« Home « Kết quả tìm kiếm

Phát triển trợ giúp pháp lý tại cơ sở


Tóm tắt Xem thử

- Phát triển trợ giúp pháp lý tại cơ sở.
- Luận văn Thạc sĩ ngành: Lý luận và lịch sử Nhà nước và pháp luật Mã số: 60 38 01.
- Abstract: Làm sáng tỏ quá trình phát triển của các quy định pháp luật về trợ giúp pháp lý tại cơ sở, tạo tiền đề pháp lý quan trọng thúc đẩy công tác này.
- Đánh giá tình hình trợ giúp pháp lý tại cơ sở hiện nay, nêu và phân tích những yêu cầu về mặt pháp lý và thực tiễn trong thời gian tới đối với công tác này.
- Kiến nghị một số giải pháp nhằm hoàn thiện, tăng cường hiệu quả, phát huy tác dụng tích cực của các phương thức trên để người nghèo, người dân tộc thiểu số và người có hoàn cảnh đặc biệt khác có nhiều cơ hội, địa chỉ để được trợ giúp pháp lý miễn phí..
- Keywords: Pháp luật Việt Nam.
- Pháp luật cơ sở.
- Trợ giúp pháp luật Content.
- Ra đời từ năm 1997 trên cơ sở Quyết định số 734/TTg của Thủ tướng Chính phủ, đến nay, hoạt động trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo và đối tượng chính sách đã và đang ngày càng khẳng định được vị trí, vai trò trong đời sống pháp luật của xã hội, trở thành bộ phận quan trọng trong Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo và được cụ thể hoá trong Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn và Chương trình phát triển kinh tế - xã hội tại các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn Chương trình 135 giai đoạn II).
- Qua hơn 10 năm hình thành và phát triển, công tác trợ giúp pháp lý đạt được những kết quả tích cực, góp phần không nhỏ trong việc nâng cao hiểu biết pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người nghèo, người dân tộc thiểu số, người có công với cách mạng và những người có hoàn cảnh đặc biệt khác.
- Theo số liệu thống kê, tính đến hết 6 tháng đầu năm 2009, các tổ chức trợ giúp pháp lý trong cả nước đã trợ giúp được 1.259.744 vụ việc cho 1.307.201 người được trợ giúp pháp lý.
- Với đặc thù phần lớn đối tượng trợ giúp pháp lý là những người có khó khăn về kinh tế, trình độ hạn chế, sống tập trung chủ yếu ở cấp cơ sở, vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa nên để đạt được những kết quả trên, ngay từ giai đoạn đầu triển khai hoạt động này, Bộ Tư pháp đã chủ trương hướng mạnh về cơ sở, chủ động tiếp cận, tìm đến và giúp đỡ khi dân cần pháp luật thông qua các phương thức: trợ giúp pháp lý lưu động, Tổ, Điểm, Chi nhánh, Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý, chuyên trang, chuyên mục phát thanh, truyền hình, sinh hoạt chuyên đề pháp luật tại các địa bàn xa trung tâm, có nhiều nhu cầu trợ giúp pháp lý, tạo điều kiện cho người nghèo, đối tượng chính sách được giải toả vướng mắc pháp luật ngay tại chỗ, không phải đi lại tốn kém.
- Đặc biệt với hình thức sinh hoạt Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý, người dân không chỉ thụ động tiếp thu kiến thức pháp luật mà còn tham gia hình thành các.
- “đáp án” pháp luật.
- Trong thời gian qua, các vụ việc trợ giúp pháp lý chủ yếu được thực hiện tại cơ sở (781.041 vụ việc, chiếm 62% tổng số vụ việc).
- Thực tiễn đã chứng minh đây là hướng đi đúng đắn, tăng khả năng tiếp cận của người dân với hoạt động trợ giúp pháp lý trên cơ sở bám dân, phục vụ nhân dân tại chỗ của các tổ chức trợ giúp pháp lý, nhất là đối với người dân ở vùng sâu, vùng xa, miền núi, vùng có nhiều khó khăn.
- Qua đó thể hiện rõ mục đích, ý nghĩa của trợ giúp pháp lý là xuất phát và phục vụ tốt nhất lợi ích của người nghèo và đối tượng chính sách..
- Để khẳng định tầm quan trọng của công tác trợ giúp pháp lý cũng như tạo cơ sở pháp lý bền vững thúc đẩy công tác này phát triển, đáp ứng tốt hơn nhu cầu giúp đỡ pháp luật của người dân, ngày Quốc hội khoá XI tại kỳ họp thứ 9 đã thông qua Luật Trợ giúp pháp lý (có hiệu lực kể từ ngày .
- Cùng với các quy định cụ thể, chặt chẽ về khái niệm, nguyên tắc hoạt động trợ giúp pháp lý, tổ chức bộ máy, người thực hiện trợ giúp pháp lý, Luật đã quy phạm hoá các hoạt động trợ giúp pháp lý, trong đó có các phương thức trợ giúp pháp lý tại cơ sở.
