« Home « Kết quả tìm kiếm

Quá trình chuyển biến tư tưởng cứu nước của Phan Bội Châu đối với cách mạng Việt Nam


Tóm tắt Xem thử

- QUÁ TRÌNH CHUYỂN BIẾN TƯ TƯỞNG CỨU NƯỚC CỦA PHAN BỘI CHÂU ĐỐI VỚI CÁCH MẠNG VIỆT NAM.
- Cách mạng Việt Nam, Phan Bội Châu, tư tưởng cứu nước.
- Quá trình chuyển biến tư tưởng cứu nước của Phan Bội Châu là một quá trình có cả thành công lẫn thất bại, gắn liền với cuộc đời hoạt động cách mạng đầy hy sinh, gian khổ của cụ.
- Tuy nhiên, do chưa vượt qua khỏi giới hạn của một nhà nho truyền thống, mà con đường cứu nước của Phan Bội Châu chưa thể đi đến thắng lợi cuối cùng.
- Mặc dù vậy, công lao to lớn của Phan Bội Châu là đã vạch ra được hướng đi đúng đắn cho cách mạng Việt Nam, để từ đó các nhà yêu nước thế hệ sau tiếp tục và đi đến thắng lợi của sự nghiệp giải phóng dân tộc, giành lại độc lập cho nước nhà..
- Quá trình chuyển biến tư tưởng cứu nước của Phan Bội Châu đối với cách mạng Việt Nam.
- Đã có nhiều nhà sử học, nhà quân sự, nhà văn, nhà thơ,… ở trong và ngoài nước viết về Phan Bội Châu.
- Tuy nhiên, những nhận định, đánh giá trên thường được các nhà nghiên cứu tập trung vào nội dung tư tưởng của Phan Bội Châu mà.
- chưa đi vào phân tích, nhận định, đánh giá cụ thể về quá trình chuyển biến trong tư tưởng cứu nước của Phan Bội Châu thành một chủ đề riêng biệt.
- Bài viết này tập trung tìm hiểu những giá trị của quá trình chuyển biến tư tưởng cứu nước Phan Bội Châu đối với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội..
- 2.1 Khái quát quá trình chuyển biến tư tưởng cứu nước của Phan Bội Châu.
- Trong bối cảnh đó, Phan Bội Châu đã nhận ra được mục đích cuối cùng của cách mạng Việt Nam là độc lập cho dân tộc.
- Để thực hiện được mục đích và lý tưởng đó, Phan Bội Châu đã bôn ba khắp trong và ngoài nước để tìm kiếm con đường duy tân, cách mạng cứu dân, cứu nước.
- Đó là quá trình chuyển biến đầy chông gai, thử thách trong cuộc đời cách mạng của Phan Bội Châu.
- Và cuối cùng, vào những năm cuối đời, Phan Bội Châu tiếp xúc với tư tưởng chủ nghĩa xã hội..
- Những đóng góp to lớn của Phan Bội Châu trong hành trình tìm đường cứu nước đã được Hồ Chí Minh từng đánh giá và khẳng định “bậc anh hùng, vị thiên sứ, đấng xả thân vì độc lập, được hai mươi triệu con người trong vòng nô lệ tôn sùng.
- Phan Bội Châu và thế hệ của ông tuy chưa giải quyết được những nhiệm vụ lịch sử dân tộc đề ra, nhưng công lao.
- 2.2 Giá trị quá trình chuyển biến tư tưởng cứu nước của Phan Bội Châu đối với cách mạng Việt Nam.
- Khi đánh giá bước chuyển tư tưởng trong sự nghiệp cứu nước của Phan Bội Châu, Unselt Jorger trong luận án Việt Nam, những tư tưởng yêu nước và mác xít trong mấy tác phẩm cuối đời của Phan Bội Châu đã viết “Hai giai đoạn cách mạng của hai lãnh tụ Phan Bội Châu và Hồ Chí Minh là hai giai đoạn kế tiếp nhau.
- Nếu không có những kinh nghiệm của Phan Bội Châu thì cũng không thể có sự thành công của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Mặc dù còn những hạn chế nhất định nhưng quá trình chuyển biến trong tư tưởng cứu nước của Phan Bội Châu đã để lại những đóng góp đáng ghi nhận:.
- Phan Bội Châu không thể không nghĩ tới việc thay đổi đường lối cứu nước để phù hợp với tình thế..
