« Home « Kết quả tìm kiếm

Phê chuẩn của Viện Kiểm sát Nhân dân đối với các quyết định của cơ quan điều tra trong giai đoạn điều tra các vụ án hình sự theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam


Tóm tắt Xem thử

- Phê chuẩn của Viện Kiểm sát Nhân dân đối với các quyết định của cơ quan điều tra trong.
- giai đoạn điều tra các vụ án hình sự theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam.
- Luận văn ThS.
- ngành: Luật hình sự.
- Khái quát, hệ thống một số vấn đề chung về phê chuẩn trong tố tụng hình sự trong lịch sử lập pháp Việt Nam.
- Phân tích các quy định về phê chuẩn của một số quốc gia trên thế giới nhƣ: Mỹ, Pháp, Đức.
- Nghiên cứu các quy định của pháp luật về phê chuẩn trong tố tụng hình sự Việt Nam hiện hành và việc thực thi các quy định đó.
- Từ đó chỉ ra những kết quả đạt đƣợc và những hạn chế, thiếu sót trong tố tụng hình sự và nguyên nhân chủ quan và khách quan.
- Nêu các yêu cầu khách quan và xu hƣớng đổi mới hoạt động phê chuẩn của VKSND.
- Đề ra một số các giải pháp về nguồn nhân lực, cơ sở vật chất và mối quan hệ giữa VKS và cơ quan điều tra, và các giải pháp hoàn thiện các quy phạm pháp luật nhằm nâng cao chất lƣợng, hiệu quả hoạt động phê chuẩn trong tố tụng hình sự Việt Nam..
- Pháp luật Việt Nam.
- Luật hình sự.
- Tố tụng hình sự.
- Viện Kiểm sát.
- Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 (BLTTHS) ra đời đã đánh dấu một bƣớc tiến đáng kể trong lịch sử công tác lập pháp nói chung và đặc biệt là trong lịch sử công tác xây dựng pháp luật trong lĩnh vực tố tụng hình sự nói riêng.
- BLTTHS đã đƣợc sửa đổi một cách tƣơng đối toàn diện Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 theo hƣớng tăng cƣờng trách nhiệm và quyền hạn cho Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) đặc biệt là trong giai đoạn điều tra các vụ án hình sự và cụ thể hoá các trách nhiệm và quyền hạn này một cách rõ nét hơn so với Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988.
- VKSND hay còn đƣợc gọi là Viện kiểm sát (VKS) vẫn giữ chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự.
- Đồng thời, BLTTHS cũng đã quy định cụ thể hơn và chặt chẽ hơn về vai trò của VKS trong việc phê chuẩn các quyết định của Cơ quan điều tra (CQĐT) trong tố tụng hình sự đó là.
- quyết định phê chuẩn, không phê chuẩn các quyết định của CQĐT.
- trong trƣờng hợp không phê chuẩn thì phải nêu rõ lý do”[điều 112.
- Chính sự cụ thể hoá này cũng thể hiện rõ nét hơn trách nhiệm của VKS đối với các trƣờng hợp oan, sai trong tố tụng hình sự đặc biệt là sau khi có Nghị quyết 388 của Uỷ ban Thƣờng vụ Quốc hội 11 về bồi.
- thƣờng thiệt hại cho ngƣời bị oan do ngƣời có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra.
- Theo quy định tại các văn bản này, nếu phát sinh vấn đề oan, sai trong tố tụng hình sự thì: đối với các quyết định tố tụng của CQĐT mà VKSND đã phê chuẩn thì trách nhiệm bồi thƣờng oan, sai thuộc về VKSND và ngƣợc lại, các quyết định của CQĐT mà không đƣợc VKSND phê chuẩn thì trách nhiệm bồi thƣờng oan, sai (nếu có) thuộc về CQĐT..
