« Home « Kết quả tìm kiếm

Phong trào đấu tranh đòi quyền tham chính của phụ nữ ở Nhật Bản từ sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945) đến nay


Tóm tắt Xem thử

- PHONG TRÀO ĐẤU TRANH ĐÒI QUYỀN THAM CHÍNH CỦA PHỤ NỮ Ở NHẬT BẢN TỪ SAU CHIẾN TRANH.
- THẾ GIỚI THỨ HAI (1945) ĐẾN NAY.
- Tôi xin cam đoan toàn bộ Luận văn tốt nghiệp với đề tài “Phong trào đấu tranh đòi quyền tham chính của phụ nữ ở Nhật Bản từ sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945) đến nay” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS.
- Chương 1 : Tiền đề phong trào tham chính của phụ nữ Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
- 1.1 Phong trào tham chính của phụ nữ thế giới và Nhật Bản trước chiến tranh thế giới thứ hai.
- 1.1.1 Vị trí chính trị của phụ nữ Nhật trước Chiến tranh thế giới thứ hai.
- 1.1.2 Phong trào đấu tranh giành quyền tham chính của phụ nữ Nhật Bản trước Chiến tranh thế giới thứ hai.
- 1.2 Những biến đổi về chính trị, kinh tế, xã hội Nhật Bản thời kỳ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
- 1.2.1 Những biến đổi về chính trị Nhật Bản thời kỳ sau Chiến tranh thế giới thứ hai và vấn đề nữ quyền.
- 1.2.2 Bối cảnh kinh tế Nhật Bản thời kỳ sau Chiến tranh thế giới thứ hai và vai trò của nữ giới.
- 1.2.3 Bối cảnh xã hội, văn hóa Nhật Bản thời kỳ sau Chiến tranh thế giới thứ hai và sự cải thiện nhận thức của phụ nữ.
- Chương 2: Sự phát triển của phong trào tham chính phụ nữ Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ 2.
- 2.1 Quá trình bước vào nghị trường của phụ nữ Nhật sau chiến tranh thế giới thứ hai.
- 2.1.1 Vai trò của Ichikawa Fusae trong việc thúc đẩy hoạt động tham chính của phụ nữ Nhật Bản sau chiến tranh.
- nữ trong chính trường Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai 2.2 Hoạt động tham chính của phụ nữ Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
- 2.2.1 Sự tham gia của phụ nữ Nhật Bản vào hoạt động soạn thảo Hiến pháp năm 1946.
- 2.2.2 Các tổ chức đấu tranh đòi quyền tham chính phụ nữ Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai và sự tham gia của phụ nữ vào chính quyền địa phương.
- Chương 3: Kết quả phong trào tham chính của phụ nữ Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai, bài học kinh nghiệm từ một số quốc gia và liên hệ với Việt Nam.
- 3.1 Kết quả phong trào tham chính của phụ nữ Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
- 3.1.1 Thành tựu nổi bật trong phong trào tham chính của phụ nữ Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
- 3.1.2 Hạn chế trong phong trào tham chính của phụ nữ Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
- 3.1.3 Nguyên nhân trọng yếu của những hạn chế trong phong trào tham chính của phụ nữ Nhật sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
- 3.2.1 Tình hình tham chính của phụ nữ Việt Nam hiện nay 82 3.2.2 Những vấn đề đặt ra về vai trò tham chính của phụ nữ Việt.
- 3.2.3 Sự nỗ lực của Đảng và chính phủ Việt Nam trong việc nâng cao vị thế chính trị cho phụ nữ.
- Những năm gần đây nghiên cứu về giới và những tác động của vấn đề này đối với sự phát triển của mọi mặt trong xã hội đã trở thành đề tài thu hút sự quan tâm của không chỉ các nhà khoa học mà cả rất nhiều các nhà hoạch định chính sách trên thế giới.
