« Home « Kết quả tìm kiếm

Quá trình đấu tranh giữ gìn và xây dựng lực lượng cách mạng, tiến tới Đồng Khởi ở Cần Thơ (1954 - 1960)


Tóm tắt Xem thử

- DOI:10.22144/ctu.jvn.2017.100 QUÁ TRÌNH ĐẤU TRANH GIỮ GÌN VÀ XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG CÁCH MẠNG, TIẾN TỚI ĐỒNG KHỞI Ở CẦN THƠ .
- Cần Thơ, Đồng Khởi, giữ gìn lực lượng, xây dựng lực lượng Keywords:.
- Từ sau Hiệp định Genève, đối lập với những hoạt động khủng bố, đàn áp khốc liệt của chính quyền Mỹ - Diệm là quá trình quân và dân Cần Thơ kiên cường đứng lên đấu tranh giữ gìn và củng cố lực lượng cách mạng..
- Trải qua gần 5 năm đấu tranh xây dựng và phát triển lực lượng cách mạng, quân dân miền đất Tây Đô đã làm nên cuộc Đồng Khởi diệu kỳ, thắng lợi vang dội trong năm 1960, mở ra bước ngoặt quan trọng cho tình thế cách mạng trong toàn tỉnh, chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công địch quân mạnh mẽ..
- Quá trình đấu tranh giữ gìn và xây dựng lực lượng cách mạng, tiến tới Đồng Khởi ở Cần Thơ .
- Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ.
- Trong những năm chính quyền Sài Gòn tiến hành khủng bố, đàn áp khốc liệt vào lực lượng cách mạng và nhân dân vô tội ở Nam Việt Nam.
- Lực lượng cách mạng miền Nam nói chung và ở Cần Thơ nói riêng đứng trước nguy cơ bị tiêu diệt hoàn toàn.
- Chính vì thế, Cần Thơ không những giữ gìn, bảo vệ được lực lượng cách mạng trước sự tấn công khốc liệt từ chính quyền Ngô Đình Diệm mà còn tiến hành xây dựng và phát triển lực lượng cách mạng vững mạnh, tiến tới cao trào Đồng Khởi nổ ra thắng lợi trong toàn tỉnh năm 1960, góp phần chuyển phong trào cách mạng của tỉnh phát triển sang một chương mới với những tiền đề tích cực.
- phân tích và làm rõ quá trình đấu tranh anh dũng, bất khuất của quân và dân Cần Thơ anh hùng..
- 2 QUÁ TRÌNH ĐẤU TRANH GIỮ GÌN VÀ XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG CÁCH MẠNG, TIẾN TỚI ĐỒNG KHỞI Ở CẦN THƠ .
- 2.1 Cần Thơ sau Hiệp định Genève.
- Song song với việc bố trí cán bộ đi và ở lại, Tỉnh ủy Cần Thơ cũng cho chôn cất một số súng đạn, vũ khí ở Ô Môn, Long Mỹ, Châu Thành đề phòng trường hợp hữu sự sau này.
- 1 Tỉnh Cần Thơ: Sau Hiệp định Genève năm 1954, tên gọi tỉnh Cần Thơ vẫn được giữ nguyên nhưng đến tháng 10 năm 1956, chính quyền Ngô Đình Diệm đã đổi tên tỉnh Cần Thơ thành tỉnh Phong Dinh.
- thị xã Cần Thơ là nơi đặt tỉnh lỵ Phong Dinh.
- (Địa bàn tỉnh Phong Dinh cũ hiện nay tương ứng với các quận Ninh Kiều, Cái Răng, Bình Thủy, Ô Môn, các huyện Phong Điền, Thới Lai, Cờ Đỏ (ngoại trừ các xã Trung Hưng, Trung An, Trung Thạnh của huyện Cờ Đỏ ngày nay) cùng thuộc thành phố Cần Thơ.
- Trong khi đó sau Hiệp định Genève, chính quyền cách mạng vẫn duy trì tên Cần Thơ như cũ.
- Trong giai đoạn tên gọi tỉnh Cần Thơ là được sử dụng theo cách gọi của chính quyền cách mạng lúc bấy giờ..
