« Home « Kết quả tìm kiếm

Phun kali nitrate sau đậu trái làm tăng năng suất và phẩm chất trái quýt đường (Citrus reticulata Blanco)


Tóm tắt Xem thử

- PHUN KALI NITRATE SAU ĐẬU TRÁI LÀM TĂNG NĂNG SUẤT VÀ PHẨM CHẤT TRÁI QUÝT ĐƯỜNG (Citrus reticulata BLANCO).
- Quýt đường, kali nitrate, phun qua lá, năng suất, năng suất.
- Đề tài “Phun kali nitrate qua lá làm tăng năng suất và phẩm chất của trái quýt đường (Citrus reticulata Blanco)” được thực hiện nhằm xác định số lần phun kali nitrate làm trái quýt đường có năng suất và phẩm chất tốt..
- Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên có 5 nghiệm thức là số lần phun KNO 3 ở nồng độ 5 g/l với 4 lần lặp lại, 10 cây/lặp lại..
- Năm nghiệm thức thí nghiệm là đối chứng (không phun), 16 lần (2 tuần/lần), 8 lần (4 tuần/lần), 6 lần (6 tuần/lần) và 5 lần phun (8 tuần/lần)..
- Thời điểm bắt đầu phun kali nitrate lúc trái non xuất hiện (có đường kính từ 1,0-2,0 cm).
- Kết quả thí nghiệm cho thấy, nghiệm thức phun kali nitrate 6 lần (6 tuần/lần) cho kết quả cao nhất về trọng lượng trái (144,5 g), chiều cao trái (54,4 mm), năng suất trái đạt được tăng gấp đôi (27,3 kg/cây)..
- Quýt đường (Citrus reticulata Blanco) là cây ăn trái có giá trị kinh tế cao, tuy nhiên trái có kích thước thường nhỏ nên giá bán không cao.
- Kali là một trong các nguyên tố dinh dưỡng đa lượng giúp cho cây cam quýt sinh trưởng, kiến tạo năng suất và nâng cao chất lượng trái (Sarrwy et al., 2012)..
- Phun kali qua lá là phương pháp hiệu quả giúp cây.
- Phun kali nitrate làm tăng năng suất cây trồng được tìm thấy trên nhiều loại cây như cam quýt (Abd El-Rahman.
- et al., 2012.
- Theo Bar-Akiva (1975) trái cam Valencia khi được cung cấp đủ kali đã làm giảm hiện tượng nứt trái và gia tăng năng suất.
- “Phun kali nitrate qua lá làm tăng năng suất và phẩm chất của quýt đường (Citrus reticulate Blanco)” được thực hiện nhằm xác định số lần phun kali nitrate cho trái quýt đường để đạt năng suất và phẩm chất tốt..
- Quýt đường là cây chiết trồng 3 năm tuổi bắt đầu cho trái, cách cây là 2 x 2 m trên liếp rộng 4 m..
- Đất có hàm lượng đạm, lân và kali tổng số ở mức trung bình lần lượt là và 1,036% và có pH là 5,41.
- Chọn những cây quýt đường có sự sinh trưởng và phát triển tương đồng với nhau, lúc cây mang trái có đường kính từ 1,0-2,0 cm để làm thí nghiệm.
- Kali nitrate dạng hạt màu trắng, nhuyễn, tan nhanh và tan hoàn toàn trong nước có nguồn gốc từ Trung Quốc có hàm lượng N là 13% và K 2 O là 46%..
- Có tất cả 5 nghiệm thức là các số lần phun phân kali nitrate có cùng nồng độ là 5 g/l.
- Năm nghiệm thức nghiên cứu là đối chứng (không phun kali nitrate);.
- Các chỉ tiêu thu thập gồm kích thước trái, trọng lượng, màu sắc vỏ trái, dày vỏ, trọng lượng vỏ, số múi, số hạt, Brix, vitamin C, pH và năng suất trái trên cây, hàm lượng đạm và kali tổng số trong lá lúc thu hoạch..
- Hàm lượng vitamin C được đo bằng phương pháp Murri (Phạm Văn Sổ và Bùi Thị Nhu Thuận, 1991).
- Hàm lượng đạm và kali tổng số trong lá gửi phân tích ở Phòng thí nghiệm chuyên sâu, Trường Đại học Cần Thơ.
- Số liệu thu được sẽ được phân tích phương sai và kiểm định DUNCAN ở mức ý nghĩa 5% để so sánh sự khác biệt giữa các.
- nghiệm thức bằng chương trình SAS (Version 8.0, SAS Institute Inc., Cary, NC, USA)..
- 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.
- Kết quả trình bày ở Bảng 1 cho thấy hàm lượng đạm trong lá có xu hướng cao hơn khi có phun KNO 3 nhưng chúng không có khác biệt ý nghĩa thống kê giữa nghiệm thức có phun và nghiệm thức không phun KNO 3 .
- Tuy nhiên, hàm lượng kali ở các nghiệm thức có khác nhau ở mức ý nghĩa 1%..