- Nhật Bản là một cường quốc kinh tế trên thế giới, là quốc gia trong “top”.
- đầu thế giới về thu nhập bình quân đầu người, các chỉ số phát triển con người (HDI.
- nhưng một nghịch lý là chỉ số phát triển liên quan đến giới GDI (Gender related development index) và chỉ số vai trò của giới GEM (the Gender Empowerment Measure - thường được dùng để đo sự đóng góp của nam giới và nữ giới trong lĩnh vực hoạt động chính trị và kinh tế) ở Nhật Bản lại thấp hơn nhiều so với các chỉ số trên.
- Điều này phản ánh tình trạng bất bình đẳng giới trong xã hội Nhật Bản hiện tại còn rất sâu sắc.
- Theo Hiến pháp này, Nhật Bản phải xây dựng một hệ thống luật pháp và chế độ không tồn tại bất bình đẳng 1 .
- Tham gia chính trị bên cạnh việc trúng cử nghị viên, tham gia các vị trí trong bộ máy công quyền, thực hiện bầu cử còn có rất nhiều các hình thức hoạt động khác như tiếp xúc với các chính trị gia, các nhà chức trách,… Theo các tài liệu, ngoài việc tham gia bỏ phiếu, các hoạt động tham chính ngoài bầu cử của phụ nữ Nhật ở mức rất thấp..
- Sau Chiến tranh thế giới thứ 2, các lực lượng chiếm đóng lấy cơ cấu dân chủ của Mỹ làm hình mẫu, nên đã biên soạn các đạo luật về phụ nữ ở Nhật tương tự như các đạo luật của Mỹ.
- Cùng với làn sóng đấu tranh của phụ nữ thế giới, tại Nhật Bản các phong trào đấu tranh của phụ nữ đòi quyền bình đẳng, khẳng định vị trí của mình trong xã hội liên tục diễn ra bằng nhiều hình thức từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
- Đây là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển mạnh mẽ và gặt hái nhiều thắng lợi của phong trào đấu tranh đòi quyền tham chính của phụ nữ Nhật sau Chiến tranh thế giới thứ hai..
- Là một cường quốc kinh tế lớn hàng đầu thế giới, song gần đây Nhật Bản được biết đến là một quốc gia có nhiều vấn đề xã hội như tình trạng kết hôn muộn, giảm thiểu trẻ em, kết cấu dân số già và tiếp tục bị giá hóa nhanh chóng, dẫn tới các yêu cầu bức thiết trong vấn đề phúc lợi xã hội…Những vấn đề này đang được đặt ra rất gay gắt.
- Tạo cơ hội cho phụ nữ tham chính là đang góp phần xây dựng xã hội dân chủ và bình đẳng, hướng tới các mục tiêu thiên niên kỷ mà Liên hợp quốc đã thông qua.
- Do đó, phong trào đấu tranh giành quyền bình đẳng với nam giới, đặc biệt là quyền tham chính không chỉ là vấn đề của Nhật Bản mà là của cả thế giới, trong đó có Việt Nam.
- Qua việc nghiên cứu về trường hợp Nhật Bản có thể cho ta thấy những gợi ý, bài học kinh nghiệm cho phong trào tham chính của phụ nữ ở Việt Nam..
- Người viết đã quan tâm tìm hiểu vấn đề trên từ năm 2009 và nhiều lần chọn những vấn đề liên quan đến “giới” và “bình đẳng giới” ở Nhật Bản làm đề tài cho các bài báo cáo, tiểu luận, luận văn cả bằng tiếng Việt và tiếng Nhật.
- Khi chọn đề tài này, người viết hy vọng với niềm đam mê tìm hiểu về vấn đề “giới” và những kiến thức đã từng được đọc, được học về đất nước Nhật Bản cùng với sự nỗ lực của bản thân sẽ có thể có được một luận văn có giá trị lý luận và thực tiễn cao..
- Mục đích nghiên cứu.
