« Home « Kết quả tìm kiếm

Phương pháp gây hứng thú cho học sinh trong giờ học ngoại ngữ


Tóm tắt Xem thử

- PHƢƠNG PHÁP GÂY HỨNG THÚ CHO HỌC SINH TRONG GIỜ HỌC NGOẠI NGỮ.
- Yêu cầu này đòi hỏi người giáo viên phải luôn hoàn thiện mình không chỉ về trình độ chuyên môn mà cả về phương pháp dạy học và thủ thuật dạy học..
- Là một giáo viên Tiếng Anh THCS, tôi luôn trăn trở về cái nghiệp.
- “Làm Thầy” của mình là dạy làm sao cho trò hiểu và phát huy được tính tích cực, sáng tạo ở các em.
- Chính vì vậy tôi thiết nghĩ việc trau rồi phương pháp không phải là của riêng ai mà là vấn đề chung cho mọi giáo viên..
- Cùng một vấn đề song người thầy phải làm thế nào để nó đơn giản nhất, dễ hiểu nhất khi truyền đạt cho các em, giúp các em hiểu và khắc sâu được vấn đề.
- Như chúng ta đã biết, Tiếng Anh là một môn học mới và tương đối khó đối với học sinh.
- Đặc biệt là đối với học sinh nông thôn.
- “làm thế nào để gây được hứng thú cho học sinh trong giờ học Ngoại Ngữ”.
- luôn là câu hỏi lớn mà tất cả giáo viên dạy Ngoại Ngữ đều muốn tìm ra câu trả lời..
- 20% học sinh suy nghĩ và làm việc tích cực, số học sinh còn lại cũng chỉ ghi bài và lắng nghe một cách thụ động, máy móc mà không hiểu được nội dung của bài.
- Như vậy hiệu quả học tập thấp, học sinh khá giỏi ít, học sinh yếu kém nhiều.
- Hơn nữa, lớp học rất ồn vì học sinh không chú ý vào bài học.
- Để khắc phục được tình trạng đó thì phương pháp hiệu quả nhất là mỗi giáo viên phải tự chọn ra cho mình phương pháp dạy phù hợp thông qua một quá trình tìm tòi, thử nghiệm và kinh nghiệm giảng dạy thực tế của bản thân trên cơ sở hiểu biết về lý thuyết của việc dạy học..
- Qua nhiều năm học hỏi, tham khảo tài liệu và những kinh nghiệm được rút ra thông qua các giờ dạy thực tế ở trên lớp, bản thân tôi đã tìm ra được phương pháp dạy phù hợp, thu hút được phần lớn học sinh tham gia bài học một cách chủ động, sáng tạo cũng như “Gây hứng thú cho các em mỗi khi đến tiết học ngoại ngữ”.
- Vì vậy tôi mạnh dạn trình bày kinh nghiệm thực tế của mình trước các đồng nghiệp để trao đổi học tập nhằm không ngừng nâng cao tay nghề với mục đích cuối cùng là làm sao cho học sinh say mê hơn nữa đối với môn học Tiếng anh..
- Trong quá trình học, học sinh sẽ đạt được kết quả cao nếu như các em xác định được động cơ học tập của mình.
- Đối với học sinh THCS, động cơ học tập sẽ có được khi các em cảm thấy có hứng thú đối với môn học và thấy được sự tiến bộ của mình qua các giờ học..
- Phƣơng pháp gây hứng thú cho học sinh thông qua đồ dùng trực quan..
- đều có thể gây hứng thú cho học sinh trong học tập.
- Trong đó việc sử dụng đồ dùng trực quan là phương pháp gây hứng thú cho học sinh hiệu quả nhất trong giảng dạy Ngoại Ngữ vì phương tiện trực quan đóng vai trò quan trọng trong việc thiết lập mối quan hệ giữa ngôn ngữ và ý nghĩa, giúp học sinh liên tưởng được ý nghĩa của ngôn ngữ một cách trực tiếp, dễ dàng, dễ khắc sâu mà không cần phiên dịch..
