« Home « Kết quả tìm kiếm

PHỤ NỮ HÀ NỘI: TRUYỀN THỐNG VÀ CÁCH TÂN TRONG NHỮNG NĂM NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX


Tóm tắt Xem thử

- Lịch sử phát triển của Thăng Long - Hà Nội cho thấy những nét đặc trưng của kinh đô - đô thị Việt Nam nói riêng và phương Đông nói chung..
- Vì vậy, người Hà Nội, phụ nữ Hà Nội không chỉ mang đầy đủ những đặc tính cơ bản của người Việt Nam nói chung và của phụ nữ Việt Nam nói riêng mà còn thể hiện rõ những dấu ấn lịch sử, văn hoá do vị thế trung tâm văn hóa, chính trị của Thăng Long - Hà Nội mang lại, đồng thời chịu ảnh hưởng trực tiếp mọi biến động của thời cuộc.
- Bài viết này của chúng tôi muốn đi vào tìm hiểu quá trình đi từ truyền thống đến cách tân của phụ nữ Hà Nội trong những năm nửa đầu thế kỷ XX..
- Hình ảnh người phụ nữ Thăng Long - Hà Nội truyền thống.
- Những ảnh hưởng của Nho giáo trong bối cảnh Thăng Long - Hà Nội là Kinh đô của các triều đại phong kiến.
- Những quy định về đạo đức theo quan điểm Nho giáo đối với phụ nữ cũng được truyền bá vào Việt Nam cùng với vị thế ngày càng được củng cố và đề cao của nhà nước phong kiến đối với Nho giáo.
- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội..
- đạo Nho với lễ, nghĩa, hiếu, trung, “tam tòng”, “tứ đức”… Những quy định về chuẩn mực đạo đức của người phụ nữ theo tinh thần Nho giáo còn được các trí thức phong kiến thể hiện trong Gia huấn ca 2 , trong hương ước các làng xã 3 .
- Những bản hương ước này không chỉ quy định chặt chẽ những vấn đề liên quan tới cuộc sống của cộng đồng làng xã mà còn quy định về cách ứng xử của người phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội.
- Hương ước cũng quy định phụ nữ không được tham gia vào các hoạt động chung của cộng đồng làng xã, không được vào giáp, vào họ… Trong những sinh hoạt tại đình làng, phụ nữ chỉ là những người đứng bên ngoài….
- Như vậy, theo những quy định của Nho giáo thì một người phụ nữ mẫu mực phải là người chịu sống phụ thuộc vào một người đàn ông là cha, chồng và con trai trong suốt cuộc đời họ.
- Tuy nhiên, trong khi Việt Nam được các nhà nghiên cứu xếp vào khu vực các nước chịu ảnh hưởng Nho giáo, thì xu thế chung hiện nay ngày càng có nhiều nhà nghiên cứu đánh giá cao vị trí của người phụ nữ trong gia đình và xã hội nhờ những đóng góp to lớn của họ trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc 4 .
- Ảnh hưởng của Nho giáo đối với phụ nữ chủ yếu ở các tầng lớp trên, trong giới quan lại và nho sỹ.
- Do đó, phụ nữ trong các gia đình quan lại, nho sỹ, một bộ phận dân cư quan trọng của Thăng Long - Hà Nội cũng chính là những người chịu nhiều ảnh hưởng của Nho giáo trong xã hội Việt Nam truyền thống..
- Ảnh hưởng của những điều kiện tự nhiên và xã hội cũng như vai trò trung tâm kinh tế của Thăng Long - Hà Nội.
- Do những điều kiện tự nhiên và xã hội đặc biệt mà người phụ nữ Việt Nam trở thành những người có vai trò chính trong hoạt động sản xuất và lưu thông hàng hoá.
- Có thể nói phụ nữ Việt Nam là những người làm nên bộ mặt của kinh tế hàng hoá Việt Nam..
- Nghiên cứu của Nguyễn Quang Ngọc Về một số làng buôn ở đồng bằng Bắc Bộ thế kỷ 18 - 19 7 và của Nguyễn Thừa Hỷ Thăng Long - Hà Nội thế kỷ XVII - XVIII - XIX 8 đã cho thấy vai trò của phụ nữ trong sản xuất hàng hoá và các hoạt động buôn bán ở các làng quê cũng như vai trò của họ trong việc tạo nên diện mạo khu vực thị của Thăng Long - Hà Nội..
