« Home « Kết quả tìm kiếm

PHỤ NỮ VÀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRUYỀN THÔNG: THỰC TRẠNG, TRIỂN VỌNG NHÌN TỪ GÓC ĐỘ TOÀN CẦU VÀ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI VIỆT NAM


Tóm tắt Xem thử

- PHỤ NỮ VÀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRUYỀN THÔNG:.
- VÀ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI VIỆT NAM PGS.TS.
- Công nghệ thông tin truyền thông (ICT) đang trở thành nền tảng của mọi sự phát triển trong các lĩnh vực kinh tế- xã hội, giáo dục và văn hóa.
- Phụ nữ với trí tuệ của mình đã và đang có nhiều đóng góp cho sự phát triển của ICT, được hưởng lợi từ ICT và đồng thời cũng đang chịu nhiều thiệt thòi về ICT so với nam giới.
- Triển vọng của ICT mở ra cho tất cả mọi người và phụ nữ cũng cần được thụ hưởng những lợi ích đó.
- Các chính phủ của các nước, các tổ chức bảo vệ quyền lợi của phụ nữ đang nổ lực để giúp phụ nữ phát huy tiềm năng của mình, tham gia vào lĩnh vực ICT và được hưởng các cơ hội của ICT mang lại.
- 1) Vai trò của ICT trong phát triển kinh tế- xã hội và đối với phụ nữ 2) Thực trạng phụ nữ và ICT 3) Triển vọng của ICT đối với phụ nữ 4) Khuyến nghị đối với Việt Nam NỘI DUNG.
- 1) VAI TRÒ CỦA ITC TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ ĐỐI VỚI PHỤ NỮ.
- Công nghệ thông tin truyền thông trở thành nền tảng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia trên thế giới thông qua nguồn nhân lực của mình.
- Các nhà khoa học Mĩ cho rằng khoa học công nghệ:.
- -Đảm bảo sự phát triển tốt của nền kinh tế;.
- Nguồn thông tin ICT cung cấp kiến thức cho việc sáng tạo.
- Đối với phụ nữ ICT giúp phụ nữ (cũng như nam giới) tham gia vào xã hội thông tin.
- Khi nền kinh tế tri thức phát triển dựa chủ yếu vào kiến thức và kĩ năng trí tuệ của nguồn nhân lực thì kiến thức, kĩ năng và các năng lực ICT của phụ nữ cần được xem xét và đưa vào chiến lược phát triển kinh tế xã hội.
- Một nghiên cứu ở Uganda cho thấy, việc phụ nữ nông thôn tiếp cận kịp thời với các thông tin kinh tế xã hội do ICT đem lại đã giúp họ trong việc xóa đói giảm nghèo và góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế- xã hội của đất nước.
- Với các thông tin cập nhật được phụ nữ nông thôn có được các kiến thức về sản xuất, kiến thức và cách phòng chống các bệnh cho cây cối, động vật nuôi… giúp họ nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Chính phủ Uganda năm 2005 đã đưa ra các chương trình hành động để giúp công dân của họ, đặc biệt là phụ nữ, nhất là phụ nữ nông thôn tăng khả năng sử dụng ICT để nâng cao kiến thức, cập nhật thông tin và phát triển các kĩ năng kĩ thuật.
- Máy tính và ICT trở thành công cụ quan trọng cho việc phát triển của phụ nữ trong các tổ chức phi chính phủ.
- Họ sử dụng công nghệ thông tin để quản lí công việc, thiết kế và thực hiện các dự án, sử dụng thông tin để dự báo sự phát triển của tổ chức trong tương lai và để giao tiếp.
- Một nghiên cứu khác về phụ nữ và ICT ở các vùng khác nhau trên toàn cầu do tổ chức the International Telecommunications Union (ITU) thực hiện đã chứng minh rõ ràng hơn tầm quan trọng của ICTs đối với phụ nữ trong việc thực hiện các mục đích công việc và sự phát triển cá nhân của họ, cho việc sáng tạo và lấp lổ hổng về khoảng cách với nam giới.
- 2) THỰC TRẠNG PHỤ NỮ VÀ ICT Mặc dù ICT quan trọng như vậy nhưng trên thực tế việc tiêp cận với ICT của phụ nữ và nam giới ở các vùng trong cùng một quốc gia, giữa quốc gia này với quốc gia khác, hay thậm chí trong cùng địa phương có sự khác biệt.