- Nhưng niềm vui ngày giải phóng, hòa bình của nhân dân Cần Thơ lại sớm qua mau.
- Ngay khi lực lượng bộ đội của cách mạng vừa rút đi tập kết, hàng loạt đơn vị vũ trang của đối phương tràn vào chiếm đóng nhiều nơi trong tỉnh.
- “Bảo hoàng” là những lực lượng tàn dư của thực dân Pháp cho đến quân đội Phật giáo Hòa Hảo, các tiểu đoàn quân Bảo an của chính quyền Ngô Đình Diệm cũng có mặt ở những vùng trọng yếu từ thị xã đến nông thôn của tỉnh Cần Thơ và không lâu sau đó, họ đã mở rộng phạm vi chiếm đóng ra toàn tỉnh.
- Quân dân Cần Thơ lại tiếp tục bước vào một thời kì đấu tranh cách mạng mới với nhiệm vụ khó khăn, thử thách hơn trước gấp bội lần.
- Nhưng dưới sự chỉ đạo, lãnh đạo linh hoạt, sáng suốt của Tỉnh ủy Cần Thơ cùng tinh thần đoàn kết, yêu nước, bất khuất, quân dân miền sông nước Tây Đô đã vùng lên đấu tranh quật khởi để giữ gìn và xây dựng lực lượng cách mạng, tiến tới cao trào Đồng Khởi nổ ra thắng lợi trong toàn tỉnh..
- 2.2 Quá trình đấu tranh giữ gìn và xây dựng lực lượng cách mạng ở Cần Thơ .
- Trước thực tế đó, đầu năm 1955, Tỉnh ủy Cần Thơ tổ chức cuộc họp bầu cử lại Tỉnh ủy mới để lãnh đạo cuộc đấu tranh trong tình hình mới.
- Các cuộc mít-tinh, biểu tình thu hút đông đảo quần chúng nhân dân tham gia đòi chính quyền Sài Gòn thi hành Hiệp định Genève, hiệp thương tổng tuyển cử, đòi hòa bình, dân sinh, dân chủ, chống sự khủng bố của quân đội Sài Gòn diễn ra mạnh mẽ trong toàn tỉnh Cần Thơ.
- Tỉnh ủy Cần Thơ lợi dụng cơ hội này “cấy người”.
- của cách mạng vào lực lượng đối phương để xây dựng lực lượng nội tuyến trong lòng địch.
- Tất cả những đạo - chỉ dụ trên không nằm ngoài mục đích thiết lập trở lại lực lượng địa chủ - chỗ dựa mới cho chính quyền Ngô Đình Diệm lúc bấy giờ.
- Trước hành động đầy dã tâm của địch, phong trào đấu tranh chống cướp đất, chống lập khế ước, đòi giữ nguyên canh, giảm tô, giảm tức, giảm thuế diễn ra mạnh mẽ trong toàn tỉnh dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, Tỉnh ủy Cần Thơ.
- Sau khi đánh bật lực lượng Bình Xuyên ra khỏi Sài Gòn - Chợ Lớn, chính quyền Ngô Đình Diệm mở 2 cuộc hành quân lớn:.
- Chiến dịch Nguyễn Huệ (từ tháng 1 đến tháng 5 năm 1956), tiếp tục tiêu diệt tàn dư giáo phái Hòa Hảo của Trần Văn Soái (Năm Lửa), Lê Quang Vinh (Ba Cụt) và Lâm Thành Nguyên (Hai Ngoán), kết hợp đánh vào căn cứ và lực lượng vũ trang của cách mạng” (Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Cần Thơ, 2006, tr.31)..
- Ở Cần Thơ, sau khi bị quân đội Sài Gòn đánh tan tác, lực lượng giáo phái Hòa Hảo phân hóa và được Tỉnh ủy Cần Thơ chỉ đạo nhân dân vận động, tiếp tế lương thực, thuốc men và tuyên truyền vận động cảm hóa, một bộ phận lính Hòa Hảo đã tham gia cách mạng.