- Theo Nguyễn Quang Ngọc, phụ nữ là những người có vai trò chính trong mạng lưới các chợ làng ở nông thôn.
- William Dampier trong Một chuyến du hành đến Đàng Ngoài năm 1688 cũng cho biết sự giỏi giang khéo léo của phụ nữ trong buôn bán đã được các thương nhân ngoại quốc lợi dụng để kiếm lời: “Nhiều thương nhân ngoại quốc đã kiếm được bộn tiền bằng cách giao cho những bà vợ Đàng Ngoài tiền và hàng hóa… Họ mua tơ sống vào mùa nhàn rỗi trong năm và thuê đám thợ nghèo làm trong lúc nông nhàn.
- William Dampier cũng đánh giá cao khả năng buôn bán của người phụ nữ Thăng Long - Hà Nội trong nghề đổi tiền: “Đổi tiền là một nghề quan trọng ở đây.
- Làm nghề này là phụ nữ - những người khéo léo và khôn ngoan đặc biệt về nghề này.
- Như vậy, người phụ nữ Thăng Long - Hà Nội cũng là những người lao động cần cù, năng động, giỏi kinh doanh và thực sự là người nắm giữ tài sản, tiền bạc trong gia đình..
- Đây sẽ là cơ sở tạo nên sự tự chủ của phụ nữ Hà Nội trong các phong trào dân chủ và yêu nước trong thời kỳ vận động cách mạng giải phóng dân tộc do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo..
- Những tác động do vị thế trung tâm văn hoá của Thăng Long - Hà Nội.
- Chính điều này đã tạo nên nền tảng trí thức cho phụ nữ Thăng Long - Hà Nội..
- Với tư cách là một trung tâm chính trị, kinh tế, Thăng Long - Hà Nội còn là nơi giao lưu, hội tụ, kết tinh, lan toả các đặc trưng văn hoá, nơi thu hút các nhân vật, gương mặt văn hoá của các địa phương trong cả nước.
- Vì vậy, ở phụ nữ Thăng Long còn có sự tập trung, pha trộn nhiều tính cách đặc trưng của các vùng - miền: Sự hào hoa thanh lịch vốn có của Kinh kỳ, phẩm chất cần cù chịu đựng gian khổ của miền Trung, cũng như nét phóng khoáng nghĩa hiệp của miền Nam… Ngoài ra, với vị thế là Kinh đô, trung tâm chính trị - kinh tế, người Thăng Long - Hà Nội còn sớm có quan hệ giao lưu.
- Ở giữa khu vực trung tâm, nơi giao lưu hội tụ các đặc trưng văn hoá vùng miền trong nước cũng như quốc tế, phụ nữ Thăng Long - Hà Nội trở thành sứ giả bắc cầu nối giao lưu, tiếp nhận và tiếp biến các giá trị văn hoá mới trong mọi mặt đời sống như trang phục, tập quán sinh hoạt, lễ hội, ẩm thực.
- làm phong phú thêm nền văn hoá và tính cách của con người Thăng Long - Hà Nội....
- Hình ảnh người phụ nữ Hà Nội mới trong bối cảnh tiếp xúc văn hoá Đông - Tây nửa đầu thế kỷ XX.
- Cùng với những tư tưởng dân chủ tư sản, tư tưởng về nữ quyền cũng được truyền bá vào Việt Nam và làm đảo lộn nhận thức về vai trò và địa vị của người phụ nữ trong xã hội, ý thức về giá trị cá nhân, về quyền con người: quyền học tập, quyền mưu cầu hạnh phúc và khẳng định năng lực bản thân và quan trọng hơn là quyền được tự định đoạt vận mệnh của mình.
- Tất cả những tư tưởng mới mẻ này hoàn toàn mâu thuẫn với những chuẩn mực đạo đức được giai cấp phong kiến duy trì và bảo vệ, nhưng với truyền thống đảm đang tháo vát và khả năng nhạy bén được cọ xát trong một môi trường văn hoá đa dạng, phụ nữ Hà Nội đã có sự chuyển biến không chỉ trong nhận thức mà trong cả hành động thực tế..