- Hàm lượng kali trong lá ở nghiệm thức đối chứng là thấp nhất 1,17% và không có khác biệt so với nghiệm thức 5 lần phun (8 tuần/lần).
- Ở nghiệm thức 6 lần phun (6 tuần lần), hàm lượng kali tổng số trong lá là 1,34% cao hơn so với nghiệm thức đối chứng.
- (2010) thì hàm lượng Kali trong lá cây cam quýt nói chung từ 1- 1,2% là đủ cho trái phát triển.
- Hàm lượng kali trong lá tối hảo để cây cam quýt cho trái phát triển tốt là 1,2-1,7% (Obreza, 2003)..
- Bảng 1: Hàm lượng kali trong lá ở thời điểm thu hoạch.
- Nghiệm thức Hàm lượng.
- Hàm lượng kali.
- Đối chứng 1,93 1,17c.
- Ghi chú: Trong cùng một cột các số có chữ theo sau giống nhau không khác biệt ý nghĩa thống kê qua phép thử Ducan.
- khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1%.
- khác biệt không có ý nghĩa thống kê.
- 3.2 Phun kali nitrate làm tăng chiều cao và đường kính trái.
- Ở nghiệm thức 6 lần phun (6 tuần/lần), trái có chiều cao và đường kính cao hơn so với trái ở nghiệm thức đối chứng và 16 lần phun (2 tuần/lần) (Bảng 2).
- Tuy nhiên, chiều cao và đường kính trái ở nghiệm thức này không có khác biệt so với trái ở nghiệm thức 8 và 5 lần phun.
- Kết quả nghiên cứu này tương tự như trên cây quýt.
- Bảng 2: Kích thước trái quýt đường ở thời điểm thu hoạch.
- Nghiệm thức Chiều cao.
- Đối chứng 48,95 b 58,48 b.
- khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5%.
- 3.3 Ảnh hưởng của phun kali nitrate đến năng suất và phẩm chất trái quýt đường.
- Độ khác màu vỏ trái cao nhất ở nghiệm thức phun kali nitrate 6 và 8 lần phun và chúng có khác biệt có ý nghĩa so với nghiệm thức đối chứng không phun (Bảng 3).
- Theo kết quả điều tra của Trần Ngọc Phương Anh (2010) độ khác màu vỏ trái quýt đường trồng tại Lai Vung là 54,4 E, tại Trà Ôn là 53,8 E và Phụng Hiệp là 53,5 E..
- Từ đó cho thấy kết quả của thí nghiệm này có độ khác màu vỏ trái thấp hơn so với nghiên cứu của Trần Ngọc Phương Anh (2010) có thể do mật độ trồng của vườn thí nghiệm dày hơn, trái hấp thu ánh sáng ít..
- Kết quả trình bày ở Bảng 3 cho thấy trọng lượng trái quýt đường ở nghiệm thức phun KNO 3.
- 6 lần (6 tuần/lần) là cao nhất và có khác biệt có ý nghĩa so với các nghiệm thức phun kali còn lại và nghiệm thức đối chứng không phun kali ở mức ý nghĩa 5%.
- Phun kali làm tăng kích thước và trọng lượng trái được tìm thấy trên cây cam Clementine (Hamza et al., 2012), cây hạnh (Đường Hồng Duật, 2003).
- Trên thanh long khi phun kali sẽ cho trọng lượng trái tăng lên 3,5% so với không phun (Nguyễn Thị Nhất Hằng và Nguyễn Minh Châu, 2001)..
- Số múi/trái, hạt chắc và hạt lép/trái không khác biệt nhau qua phân tích thống kê giữa các nghiệm thức (Bảng 3).
- Theo Nguyễn Minh Châu (2009) cho rằng quýt đường có khoảng 8 - 10 hạt/trái.
- Bảng 3: Trọng lượng trái, độ khác màu vỏ trái, số múi, trọng lượng hạt, số hạt chắc và lép trên trái Nghiệm thức Trọng lượng.
- Đối chứng 124,9 d 40,9 d .
- khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1.
- ns: khác biệt không có ý nghĩa thống kê 3.3.3 Độ Brix, trị số pH và hàm lượng Vitamin.
- C của trái Độ Brix.
- Kết quả trình bày Bảng 4 cho thấy độ Brix của trái quýt đường giữa các nghiệm thức phun kali nitrate ở các thời điểm khác biệt nhau phân tích thống kê ở mức ý nghĩa 5%.
- Độ Brix của trái quýt đường ở nghiệm thức đối chứng thấp nhất (9,16%)..
- Tất cả các nghiệm thức có phun kali nitrate ở các thời điểm 2 tuần/lần, 4 tuần/lần, 6 tuần/lần và 8 tuần/lần có độ Brix không khác biệt nhau.
- (1999), độ Brix của trái quýt đường là 9,0%.
- Theo Hồ Thế Huy (2010), độ Brix của trái quýt đường ở Lai Vung – Đồng Tháp là 9,60%.