- Nghiên cứu tình hình phụ nữ và ICT ở châu Âu cho rằng họ đang thiếu nghiêm trọng những người có kĩ năng ICT, nhất là phụ nữ trong các lĩnh vực lao động công nghệ và dịch vụ.
- Nghiên cứu này chỉ ra rằng ở lứa tuổi 15 thì các em học sinh nam và nữ đều có sở thích và năng lực như nhau nhưng khi các em trở thành các vị thành niên thì các em học sinh nữ thường từ bỏ các môn công nghệ.
- Đến khi các em vào đại học thì số lượng sinh viên nữ học công nghệ là rất ít so với sinh viên nam.
- Trong các lĩnh vực công nghiệp nghiên cứu về công nghệ thì phụ nữ chỉ chiếm 20% so với nam giới.
- Ở các nước đang phát triển thì tình hình này còn tồi tệ hơn.
- Trong số 33% phụ nữ tham gia vào thị trường lao động ở các nước đang phát triển thì phần lớn phụ nữ kiếm sống bằng những nghề lao động chân tay đơn giản (76% ở Nepal, 61% ở Pakistan)..
- Ở Mỹ mặc dù tỉ lệ phụ nữ làm việc trong các lĩnh vực sinh học, hóa học và toán là tương đối cao: từ 35% đến 40% hay 50%, thậm chí là 60% thì con số này vẫn hết sức khiêm tốn trong lĩnh vực ICTs.
- Vào các năm giữa1980 tỉ lệ phụ nữ làm việc trong lĩnh vực ICT là 35% thì ngày nay tỉ lệ này đang giảm..
- Số liệu của Cục thống kế Úc (Australian Bureau of Statistics) chỉ ra rằng ở Úc chỉ có 20% phụ nữ làm việc trong lĩnh vực ICT và chỉ có 25% sinh viên đại học nữ theo học ICT và tỉ lệ này đang có xu hướng giảm.
- Phụ nữ ít có cơ hội sử dụng internet hơn nam giới (bảng 1).
- Bảng 1 chỉ ra tỉ lệ phụ nữ sử dụng internet ở các nước như sau: Bảng 1: Tỉ lệ phụ nữ sử dụng internet ở các nước.
- Tỉ lệ phụ nữ.
- sử dụng internet.
- (Nistha Sinha,June 16, 2009, WB) Một số nghiên cứu chỉ ra lí do phụ nữ hay sinh viên nữ không muốn tham gia hay ít có cơ hội tham gia vào các lĩnh vực công việc ICT:.
- Phụ nữ gặp nhiều trở ngại trong việc tiếp cận ICTs · Thiếu kiến thức, thiếu kĩ năng và không được đào tạo.
- Không có quyền tìm kiếm tri thức hay sử dụng các dịch vụ, các trung tâm ICT · THiếu đại diện của phụ nữ trong việc hoạch định chính sách và chiến lược ICT.
- Bản thân phụ nữ thiếu tự tin, ít quan tâm và không cảm thấy thú vị với ICT do thiếu thông tin và kĩ năng sử dụng.
- 3) TRIỂN VỌNG CỦA ICT ĐỐI VỚI PHỤ NỮ.
- a) Triển vọng nghề nghiệp Thực tế cho thấy các nghề trong lĩnh vực ICT rất phong phú và có nhiều triển vọng tốt cho phụ nữ.
- Sản xuất các công cụ đo lường, kiểm soát và thử nghiệm trong lĩnh vực công nghiệp.
- Thông tin viễn thông.
- Các nghề nghiệp trong lĩnh vực ICT.
- Kĩ sư, kĩ thuật viên lập trình, kĩ sư công nghệ.
- Điều hành và quảng cáo Khoa học và công nghệ: khoa học tự nhiên, kĩ sư công nghệ, khoa học y học, khoa học nông nghiệp…công nghệ cao… b) Triển vọng năng lực ICT của phụ nữ Bản thân phụ nữ là những người có nhiều tiềm năng trong các lĩnh vực khoa học công nghệ.
- Nhiều phụ nữ đã rất thành đạt trong lĩnh vực ICT.
- Ada Byron là người phụ nữ đầu tiên lập trình chương trình máy tính của thế giới và là nhà toán học kiệt xuất.
- Ésther Dyson là người phụ nữ có ảnh hưởng lớn nhất đối với internet.
- Bà viết rất nhiều sách về máy vi tính và công nghệ thông tin..