- Nắm lấy cơ hội giáo dục, tham gia lĩnh vực truyền thông nhằm thay đổi nhận thức về vai trò và địa vị của phụ nữ trong gia đình và xã hội, bày tỏ nguyện vọng của giới mình.
- Nho giáo quan niệm “phụ nhân nan hóa” (phụ nữ khó dạy) và hệ thống quyền lực theo mô hình quân chủ Nho giáo quan liêu chỉ chấp nhận đàn ông nên mặc dù trong lịch sử Việt Nam đã từng có Nguyên phi Ỷ Lan giỏi giang thay vua trị nước, có Nguyễn Thị Lộ, Ngô Chi Lan thông minh, hay chữ được tuyển vào cung vua để dạy cho các hoàng tử và công chúa, có Nguyễn Thị Duệ giả nam đi thi và đậu tiến sỹ dưới triều Mạc, có Đoàn Thị Điểm, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan Nguyễn Thị Hinh… đã để lại cho đời sau nhiều tác phẩm văn học, những áng thơ văn bất hủ… thì hầu hết phụ nữ Việt Nam vẫn không được đến trường học tập.
- Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, do ảnh hưởng của những tư tưởng dân chủ, giới trí thức tiến bộ của Việt Nam đã đề nghị chính quyền thuộc địa mở trường học cho phụ nữ vì “nữ giới sẽ là những bổ trợ tuyệt vời trong việc giáo dục trẻ thơ”, “dạy học sẽ nâng cao tinh thần và trình độ đạo đức cho nữ giới, tăng sự đánh giá và tôn trọng cần thiết đối với họ” 18 .
- Đăng cổ tùng báo đã cho biết, trường không hạn chế việc thu nhận nữ sinh, và có nhiều phụ nữ Hà Nội tham dự các buổi học, các buổi bình văn, thậm chí tham gia giảng dạy tại trường 20 .
- Tiêu biểu trong số nữ sinh Hà Nội phải nhắc đến Hoàng Thị Nga, người phụ nữ đầu tiên của Việt Nam giành học vị Tiến sỹ Khoa học (Docteures es scienes) của Pháp..
- Quan trọng hơn, đội ngũ nữ trí thức này qua báo chí đã có đóng góp quan trọng trong việc truyền bá những tư tưởng mới, nhằm thay đổi nhận thức không chỉ của nữ giới mà của cả xã hội về vai trò và địa vị của phụ nữ trong xã hội..
- Họ tham gia làm báo trước hết là để tạo cơ hội cho phụ nữ bày tỏ nguyện vọng của mình 24 .
- Các tờ báo phụ nữ đều ghi rõ tôn chỉ là: “Viết cho phụ nữ đọc và do phụ nữ viết”.
- Họ viết báo 25 , thảo luận về các vấn đề phụ nữ 26 trên các tờ báo phụ nữ và các trang phụ nữ trên các tờ nhật báo khác.
- Có thể nói, việc nhận thức đúng đắn về vai trò và địa vị của phụ nữ trong gia đình và xã hội là một cuộc cách mạng về tư tưởng, là nền tảng cơ bản để phụ nữ ý thức về quyền của mình trong xã hội.
- Đây chính là một sự cách tân - một bước tiến lớn của phụ nữ Hà Nội nói riêng và phụ nữ Việt Nam nói chung - từ chỗ chưa bao giờ có tiếng nói trong đời sống cộng đồng, nay qua báo chí, họ đã có thể bày tỏ khát vọng của mình cũng như khẳng định quyền được giáo dục, được làm việc, được sống hạnh phúc và tự quyết định vận mệnh của mình với tư cách một con người bình đẳng với nam giới và đấu tranh để thực hiện những quyền đó..
- Đấu tranh giải phóng phụ nữ: Khẳng định quyền tự do cá nhân, quyền được thể hiện năng lực bản thân.
- Quan niệm đạo đức Nho giáo đòi hỏi phụ nữ sống phụ thuộc vào nam giới theo đạo.