- Quy định về việc VKS phê chuẩn một số quyết định của CQĐT trong giai đoạn điều tra đã tạo ra một cơ chế vừa có sự phân định rõ ràng trách nhiệm, nhiệm vụ của CQĐT và VKS vừa đảm bảo tính phối hợp, chế ƣớc giữa hai cơ quan này nhằm đảm bảo cho việc giải quyết các vụ án hình sự đƣợc thực hiện đúng pháp luật..
- Trải qua gần năm năm thực hiện BLTTHS, các quy định của Bộ luật này và các văn bản hƣớng dẫn về thủ tục phê chuẩn và hoạt động phê chuẩn của VKSND đối với một số quyết định của CQĐT vẫn còn những khó khăn, vƣớng mắc dẫn đến những ảnh hƣởng đáng kể tới việc giải quyết các vụ án hình sự cả về mặt thời gian, tiến độ cũng nhƣ chất lƣợng.
- Mặc dù các báo cáo sơ kết, tổng kết của các VKS, CQĐT thƣờng chƣa quan tâm một cách đúng mức đến nội dung này, song trong công tác bồi thƣờng oan, sai trong tố tụng hình sự thì đây lại là nội dung gây nhiều tranh cãi vì nhiều lý do trong đó có một lý do là hoạt động này có liên quan đến việc xem xét xem cơ quan nào, chủ thể nào phải chịu trách nhiệm đối với những oan, sai đó..
- Bên cạnh đó, với sự ra đời của Nghị quyết số 48/NQ-TƢ ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lƣợc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hƣớng đến năm 2020 và Nghị quyết số 49/NQ-TƢ ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng về Chiến lƣợc cải cách Tƣ pháp đến năm 2020, với mục đích xây dựng một nhà nƣớc dân chủ, kỷ cƣơng, công bằng, nhiều vấn đề cũng đã đƣợc đặt ra với các cơ quan hoạt động trong lĩnh vực tƣ pháp.
- Trong lĩnh vực tố tụng hình sự, một trong những nhiệm vụ đặc biệt quan trọng mà liên ngành tƣ pháp cần quan tâm đến đó là xem xét rà soát lại các quy định của pháp luật tố tụng hình sự để tiến tới sửa đổi, bổ sung Bộ luật tố tụng hình sự một cách đồng bộ đáp ứng nhu cầu của thực tiễn và thực hiện các chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc về lĩnh vực này.
- Để thực hiện đƣợc nhiệm vụ to lớn này, một trong những hoạt động cần phải đƣợc tiến hành đó là xem xét, đánh giá những ƣu điểm, nhƣợc điểm trong vấn đề phê chuẩn của VKS đối với các quyết định của CQĐT và làm rõ những nguyên nhân của tình trạng này để có những điều chỉnh cho phù hợp trong lần sửa đổi tiếp theo (hiện đang trong quá trình triển khai) theo chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc về cải cách hoạt động tƣ pháp trong thời gian tới..
- Đó chính là các lý do để học viên chọn đề tài “Phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân đối với các quyết định của Cơ quan điều tra trong giai đoạn điều tra các vụ án hình sự theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam” làm luận văn tốt nghiệp cao học Luật chuyên ngành Luật hình sự tại Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội..
- Việc phê chuẩn của VKS đối với các quyết định phải có sự phê chuẩn của VKS của CQĐT trong tố tụng hình sự là một chế định thể hiện sự chế ƣớc rõ nét trong mối quan hệ giữa hai cơ quan này.
- Song cho tới thời điểm này, việc tổng kết, đánh giá các ƣu điểm, nhƣợc điểm của các quy định về vấn đề này trong BLTTHS và các văn bản hƣớng dẫn cũng nhƣ các vấn đề hạn chế, vƣớng mắc trong hoạt động thực tiễn vẫn chƣa đƣợc thực hiện trên phạm vi toàn ngành kiểm sát nhân dân.
- Tuy nhiên, đây cũng là nội dung đƣợc Đảng, Chính phủ và đặc biệt là lãnh đạo các cơ quan Nội chính quan tâm vì nó thể hiện rõ nét sự phân định trách nhiệm giữa CQĐT và VKS trong việc giải quyết vụ án hình sự.