- Nhiều phụ nữ có năng lực và có thể có những đóng góp quan trọng trong lĩnh vực ICT nếu họ được tạo điều kiện để học tập và được cung cấp thong tin về ICT và các lĩnh vực hoạt động của nó.
- c) Sự quan tâm của chính phủ và các tổ chức cộng đồng Chính phủ ngày càng quan tâm và tạo nhiều cơ hội cho phụ nữ trong lĩnh vực ICT.
- Họ đã có các chính sách, chiến lược phát triển ICT, có các chương trình và kinh phí hỗ trợ việc phụ nữ sử dụng ICT và tham gia vào các hoạt động ICT.
- Nhiều tổ chức và mạng lưới sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào công nghiệp ICT và nghiên cứu, phát triển ICT và các vị trí lãnh đạo..
- Các tổ chức thực hiện nhiều hoạt động khác nhau để nâng câo nhận thức về ICT và năng lực sử dụng ICT cuả phụ nữ: các seminar, các hội thảo, trợ giúp trong việc xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển ICT của tổ chức.
- Các nhà lãnh đạo nữ ngày càng quan tâm và tạo điều kiện cho nhân viên của họ được giáo dục và tham gia vào các hoạt động ICT.
- Ngày càng có nhiều phụ nữ tham gia vào các vị trí lãnh đạo trong lĩnh vực ICT..
- d) Các cơ hội học tập và sử dụng ICT ngày càng nhiều đối với phụ nữ.
- Các mạng internet dành cho phụ nữ hướng dẫn họ tham gia các kháo học và các hoạt động trong lĩnh vực ICT..
- 4) KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI VIỆT NAM.
- Trên thế giới các chính phủ đã có nhiều nổ lực để giúp phụ nữ có nhiều cơ hội tham gia vào ICT, giúp họ phát triển năng lực, xây dựng các điều kiện sử dụng ICT cho phụ nữ.
- Nhiều hoạt động và nhiều hình thức giúp đỡ phụ nữ ở các vùng nông thôn để giúp họ sử dụng ICT trong sinh hoạt và sản xuất..
- Ở Việt Nam chính phủ cũng đã có các chiến lược phát triển công nghệ thông tin.
- Phát triển và sử dụng ICT đang được chú ý..
- Chính phủ đã có chính sách phát triển IT- kĩ thuật và kinh tế đến năm 2005.
- Nghị quyết số 58-CT/TW đánh dấu một bước ngoạt quan trọng trong chính sách và lịch sử phát triển ICT ở Việt Nam.
- Nghị quyết này khẳng định, IT là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên những thay đổi sâu sắc cho sự phát triển kinh tế- xã hội và văn hóa và hiện đại hóa đất nước..
- Nghị quyết đã đánh giá tình hình phát triển công nghệ thông tin ở nước ta như sau: công nghệ thông tin Việt Nam hiện nay vẫn đang ở tình trạng lạc hậu, phát triển chậm, có nguy cơ tụt hậu xa hơn so với nhiều nước trên thế giới và khu vực.
- Việc ứng dụng công nghệ thông tin chưa đáp ứng được yêu cầu của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá và yêu cầu về hội nhập khu vực và quốc tế, vai trò động lực và tiềm năng to lớn của công nghệ thông tin chưa được phát huy mạnh mẽ.
- việc phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin chưa được chuẩn bị kịp thời cả về số lượng và chất lượng, về chuyên môn cũng như về ngoại ngữ, viễn thông và Internet chưa thuận lợi, chưa đáp ứng các yêu cầu về tốc độ, chất lượng và giá cước cho ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin.
- đầu tư cho công nghệ thông tin chưa đủ mức cần thiết.
- quản lý nhà nước về lĩnh vực này vẫn phân tán và chưa hiệu quả, ứng dụng công nghệ thông tin ở một số nơi còn hình thức, chưa thiết thực và còn lãng phí.
- Tiếp đó nghị quyết đề ra mục tiêu phát triển ICT đến 2010.
- Công nghệ thông tin được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực, trở thành một trong những yếu tố quan trọng nhất của sự phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh - quốc phòng..
- Phát triển mạng thông tin quốc gia phủ trên cả nước, với thông lượng lớn, tốc độ và chất lượng cao, giá rẻ.
- tỷ lệ người sử dụng Internet đạt mức trung bình thế giới..
- Công nghiệp công nghệ thông tin trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tốc độ phát triển hàng năm cao nhất so với các khu vực khác.
- 1- ứng dụng rộng rãi, có hiệu quả công nghệ thông tin trong toàn xã hội..