- Chủ trương vận động và cài người của cách mạng vào lãnh đạo lực lượng giáo phái Hòa Hảo ly khai chống Diệm được Đảng bộ tỉnh Cần Thơ tiến hành và thu được những kết quả tích cực: hạn chế sự cướp bóc từ lính Hòa Hảo, lợi dụng danh nghĩa giáo phái ly khai để tiêu diệt ác ôn, tề điệp.
- lôi kéo được lực lượng giáo phái cùng.
- chĩa mũi nhọn đấu tranh vào chính quyền Ngô Đình Diệm..
- Thực hiện Chỉ đạo của Xứ ủy và Liên tỉnh ủy miền Tây, Tỉnh ủy Cần Thơ phát động quần chúng nhân dân đấu tranh chính trị theo đúng kế hoạch.
- Đầu năm 1956, chính quyền Sài Gòn thực hiện chiến dịch “tố cộng” giai đoạn 2 với sự khủng bố điên cuồng vào lực lượng cách mạng miền Nam, trong đó có Cần Thơ.
- Nhằm bảo toàn lực lượng, cơ quan của Tỉnh ủy Cần Thơ được di chuyển từ xã Trường Long (Ô Môn) sang vùng kênh sáng Xà No của huyện Châu Thành.
- Lợi dụng tình thế giáo phái chống chính quyền Sài Gòn đang diễn ra trong tỉnh, lực lượng cách mạng tranh thủ giáo dục tuyên truyền, thuyết phục một số chỉ huy và binh lính Hòa Hảo theo cách mạng và phần lớn quân lính Hòa Hảo đã gia nhập lực lượng cách mạng..
- tảo thanh lực lượng vũ trang Phật giáo Hòa Hảo và tiêu diệt lực lượng vũ trang của cách mạng.
- Sau khi lực lượng giáo phái bị chính quyền Sài Gòn đánh tan rã, Tỉnh ủy Cần Thơ tập hợp những cán bộ quân sự ẩn mình trong lực lượng giáo phái còn lại cùng với các cán bộ quân sự của tỉnh và các cán bộ, đảng viên tăng cường từ các chi bộ xã để thành lập lực lượng vũ trang với danh nghĩa bộ đội.
- Sự kiện này chứng tỏ, Cần Thơ là một trong những địa phương xây dựng lực lượng vũ trang tự vệ tập trung rất sớm.
- Chính lực lượng vũ trang được thành lập từ sớm đã tạo nên khí thế đấu tranh mạnh mẽ cho quân dân trong tỉnh Cần Thơ và hỗ trợ có hiệu quả phong trào đấu tranh chính trị trong tỉnh lúc bấy giờ.
- Thường vụ Tỉnh ủy Cần Thơ chỉ thị các tiểu đoàn giáo phái có nhiệm vụ sau:.
- Với chủ trương, nhiệm vụ này, công tác tranh thủ, lôi kéo và phân hóa lực lượng giáo phái ly khai chống Diệm của tỉnh đã đạt được những kết quả khả quan, góp phần củng cố và giữ gìn được lực lượng cách mạng ngay trong thời điểm khó khăn, thử thách trước sự đàn áp, khủng bố của chính quyền Ngô Đình Diệm..
- Song song với các hình thức đấu tranh vũ trang mạnh mẽ, công tác binh vận được Tỉnh ủy Cần Thơ chủ trương đẩy mạnh phát triển rộng khắp trong toàn tỉnh.
- Chính các cơ sở cách mạng “ẩn mình” trong lòng địch đó đã hỗ trợ tích cực các cuộc đấu tranh chính trị, bảo vệ được lực lượng cách mạng, đồng thời hạn chế các hành động gây tội ác của quân đội Sài Gòn.
- Ngày Ngô Đình Diệm cho tiến hành phân chia ranh giới các huyện và đổi tên tỉnh Cần Thơ thành tỉnh Phong Dinh.
- Phong trào đấu tranh chống “tố cộng, diệt cộng” được Tỉnh ủy Cần Thơ lãnh đạo nhân dân đấu tranh với nhiều hình thức sinh động.
- Hàng loạt cuộc đấu tranh chống “tố cộng, diệt cộng” diễn ra rầm rộ với sự tham gia của hàng ngàn quần chúng nhân dân ở Long Mỹ, Ô Môn, thị xã Cần Thơ….