- “Phong trào tham chính” là một trào lưu đấu tranh có ý nghĩa chủ đạo trong phong trào phụ nữ Nhật Bản nói riêng và phong trào nữ quyền trên thế giới nói chung, diễn ra với nhiều hình thức đa dạng, trải qua nhiều giai đoạn với những đặc điểm diễn biến và kết quả khác nhau.
- Với luận văn này, người viết mong muốn thể hiện được bức tranh khái quát về phong trào đấu tranh tham chính phụ nữ ở Nhật từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, quá trình bước vào nghị trường, nắm giữ các vị trí quan trọng trong bộ máy chính quyền để từ đó tham gia soạn thảo, ban hành các chính sách quan trọng, từ đó góp phần quan trọng thúc đẩy quá trình đấu tranh xây dựng xã hội bình đẳng ở Nhật.
- Xem xét những thành tựu và hạn chế của các phong trào đấu tranh tham chính, tìm hiểu những nguyên nhân khiến phong trào không tránh khỏi những hạn chế trên cũng là một mục tiêu của luận văn.
- Sẽ rất thiếu sót khi nghiên cứu về phong trào phụ nữ ở Nhật Bản mà không so sánh với Việt Nam.
- để thấy được những nét tương đồng và khác biệt, đồng thời chỉ ra những bài học kinh nghiệm của Nhật Bản cho Việt Nam.
- Do vậy, so sánh và rút ra bài học kinh nghiệm cho phong trào đấu tranh tham chính của phụ nữ nói riêng, phong trào phụ nữ ở Việt Nam nói chung cũng là một mục tiêu quan trọng mà người viết đề ra..
- Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Để thấy được sự phát triển của phong trào đấu tranh giành quyền tham chính sau Chiến tranh, người viết tìm hiểu về những biến động trong nước, quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai với ý nghĩa là những nhân tố mới tác động đến phong trào tham chính của phụ nữ Nhật.
- Cùng với đó, việc điểm lại sự hình thành và phát triển của phong trào tham chính của phụ nữ Nhật từ trước Chiến tranh sẽ giúp thấy được sự kế thừa và phát triển vượt bậc của phong trào sau Chiến tranh..
- Sự phát triển phong trào tham chính của phụ nữ Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai biểu hiện trên nhiều lĩnh vực: quá trình bước vào nghị trường, nắm các vị trí lãnh đạo trong bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương, tham gia Nội các.
- những điều mà trước đó phụ nữ Nhật chưa từng làm được.
- Tìm hiểu sự bước chân của phụ nữ vào các lĩnh vực trên để thấy được bức tranh toàn cảnh trong phong trào tham chính của phụ nữ Nhật sau Chiến tranh thế giới thứ hai là nhiệm vụ nghiên cứu quan trọng của Luận văn..
- Mặt khác, mặc dù đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ, song so với các quốc gia khác nhất là các nước phát triển, về toàn cục vị trí chính trị (thể hiện qua chỉ số GEM 3 ) của phụ nữ Nhật chưa cao.
- Do vậy, chỉ ra ý nghĩa và đóng góp của phong trào và đồng thời nhìn nhận những hạn chế, lý giải nguyên nhân trọng yếu của hạn chế đó là một nhiệm vụ quan trọng.
- Cùng với đó, từ nhận thức những thành công hay thất bại trong phong trào tham chính của phụ nữ Nhật đều có thể trở thành bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam, người viết sẽ dành một phần của Chương 3 để thực hiện nhiệm vụ này để tăng thêm giá trị thực tiễn cho đề tài nghiên cứu..
- Lịch sử nghiên cứu đề tài.
- Nhìn chung các công trình nghiên cứu về mối liên hệ giữa phụ nữ Nhật với chính trị không nhiều và đa dạng như các đề tài khác.