- “phụ dung thì không cần nhan sắc xinh đẹp”, “phụ công thì không cần khéo léo hơn người” 27 rõ ràng nhất quán với chủ trương giữ người phụ nữ trong gia đình làm người nội trợ của Nho giáo, bất chấp vai trò quan trọng của họ trong nền sản xuất xã hội và kinh tế gia đình.
- Đến đầu thế kỷ XX, chương trình giáo dục lấy tiếng Pháp là ngôn ngữ sử dụng chính trong nhà trường và số nữ sinh biết tiếng Pháp ngày càng tăng là cơ sở để phụ nữ Hà Nội tiếp cận với văn hoá và văn minh phương Tây.
- Bên cạnh đó cũng phải kể đến vai trò của báo chí, nhất là những tờ báo như Nam phong, Đông Dương tạp chí… luôn giới thiệu các học thuyết chính trị, các hệ tư tưởng dân chủ tư sản, kể cả chủ nghĩa nữ quyền, phong trào phụ nữ trên thế giới.
- Đặc biệt từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, tư tưởng nữ quyền qua sách báo đã được du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng được phụ nữ Việt Nam tiếp nhận..
- Quyền được học tập là vấn đề giành được sự ủng hộ của hầu hết mọi người, nhưng quyền được làm việc và có nghề nghiệp đã vấp phải một sự thật là phụ nữ Việt Nam từ xưa đến nay đều tham gia vào mọi lĩnh vực sản xuất và lưu thông hàng hóa, do đó vấn đề mới đặt ra đối với phụ nữ trong bối cảnh của nền kinh tế thuộc địa là đấu tranh để khẳng định giá trị lao động của phụ nữ và những đóng góp của họ phải được công nhận..
- Phụ nữ Hà Nội đã đấu tranh để đòi được hưởng lương ngang bằng nam giới khi đảm nhiệm cùng công việc, phụ nữ phải được tuyển dụng vào các công sở làm việc theo đúng nghề được đào tạo như nam giới, được bảo hộ khi thai sản và ngày làm 8 tiếng..
- Trong phong trào Đông Dương Đại hội những năm phụ nữ Hà Nội đã kết thành một đoàn thể riêng tham gia vào các cuộc mít tinh tuần hành chung của nhân dân thành phố với những yêu cầu riêng của mình..
- Hình ảnh một cô gái tân thời ở Hà Nội được báo Phụ nữ thời đàm mô tả là “ăn mặc và trang sức theo kiểu mới.
- Quần trắng áo màu, giày cao gót… để răng trắng, rẽ đường ngôi lệch… nói chuyện với đàn ông bằng tiếng Pháp, thỉnh thoảng viết bài đăng nhật trình, trên danh thiếp có đề chữ nữ sỹ…” Tuy nhiên bài báo cũng nhấn mạnh: “gái tân thời phải có học thức mới, tư tưởng mới, giỏi ra nữa phải có cách sinh hoạt mới: như thế mới là “tân” (Phụ nữ thời đàm .
- Phụ nữ Hà Nội đã mạnh dạn lên tiếng bảo vệ nhu cầu làm đẹp chính đáng của mình trước những lời dị nghị: “Chúng em đuổi cái đuôi gà để rẽ lệch tóc, thay bộ răng ngà trắng muốt vào chỗ bộ răng đen ngòm, mượn cây son môi để làm việc của miếng trầu toe toét kia… chúng em ưa chiếc quần lụa bạch êm mát hơn cái quần sồi dày cồm cộp, trên đó người ta không phân biệt được những giống bẩn thỉu gì, nhưng các cụ bảo sạch vì nó đen…” (báo Phong hóa)..
- Bộ mặt phố phường Hà Nội cũng có nhiều thay đổi với những cô gái hoặc duyên dáng trong chiếc áo dài tân thời nhiều màu sắc, sự kết hợp tuyệt vời giữa y phục truyền thống với phong cách thời trang Paris 28 , tôn vẻ mềm mại quyến rũ của người phụ nữ, hoặc khoẻ mạnh trong bộ quần soóc trắng đạp xe đạp trên đường phố… Phụ nữ Hà Nội cũng không còn tuân theo đòi hỏi khắt khe của Nho giáo “nam nữ thụ thụ bất thân” mà đã dám sánh vai cùng bạn trai tới các rạp chiếu phim, rạp hát, các sàn khiêu vũ, các sân tập thể thao….