- Phạm vi nghiên cứu của luận văn.
- Luận văn tập trung nghiên cứu những nội dung cơ bản của pháp luật tố tụng hình sự về thủ tục phê chuẩn của VKS đối với các quyết định của CQĐT cần có sự phê chuẩn của VKS trong tố tụng hình sự ở Việt Nam hiện nay, bao gồm: Các quy định của BLTTHS về các quyết định tố tụng của CQĐT phải có sự phê chuẩn của VKS, quyền hạn và trách nhiệm của CQĐT, VKS trong việc thực hiện thủ tục phê chuẩn này.
- tình hình thực hiện các quy định này trong thực tiễn từ năm 2003 cho đến nay.
- trên cơ sở đó phát hiện ra những ƣu điểm và hạn chế của pháp luật về thủ tục phê chuẩn của VKS đối với các quyết định của CQĐT trong tố tụng hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay cũng nhƣ những vƣớng mắc trong việc thực hiện các quy định đó, trách nhiệm của các bên trong việc tháo gỡ các vƣớng mắc.
- các giải pháp hoàn thiện pháp luật về thủ tục phê chuẩn của VKS đối với các quyết định của CQĐT trong tố tụng hình sự phải có sự phê chuẩn của VKS..
- Luận văn có nghiên cứu, đánh giá và bình luận về các quy định của pháp luật tố tụng hình sự một số quốc gia thuộc các hệ thống pháp luật điển hình trên thế giới về thủ tục phê chuẩn đối với các quyết định tƣơng ứng..
- Luận văn cũng có sử dụng nguồn dữ liệu thực tế là các số liệu về hoạt động phê chuẩn của các VKS theo báo cáo của VKSND tối cao trong các năm là ba năm thực hiện BLTTHS để phân tích, nghiên cứu.
- Năm 2005 cũng là năm đầu tiên VKSND sửa đổi hệ thống các chỉ mục thống kê và triển khai công tác thống kê tội phạm, thống kê hình sự theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2003 trên toàn bộ các VKSND khắp cả nƣớc..
- Mục đích của luận văn là góp phần làm rõ những vấn đề lý luận và khảo sát, đánh giá việc thực hiện các quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện hành về thủ tục phê chuẩn của VKSND đối với các quyết định của CQĐT trong giai đoạn điều tra các vụ án hình sự, qua đó đề xuất những giải pháp hoàn thiện pháp luật về thủ tục phê chuẩn của VKSND đối với các quyết định của CQĐT..
- Nhiệm vụ của luận văn.
- Khái quát, hệ thống lại một số vấn đề chung về phê chuẩn trong tố tụng hình sự trong lịch sử lập pháp nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và phân tích các quy định về phê chuẩn của một số quốc gia trên thế giới..
- Nghiên cứu các quy định của pháp luật về phê chuẩn trong tố tụng hình sự Việt Nam hiện hành và việc thực thi các quy định đó..
- Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lƣợng, hiệu quả hoạt động phê chuẩn trong tố tụng hình sự Việt Nam..
- Luận văn đƣợc thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin về nhà nƣớc và pháp luật, những quan điểm mang tính lý luận về nhà nƣớc và pháp luật trong các văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam..
- Luận văn là công trình nghiên cứu tƣơng đối có hệ thống các quy định của pháp luật tố tụng hình sự về thủ tục phê chuẩn của VKS đối với các quyết định của CQĐT trong giai đoạn điều tra các vụ án hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và so sánh với các quy định tƣơng ứng của pháp luật tố tụng hình sự một số quốc gia thuộc các hệ thống pháp luật khác trên thế giới..
- Luận văn cũng thống kê, hệ thống lại toàn bộ số lƣợng các quyết định đã đƣợc phê chuẩn/không phê chuẩn của trong vòng ba năm 2005-2007 cũng nhƣ các vƣớng mắc, tồn tại trong việc áp dụng các quy định này trong thực tế..