- Cũng có những nghiên cứu về mối liên hệ giữa phụ nữ và chính trị nhưng thường được đặt lồng ghép trong các tác phẩm viết về lịch sự phụ nữ như là một phần của lịch sử phát triển của phụ nữ Nhật..
- Việc đưa vấn đề “giới” vào chính trị học cũng như việc tiếp cận từ góc độ chính trị trong nghiên cứu phụ nữ ở Nhật Bản tương đối muộn.
- Một trong những nơi đi đầu về nghiên cứu phụ nữ và vấn đề “giới” ở Nhật Bản là trung tâm nghiên cứu thuộc trường Đại học nữ Ocha No Mizu 4 .
- Năm 1996 tại đây mở một cuộc hội thảo khoa học về nghiên cứu vấn đề “giới” và Phụ nữ học.
- Theo kết nghiên cứu từ hội thảo khoa học trên, góc nhìn từ chính trị trong nghiên cứu phụ nữ ở Nhật Bản còn rất mờ nhạt.
- Hội thảo đã công bố công trình “Tổng kết các vấn đề của phụ nữ”.
- khái quát tất cả công trình nghiên cứu liên quan tới phụ nữ Nhật.
- Theo đó, các vấn đề về “phong trào phụ nữ”, “lao động và việc làm.
- Trong khoảng 9000 tiêu đề của các bài nghiên cứu, các tiêu đề có liên quan trực tiếp tới lĩnh vực chính trị như công trình nghiên cứu “Phụ nữ - Chế độ Thiên Hoàng và Chiến tranh” 5 của 2 tác giả Suzuki Yuko và Kondo.
- 4 Trường Đại học nữ Ocha No Mizu (お茶の水女性大学) thành lập năm 1949 tại Tokyo, là một trong 2 trường Đại học nữ Quốc lập của Nhật Bản..
- 5 Tác phẩm “Phụ nữ - Chế độ Thiên Hoàng và Chiến tranh” (女性・天皇制・戦争) được Trung tâm xuất bản Origin, xuất bản năm 1990..
- Kazuko biên tập, hay tác phẩm “Phụ nữ thay đổi chính trị” 6 của tác giả Garasu Naoko là vô cùng hiếm hoi..
- Gần đây, vấn đề “giới” (Gender) đang trở thành vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu ở Nhật Bản quan tâm.
- Các công trình nghiên cứu vấn đề giới trong mối liên hệ với lĩnh vực chính trị như cuốn “Phụ nữ và chính trị” của tác giả Mikanagi Yumiko 7 có xu hướng ngày càng tăng lên, tuy nhiên các tác phẩm tìm hiểu về mối liên hệ của phụ nữ với chính trị dường như chỉ tập trung tới hoạt động bầu cử và tranh cử trong khi có rất nhiều các biểu hiện khác nhau của việc “tham chính”.
- Các hoạt động tham chính ở các biểu hiện khác như tham gia bộ máy chính quyền, đóng góp ý kiến tham gia soạn thảo Hiến pháp,… chưa được tập trung khai thác..
- Các tài liệu điều tra về phụ nữ và sự tham gia chính quyền địa phương như công trình “Số lượng phụ nữ trúng cử trong cuộc bầu cử chính quyền ở địa phương” của tác giả Iwamoto Takekazu thực hiện năm 1999 có thể nói là rất mỏng.
- Có một số nhà nghiên cứu đã điều tra, nghiên cứu về xã hội học địa phương tâp trung chỉ ra các thuộc tính, điểm đặc trưng của những người phụ nữ Nhật tham gia vào chính quyền địa phương, để từ đó đưa ra các số liệu về sự chênh lệch giữa nam và nữ giới trong lĩnh vực này (Oshino Bujiwara- 2001) chứ không đi sâu tìm hiểu quá trình diến tiến liên tục của phong trào tham chính của phụ nữ các hình thức đấu tranh đa dạng..
