« Home « Kết quả tìm kiếm

Phương pháp tìm nhanh các biện pháp tu từ thường gặp


Tóm tắt Xem thử

- Biện pháp tu từ là gì? Các biện pháp tu từ thường gặp.
- Nhận biết các biện pháp tu từ thường xuất hiện trong các đề thi môn Ngữ văn vào lớp 10 và thi THPT Quốc gia, cũng như các bài kiểm tra cuối học kì 2 môn Ngữ văn các lớp.
- Để nắm chắc kiến thức và không để mất tiền điểm đáng tiếc thì các em hãy cùng tham khảo bài viết Phương pháp tìm nhanh các biện pháp tu từ thường gặp để thêm kinh nghiệm, làm chủ dạng bài tập về xác định và phân tích các biện pháp tu từ dùng trong đoạn văn, bài văn nhé..
- Phương pháp làm nhanh bài tập về biện pháp tu từ so sánh.
- So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt..
- So sánh là biện pháp tu từ được sử dụng phổ biến nhất trong đời sống cũng như trong sáng tác văn học.
- Đặc biệt là trong quá trình sáng tác, so sánh được người nghệ sĩ sử dụng với tần số cao để biểu hiện những cảm xúc, những suy nghĩ, đánh giá của mình trước sự vật, sự việc thể hiện trong tác phẩm.
- Từ đó giúp người đọc hiểu rõ hơn về bản chất, đặc điểm của sự vật, sự việc, nhận thức một cách sâu sắc và biểu cảm về đối tượng chưa biết.
- Vậy làm thế nào để học sinh có thể nhận ra biện pháp tu từ so sánh một cách nhanh và hiệu quả nhất? Dưới đây người viết xin đề xuất một số phương pháp:.
- Tìm biện pháp so sánh dựa vào các từ ngữ so sánh.
- So sánh được chia làm 2 loại: so sánh ngang bằng và so sánh không ngang bằng và ở mỗi loại so sánh thường có các lớp từ so sánh đi kèm.
- Chẳng hạn ở so sánh ngang bằng (cấu trúc: A = B), ta dễ dàng bắt gặp lớp từ ngữ: như, giống như, chừng như, y như, tựa như, bằng,.
- Ví dụ:.
- Ở loại so sánh không ngang bằng (cấu trúc A không bằng B), các lớp từ ngữ thường đi kèm là: hơn, hơn là, kém, không bằng, chẳng bằng,….
- Như vậy chỉ cần nắm vững lớp từ ngữ thường xuyên đi cùng với các loại so sánh thì việc tìm ra phép so sánh không phải là quá khó khăn đối với học sinh..
- Tìm biện pháp so sánh dựa vào từ hô ứng “bao nhiêu…bấy nhiêu”.
- Câu có cặp từ hô ứng “bao nhiêu…bấy nhiêu” thường là câu so sánh.
- Do đó nếu học sinh thấy trong câu nào có từ hô ứng này (trong dạng bài tập tìm biện pháp tu từ ) thì đó là phép so sánh.
- Tìm biện pháp so sánh dựa vào kiểu cấu trúc “A là B”.
- Cấu trúc câu “A là B” là cấu trúc của câu so sánh (trong đó A là cái so sánh, còn B là cái được so sánh).
- Vì thế khi kiểu câu này xuất hiện, chúng ta dễ dàng nhận biết trong câu có sủ dụng biện pháp tu từ so sánh..
- Phương pháp làm nhanh bài tập về biện pháp tu từ ẩn dụ.
- Tìm ẩn dụ dựa trên những nét tương đồng của sự vật, hiện tượng Ẩn dụ cũng là một trong biện pháp nghệ thuật quan trọng và được sử dụng nhiều nhất trong sáng tác văn học.