- Thông qua việc đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quy định về thủ tục này trong luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện nay, luận văn cố gắng làm rõ phƣơng hƣớng xây dựng các quy định về thủ tục này trong luật tố tụng hình sự phù hợp với thực tiễn Việt Nam một cách khoa học, lô gic và hợp lý, phân công, phân cấp hợp lý giữa các cơ quan tiến hành tố tụng của Việt Nam và đặc biệt là đáp ứng đƣợc những đòi hỏi cấp bách hiện nay của cải cách và nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan trong lĩnh vực tƣ pháp cũng nhƣ việc sửa đổi, bổ sung Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam..
- Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÊ CHUẨN TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ.
- Chƣơng 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÊ CHUẨN CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN ĐỐI VỚI CÁC QUYẾT ĐỊNH CỦA CƠ QUAN ĐIỀU TRA TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM.
- Chƣơng 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG, HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG PHÊ CHUẨN CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN.
- Bộ luật hình sự nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1999 2.
- Bộ luật dân sự nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2005.
- Bộ luật tố tụng hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1988 4.
- Bộ luật tố tụng hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2003 5.
- Nguyễn Văn Điệp (2005), Các biện pháp ngăn chặn bắt, tạm giữ, tạm giam trong tố tụng hình sư Việt Nam, thực trạng, nguyên nhân và giải pháp, Luận án tiến sĩ luật học, Trƣờng Đại học Luật Hà Nội.
- Hiến pháp nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hoà năm 1946 7.
- Hiến pháp nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hoà năm 1959.
- Hiến pháp nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1980..
- Hiến pháp nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 sửa đổi năm 2001.
- Khoa Luật- Đại học Quốc gia Hà Nội (1999), Giáo trình Luật tố tụng hình sự, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội..
- Luật Tổ chức Toà án nhân dân nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam các năm và 2002.
- Luật Tổ chức VKSND nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam các năm .
- Nghị quyết số 388/NQ/UBTVQH11 ngày 17/3/2003 của Ủy ban Thƣờng vụ quốc hội 11 về Bồi thƣờng thiệt hại cho ngƣời bị oan do ngƣời có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra..
- Nghị quyết số 48/NQ-TƯ ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lƣợc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hƣớng đến năm 2020..
- Những vấn đề lý luận và thực tiễn của việc sửa đổi Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 theo yêu cầu cải cách tư pháp - Kỷ yếu Đề tài Khoa học cấp Bộ - VKSND tối cao (2008)..
- Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự năm 2004.
- Quy chế thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra các vụ án hình sự ban hành kèm Quyết định số 07/QĐ-VKSTC của VKSND tối cao ngày 02/01/2008.
- Quyết định số 41/QĐ-VKSTC ngày 02/3/2005 của VKSND tối cao về việc ký uỷ quyền trong ngành kiểm sát.
- Sắc lệnh số 37/SL ngày 26/9/1945 quy định thẩm quyền theo lãnh thổ của các Toà án quân sự.
- Sắc lệnh số 23 ngày 21/2/1946 về thành lập Việt Nam công an vụ;.
- Sắc lệnh số 40 ngày 29/3/1946 quy định về ngƣời có thẩm quyền bắt, khám xét, giam giữ.
- Hoàng Thị Minh Sơn chủ biên H.: Tƣ pháp (2006) Giáo trình Luật tố tụng hình sự.
- Tòa án nhân dân tối cao (1976), Tập hệ thống hóa luật lệ về tố tụng hình sự , Hà Nội.
- Trịnh Văn Thanh (2000), Áp dụng biện pháp ngăn chặn trong điều tra vụ án hình sự của lực lượng cảnh sát nhân dân, Luận án tiến sĩ luật học, Trƣờng Đại học Cảnh sát nhân dân Hà Nội.
- Từ điển bách khoa Việt Nam (2003), Nxb Từ điển bách khoa.