« Home « Kết quả tìm kiếm

PHƯƠNG PHÁP THU THẬP TƯ LIỆU CỦA NHÀ BÁO


Tóm tắt Xem thử

- Phương pháp thu thập tư liệu Phương pháp thu thập thông tin, tư liệu – Người soạn: Lê Thị Nhã (Khoa Báo chí – HV BC&TT).
- PHƯƠNG PHÁP THU THẬP TƯ LIỆU CỦA NHÀ BÁO.
- TƯ LIỆU VÀ HOẠT ĐỘNG TƯ LIỆU.
- TƯ LIỆU LÀ GÌ.
- Tư liệu nói chung là một khái niệm tương đối rộng.
- Tư liệu là những thông tin rút ra từ tài liệu viết tay, in ấn, từ các đồ vật như: công cụ sản xuất, công trình kiến trúc, đồ dùng cá nhân, phim ảnh, băng hình, internet… và là những thông tin sống động từ con người.
- Thông tin, tư liệu xuất phát từ 3 nguồn cơ bản:.
- Có thể phân loại tư liệu theo các tiêu chí sau đây:.
- Phân chia theo hình thức cố định tư liệu:.
- Tư liệu văn tự: thông tin được lưu giữ dưới dạng ký tự ngôn ngữ, số liệu trong các văn bản, các bảng biểu, sơ đồ.
- Tư liệu phi văn tự: có thể là công trình kiến trúc, các tác phẩm nghệ thuật (tranh, ảnh.
- chương trình truyền hình, băng đĩa có hình ảnh, âm thanh… Phân chia theo tính chất pháp lý của tư liệu:.
- Tư liệu chính thức: là những tư liệu được thừa nhận, xuất bản và được công bố chính thức từ các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội + Tư liệu không chính thức: là những tư liệu chưa được thừa nhận, xuất bản và được công bố chính thức từ các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội Phân chia theo tính chất tồn tại của tư liệu:.
- Tư liệu động : Là những tư liệu sống động từ thực tế.
- Tư liệu tĩnh: Là tư liệu cố định trong các văn bản, giấy tờ.
- Phân chia theo cách thức lấy tư liệu:.
- Tư liệu trực tiếp: là tư liệu phóng viên thu thập được qua sự tiếp xúc trực tiếp với các sự kiện, con người, không qua khâu trung gian.
- Tư liệu trực tiếp là tư liệu “tai nghe, mắt thấy”..
- Tư liệu gián tiếp: là loại tư liệu phóng viên thu thập, tìm hiểu được thông qua một trung gian (người khác hoặc vật khác).
- HOẠT ĐỘNG THU THẬP TƯ LIỆU CỦA NHÀ BÁO.
- Trong lĩnh vực báo chí, tư liệu được dùng với nghĩa là những nguyên vật liệu, chất liệu để xây dựng, hình thành nên tác phẩm báo chí.
- Hoạt động thu thập tư liệu của phóng viên được ví như việc tích góp những viên gạch để xây nhà.
- Một số nguồn thông tin, tư liệu có thể thống kê được.
- Trước một sự kiện diễn ra, phóng viên phải biết mình cần thu thập những thông tin, tư liệu gì ? ở đâu? từ ai.
- Thu thập thông tin tư liệu tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể: thời gian, hoàn cảnh cho phép, qui mô và mức độ quan trọng của sự kiện, hình thức thông tin.
- Yêu cầu đối với công tác thu thập thông tin, tư liệu + Kiểm chứng thông tin, tư liệu từ nhiều nguồn khác nhau + Lựa chọn tư liệu điển hình, phục vụ đắc lực cho chủ đề tác phẩm.
- Kết hợp các phương pháp trong thu thập tư liệu PHẦN 2.
- MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THU THẬP TƯ LIỆU.
- Các phương pháp quan trọng, phổ biến trong hoạt động thu thập tư liệu của phóng viên là:.
- Nghiên cứu văn bản.
- Quan sát.
- Trong quá trình thu thập, khai thác tư liệu, phóng viên cần kết hợp và vận dụng các phương pháp một cách linh hoạt, hợp lý để đảm bảo cho tư liệu chân xác, khách quan và sinh động.
- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TƯ LIỆU VĂN BẢN.
- Với nghĩa rộng ta có thể hiểu tư liệu văn bản là những thông tin được chứa đựng trong các dạng cơ bản sau đây.
- Các văn bản giấy tờ (văn bản quản lý hành chính nhà nước, văn bản đời thường.
- Văn bản quản lý hành chính nhà nước là loại tư liệu quan trọng, phổ biến mà phóng viên hằng ngày thường khai thác và xử lý.