- Đấu tranh chính trị phải có vũ trang tự vệ: phải có lực lượng vũ trang thích hợp để làm công tác vũ trang tuyên truyền, phát động quần chúng diệt ác, phá kìm, hỗ trợ lực lượng đấu tranh chính trị”.
- Sau Hội nghị Xứ ủy Nam Bộ, Tỉnh ủy Cần Thơ tăng cường phong trào đấu tranh chính trị, kết hợp với vũ trang tuyên truyền, từng bước xây dựng lực lượng vũ trang trong tỉnh..
- Đầu năm 1957, Tỉnh ủy Cần Thơ tiến hành củng cố lại các Huyện ủy, các Chi bộ xã, ấp theo hướng nâng cao chất lượng và năng lực lãnh đạo..
- Mặt khác, Tỉnh ủy Cần Thơ còn lãnh đạo nhân dân đấu tranh chống Chỉ dụ 57 về cải cách điền địa của.
- Bước vào năm 1959, chính quyền Sài Gòn tăng cường đàn áp, khủng bố khốc liệt vào lực lượng cách mạng ở miền Nam nói chung và Cần Thơ nói riêng.
- Những cuộc càn quét, bắt bớ tiêu diệt tận gốc lực lượng cán bộ, chiến sĩ các mạng từ chính quyền Ngô Đình Diệm đã lan đến tận các thôn xã trên khắp miền Nam.
- Ở Cần Thơ trong 6 tháng đầu năm 1959, quân đội Việt Nam Cộng hòa tiến hành 5.000 cuộc càn quét lớn nhỏ, 1.390 lần biệt kích (Cao Văn Lượng và ctv, 1981, tr.62).
- Ngày 6/5/1959, chính quyền Sài Gòn ban hành Luật 10/59, việc ban hành luật này đã đẩy chế độ phát xít Ngô Đình Diệm lên tới đỉnh cao của sự khủng bố, đàn áp lực lượng cách mạng và nhân dân vô tội ở miền Nam Việt Nam.
- Trong những năm lực lượng cách mạng ở Cần Thơ bị tổn thất nghiêm trọng, hàng ngàn cán bộ, đảng viên bị giết, bị tù đày.
- Đến cuối năm 1959, toàn tỉnh Cần Thơ chỉ còn khoảng hơn 500 cán bộ, đảng viên và một số cán bộ điều lắng (cán bộ được điều động bí mật.
- Trước sự đàn áp, khủng bố khốc liệt của chính quyền Ngô Đình Diệm, phong trào trừ gian diệt ác, trấn áp những tên ác ôn có nợ máu với nhân dân được xúc tiến ở nhiều nơi trong tỉnh Cần Thơ nhằm hỗ trợ phong trào đấu tranh chính trị của quần chúng nhân dân..
- Có thể khẳng định, trong những năm tình thế cách mạng miền Nam nói chung và ở tỉnh Cần Thơ nói riêng đứng trước những khó khăn, thử thách vô cùng lớn.
- Lực lượng cách mạng bị chính quyền Sài Gòn tiêu diệt, đàn áp, khủng bố khốc liệt dẫn đến thiệt hại lo lớn, số lượng đảng viên, cơ sở cách mạng trong nhân dân bị đối phương bố ráp đánh phá tan rã nhanh chóng và đứng trước nguy cơ bị “xóa sổ” hoàn toàn.
- Nhưng trước thực tế cách mạng nguy cấp đã làm sáng ngời thêm truyền thống đấu tranh anh dũng, bất khuất của quân dân Cần Thơ, khẳng định được vai trò, sự mưu trí, sáng tạo của Đảng bộ, Tỉnh ủy Cần Thơ trong quá trình lãnh đạo lực lượng cách mạng vượt qua mọi khó khăn trở ngại tiến lên đấu tranh giữ gìn và xây dựng lực lượng cách mạng vững mạnh đủ sức tấn công vào sào lũy kẻ thù, đập tan hệ thống thống trị của chính quyền Sài Gòn ở địa phương, góp phần đưa phong trào cách mạng của tỉnh phát triển sang trang bằng cuộc Đồng Khởi quật khởi, kiên cường và thắng lợi vang dội năm 1960 trong toàn tỉnh..