- Và cũng có thể nói rằng, những tác phẩm hay, tác phẩm giá trị để lại nhiều ấn đượng sâu đậm trong lòng người đọc và thoát khỏi quy luật băng hoại của thời gian thì trước hết tác phẩm đó là tác phẩm sử dụng thành công và hiệu quả biện pháp tu từ ẩn dụ (Ca dao, Truyện Kiều của Nguyễn Du, các bài thơ của Hồ Xuân Hương.
- Tuy nhiên để nhận diện biện pháp nghệ thuật này trong câu thơ hay đoạn văn lại không hề đơn giản.
- Vì thế người học cần phải có cách thức, phương pháp để tìm ra nó.
- Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác do có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt..
- Như vậy, chiếc chìa khóa để tìm ra biện pháp tu từ ẩn dụ là dựa trên những nét tương đồng của sự vật, hiện tượng này với sự vật, hiện tượng khác được đưa ra.
- so sánh.
- Điều đó có nghĩa là giữa hai sự vật, hiện tượng này phải có những điểm giống nhau, tương quan với nhau trên những phương diện nhất định.
- Ví dụ để tìm ra biện pháp ẩn dụ trong hai câu thơ:.
- thì ta phải tìm ra được nét tương đồng giữa thuyền và bến với một cái gì đó có liên quan.
- Cần phải nhớ rằng trong ẩn dụ dù có lấy sự vật, hiện tượng nào ra so sánh đi chăng nữa thì mục đích cuối cùng là cũng để chỉ con người hoặc trực tiếp, gián tiếp liên quan đến con người (trong câu ca dao này thuyền và bến cũng là ẩn dụ cho con người).
- Do vậy không khó khăn khi ta tìm ra được nét tương đồng giữa thuyền với người con trai (người con trai trong xã hội xưa đầu đội trời, chân đạp đất chí ở bốn phương, thường ra đi lập nên sự nghiệp lớn).
- Như vậy thuyền là ẩn dụ để chỉ người con trai.
- Do vậy bến chính là hình ảnh ẩn dụ để chỉ người con gái..
- Nắm vững được cách thức này, ta cũng dễ dàng tìm ra phép ẩn dụ trong bài Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương:.
- Những hình ảnh Bảy nổi ba chìm, Rắn nát mặc dầu của chiếc bánh trôi nước có những nét tương đồng với thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
- Như vậy chiếc bánh trôi nước là hình ảnh ẩn dụ cho người phụ nữ trong xã hội phong kiến ngày xưa,….
- Qua những ví dụ trên cho thấy, tìm ra phép ẩn dụ không phải là quá khó khăn..
- Điều quan trọng là chúng ta tìm ra được nét tương đồng giữa các sự vật, hiện tượng..
- Tìm ẩn dụ dựa vào các công thức dân gian (mô tip).
- Trong sáng tác văn học, nhất là văn học dân gian, người nghệ sĩ thường sử dụng các môtíp quen thuộc như: thân em, em như, ước gì, buồn trông, rủ nhau,…Ở một số môtip, người sáng tác luôn sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ.
- Ví dụ như môtip thân em và em như, hình ảnh được đưa ra so sánh ở vế sau chắc chắn là hình ảnh ẩn dụ (thường là ẩn dụ cho thân phận người phụ nữ trong xã hội xưa)..
- Trong đó A là đối tượng được so sánh, B là ẩn dụ (người phụ nữ trong xã hội xưa).
- Như vậy nếu gặp đúng môtip quen thuộc trên, chỉ cần dựa vào công thức chung này, học sinh sẽ dễ dàng chỉ ra phép ẩn dụ.
- Những hình ảnh được đưa ra so sánh như: tấm lụa đào, hạt mưa sa, giếng giữa đàng, củ ấu gai, con hạc đầu đình chính là những hỉnh ảnh ẩn dụ.
- Có hể nói đây là phương pháp nhanh và hiệu quả nhất để tìm ra phép tu từ ẩn dụ..
- Tìm ẩn dụ dựa vào sự chuyển đổi cảm giác.