- Theo đó, Phan Bội Châu cũng đưa ra một đường lối.
- Đang trong tâm trạng hoang mang, dao động, năm 1917, Phan Bội Châu viết tác phẩm “Pháp – Việt đề huề luận”, tác phẩm được chính thức xuất bản vào năm 1929.
- Thông qua “Pháp – Việt đề huề luận”, Phan Bội Châu đã bộc lộ quan điểm chính trị của mình trong giai đoạn này.
- Đứng trước tình thế đó, theo Phan Bội Châu chỉ có Pháp – Việt “đề huề” với nhau, đó là bước đi có lợi cho cả hai bên.
- “đề huề” thì Phan Bội Châu nhận thấy mình đã mơ hồ để hở cơ hội cho bọn chúng lợi dụng.
- Giữa lúc Phan Bội Châu đang ở trong tình trạng bế tắc, gặp phải những mâu thuẫn về tư tưởng dường như không gỡ ra được thì cách mạng Tháng Mười Nga thắng lợi, đưa đến sự ra đời của nước Nga Xô Viết, báo hiệu bắt đầu một kỷ nguyên mới của lịch sử.
- Tiếng vang của cuộc Cách mạng vĩ đại này như một “tiếng sét” đối với Phan Bội Châu.
- Sự kiện lịch sử ấy làm Phan Bội Châu tươi tắn đôi phần và dường như thức tỉnh cụ..
- Ảnh hưởng của cách mạng Tháng Mười đến với Phan Bội Châu không đơn giản, mà là có điều kiện và trải qua một thời gian tương đối dài mới gây được sự chuyển biến lớn trong tư tưởng của cụ, ngay từ năm 1920, Phan Bội Châu đã tìm hiểu cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga với tất cả tấm lòng thiện chí, vẫn hướng về phía nước Nga Xô viết.
- Phan Bội Châu viết:.
- Tình hình cách mạng ở Liên Xô, Trung Quốc và trong nước ít nhiều ảnh hưởng đến tư tưởng Phan Bội Châu.
- Từ đây, Phan Bội Châu tiếp tục khẳng định chủ trương “hòa bình, hợp tác” với giặc là sai lầm để trở về với con đường bạo lực cách mạng..
- Mặc dù không giành được thắng lợi, song tư tưởng bạo động của Phan Bội Châu đã thể hiện hướng đi đúng của lịch sử, có ý nghĩa rất lớn đối với phong trào cách mạng Việt Nam..
- Phan Bội Châu là nhà yêu nước Việt Nam đầu tiên đặt mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới.
- Trong thời kỳ đầu hoạt động cách mạng, Phan Bội Châu vẫn còn loay hoay với tư tưởng quân chủ..
- Thời gian đầu tiến bước trên con đường hoạt động cách mạng, Phan Bội Châu không tránh khỏi lúng túng, hoang mang.
- “lợi dụng lúc lòng người còn mến chủ cũ, vận động họ góp tiền góp của…mới có thể ra tay mưu tính việc khác được” (Phan Bội Châu và Nguyễn Khắc Ngữ, 1973, tr.86.
- Mặt khác, việc lựa chọn Cường Để - đích tôn của hoàng tử Cảnh làm chủ Duy Tân hội thể hiện chính sách đại đoàn kết mười hạng người đồng tâm của Phan Bội Châu.
- “Nếu Phan Bội Châu không bám lấy Cường Để thì đối với quan lại Nam triều không được cảm tình như thế, hoặc là vì cái lòng vị nể như thế mà hoạt động sẽ khó khăn hơn”.
- Thực tế lịch sử đã chứng minh, sau khi Phan Bội Châu lập Cường Để làm minh chủ cốt “dựa vào danh nghĩa ấy” “để thu phục nhân tâm” (Tôn Quang Phiệt, 1958), hoạt động cách mạng của ông đã nhận được sự ủng hộ về vật chất rất lớn từ các hào phú trong nước, nhất là hào phú Nam Kỳ.
- Việc Phan Bội Châu dùng con bài Cường Để là vì đường lối cách mạng của ông, vì hoàn cảnh lịch sử của xã hội Việt Nam, vì tình hình thế giới ảnh hưởng và phần nào vì ở bản thân Cường Để cũng có điểm dùng được.