- Với các chủ đề gần gũi, sát thực với cuộc sống thường ngày của bộ sách giáo khoa Tiếng Anh từ khối 6 đến khối 9, giáo viên có thể giới thiệu từ mới hay tính huống thông qua các phương tiện trực quan như hình ảnh hay đồ vật thật..
- a school bag  một cái túi sách học sinh a pencil  một cái bút chì..
- Giáo viên có thể chỉ vào các đồ vật có thật ở trong lớp và giới thiệu:.
- Sau đó giáo viên yêu cầu học sinh nhìn vào đồ vật và đoán nghĩa của từ.
- Phương pháp này cho các em hứng thú học tập và sự tập trung cao vì các từ mà giáo viên giới thiệu là những đồ vật rất gần gũi và dễ đoán nghĩa đối với các em..
- Tuy nhiên không phải lúc nào cũng có sẵn đồ vật thật ở trường nên giáo viên có thể sử dụng tranh ảnh để thay thế.
- Vì vậy trong khi giảng dạy, giáo viên không những phải biết khai thác và sử dụng chúng một cách tối đa mà còn phải sử dụng một cách linh hoạt và sáng tạo.
- Đây là cách dạy nhẹ nhàng nhất, dễ hiểu nhất nhưng kết quả đạt được rất cao và rất phù hợp với đối tượng học sinh trung học cơ sở..
- Giáo viên có thể dùng tranh trong sách hoặc phóng to các bức tranh nói về các đồ vật trên lên một tờ giấy to và treo lên bảng nhằm tạo sự chú ý của học sinh vào bài học.
- Sau đó giáo viên đưa ra các câu hỏi để gợi mở cho học sinh nói về chủ đề của bài..
- Giáo viên giới thiệu chủ đề “My house” (nhà của tôi)..
- Sau phần mở bài giáo viên có thể sử dụng các bức tranh trên để giới thiệu từ mới theo các bước sau:.
- Giáo viên treo tranh lên bảng:.
- Giáo viên yêu cầu học sinh nói về tên của các đồ vật ở trong tranh bằng Tiếng Việt.
- Sau đó giáo viên hướng dẫn cách đọc và viết bằng Tiếng Anh tương ứng..
- Ngoài việc sử dụng các đồ dùng trực quan để giới thiệu từ mới, chủ đề hay tình huống của bài, giáo viên có thể sử dụng chúng để củng cố bài học nhằm giúp cho học sinh khắc sâu hơn nội dung của bài và học sôi nổi hơn..
- Sau khi dạy xong bài học, giáo viên có thể sử dụng tranh để củng cố lại từ mới cũng như củng cố lại kiến thức mà các em đã học trong bài bằng cách:.
- Giáo viên treo tranh nói về các hoạt động tiêu biểu trong giờ ra chơi lên trên bảng..
- Sau đó giáo viên yêu cầu học sinh gấp sách vở lại, nhìn vào tranh và nói về hoạt động của các bạn học sinh trong giờ ra chơi..
- Qua thực tế giảng dạy trên lớp, tôi thấy các giáo cụ trực quan luôn làm cho giờ học sôi nổi, đạt hiệu quả cao và gây được hứng thú đối với học sinh trong giờ học..
- Phƣơng pháp khêu gợi trí tò mò và tính ham hiểu biết của học sinh..
- Đối với lứa tuổi học sinh THCS sự tò mò và tính ham hiểu biết của các em rất lớn nên các em dễ bị lôi cuốn vào những vấn đề mà chúng quan tâm..
- Do vậy, khi biên soạn sách giáo khoa Tiếng Anh từ Khối 6 đến khối 9 các nhà biên soạn sách hiện hành đã tập trung vào những chủ đề gần gũi, sát thực với học sinh, phù hợp với trình độ, tâm lí lứa tuổi, nhu cầu, sở thích cũng như vốn sống của các em..