- 2- Tạo môi trường thuận lợi cho ứng dụng công nghệ thông tin và phát triển công nghệ thông tin..
- 3- Đẩy mạnh việc đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực cho ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin..
- 4- Đẩy nhanh việc xây dựng mạng thông tin quốc gia, bao gồm hệ thống viễn thông và Internet Việt Nam..
- 5- Tăng cường, đổi mới công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực công nghệ thông tin..
- Chiến lược phát triển công nghệ thông tin – truyền thông phục vụ phát triển kinh tế xã hội trong thời kỳ hội nhập từ năm 2010 định hướng đến 2020 (Hoàng Quốc Lập đã đưa ra các mục tiêu, định hướng và giải pháp sau: Mục tiêu phát triển đến năm 2010:.
- Ứng dụng rộng rãi CNTT-TT trong các ngành, lĩnh vực trọng điểm của nền kinh tế.
- Hình thành, xây dựng và phát triển Việt Nam điện tử với công dân điện tử, Chính phủ điện tử, doanh nghiệp điện tử, giao dịch và thương mại điện tử để Việt Nam đạt trình độ trung bình khá trong khu vực ASEAN..
- mật độ thuê bao Internet đạt 8 - 12 thuê bao/100 dân (trong đó 30% là thuê bao băng rộng), với tỷ lệ sử dụng Internet đạt 25 - 35%.
- Đảm bảo đa số cán bộ, công chức, viên chức, giáo viên tất cả các cấp, bác sĩ, y sĩ, sinh viên đại học và cao đẳng, học sinh trung học chuyên nghiệp, trung học dạy nghề và trung học phổ thông, 50% học sinh trung học cơ sở và trên 30% dân cư có thể sử dụng các ứng dụng CNTT-TT và khai thác Internet..
- Hoàng Quốc Lập đến nay, đã có 18,96% dân số Việt Nam sử dụng Internet.
- Một điều hết sức cấp thiết đối với Việt Nam là cần nghiên cứu, xem xét các chinh sách, các xu hướng phát triển và đầu tư vào ICT của các nước trên thế giới cho việc phát triển kinh tế- xã hội nói chung và cho giáo dục nói riêng để có các chính sách, chiến lược phù hợp nhằm bắt nhịp với sự phát triển chung mà không bị lạc hậu hoặc tụt hâu.
- Việt Nam cần có các bước đi cụ thể trong việc trang bị, sử dụng ICT và giáo dục ICT.
- Trong các chiến lược phát triển ICT cần lưu ý hơn vấn đề phát triển năng lực ICT cho phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ nông thôn và miền núi.
- tạo nhiều cơ hội và các chính sách công bằng đối với phụ nữ tiếp cận, sử dụng và tham gia vào ICT.
- Thiết lập các dịch vụ (các trung tâm và các mạng lưới), cơ sở vật chất và trang bị các thiết bị ICT nhằm hỗ trợ phụ nữ sử dụng ICT, tiếp cận với ICT.
- Cần có các chính sách khác nhau đối với việc sử dụng và tham gia vào các lĩnh vực ICT cho phụ nữ và nam giới.
- Có diễn đàn dành cho phụ nữ trao đổi về ICT, tổ chức các seminar, hội thảo...để bàn về việc tiếp cận, sử dụng ICT cho phụ nữ.
- Phụ nữ cần tham gia một số lượng lớn vào công nghiệp ICT để phát huy tiềm năng của họ và để phản ánh sự đa dạng của xã hội, sự tôn trọng của xã hội đối với năng lực của người phụ nữ.
- Mặt khác, tham gia vào ICT và sử dụng ICT giúp phụ nữ nâng cao năng suất lao động và xóa đói giảm nghèo.
- Với tầm quan trọng như vậy của ICT, quyền tiếp cận và sử dụng ICT cần phải có sự cộng bằng giữa học sinh nam và nữ, giữa phụ nữ và nam giới.
- Muốn vậy chính phủ cần có nhiều chính sách và các hỗ trợ khác nhau cho phụ nữ trong vấn đề này..
- Chỉ thị số 58-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, ngày 17 tháng 10 năm 2000.
- Hoàng Quốc Lập Chiến lược phát triển Công nghệ Thông tin – Truyền thông Việt Nam phục vụ phát triển kinh tế xã hội trong thời kì hội nhập, www.div.gov.vn/Event/Banking/2007/Hoang_Quoc_Lap.ppt