- Người phụ nữ Hà Nội mới cũng hăng hái tham gia tập thể thao.
- Họ viết báo, tuyên truyền, khích lệ phụ nữ chơi tenis, đi bơi, thậm chí đi bộ đường dài 29 … Phong trào tập thể thao của phụ nữ Hà Nội thời kỳ này một mặt là biểu hiện của ảnh hưởng văn hoá phương Tây, quan niệm về cái đẹp gắn với sự khoẻ mạnh, phù hợp với một xã hội công nghiệp hiện đại, mặt khác còn thể hiện nhu cầu hoà nhập cộng đồng, hoạt động tập thể, nhu cầu giao lưu và tinh thần vượt qua thử thách của phụ nữ..
- Cuộc thảo luận trên báo chí trước năm 1945 cho thấy kịch nói đã nhanh chóng được nhìn nhận như một phương tiện hiệu quả để giáo dục và hoàn thiện nhân cách, nâng cao dân trí và quan trọng hơn là có thể góp phần giải quyết vấn đề phụ nữ - đang là một vấn đề nóng bỏng thu hút sự quan tâm của toàn xã hội.
- Bất chấp những ý kiến cho rằng phụ nữ con nhà gia giáo, phụ nữ có giáo dục không nên “vác bộ mặt hoa da phấn lên sân khấu múa may quay cuồng” (Hà Thành Ngọ báo), phụ nữ Hà Nội vẫn tham gia đóng kịch, coi đó như “bổn phận đối với bản thân mình và đối với xã hội” vì “người ta bất cứ trai hay gái đều có chức vụ tự đào luyện cho nhân cách thực hoàn toàn đủ phát triển được hết tài năng” (Thời báo .
- Như vậy có thể thấy người phụ nữ mới của Hà Nội không chỉ thể hiện khát vọng tự do, khát vọng sống hạnh phúc trong hôn nhân với người mình yêu mà còn thể hiện khát vọng được khẳng định giá trị của bản thân, tự do phát triển tài năng.
- Ý thức được vai trò của mình trong xã hội, phụ nữ Hà Nội nhận thức được rằng, để có thể làm chủ vận mệnh của mình, người phụ nữ phải có quyền bầu cử, quyền ứng cử và quyền tham chính, vì vậy họ sớm tham gia vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, tiền đề để thực hiện các quyền của phụ nữ..
- Trong cuộc vận động đòi tự do dân chủ thời kỳ nhiều nữ trí thức đã tham gia viết bài tuyên truyền quan điểm của Đảng về công tác vận động phụ nữ, kêu gọi phụ nữ đấu tranh, thành lập các uỷ ban hành động, đưa ra những khẩu hiệu hướng dẫn và tập hợp phụ nữ đấu tranh vì quyền lợi của bản thân phụ nữ như: thực hiện quyền phụ nữ phổ thông đầu phiếu, tuyển dụng phụ nữ vào các công sở, làm việc ngang nhau, tiền lương ngang nhau, mở trường và các nhà dạy thể dục thể thao cho chị em phụ nữ....
- Ngày tại Hà Nội, 40 phụ nữ đã họp ở trụ sở hội Trí Tri phố Hàng Quạt để bàn về việc thảo tập Dân nguyện.
- Phụ nữ phải có quyền bầu cử, thành lập các tiểu ban để tập hợp nguyện vọng của phụ nữ cho sát với ngành nghề như các ban Lao động, Thương mại, Nông giới, Công giới, Hộ sinh, công chức các sở, giáo giới, báo giới… Trước việc có nhiều ý kiến không ủng hộ việc đòi quyền bầu cử cho phụ nữ, Song Nga đã phát biểu trên báo Đông Pháp nhấn mạnh: Phụ nữ cần phải có quyền bầu cử, vì đó chính là điều kiện để phụ nữ tham gia vào việc công ích, cũng như đó chính là lợi khí bênh vực cho mình: “Bao giờ người đàn bà cũng có quyền tự ý kén chọn người thay mặt cho mình thì mới mong thực hành những nguyện vọng chính đáng cho mình được…” (Đông Pháp .