- Việc Phan Bội Châu dùng Cường Để không phải để khôi phục chế độ nhà Nguyễn mà là để thu phục nhân tâm, để có người có của mà tiến hành hoạt động cách mạng của mình..
- Theo hướng đi đó, đến tháng 12/1904, Phan Bội Châu xúc tiến việc thành lập Duy Tân hội, tôn Kỳ ngoại hầu Cường Để làm hội chủ.
- mắt, trong đó Phan Bội Châu nhận nhiệm vụ thứ ba, đó là chuẩn bị xuất dương cầu viện và xác định phương châm và thủ đoạn xuất dương.
- Trong tác phẩm Hải ngoại huyết thư, Phan Bội Châu tố cáo:.
- Ở đây, bước đầu có thể nhận thấy rằng trong tư tưởng Phan Bội Châu đã ít nhiều có một sự chuyển biến “giữ quân chủ, nhưng là chủ nghĩa quân chủ lập hiến” (Chương Thâu, 2012).
- Phan Bội Châu đã bước đầu mường tượng ra việc xây dựng một mô hình nhà nước Việt Nam kiểu mới, trong đó nhân dân là người nắm giữ vận mệnh đất nước “Sau khi duy tân rồi thì dân trí sẽ được mở mang, dân khí sẽ lớn mạnh, dân quyền sẽ phát đạt.
- Có thể hình dung ra mô hình chính thể quân chủ lập hiến theo tư tưởng của Phan Bội Châu như sau: Nguyên thủ quốc gia đó là vua, nhưng quyền lực thực sự là cơ quan nghị viện.
- Có thể nói, trong bối cảnh xã hội Việt Nam lúc bấy giờ, tư tưởng về mô hình nhà nước của Phan Bội Châu là hết sức tiến bộ, nó đã xác định được cơ chế hoạt động của bộ máy nhà nước theo hướng dân chủ, hiệu quả, đảm bảo các quyền con người, đây là những giá trị hướng tới xây dựng nhà nước pháp quyền mà Phan Bội Châu đã đề cập đến từ rất sớm..
- Tư tưởng về việc xây dựng hình thức thể chế nhà nước của Phan Bội Châu tiếp tục có những chuyển hướng rõ ràng khi nhà cầm quyền Nhật Bản và Pháp cấu kết với nhau khiến phong trào Đông Du tan rã, Phan Bội Châu chuyển địa bàn hoạt động sang Trung Quốc.
- Tại đây đã đánh dấu mốc lớn trong nhận thức về chính thể nhà nước của Phan Bội Châu chuyển từ quân chủ lập hiến sang mô hình cộng hòa..
- Sự chuyển biến này là kết quả của một quá trình trải nghiệm thông qua các nấc thang nhận thức khác nhau của Phan Bội Châu..
- Thực ra, việc xây dựng mô hình nhà nước cộng hòa đã bắt đầu ấp ủ trong tâm tưởng Phan Bội Châu từ trước đó.
- Ngay từ giai đoạn hoạt động cách mạng trong nước trước năm 1905, Phan Bội Châu đã có ít nhiều tiếp xúc với tư tưởng cộng hòa của các nước Âu Mỹ thông qua Tân thư.
- Nhưng khi chuẩn bị thành lập Duy Tân hội, Phan Bội Châu lại chọn chính thể quân chủ bởi “Phải hiểu dân trí và tập quán của dân nước nhà, không thể nào bắt chước làm theo châu Âu cho được” (Chương Thâu, 2000b)..
- Cho đến khi trải qua thời gian sống ở Nhật Bản, Phan Bội Châu có nhiều điều kiện nghiên cứu kỹ hơn mô hình quân chủ lập hiến.
- Đáng quý hơn, trong thời gian ở Nhật Bản, Phan Bội Châu được tiếp xúc với Tôn Trung Sơn, cuộc gặp đó đã tác động không nhỏ đến tư tưởng của Phan Bội Châu “nên trong đầu óc đã xếp tư tưởng quân chủ vào một xó” (Phan Bội Châu và Nguyễn Khắc Ngữ, 1973).
- Chính sự tác động mạnh mẽ từ nhiều nhân tố cộng với ảnh hưởng trực tiếp từ cách mạng Tân Hợi – Trung Quốc năm 1911 đã khiến Phan Bội Châu tiến hành dứt khoát cuộc cách mạng về tư tưởng chính thể “Từ lâu, chủ nghĩa quân chủ đã được đặt ra sau ót.