- 2.3 Phát triển lực lượng vũ trang tiến tới Đồng Khởi năm 1960.
- tiễn cần kíp của cách mạng miền Nam nói chung và ở tỉnh Cần Thơ nói riêng.
- Tháng 12 năm 1959, Bí thư Liên Tỉnh ủy miền Tây là đồng chí Phạm Thái Bường về Cần Thơ triển khai Nghị quyết 15 cho Tỉnh ủy ở ấp Mương Khai, xã Nhơn Nghĩa, huyện Châu Thành..
- Sau khi quán triệt Nghị quyết 15, ngày Tỉnh ủy Cần Thơ tổ chức Hội nghị hạ quyết tâm phát động phong trào quần chúng tiến lên cao trào khởi nghĩa chính trị, vũ trang phá tan bộ máy thống trị của chính quyền Sài Gòn ở cơ sở, giành quyền làm chủ nông thôn..
- Tỉnh ủy Cần Thơ chủ trương kết hợp lực lượng chính trị của quần chúng với lực lượng vũ trang, kết hợp tấn công với nổi dậy, tấn công quân sự làm đòn xeo cho quần chúng nổi dậy, tiến hành khởi nghĩa đều khắp và đồng loạt, khí thế cách mạng dâng cao trong toàn tỉnh và cao trào Đồng Khởi của quân dân miền sông nước Cần Thơ đã thật sự bắt đầu.
- Phong trào Đồng Khởi ở Cần Thơ bắt đầu khi Tỉnh ủy chọn xã Thới Lai (Ô Môn) làm trọng điểm 1, xã Vĩnh Viễn (Long Mỹ) làm trọng điểm 2 và Tỉnh ủy trực tiếp lãnh đạo khởi nghĩa..
- Ngày Tỉnh ủy Cần Thơ hợp nhất các đơn vị vũ trang mang danh nghĩa giáo phái như Tiểu đoàn Lê Lợi, Tiểu đoàn Nguyễn Trung Trực và bộ phận của lực lượng vũ trang địa phương, các đội bảo vệ cơ quan Đảng thành lập Đơn vị Tây Đô..
- Đến thời điểm này, lực lượng vũ trang của Tỉnh đã phát triển mạnh đủ sức làm “đòn xeo” cho phong trào nổi dậy của quần chúng trong Tỉnh..
- Song song với phát triển lực lượng vũ trang, công.
- tác binh vận cũng được Tỉnh ủy Cần Thơ tăng cường và có vai trò quan trọng hỗ trợ đắc lực cho lực lượng chính trị và quá trình nổi dậy.
- Các trận đánh lớn đầu năm 1960 tác động mạnh mẽ đến tinh thần quân đội Sài Gòn, cổ vũ thêm khí thế tiến công mạnh mẽ của quân dân Cần Thơ.
- Lực lượng vũ trang cách mạng của tỉnh ngày một phát triển..
- Từ tháng 5 đến tháng 7 năm 1960, quân dân Cần Thơ nổi dậy tấn công liên tục quân đội của chính quyền Ngô Đình Diệm trên địa bàn và giành được những thắng lợi to lớn, quan trọng, khiến cho quân lính Sài Gòn hoang mang, lo lắng: tháng 5 năm 1960, Đơn vị Tây Đô đánh đồn Vịnh Chèo, xã Vĩnh Thuận Đông, Long Mỹ, ngày 9/5/1960 đánh trận Xẻo Cỏ (Long Mỹ) diệt 79 quân địch, làm bị thương 30 tên, thu 70 súng các loại.
- Trước sự tấn công mạnh mẽ của lực lượng vũ trang tỉnh thông qua các trận đánh, chính quyền Ngô Đình Diệm tiến hành khủng bố, càn quét ngày càng ác liệt hơn.
- Liên Tỉnh ủy miền Tây chỉ đạo cho Đơn vị Tây Đô của Cần Thơ cần phải phân tán lực lượng thành các đại đội độc lập và tăng cường xuống huyện bám dân để hoạt động.