- Các Đảng chính trị có những ghi chép về quá trình hoạt động của các thành viên trong bộ máy chính quyền địa phương song đó chỉ dừng lại ở quá trình hoạt động của từng cá nhân và cơ chế, cách thức của Đảng chính trị trong việc lựa chọn ra các ứng cử viên vào bộ máy chính quyền, chứ không chú trọng vào sự thay đổi trong số lượng, tỷ lệ nữ tham chính và chất lượng các hoạt động tham chính của phụ nữ..
- 6 Tác phẩm “Phụ nữ thay đổi chính trị (女性が政治を変え) được công ty Shinsensha xuất bản năm 1990.
- 7 Tác phẩm “Phụ nữ và chính trị” (女性と政治) được nhà xuất bản Shinhyoron xuất bản năm 1999..
- Thái Thị Ngọc Dư, “Tài liệu giảng dạy môn Lịch sử Phong trào Phụ nữ trên Thế giới”.
- Edwin Reichauer, “Nhật Bản quá khứ và hiện tại”, NXB Khoa học xã hội, 1998..
- Edwin Reischauer, “Nhật Bản câu chuyền về một quốc gia”, NXB Thống kê, 1998..
- Hoàng Thị Minh Hoa, “Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ 2, dưới góc độ đặc thù dân tộc.
- Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế Nhật Bản trong thế giới Đông Á và Đông Nam Á tổ chức năm 2003..
- Hoàng Thị Minh Hoa, “Lại bàn về nguyên nhân tạo sự thần kỳ kinh tế Nhật Bản”, Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á, Số 1/2003.
- Hoàng Thị Minh Hoa, “Cải cách dân chủ ở Nhật Bản giai đoạn NXB Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, 2000..
- Nguyễn Quốc Hùng, “Lịch sử Nhật Bản”, NXB Thế giới, 2007..
- Khuyết danh, Các hội nghị và chương trình hành động về phụ nữ từ Mexico đến Bắc Kinh.
- Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam – UNICEF- Chương trình “Giới và Phát triển”, Công ước Liên Hiệp Quốc Xóa bỏ mọi Hình thức Phân biệt đối xử với Phụ nữ (CEDAW), Hà Nội, 2000..
- Endo Kumiko, “Chính trị Nhật Bản nhìn từ góc độ giới”.
- Haruko Wakita, Reiko Hayashi, Kazuko Nagahara, “Lịch sử phụ nữ NhậtBản”.
- Ito Yasuko, “Lịch sử phong trào đấu tranh tham chính sâu rộng của phụ nữ”( 草の根の婦人参政権運動史.
- Ito Yasuko, “Lịch sử phong trào đấu tranh giành quyền tham chính liên tục của phụ nữ”(草の根の婦人賛成運動史), 2008, NXB Yoshikawa Kobunkan..
- Kano Masanao, “Lịch sử phụ nữ Nhật hiện đại.
- Mikanagi Yumiko, “Phụ nữ và Chính trị” (女性と政治), 1999, NXB công ty Shinhyoron..
- Nakamura Seisoku, “Năm 1945 trên thế giới – Nhật Bản bị chiếm đóng và cải cách sau chiến tranh.
- Taikai Sumiko, “Giới và sự tham chính” (ジェンダーと政治参加), NXB Seori Shobo..
- Takemae Eiji, “Chiếm đóng Nhật Bản – chứng ngôn của Tổng tư lệnh GHQ”.
- Sugawara Kazuko, “Ichikawa Fusae và phong trào đấu tranh giành quyền tham gia chính trị ( 市川房枝と婦人参政権獲得運動.
- Yamaguchi Akio, “Phong trào phụ nữ ở Nhật Bản tập 10: Lịch sử phụ nữ, lịch sử giới và tập 6: Giới tính”, 2009, NXB Iwanami..
- Yoshime Shuko, “Lịch sử phụ nữ Nhật cận đại” (近代日本女性史), 1977, NXB Đại học Tokyo.