- Thông thương mỗi con người có 5 giác quan với các chức năng riêng biệt: tai để nghe (thính giác), mắt để nhìn (thị giác), mũi để ngửi (khứu giác), lưỡi để.
- Nếu trong sáng tác văn học, nhà văn sử dụng những hình ảnh mà chức năng của giác quan có sự chuyển đổi thì hình ảnh đó chính là hình ảnh ẩn dụ (thường gọi là ẩn dụ chuyển đổi cảm giác).
- Ví dụ trong câu thơ:.
- ở đây, nhờ sự chuyển đổi cảm giác, cái nhẹ của tiếng lá rơi được gợi tả tinh tế, trở nên có hình khối cụ thể (mỏng – vốn là hình ảnh của xúc giác) và có dáng vẻ (rơi nghiêng – vốn là hình ảnh của thị giác)..
- Đây là hình ảnh chuyển đổi cảm giác vì thế rơi rất mỏng và rơi nghiêng chính là ẩn dụ..
- Như vậy nắng giòn tan là hình ảnh chuyển đổi cảm giác và đó là hình ảnh ẩn dụ..
- Đó chính là hình ảnh ẩn dụ..
- Phương pháp làm nhanh bài tập về biện pháp tu từ hoán dụ.
- Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên sự vật, hiện tượng kháí niệm do có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt..
- Thực tế dạy học trong Nhà trường phổ thông cho thấy, đa số học sinh vẫn còn mơ hồ và chưa phân biệt được phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ.
- Trong quá trình làm bài tập, khá nhiều em vẫn còn bị nhầm lẫn giữa hai biện pháp tu từ này.
- Vì thế trang bị cho các em phương pháp nhận diện và làm nhanh các bài tập về biện pháp tu từ hoán dụ là hết sức cần thiết.
- Trong quá trình thực dạy và nghiên cứu, người viết xin đề xuất một số phương pháp sau:.
- Tìm hoán dụ dựa vào sự xuất hiện của các bộ phận trên cơ thể người Đây là cách thức đơn giản nhất để tìm ra hoán dụ.
- Vì thế nếu trong câu thơ hay câu văn có sự xuất hiện của các bộ phận cơ thể (hoặc các từ đi kèm với các bộ phận cơ thể) thì từ đó chính là hoán dụ.
- Có thể lấy một số ví dụ sau (hoán dụ là những từ in đậm):.
- Tìm hoán dụ dựa vào sự xuất hiện của trang phục hay những vật dụng của con người.
- Cũng giống như biện pháp ẩn dụ, mục đích cuối cùng của hoán dụ cũng là để chỉ con người hoặc những gì liên quan đến con người.
- Vì thế phương pháp tìm ra hoán dụ bằng cách dựa vào các trang phục hay những sự vật mà con người thường sử dụng cũng không ngoài quy luật chung đó.
- Xét đến cùng đây là cách thức lấy sự vật để gọi tên con người mang nó.
- Do vậy trong câu thơ hay đoạn văn, nếu có sự xuất hiện từ ngữ chỉ trang phục (hay những từ ngữ kết hợp với nó) như áo, quần, áo nâu, áo xanh, áo tứ thân, quần lĩnh,… hoặc những sự vật con người thường sử dụng (khăn, mũ, dép, son phấn.
- thì những từ và cụm từ kết hợp với nó là hoán dụ..
- Tìm hoán dụ dựa vào sự xuất hiện của số đếm.
- Tìm biện pháp hoán dụ bằng cách dựa vào số đếm là phương pháp làm bài tập nhanh rất có hiệu quả.
- Phương pháp này dễ nắm bắt bởi lẽ chỉ cần dựa vào sự.
- xuất của số đếm (hoặc những từ kết hợp với số đếm) thì chắc chắn từ ( hoặc cụm từ kết hợp) đó là hoán dụ.