- Văn bản quản lý hành chính nhà nước gồm các loại chủ yếu sau đây.
- Văn bản đời thường là loại tư liệu có tính chất cá nhân, riêng tư.
- Văn bản đời thường bao gồm các loại chủ yếu sau đây.
- Đặc điểm của tư liệu văn bản - Sách báo, internet, các văn bản giấy tờ… giúp phóng viên có được những thông tin nền trước khi tìm hiểu cụ thể về đối tượng nào đó.
- Nhìn chung, thông tin rút ra từ tài liệu văn bản “giấy trắng mực đen” thường ít thiên vị và có độ tin cậy cao.
- Các tư liệu văn bản (như báo cáo, tổng kết của các cơ quan chức năng) thường chứa đựng những dấu hiệu có thể đo lường được, có thể đem ra tính toán, so sánh, đối chiếu với các sự việc, hiện tượng diễn ra trong thực tế.
- của cá nhân lại trở thành những tư liệu quí giá, độc đáo cho bài báo.
- Bên cạnh những loại tư liệu nói trên, thông tin được rút ra từ sách báo cũng có nhiều tác dụng trong việc đào sâu, mở rộng thông tin, làm bài báo sâu sắc và thuyết phục bạn đọc hơn.
- Tuy nhiên, thông tin từ văn bản thường chỉ có vai trò là điểm tựa đầu tiên chứ không phải là tư liệu duy nhất cho một bài báo.
- Không nên lạm dụng việc nghiên cứu văn bản để sao chép, xào xáo các thông tin, tư liệu làm thành tác phẩm báo chí.
- Tư liệu văn bản thường khuôn mẫu, khô khan.
- Một bài báo chỉ có tư liệu văn bản sẽ nặng nề, kém hấp dẫn.
- Những chú ý khi khai thác tư liệu văn bản.
- Chú ý thời gian ra đời của văn bản.
- Kiểm tra tính xác thực của tư liệu văn bản:.
- Tìm hiểu ý đồ của người soạn thảo văn bản;.
- Có “thái độ nghi ngờ” trong khai thác tư liệu văn bản.
- So sánh thông tin từ tư liệu văn bản với các nguồn tin khác.
- Internet là kho tư liệu khổng lồ của phóng viên.
- PHƯƠNG PHÁP QUAN SÁT.
- Quan sát là khả năng cảm thụ hiện thực của con người nhờ vào các cơ quan cảm giác chủ yếu như thị giác và thính giác thông qua sự tiếp xúc nghe nhìn.
- Quan sát thường đem lại những thông tin có đặc tính mô tả..
- Người có năng lực quan sát là người có khả năng tri giác nhanh chóng và chính xác những điểm quan trọng, chủ yếu và đặc sắc của sự vật, hiện tượng cho dù những điểm đó khó nhận thấy hoặc có vẻ là thứ yếu..
- Đối tượng quan sát Đối tượng quan sát của phóng viên rất phong phú, đa dạng nếu chúng chứa đựng những thông tin, dữ liệu có ích cho chủ đề tác phẩm.
- Quan sát quang cảnh, hiện trạng · Quan sát diện mạo con người · Quan sát các hoạt động của con người · Quan sát đồ vật.
- Một số hình thức quan sát cơ bản.
- Theo vị trí của người quan sát + Quan sát tham dự: Người quan sát trực tiếp tham dự vào các hoạt động cùng với những đối tượng được quan sát.
- Hoạt động tham dự để quan sát có nhiều mức độ khác nhau: Tham dự một phần hoặc nhập cuộc hoàn toàn.
- Quan sát không tham dự: Người quan sát không tham dự vào các hoạt động cùng với những đối tượng được quan sát.
- Do nhìn từ bên ngoài nên người quan sát khó khăn hơn trong việc muốn tìm hiểu những gì xảy ra đằng sau mỗi hành động của đối tượng được quan sát như: nguyên nhân, động cơ.
- Theo cách thức quan sát + Quan sát công khai: Đối tượng được quan sát biết rõ mình đang bị quan sát.
- Sự có mặt của người quan sát dù sao vẫn có ảnh hưởng (ít hay nhiều) đến đối tượng được quan sát.
- Do vậy, quan sát công khai có thể sẽ gây ra sự căng thẳng, mất tự nhiên cho đối tượng được quan sát.
- Có trường hợp quan sát công khai không đưa đến kết quả đúng như nó vốn có.
- Quan sát bí mật: Đối tượng được quan sát không biết mình đang bị quan sát.
- Vì vậy quan sát bí mật có thể nó tạo ra khả năng nhận thức tốt hơn vì lúc đó các hành động, tình huống xảy ra tự nhiên, ít sai lệch hơn..