- Để đưa các quy định của Luật Trợ giúp pháp lý đi vào cuộc sống, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành có liên quan đã ban hành đồng bộ nhiều văn bản quy phạm pháp luật (Nghị định, Thông tư, Quyết định, Chỉ thị) hướng dẫn chi tiết thi hành Luật.
- Vì vậy, trợ giúp pháp lý tại cơ sở đã có cơ sở pháp lý cần thiết, được tạo “đà”,.
- Tuy nhiên, để nhân rộng và tăng cường chất lượng, hiệu quả trợ giúp pháp lý cơ sở, cần thiết phải tiếp tục nghiên cứu, đánh giá, tìm ra những giải pháp để các quy định của Luật Trợ giúp pháp lý được thực thi hiệu quả trên thực tế, đồng thời hoàn thiện thể chế nhằm đáp.
- Đó là phải chuẩn hoá được mô hình Chi nhánh của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tại cấp huyện giúp Trung tâm quản lý và thực hiện tốt trợ giúp pháp lý tại cơ sở, phát huy tối đa hiệu quả của trợ giúp pháp lý lưu động và Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý, kiểm soát và đánh giá được chất lượng, hiệu quả của các phương thức này trong tương quan với những chi phí về con người, kinh phí, cơ sở vật chất và đánh giá được mức độ đạt của các phương thức này so với ý nghĩa, tác dụng của nó.
- Bên cạnh đó, ngoài các phương thức đã được quy định trong Luật Trợ giúp pháp lý, thực tế còn một số phương thức khác như Hộp thư trợ giúp pháp lý, trợ giúp pháp lý phối hợp với hoà giải cơ sở, trợ giúp pháp lý qua các phương tiện thông tin, trợ giúp pháp lý tại nhà riêng của cộng tác viên… đang được triển khai có hiệu quả cũng cần nghiên cứu để có hướng dẫn phù hợp..
- Hiện nay, do chưa có nhận thức thống nhất và đầy đủ về vị trí, vai trò, mục đích của trợ giúp pháp lý nên mặc dù hoạt động này có nhiều tác dụng tích cực đối với đời sống của người dân ở cơ sở nhưng nhiều nơi chưa có sự quan tâm đầu tư đúng mức (về con người, kinh phí và cơ sở vật chất), vì vậy, người nghèo và người có hoàn cảnh đặc biệt chưa thực sự được tiếp cận và sử dụng dịch vụ pháp lý miễn phí.
- Hoạt động giới thiệu, truyền thông còn hạn chế, nhiều nơi, người dân chưa biết về trợ giúp pháp lý để tìm đến yêu cầu giúp đỡ khi cần thiết.
- Đồng thời, do ý thức pháp luật của người dân còn thấp nên trong cuộc sống thường ngày, họ chưa có thói quen sử dụng pháp luật mà tự giải quyết vướng mắc, tranh chấp dẫn đến tình trạng vi phạm pháp luật hoặc để những mâu thuẫn, tranh chấp đã đến mức trầm trọng mới nhờ đến cơ quan có thẩm quyền..
- Tóm lại, xuất phát từ những ưu điểm và hiệu quả của các phương thức trợ giúp pháp lý tại cơ sở và nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của người dân, tạo thuận lợi cho người dân tiếp cận dịch vụ pháp lý miễn phí, cần thiết phải có sự đầu tư nghiên cứu tìm ra những giải pháp thiết thực thúc đẩy phát triển các phương thức này..
- Vì vậy, tôi đã chọn đề tài “Phát triển trợ giúp pháp lý tại cơ sở” để nghiên cứu viết Luận văn Cao học Luật của mình..
- Trợ giúp pháp lý là nhiệm vụ mới của ngành Tư pháp, thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước đối với người nghèo và đối tượng chính sách trên phương diện pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho những đối tượng chịu thiệt thòi trong xã hội, đánh dấu bước phát triển vượt bậc của công cuộc xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam - xóa đói giảm nghèo về vật chất và tinh thần, tạo điều kiện cho người nghèo trong xã hội được bình đẳng trong tiếp cận pháp luật, công bằng trước pháp luật.
- Đến nay, đã có một số luận án, luận văn tiến sĩ, thạc sĩ, đề tài cấp Bộ và nhiều bài báo, tạp chí, chuyên đề nghiên cứu làm sáng tỏ các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo và đối tượng chính sách.
- Đó là: Luận án Tiến sĩ “Điều chỉnh pháp luật về trợ giúp pháp lý ở Việt Nam trong điều kiện đổi mới” của tác giả Tạ Thị Minh Lý.
- Luận văn Thạc sĩ: “Hoàn thiện.
- pháp luật về người thực hiện trợ giúp pháp lý ở Việt Nam” của tác giả Vũ Hồng Tuyến.
- Luận văn Thạc sĩ “Hoàn thiện các hình thức tiếp cận pháp luật của người nghèo ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” của tác giả Đỗ Xuân Lân.
- đề tài cấp Bộ: "Mô hình tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý, phương hướng thực hiện trong điều kiện hiện nay”, “Luận cứ khoa học và thực tiễn xây dựng Pháp lệnh trợ giúp pháp lý” và nhiều bài viết, chuyên đề trên các báo, tạp chí nghiên cứu khoa học như: Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Đặc san trợ giúp pháp lý, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Báo Pháp luật Việt Nam, Website "Trợ giúp pháp lý Việt Nam".