- Tìm hoán dụ dựa vào vật chứa đựng và vật bị chứa đựng.
- Phương pháp này yêu cầu người học phải tinh ý nhận ra được đâu là vật chứa đựng và đâu là vật bị chứa đựng.
- Nó biểu thị cho tất cả con người sống trên mặt đất (vật bị chứa đựng).
- Vì thế trái đất ở đây là hình ảnh hoán dụ.
- Tương tự như vậy, không mấy khó khăn để chúng ta tìm ra hình ảnh hoán dụ trong câu thơ:.
- Miền Nam là vật chứa đựng, nó biểu thị cho tất cả con người đang sống ở miền Nam (vật bị chứa đựng).
- Vì thế miền Nam là hình ảnh hoán dụ..
- Như vậy muốn làm tốt kiểu bài này, học sinh trước hết phải nắm vững và tìm ra được vật chứa đựng vàvật bị chứa đựng.
- Khi nắm được chiếc chìa khóa này thì việc tìm ra phép hoán dụ là điều rất dễ dàng..
- Phương pháp làm nhanh bài tập về biện pháp tu từ nhân hóa.
- Nhân hoá là cách gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật, hiện tượng thiên nhiên bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người.
- trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ tình cảm của con người..
- Nhân hóa cũng là một biện pháp tu từ được sử dụng rộng rãi trong sáng tác văn học và mang lại hiệu quả thẩm mĩ cao, nó góp phần làm cho câu văn, bài văn thêm cụ thể, sinh động, gợi cảm..
- Có thể nói rằng, so với việc tìm ra biện pháp tu từ ẩn dụ, hoán dụ và so sánh thì việc tìm ra phép ẩn dụ đơn giản hơn.
- Bởi lẽ chỉ cần dựa vào các từ gọi hay miêu tả con vật, cây cối, đồ vật, hiện tượng thiên nhiên (người viết gọi chung là sự vật) mang những thuộc tính của con người thì chắc chắn đó là phép ẩn dụ..
- Tuy nhiên để cụ thể, chi tiết và nhất là để tiện cho việc học sinh tìm nhanh biện pháp tu từ nhân hóa trong quá trình làm bài tập, người viết xin đề xuất một số phương pháp sau:.
- Tìm nhân hóa dựa vào từ miêu tả hình dáng con người của sự vật Trong dạng bài tập tiếng Việt yêu cầu học sinh tìm các biện pháp tu từ nghệ thuật trong câu, nếu có những từ miêu tả hình dáng con người của sự vật thì từ đó chắc chắn là nhân hóa..
- Tìm nhân hóa dựa vào từ miêu tả hoạt động con người của sự vật.
- Đây là cách thức đơn giản để tìm ra biện pháp tu từ nhân hóa, bởi vì chỉ cần dựa vào từ trong câu miêu tả hoạt động con người của sự vật thì học sinh dễ dàng biết đó chính là phép nhân hóa..
- Tìm nhân hóa dựa vào từ diễn tả tâm trạng con người của sự vật.
- Tương tự như việc tìm phép nhân hóa đã trình bày ở trên, nếu trong câu có các từ diễn tả tâm trạng con người của sự vật thì các từ đó là nhân hóa..
- Tìm nhân hóa dựa vào từ diễn tả tính cách con người của sự vật.
- Tìm nhân hóa dựa vào từ diễn tả tính cách con người của sự vật cũng được coi là phương pháp làm nhanh các dạng bài tập tìm các biện pháp tu từ.
- Bởi vì chỉ cần dựa vào những từ diễn tả tính cách con người của sự vật thì đó chắc chắn là phép nhân hóa..
- Các bạn có thể tham khảo thêm các tài liệu liên quan như Tổng hợp về các biện pháp tu từ và các ví dụ cụ thể, Các phương thức biểu đạt trong văn bản để ôn thi vào lớp 10 cũng như luyện thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn đạt kết quả cao.