- Theo kết quả điều tra của Trần Ngọc Phương Anh (2010) độ Brix quýt đường ở Lai Vung là 9,10%, ở Phụng Hiệp là 9,19% và ở Trà Ôn là 9,34%.
- đánh giá độ ngọt của trái, độ Brix tăng khi trái chín do hàm lượng đường tổng số tăng.
- Từ đó cho thấy quýt đường ở các nghiệm thức phun kali nitrate của thí nghiệm này có độ ngọt hơn so với đối chứng và ngọt hơn so với độ ngọt trung bình được Trần Ngọc Phương Anh điều tra tại Phụng Hiệp năm 2010..
- Kết quả phân tích Bảng 4 cho thấy trị số pH của trái quýt đường giữa các nghiệm thức phun kali nitrate ở các thời điểm khác nhau không khác biệt nhau qua phân tích thống kê, với trị số pH trung bình là 4,17.
- Như vậy, việc phun kali nitrate ở các thời điểm khác nhau không ảnh hưởng đến trị số pH của dịch trái.
- Thông qua trị số pH có thể đánh giá được hàm lượng acid của trái, trị số pH cao thì hàm lượng acid thấp và ngược lại khi trị số pH thấp thì hàm lượng acid cao.
- Theo Trần Ngọc Phương Anh (2010), trị số pH trái quýt đường tại Phụng Hiệp là 3,92, vì vậy ở thí nghiệm này hàm lượng acid trong trái quýt đường thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của Trần Ngọc Phương Anh tại Phụng Hiệp vào năm 2010..
- Hàm lượng vitamin C.
- Bảng 4: Độ Brix trái quýt đường ở các nghiệm thức phun kali nitrate.
- Nghiệm thức Độ Brix.
- Đối chứng 9,16 b 4,18 25,4.
- Hàm lượng vitamin C của trái quýt đường giữa các nghiệm thức việc phun kali nitrate ở các thời điểm khác nhau không khác biệt ý nghĩa thống kê (Bảng 4).
- Hàm lượng vitamin C là một trong những yếu tố quan trọng để đánh giá chất lượng trái và hàm lượng vitamin C thay đổi tùy theo độ chín trái.
- Hàm lượng vitamin C trong trái thấp là do các quá trình khử trong các mô bị phá hủy và do.
- Hàm lượng vitamin C của trái quýt đường ở các nghiệm thức tương đương nhau có thể là do độ chín khi thu hoạch tương đối đồng đều nhau.
- Mặt khác, do pH dịch trái của các nghiệm thức không khác biệt nên hàm lượng acid trong trái quýt đường ở các nghiệm thức cũng không có sự khác biệt..
- 3.3.4 Năng suất.
- Năng suất quýt đường giữa các nghiệm thức phun kali nitrate ở các thời điểm khác nhau có khác biệt nhau qua phân tích thống kê ở mức ý nghĩa 1%.
- Năng suất ở nghiệm thức 6 tuần/lần cao nhất không khác biệt so với nghiệm thức 2 tuần/lần và nghiệm thức 8 tuần/lần, khác biệt có ý nghĩa 1%.
- qua phân tích thống kê với 2 nghiệm thức còn lại (Bảng 5).
- Theo kết quả điều tra của Trần Ngọc Phương Anh (2010), năng suất trung bình của quýt đường tại huyện Phụng Hiệp là 22,8 tấn/ha, nếu tính trồng theo mật độ tại vườn quýt đường đang thí nghiệm thì tương đương với 16,3 kg/cây.
- Như vậy, kết quả thí nghiệm cho thấy năng suất của cây quýt đường đều cao hơn so với kết quả điều tra của Trần ngọc Phương Anh (2010).
- Bảng 5: Năng suất trái quýt đường ở các nghiệm thức phun kali nitrate.
- Nghiệm thức Năng suất thực tế (kg/cây).
- năng suất tăng thêm so với đối chứng.
- Đối chứng 13,6 c.
- Phun kali nitrate 6 lần (6 tuần/lần) ở nồng độ 5 g/l từ khi trái có kích thước 1-2 cm sẽ làm chiều cao trái tăng lên 11,17% và đường tăng kích trái tăng lên 8,65%.
- Năng suất trái trên cây tăng lên gấp đôi so với không phun KNO 3 .
- Trong sản xuất để nâng cao năng suất và phẩm chất trái quýt đường có thể ứng dụng kết quả nghiên cứu này..
- Nguyễn Bảo Vệ, giám đốc Hội Liên hiệp Khoa học Kỹ thuật Cần Thơ, đã tư vấn và đồng ý cho nhóm sử dụng kinh phí từ đề tài quýt đường của Hậu Giang để thực hiện nghiên cứu này..
- Duy trì phẩm chất và kéo dài thời giam tồn trữ trái quýt đường.
- Kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ cây ăn quả 2000- 2001.
- Điều tra kỹ thuật canh tác và khảo sát chất lượng trái quýt đường ở 3 tỉnh Đồng Tháp, Hậu Giang và Vĩnh Long, Luận văn cao học ngành Trồng Trọt, Đại học Cần Thơ.