- Sau cuộc họp, ngày 4/10, báo Ngày nay có bài viết mỉa mai cuộc họp của phụ nữ với các biếm hoạ, ngay lập tức, Tâm Kính (Trần Thị Trác) có bài trả lời trên báo Tân xã hội:.
- Cuộc họp của các uỷ ban phụ nữ để thảo tập Dân nguyện này được báo chí đánh giá là “Lần thứ nhất ở Đông Dương nữ giới ba Kỳ biết hiệp hội để làm chính trị” (Đàn bà mới .
- Đỉnh cao của quyết tâm khẳng định quyền làm chủ vận mệnh của người “phụ nữ Hà Nội mới” được thể hiện trong cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.
- Theo lời kể của bà Lê Thi 32 , người đã trực tiếp tham gia nhiều hoạt động trong thời kỳ tiền khởi nghĩa cũng như trong cuộc mít tinh tuần hành cướp chính quyền từ ngày 17 - 19/8 năm 1945, thì phụ nữ Hà Nội nhiệt tình hưởng ứng cuộc vận động của Đảng Cộng sản và tham gia vô cùng đông đảo.
- Bà Lê Thi nhớ lại: “Phụ nữ chúng tôi rất đông.
- Thiếu nữ Hà Nội áo dài quần trắng.
- Chỉ có thể nói là: Trước đó ở Hà Nội, chưa bao giờ phụ nữ đi bộ ngoài phố đông như thế, lại còn vừa đi vừa vẫy cờ, vung tay hô khẩu hiệu vang trời, mà chẳng thấy xấu hổ gì cả.
- Cùng với nhân dân Hà Nội, phụ nữ Hà Nội cũng tham gia vào việc chiếm giữ các cơ quan công quyền như Toà Thị chính, Sở Liêm phóng, Phủ Khâm sai, nhà máy điện, nhà máy nước, Ngân hàng Đông Dương… góp phần làm nên thành công của Cách mạng dân tộc dân chủ của nhân dân Việt Nam, mở ra một kỷ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam..
- Trong nhiều thế kỷ, mặc dù có đóng góp to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, phụ nữ Việt Nam nói chung và phụ nữ Hà Nội nói riêng, do ảnh hưởng của Nho giáo, chưa bao giờ được đánh giá đúng cũng như có tiếng nói trong cộng đồng và xã hội.
- Đầu thế kỷ XX, dưới tác động của các chương trình khai thác thuộc địa của Pháp, sự thay đổi trong xã hội Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ XX, ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ tư sản và phong trào nữ quyền thế giới đã làm thay đổi nhận thức của phụ nữ..
- Từ chỗ suốt đời bị coi là “vị thành niên”, là người phụ thuộc, chưa bao giờ được tham gia vào bộ máy chính quyền ở bất kỳ cấp nào, cũng như chưa bao giờ có tiếng nói trong các cuộc bàn thảo liên quan đến cuộc sống của mình, thì nay, phụ nữ Hà Nội đã bước một bước khá dài trong việc nhận thức vai trò và địa vị của họ trong xã hội và từng bước khẳng định mình, đấu tranh để thực hiện quyền tự do cá nhân, quyền được sống hạnh phúc và quyền tự quyết định vận mệnh của mình..
- 2 Gia huấn ca, tương truyền của Nguyễn Trãi trong phần dạy vợ con, nhấn mạnh phụ nữ phải hiền thục đảm đang, khéo thu vén gia đình..
- 3 Vũ Thị Phụng (1995), “Phụ nữ Việt Nam qua một số hương ước và phong tục làng xã cổ truyền”, tạp chí Khoa học về Phụ nữ, số 1 (19), tr .
- “hai mặt” của phụ nữ Việt Nam trong gia đình và xã hội, GS Trần Quốc Vượng cho rằng có một “nguyên lý mẹ” trong văn hóa Việt Nam (tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, tháng 12/1996).
- GS Insun Yu chứng minh rằng xã hội Việt Nam là một xã hội lưỡng hệ, trong đó phụ nữ và nam giới có địa vị ngang nhau.