- Cụ thể, ngay trong lời tuyên thệ đầu tiên của Việt Nam Quang Phục hội, Phan Bội Châu đã xác định hai nhiệm vụ lớn của hội là “Một là khu trừ dị tộc, khôi phục quốc quyền.
- Với sự từng trải sau thời gian bôn ba hoạt động cách mạng, qua lựa chọn này, có thể nhận thấy Phan Bội Châu thực sự đã vượt qua giới hạn chính thể quân chủ để tiến tới chính thể cộng hòa.
- Mặc dù không thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót, nhưng với tư tưởng về chính thể cộng hòa dân chủ, Phan Bội Châu đã để lại giá trị rất lớn cho cách mạng Việt Nam, cho lịch sử tư tưởng Việt Nam.
- Về điểm này lịch sử đấu tranh cách mạng của nhân dân Việt Nam đã ghi nhận đóng góp to lớn của Phan Bội Châu vào công cuộc tìm hướng đi giải phóng dân tộc.
- Nhà nghiên cứu Chương Thâu cũng đã từng nhận xét “Công lao của Phan Bội Châu cho cách mạng Việt Nam chủ yếu là trong giai đoạn này”.
- Tóm lại, trong quá trình hoạt động cách mạng của mình, Phan Bội Châu dành thời gian nghiên cứu, tìm hiểu chế độ phù hợp với đất nước.
- Trải qua nhiều nấc thang nhận thức khác nhau, tư tưởng Phan Bội Châu chuyển từ lập trường quân chủ sang lập trường dân chủ cộng hòa và cuối đời đã tiến gần với hệ tư tưởng chủ nghĩa xã hội mặc dù chỉ mới bằng cảm tính.
- Phan Bội Châu đã phác họa mô hình nhà nước trong tương lai đặt lợi ích nhân dân lên trên hết: đó là một nhà nước được thiết lập thông qua con đường bầu cử của nhân dân, không phân biệt giàu nghèo, gái trai.
- nhà nước đó phải có hiến pháp, chủ quyền thực sự hoàn toàn cả về đối nội, đối ngoại, phải đề cao vấn đề dân quyền… Quan điểm về chính thể nhà nước trong tư tưởng của Phan Bội Châu hết sức tiến bộ..
- Và với quan điểm này, Phan Bội Châu có đóng góp thiết thực, định hướng đúng đắn cho mô hình nhà nước ta và cho đến ngày nay tư tưởng ấy vẫn còn nguyên giá trị..
- Trong quá trình xây dựng mục tiêu chiến lược trong hoạt động cách mạng, Phan Bội Châu đặc biệt quan tâm đến vai trò của người đứng đầu lãnh đạo cách mạng, xem đó là một trong những nhân tố quan trọng hàng đầu quyết định trực tiếp đến thành công hay thất bại của kế hoạch đề ra.
- Xét đến cùng, Phan Bội Châu chỉ đặt niềm tin vào một tầng lớp duy nhất chính là kẻ sĩ.
- Mặt khác, Phan Bội Châu vẫn chưa tin tưởng vào khả năng cách mạng, vai trò lãnh đạo của nông dân, bởi phần lớn nông dân lúc bấy giờ mù chữ.
- Những hạn chế trong tư tưởng của Phan Bội Châu về thủ lĩnh chính trị trong giai đoạn đầu đã nhanh chóng bị thay đổi khi ông tiếp cận với các tư tưởng dân chủ tư sản phương Tây.
- Kể từ đây, Phan Bội Châu đã bắt đầu khẳng định vai trò của người nông dân trong sự nghiệp cứu nước mà trước đây ông chưa nhận ra.
- Từ tư tưởng đó, trong tác phẩm “Trùng Quang tâm sử”, “Chân tướng quân”, Phan Bội Châu đã dành những tình cảm đặc biệt đối với tầng lớp.
- Sau một thời gian dài bôn ba tìm đường cứu nước, sự lớn chưa thành, thất bại liên tiếp nối nhau, trải qua những ngày ngả nghiêng, dao động, Phan Bội Châu lại mạnh mẽ đứng lên, tiếp tục con đường hoạt động cách mạng.
- Tư tưởng của Phan Bội Châu đã có sự chuyển biến, ông “nhận thấy phong trào hiện nay đã dần dần khuynh hướng về cách mạng thế giới” (Phan Bội Châu và Nguyễn Khắc Ngữ, 1973).