- Tất cả các chủ đề này đều gây hứng thú cho học sinh và khêu gợi được ở các em tính tò mò rất cao.
- Vì vậy giáo viên phải biết cách đưa ra các tình huống để lôi cuốn các em vào chủ đề của bài cũng như những hoạt động ở trên lớp..
- Để lôi cuốn sự chú ý của học sinh vào bài học, giáo viên vừa hành động (uống nước) vừa nói.
- Sau đó, giáo viên hỏi học sinh “How do you feel.
- Em cảm thấy thế nào? học sinh trả lời “ Em nóng”, “em mệt”,….
- Giáo viên giới thiệu bài..
- Như vậy học sinh sẽ nhanh chóng hiểu được yêu cầu của giáo viên và dễ dàng thực hành..
- Thể thao và các trò giải trí (English 6) để thu hút được sự chú ý của học sinh vào hoạt động trên lớp, giáo viên có thể đưa ra câu hỏi..
- Các em có thích thể thao không?) Ss: Yes, we do (có).
- Sau đó giáo viên giới thiệu cho học sinh một số từ mới nói về các môn thể thao và hướng dẫn cách đọc cho các em..
- Tiếp theo, để lôi cuốn học sinh vào hoạt động thực hành, giáo viên có thể làm mẫu..
- Học sinh sẽ dễ dàng hiểu được yêu cầu của giáo viên và thực hành..
- Sau khi học xong phần B 1 về những hoạt động mà học sinh Việt Nam thường làm sau giờ học.
- Ở phần B 2 học sinh sẽ được học một bài đọc nói về những hoạt động của học sinh Mỹ trong thời gian rãnh rỗi.
- Để khêu gợi trí tò mò của học sinh vào bài học giáo viên có thể hỏi như sau:.
- (bay giờ các em hãy nhìn vào tranh cho sẵn và so sánh với những dự đoán của em.).
- Chắc chắn học sinh sẽ rất thích thú và tò mò muốn biết các bạn học sinh Mỹ thường tham gia hoạt động gì lúc rãnh rỗi..
- Phƣơng pháp thúc đẩy động cơ học tập của học sinh..
- Như đã nói ở trên, học sinh chỉ có được động cơ học tập khi các em cảm thấy hứng thú đối với môn học và thấy được sự tiến bộ của mình.
- Do vậy, ngoài việc sử dụng các tình huống thách đố nhằm hấp dẫn, lôi cuốn học sinh vào những hoạt động trên lớp, giáo viên còn phải biết khích lệ, động viên các em trong học tập..
- Để giúp các em nhận thấy được sự tiến bộ trong học tập, giáo viên cần phải chú ý đến tính vừa sức trong dạy học, tránh không nên đưa ra những yêu cầu quá cao đối với học sinh.
- Ngoài ra giáo viên cần khuyến khích học sinh học theo phương châm thử nghiệm và chấp nhận mắc lỗi trong quá trình thực hành..
- Thực tế cho thấy, có những học sinh biết nhưng không dám nói vì sợ bị mắc lỗi.
- Theo tôi đây chính là yếu tố tâm lí mà giáo viên dạy ngoại ngữ cần phải xem xét để giúp các em có được hứng thú học tập hay ít ra là tích cực hơn trong các giờ học.
- Trong quá trình dạy, giáo viên không nên quá khắt khe với những lỗi mà học sinh mắc phải (Ví dụ: lỗi phát âm, lỗi chính tả, thậm chí là lỗi ngữ pháp) để tránh cho các em tâm lí sợ mắc lỗi khi thực hành..
- Ví dụ: Trong khi thực hành, học sinh nói: She play badminton hoặc We has a dog,.....
- Thay vì ngắt lời khi các em để sửa lỗi, giáo viên có thể để cho học sinh trả lời xong, giáo viên khích lệ hay cổ vũ các em bằng những câu như:.