- (Mô hình xã hội lưỡng hệ và địa vị phụ nữ Việt Nam truyền thống, Việt Nam học - Kỷ yếu Hội thảo quốc tế lần thứ nhất, NXB Thế giới, 2001), Đặng Thị Vân Chi, (2004) trong “Ảnh hưởng của văn hoá Đông - Tây đối với địa vị phụ nữ Việt Nam trong lịch sử” (tạp chí Khoa học về phụ nữ, số 3 (64) tr.
- 47 - 55) đã phân tích những điều kiện tự nhiên và xã hội của Việt Nam đã ảnh hưởng đến vai trò và địa vị của phụ nữ trong xã hội Việt Nam truyền thống.
- người phụ nữ trở thành người lao động chính nuôi gia đình.
- Những đóng góp của phụ nữ trong kinh tế gia đình và sản xuất xã hội đã làm người phụ nữ có địa vị được tôn trọng..
- 5 Những câu ca dao cổ phản ánh hoạt động của phụ nữ trong sản xuất hàng hoá và lưu thông: “Em là con gái Phụng Thiên,/ Bán rau mua bút mua nghiên cho chồng.
- 6 Jean Koffler, một giáo sỹ Tiệp Khắc đã viết trong Cương yếu lịch sử xứ Đàng Trong: “Người phụ nữ do mẹ dạy dỗ nên đã làm quen với công việc từ lúc bé.
- Họ cũng khéo trong việc làm bánh trái và mứt kẹo… Người phụ nữ lười biếng và ngu độn thường bị chê cười… Phụ nữ trồng thuốc lá, trồng bông.
- Phụ nữ buôn bán ở chợ hay ở cửa hiệu người ngoại quốc.
- John Barrow, hội viên Hội Hoàng gia Anh đến Đàng Trong thế kỷ XVIII cũng có nhận xét: ”Người phụ nữ ở đây rất hoạt động, họ trông coi việc làm nhà, chỉ đạo lò gốm, chèo thuyền mang hàng ra chợ bán, bật bông, kéo sợi, dệt vải, may vá quần áo… Phụ nữ đi buôn bán các loại hàng hoá khá đông…” (Dẫn lại của Trần Quốc Vượng (1972) Truyền thống phụ nữ Việt Nam, NXB Phụ nữ, tr.
- 8 Nguyễn Thừa Hỷ (1993), Thăng Long - Hà Nội thế kỷ XVII - XVIII - XIX, Hội Sử học Việt Nam..
- 11 Andre’ Masson (2002), Hà Nội giai đoạn NXB Hải Phòng, tr.108..
- Năm 1901, Nhà hát lớn Hà Nội được xây dựng.
- Báo ngày cho biết, có 2 phụ nữ đại diện cho một nhóm khoảng 10 phụ nữ thông thạo tiếng Pháp, tiếng Hán và nữ công sẵn sàng đến giúp trường Đông Kinh nghĩa thục (tr.478)..
- 25 Trần Thị Trinh Chính, Liên Hương, Thu Vân… trên Phụ nữ thời đàm.
- Lan Hương, Lệ Chi… trên báo Phụ nữ;.
- 26 Như: “Vấn đề bình đẳng với chị em ta” (Phụ nữ thời đàm Vấn đề nữ quyền: bình đẳng ở đâu, giải phóng cái gì?” (Phụ nữ thời đàm Xét về quyền lợi của phụ nữ về pháp luật” (Phụ nữ thời đàm Vấn đề giải phóng phụ nữ” (Phụ nữ thời đàm Địa vị người đàn bà Việt Nam ngày nay trong gia đình và ngoài xã hội phải thế nào” (Việt nữ .
- Đến năm thì phụ nữ Hà Nội bắt đầu mặc nhiều và dần dần lan ra cả nước.
- 29 Năm Hoàng Việt Nga, một nữ sinh Hà Nội đã tổ chức cuộc đi bộ từ Hà Nội xuống Hải Phòng..
- Tháng 4 năm 1937, một đoàn phụ nữ Hà Nội khác cũng tổ chức cuộc đi bộ thăm chùa Trầm