấp chi phí, tăng hiệu quả kinh tế, công nghệ thông tin và truyền thông sẽ được áp dụng mạnh mẽ trong giáo dục đại học.
- Một số chương trình học tập sẽ được tổ chức theo hình thức học từ xa, tự học, sinh viên có thể tải các bài giảng, tư liệu học tập từ trên mạng internet về máy tính cá nhân, hình thành nên một mô hình truyền thụ kiến thức và học tập hoàn toàn mới mẻ.
- Một số trường đại học sẽ phát triển các chương trình/khoá học trên mạng internet, thu hút những người muốn học tại chức.
- Sắp tới sẽ có chương trình học lấy bằng thạc sĩ, tiến sĩ qua mạng, sẽ có trường đại học ảo.
- Chúng ta không hạ thấp vai trò của khoa học kỹ thuật đối với giáo dục nhưng nếu chỉ đơn thuần dựa vào khoa học kỹ thuật để phát triển giáo dục mà coi nhẹ mối quan hệ giữa con người với con người thì chúng ta mới chỉ đạt được mục tiêu truyền thụ kiến thức chứ chưa đạt được mục đích toàn diện, chất lượng cao của giáo dục: học để biết, để làm việc, để chung sống và để làm người..
- Nếu chỉ chú trọng bồi dưỡng về trình độ kỹ thuật mà thiếu đi hoặc xem nhẹ mục đích thực sự của giáo dục đại học thì sẽ dẫn tới việc không đào tạo được “nhân tài toàn diện.
- Như thế, sẽ khiến cho “giáo dục chất lượng cao” trở thành hữu danh vô thực..
- Khác với các dịch vụ công cộng khác, giáo dục vẫn là một dạng dịch vụ nâng cao các giá trị chân thiện mỹ của con người, vẫn là một sự nghiệp “trồng người”.
- Nếu các giảng viên đều tiến hành giảng dạy theo các chỉ tiêu và tiêu chuẩn thị trường thì họ sẽ không muốn làm gì hơn số tiền mà họ được nhận và đương nhiên những lý tưởng như ‘hết lòng vì học sinh thân yêu’ cũng chỉ là những khẩu hiệu không tưởng.
- Câu nói “vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người” của Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên giá trị.
- Điều đáng lo lắng nhất, vì thế, chính là vai trò của ngư­ời thầy trong nền kinh tế thị trường.
- Việc gắn người thầy với những biến động trong nhà trường do thị trường mang lại, việc để cho người thầy nhận trực tiếp tiền (học phí) từ người học đã làm giảm sút đáng kể hình ảnh của họ so với trước kia và rất khó biện hộ rằng đó không phải là một sự mua và bán..
- Ngay trong giai đoạn hình thành và phát triển của chủ nghĩa tư bản, khi mà chủ nghĩa xã hội còn đang phôi thai thì Marx - Engels, khi nói về giáo dục cũng đã tách biệt thầy giáo và người mở trườngi.
- Sự tách biệt ấy, đã và sẽ giúp cho truyền thống tôn sư trọng đạo được duy trì, giúp cho xã hội vẫn có thể đặt niềm tin vào đội ngũ nhà giáo trước những biến động của thị trường..
- Nhà nước, xã hội và các trường đại học đều hy vọng đưa giáo dục đại học Việt Nam tiến nhanh, tiến kịp trình độ tiên tiến trong khu vực và trên thế giới nên đã và đang có xu hướng khai thác nguồn lực bên ngoài (tài trợ, chương trình, giáo trình, giảng viên.
- Nhưng khi biên giới giáo dục hoàn toàn được mở cùng với việc gia nhập WTO và GATS, những người cung cấp giáo dục mạnh nhất và giàu nhất sẽ thâm nhập vào nước ta mà không bị hạn chế.
- Các trường đại học nước ta sẽ phải chịu sức ép cạnh tranh rất lớn để phát triển..
- Trong hoàn cảnh đó, càng không nên coi nhẹ khuyến khích sự đóng góp cho nền học thuật và xã hội của các nhà giáo, nhà khoa học Việt Nam.