- Sau đó giáo viên gọi học sinh khác nhận xét và sửa lỗi cho bạn hoặc giáo viên sửa lỗi để tránh làm cho các em nhụt chí hay mất hứng thú luyện tập..
- Việc biết sử dụng các trò chơi trong giảng dạy Ngoại ngữ nhằm tạo cho học sinh có hứng thú trong học tập đối với môn học.
- Vì vậy giáo viên cần phải biết vận dụng các trò chơi trong các bài dạy để cho học sinh “ học mà chơi, chơi mà học”.
- Tuy nhiên, tuỳ vào từng bài cụ thể mà giáo viên có thể chọn ra trò chơi phù hợp với mục đích của bài học..
- Trò chơi “ Bingo” được dùng để kiểm tra vốn từ vựng của học sinh đồng thời kiểm tra độ nhanh nhạy và kĩ năng nghe của các em..
- Numbers” (Số đếm) trong sách giáo khoa Tiếng Anh 6, giáo viên chuẩn bị sẵn một dãy số bất kì không theo thứ tự từ 1 đến 20..
- Giáo viên yêu cầu học sinh vẽ một bảng gồm 9 ô vuông và viết vào mỗi ô vuông 1 số bất kì nào đó trong nhóm từ 1 đến 20..
- Giáo viên đọc lần lượt các con số trong dãy số mà mình đã chuẩn bị sẵn.
- Học sinh lắng nghe và đánh dấu vào ô con số mà giáo viên vừa đọc..
- Học sinh nào có 3 ô liên tục được đánh dấu thì hô to “ Bingo”.
- Học sinh nào “ Bingo” bảng số của mình trước là người chiến thắng..
- Để kiểm tra xem học sinh có thuộc từ vựng và nhanh mắt hay không giáo viên có thể viết một số từ bị xáo trộn lên bảng..
- và yêu cầu học sinh xếp lại thành từ có nghĩa.
- Ví dụ : Khi dạy bài 8 – “Places” trong sách Tiếng anh lớp 7, giáo viên viết các danh từ nói về địa điểm vào các mảnh giấy nhỏ và gắn lên bảng..
- Giáo viên gọi từng cặp học sinh một lên bảng..
- Giáo viên hô to từ Tiếng Việt, học sinh vỗ vào từ được gọi bằng Tiếng Anh ở trên bảng.
- Ví dụ: Khi dạy bài 9 – “The body” trong sách Tiếng Anh lớp 6, giáo viên có thể lồng ghép trò chơi hỏi đoán như sau:.
- Sau khi học sinh được học cách mô tả hình dáng bên ngoài của các nhân vật, giáo viên cho một học sinh lên bảng và ghi tên của một bạn trong lớp mà các em muốn miêu tả vào một mảnh giấy mà không cho các bạn khác biết.
- Sau đó giáo viên cho học sinh tả bằng Tiếng Anh và yêu cầu các học sinh khác đoán xem bạn đó là ai..
- Ví dụ: Trong giờ luyện nói – Unit 3 (English 8) để thực hành cách nói vê vị trí của đò vật, giáo viên cho các em chơi trò chơi “Nought and crosses”.
- để cho giờ dạy thêm sinh động và thu hút được sự chú ý của học sinh..
- học sinh.
- học sinh khối 6.
- Qua thực tế giảng dạy Ngoại ngữ ở trường THCS, tôi có thể nói rằng việc gây được hứng thú cho học sinh đối với môn học là vô cùng quan trọng vì: Nếu như các em có được hứng thú đối với môn học thì các em mới nỗ lực phấn đấu hết mình để đạt được kết quả cao trong học tập.
- Do đó để gây được hứng thú học tập cho học sinh tôi đã sử dụng giáo cụ trực quan, các trò chơi cũng như khích lệ các em tham gia thực hành trong quá trình giảng dạy của mình