- Tuy nhiên, cũng có những ý kiến đặt ra vấn đề vi phạm pháp luật, đạo đức trong một số trường hợp phóng viên thực hiện quan sát bí mật và quan sát tham dự.
- Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp quan sát.
- Quan sát là con đường ngắn nhất để phóng viên tiếp cận trực tiếp với hiện thực - Quan sát đem lại hình ảnh cụ thể, xác thực, sinh động làm bài viết sinh động, hấp dẫn - Thông tin từ quan sát đem lại những dấu hiệu cần thiết để tiến tới thẩm định bản chất của sự kiện.
- Trong quá trình giao tiếp, quan sát những biểu hiện tâm lý của đối tượng sẽ giúp phóng viên điều chỉnh nhịp độ cuộc giao tiếp và đánh giá mức độ tin cậy của thông tin....
- Hoạt động quan sát chịu ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan.
- Hiện thực cuộc sống qua quan sát thường gắn với sự nhìn nhận, xem xét và trạng thái tâm lí của bản thân người quan sát..
- Hoạt động quan sát bị giới hạn bởi thời gian, không gian..
- Quan sát có khi chỉ thấy được biểu hiện bên ngoài chưa chắc đã đúng với bản chất của sự việc.
- Đã xảy ra tình trạng nhà báo bị “lừa” hoặc chỉ dựa vào quan sát để nhận định sự việc nên đã dẫn đến sai sót đáng tiếc.
- Cách quan sát để đạt hiệu quả cao - Quan sát để tìm ra ý nghĩa: Quan sát không chỉ là mô tả lại những gì nhìn thấy mà phải đi liền với sự phân tích, bình giá để tìm ra ý nghĩa, giá trị của chi tiết, sự kiện.
- Quan sát phải có suy luận, phán đoán: Quan sát không có nghĩa chỉ là nhìn, trông mà là thấy được sự vật, hiện tượng.
- Quan sát khác với hoạt động nhìn, trông vì quan sát có sự tham gia của hoạt động tư duy như: phân tích, tổng hợp, suy luận, phán đoán.
- Quan sát trong sự so sánh: so sánh những gì quan sát được ở sự vật, hiện tượng này với sự vật, hiện tượng khác hoặc so sánh với bản thân chúng trong các thời điểm, hoàn cảnh, giai đoạn… khác nhau để làm nổi bật nên những nét đặc sắc của chúng.
- Chính sự so sánh, đối chiếu này làm cho sự quan sát có chiều sâu hơn.
- Huy động các giác quan trong quan sát và thận trọng khi kết luận: Quan sát phải có sự tập trung, chú ý cao độ.
- Khi quan sát cần sử dụng các giác quan để nhận biết các đặc điểm, tính chất rất đa dạng của các sự vật, hiện tượng.
- Lựa chọn thời điểm để quan sát bởi vì hoạt động quan sát chỉ thực hiện được trong thời gian, không gian và giai đoạn diễn tiến nhất định nào đó của sự kiện.
- Quan sát nên kết hợp với các phương pháp khác để đảm bảo độ tin cậy và cơ sở pháp lý cho thông tin đã thu thập..
- PHƯƠNG PHÁP PHỎNG VẤN.
- Quy trình, phương pháp thực hiện một cuộc phỏng vấn 2.3.3.1.
- Nghiên cứu tư liệu trên sách báo, internet (các văn bản tài liệu liên quan, các tin bài đã viết về sự kiện, vấn đề hay nhân vật dự định sẽ phỏng vấn.
- Tuỳ thuộc vào nội dung và mục đích phỏng vấn để tìm người trả lời cho phù hợp.
- Giới thiệu tư cách của người phỏng vấn.
- Tuy nhiên , trong quá trình phỏng vấn phóng viên có thể linh hoạt thay đổi… (5).
- Giai đoạn tiến hành cuộc phỏng vấn - Giai đoạn nhập cuộc.
- Quan sát những biểu hiện tâm lý của người trả lời để đánh giá mức độ tin cậy của thông tin và điều chỉnh nhịp độ của cuộc phỏng vấn - Giai đoạn kết thúc cuộc phỏng vấn.
- Nên kết thúc cuộc phỏng vấn đúng thời gian đã giao hẹn.
- những thông tin, chi tiết quan trọng để ghi nhớ hoặc hỏi lại mà không phá ngang câu chuyện - Ghi chép lại những gì quan sát được (dáng vẻ, giọng điệu của người trả lời, bối cảnh diễn ra cuộc phỏng vấn…) làm sinh động cho bài viết