- Trước tình hình chiến sự mới, Phan Bội Châu đặc biệt quan tâm đến giai cấp công nông, vai trò của giai cấp công nông được ông nhắc đến nhiều hơn, coi sự vùng dậy đấu tranh cho sự nghiệp cách mạng của công nhân và nông dân như một vấn đề tất yếu của lịch sử.
- Ở đây, có thể nhận thấy được sự chuyển biến rõ rệt trong tư tưởng Phan Bội Châu về người đứng đầu lãnh đạo cách mạng.
- Tóm lại, từ khi nhận thấy vai trò nòng cốt của công nhân và nông dân, Phan Bội Châu đã có sự tiến bộ, chuyển biến về chất trong nhận thức, ông coi công nhân và nông dân chính là lực lượng quan trọng, quyết định sự thắng lợi của cách mạng giải phóng dân tộc.
- Như vậy, Phan Bội Châu đã từ chỗ tôn sùng vua đến chỗ coi trọng kẻ sĩ, cụ đã tiến đến đề cao công nông.
- Cho nên, xét những thời kỳ đầu trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Phan Bội Châu, thì cụ.
- Từ khi nhận thấy vai trò nồng cốt của công nhân và nông dân, Phan Bội Châu đã có sự tiến bộ, chuyển biến về chất trong nhận thức, ông coi công nhân và nông dân chính là lực lượng quan trọng, quyết định sự thắng lợi của cách mạng giải phóng dân tộc.
- 2.2.4 Quá trình chuyển biến tư tưởng cứu nước của Phan Bội Châu góp phần khơi dậy, thúc đẩy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, đấu tranh cách mạng, xây dựng và phát triển đất nước của dân tộc Việt Nam.
- Cuối đời Phan Bội Châu vẫn không nguôi hy vọng, mong mỏi vào thế hệ trẻ nối tiếp sẽ đưa tư tưởng dân chủ xã hội chủ nghĩa mới tượng hình trong tâm tưởng cụ, phát triển đúng hướng và thẳng tiến đến thành công.
- Chính yêu cầu đó của lịch sử đã khẳng định vai trò quan trọng của phong trào duy tân đổi mới và cải cách đã từng được Phan Bội Châu ấp ủ và khởi xướng.
- Trong suốt quá trình chuyển biến tư tưởng cứu nước, Phan Bội Châu kịch liệt phê phán sự mê muội, yếu hèn của người dân cam chịu trước sự đàn áp của kẻ thù.
- Nói cách khác, từ quá trình chuyển biến tư tưởng cứu nước của Phan Bội Châu đã khơi dậy và xây dựng cho con người Việt Nam thế hệ ngày nay có một “não chất.
- Giá trị của quá trình chuyển biến tư tưởng cứu nước của Phan Bội Châu trong giai hiện nay còn có tác dụng vô cùng to lớn, sâu rộng và thiết thực trong việc thức tỉnh và nâng cao tinh thần yêu nước, hun đúc ý chí chiến đấu, tập hợp sức mạnh đại đoàn kết toàn dân trong sự nghiệp cách mạng mới.
- Quá trình chuyển biến tư tưởng cứu nước của Phan Bội Châu đã đem lại cho cuộc đời hoạt động cách mạng của cụ “…một trăm lần thất bại mà không một lần thành công”.
- Chính yêu cầu đó của lịch sử đã khẳng định vai trò quan trọng của sức mạnh đoàn kết và tinh thần yêu nước mà các bậc tiền bối nổi bật là Phan Bội Châu đã tiếp thêm niềm tin tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh..
- Phan Bội Châu và Nguyễn Khắc Ngữ, 1973.
- Phan Bội Châu niên biểu.
- Tư tưởng triết học và chính trị của Phan Bội Châu.
- Phan Bội Châu tiêu biểu cho những cuộc vận động yêu nước ở Việt Nam đầu thế kỷ XX.
- Phan Bội Châu và một số giai đoạn lịch sử chống Pháp của nhân dân Việt Nam.
- Phan Bội Châu toàn tập, tập 2..
- Phan Bội Châu toàn tập, tập 5..
- Phan Bội Châu toàn tập, tập 6..
- Phan Bội Châu – Nhà yêu nước, nhà văn hóa lớn