- Tuy nhiên, về vấn đề phát triển trợ giúp pháp lý tại cơ sở thì đến nay chưa có nghiên cứu chuyên sâu, toàn diện và tổng thể về lý luận và thực tiễn..
- Mục đích của Luận văn.
- Luận văn tập trung làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về trợ giúp pháp lý tại cơ sở.
- từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện, tăng cường hiệu quả, phát huy tác dụng tích cực của các phương thức này để người nghèo, người dân tộc thiểu số và người có hoàn cảnh đặc biệt khác có nhiều cơ hội, địa chỉ để được trợ giúp pháp lý miễn phí..
- Luận văn tập trung nghiên cứu về tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý tại cơ sở (cấp xã và tại thôn, bản, làng, xóm, ấp, phum, sóc.
- Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.
- Việc nghiên cứu đề tài dựa trên cơ sở các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.
- Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận văn.
- Trợ giúp pháp lý tại cơ sở có vai trò quan trọng trong đời sống pháp luật của người nghèo và đối tượng chính sách tại cơ sở nói chung và công tác trợ giúp pháp lý nói riêng.
- vậy, Luận văn sẽ là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách hệ thống, chuyên sâu về mục đích, ý nghĩa, vai trò, tác dụng, tìm ra những đặc điểm chung của trợ giúp pháp lý tại cơ sở..
- Luận văn góp phần chứng minh quá trình phát triển đúng đắn của các quy định pháp luật về trợ giúp pháp lý tại cơ sở tạo cơ sở pháp lý quan trọng thúc đẩy công tác này.
- Đồng thời, đánh giá sâu sắc, sát thực tình hình trợ giúp pháp lý tại cơ sở hiện nay, nêu và phân tích yêu cầu về mặt pháp lý và thực tiễn trong thời gian tới đối với công tác này..
- Luận văn này đưa ra một số kiến nghị, giải pháp nhằm thúc đẩy trợ giúp pháp lý tại cơ sở phát triển phù hợp với tình hình mới và mang lại hiệu quả thiết thực..
- Kết cấu của Luận văn.
- Chương 1: Một số vấn đề chung về trợ giúp pháp lý tại cơ sở Chương 2: Thực trạng trợ giúp pháp lý tại cơ sở.
- Chương 3: Yêu cầu và một số giải pháp phát triển trợ giúp pháp lý tại cơ sở.
- Ban Bí thư (2003), Chỉ thị số 32/CT-TW ngày về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân, Ban Chấp hành Trung ương Đảng..
- Ban Bí thư Trung ương Đảng (2002), Chỉ thị số 10-CT/TW ngày 28/3/2002 về tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở..
- Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX (2002), Nghị quyết số 17/NQ-TW ngày 18/3/2002 Hội nghị lần thứ 5 về ''Đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn''..
- Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Hà Nội..
- Bộ Tư pháp (2007), Tài liệu Hội nghị tổng kết 10 năm công tác trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách Hà Nội, 2007..
- Các văn bản pháp luật về trợ giúp pháp lý, Tập 1, NXB Chính trị quốc gia, 2008..
- Cục Trợ giúp pháp lý - Bộ Tư pháp Đặc san trợ giúp pháp lý các số Hà Nội, từ .
- Cục Trợ giúp pháp lý - Bộ Tư pháp (2003), Báo cáo khảo sát các phương thức trợ giúp pháp lý tại cơ sở năm 2003..
- Cục Trợ giúp pháp lý - Bộ Tư pháp năm hoạt động trợ giúp pháp lý ở Việt Nam hướng phát triển"..
- Hoàng Chí Bảo (2005), Hệ thống chính trị ở cơ sở nông thôn nước ta hiện nay, tr.170, NXB Lý luận chính trị, 2005,.
- Nguyễn Thành Minh (1998), Từ điển pháp luật Anh - Việt, NXB Thế giới, Hà Nội..
- Đỗ Xuân Lân (2006), Hoàn thiện các hình thức tiếp cận pháp luật của người nghèo ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Khoa luật, Đại học quốc gia Hà Nội, 2006..
- Vũ Hồng Tuyến (2004), Hoàn thiện pháp luật về người thực hiện trợ giúp pháp lý ở Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội..
- Tạ Thị Minh Lý (2007), Điều chỉnh pháp luật về trợ giúp pháp lý ở Việt Nam trong điều kiện đổi mới, Luận án Tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội..
- Tạ Thị Minh Lý, "Trợ giúp pháp lý với vấn đề bảo vệ quyền con người", http://www.nlaa.gov.vn..
- Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (1998), Pháp lệnh về tổ chức và hoạt động hoà giải ở cơ sở năm 1998..
- Viện Nghiên cứu khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ:“Luận cứ khoa học và thực tiễn xây dựng Pháp lệnh trợ giúp pháp lý”..
- Viện Nghiên cứu khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ:“Mô hình tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý, phương hướng thực hiện trong điều kiện hiện nay”.