- Khơi dậy được sự nỗ lực và cống hiến của họ trong những chương trình đào tạo, nghiên cứu mang bản sắc Việt Nam, tinh thần Việt Nam, đạt trình độ quốc tế cả trong lĩnh vực khoa học tự nhiên và công nghệ, khoa học xã hội và nhân văn, mới thực sự là chiến lược phát triển lâu dài..
- Nền kinh tế thị trường sẽ thúc đẩy cạnh tranh để tăng hiệu quả ngay cả trong lĩnh vực giáo dục.
- Nhưng sự đam mê “cạnh tranh” trong giáo dục sẽ thể hiện ra thành sự cạnh tranh giữa các trường với nhau, cạnh tranh giữa giáo viên với giáo viên, cạnh tranh giữa sinh viên với nhau, mỗi bên đều tìm ra những cách thức riêng để đạt được lợi thế trong cuộc cạnh tranh này.
- Cách tư duy của “chủ nghĩa hiệu quả và lợi ích” đó trong giáo dục tiềm ẩn những khiếm khuyết có ảnh hưởng to lớn đến xã hội nếu như không có các tác động bền vững cần thiết và thường xuyên..
- Đối với Việt Nam, chúng ta cần nghiên cứu kỹ mọi khía cạnh của sự phát triển giáo dục trong nền kinh tế thị trường, trước xu thế hội nhập quốc tế, phát huy những mặt tích cực, ngăn chặn những hạn chế, tiêu cực.
- Nếu không chịu cải cách, không hướng tới những nhu cầu của nền kinh tế thị trường để đáp ứng thì giáo dục đại học sẽ không phát huy được vai trò của nó, sẽ trở thành một kiểu “tháp ngà mới”.
- Tuy nhiên từ kinh nghiệm quốc tế cần thấy rằng việc đánh đồng quan niệm và thái độ đối với thị trường giáo dục tòan cầu (xuất/nhập khẩu giáo dục) và nhu cầu phát triển giáo dục quốc gia dễ dẫn đến những giải pháp có tính cực đoan, khó kiểm soát được, khi mà chưa đủ cơ chế, chính sách quản lý và năng lực khắc phục có hiệu quả những khiếm khuyết tiềm ẩn của thị trường..
- Có thể thấy rằng các yếu tố đồng thuận, giá trị tinh thần truyền thống, công bằng xã hội, sự thất bại vốn có của thị trường đối với giáo dục quốc gia và sức ép cạnh tranh của thị trường toàn cầu có tác động rất mạnh mẽ đến việc lựa chọn phương thức phát triển giáo dục đại học..
- Cũng có thể thấy rằng không ai khác ngoài Nhà nước có thể giải được bài toán do các yếu tố trên đặt ra.
- Giáo dục vẫn luôn luôn là một sự nghiệp công ích, phát triển giáo dục đại học vẫn là chức năng cơ bản và trách nhiệm của chính phủ..
- Như vậy là, vẫn cần một sự bao cấp từ phía Nhà nước với một phương thức mới khác với phương thức quan liêu cũ, một sự bao cấp có hiệu quả hơn dựa trên sự cải cách hành chính và áp dụng những phương thức quản lý kiểu doanh nghiệp cho giáo dục đại học cũng như các dịch vụ công khác.
- Những đổi mới từ phía nhà nước, đổi mới công tác quản lý vĩ mô đối với giáo dục đại học và các trường đại học, vì thế, có ý nghĩa quyết định sự thành bại của cuộc cải cách giáo dục đại học, thực hiện thành công hay không Nghị quyết 14 của Chính phủ..
- Giá trị tinh thần, quan niệm truyền thống và hướng nhân văn của giáo dục đại học gợi cho ta hình ảnh của những nhà nho đầy khí phách và kinh bang tế thế, của Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Ngô Thì Nhậm, Nguyễn Công Trứ và xa hơn là Khổng Tử mà người Việt Nam ta vẫn luôn kính trọng.
- Còn giá trị kinh tế, quan niệm thị trường và hướng nghề nghiệp của giáo dục đại học lại có được nền tảng lý luận vững chắc của chủ nghĩa Marx.
- Thực tiễn đòi hỏi chúng ta không thể giải quyết bài toán phát triển giáo dục đại học theo kiểu phủ nhận một phía mà phải là tìm điểm cân bằng tối ưu.
- Đây chính là thách thức lớn nhất đối với các nhà hoạch định chính sách giáo dục của nước ta./.