- Vì vậy, đến tháng 7 năm 1960, Đơn vị Tây Đô đã phân tán lực lượng xuống các huyện hỗ trợ phong trào nổi dậy Đồng Khởi của quần chúng nhân dân trong tỉnh..
- Lực lượng.
- Bên cạnh việc xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang tỉnh, các cơ sở đảng, cơ sở quần chùng, công tác binh vận luôn được Tỉnh ủy quan tâm phát triển.
- Thực hiện chủ trương của Xứ ủy, phong trào Đồng Khởi ở tỉnh Cần Thơ diễn ra mạnh mẽ.
- Không thua kém các tỉnh Kiến Phong, Kiến Tường ở miền Trung Nam Bộ, ở miền Tây Nam Bộ, Cần Thơ cũng trở thành điểm sáng trong cao trào Đồng Khởi với khí thế tiến công quật khởi, kiên cường lúc bấy giờ khi giành được những thắng lợi to lớn.
- Và thắng lợi vang dội của cao trào Đồng Khởi của quân dân Cần Thơ đã góp phần không nhỏ vào thắng lợi chung của phong trào Đồng Khởi toàn miền Nam, đồng thời thúc đẩy phong trào cách mạng của tỉnh phát triển lên một bước mới: chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công và tất thắng..
- Trong giai đoạn quân dân Cần Thơ đã anh dũng, kiên cường đấu tranh giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng, tiến tới cao trào Đồng Khởi thắng lợi vang dội trong toàn tỉnh.
- Là thủ phủ của miền Tây Nam Bộ, Cần Thơ trở thành trọng điểm đánh phá, đàn áp và là nơi thiết lập các căn cứ quân sự, địa điểm thí nghiệm các mô hình cai trị của chính quyền Sài Gòn.
- Sau Hiệp định Genève, mặc dù đối mặt với sự khủng bố, đàn áp khốc liệt từ chính quyền Ngô Đình Diệm nhưng quân dân Cần Thơ chủ động xây dựng các lực lượng vũ trang tự vệ ở địa phương để hỗ trợ phong trào đấu tranh chính trị của quần chúng trong tỉnh..
- Song song với chủ trương xây dựng các lực lượng vũ trang tự vệ, công tác binh vận cũng được tỉnh đẩy mạnh phát triển và có hiệu quả, hạn chế sự đàn áp khủng bố của quân đội Sài Gòn, nhờ đó lực lượng cách mạng nhanh chóng phục hồi và phát triển mạnh mẽ..
- Có thể khẳng định, nhờ xây dựng được lực lượng vũ trang tự vệ sớm nên phong trào diệt ác trừ gian diễn ra rầm rộ trong toàn tỉnh Cần Thơ và thu được kết quả to lớn.
- Chính lực lượng vũ trang tự vệ đó được tổ chức xây dựng và phát triển mạnh mẽ đã góp phần quan trọng vào thắng lợi của phong trào Đồng Khởi trong toàn tỉnh Cần Thơ năm 1960..
- Mặt khác, dưới sự lãnh đạo sáng suốt, linh hoạt và sáng tạo của Tỉnh ủy Cần Thơ cùng với tinh thần yêu nước, đoàn kết, kiên cường đấu tranh của quân dân, phong trào Đồng Khởi của tỉnh không những.
- Quân dân miền sông nước Cần Thơ đã tô điểm thêm một dấu son đậm nét trong bức tranh Đồng Khởi diệu kỳ ở miền Nam Việt Nam lúc bấy giờ.
- Và thắng lợi lớn lao của phong trào Đồng Khởi ở Cần Thơ không chỉ góp phần tạo ra bước chuyển quan trọng mà còn thúc đẩy tiến trình đấu tranh cách mạng của tỉnh phát triển sang trang với những tiền đề tích cực..
- Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Cần Thơ.
- Lịch sử Đảng bộ tỉnh Cần Thơ tập 3, (sơ thảo).
- Ban Thường vụ Thành ủy Thành phố Cần Thơ - Cần Thơ, 418 trang..
- Đảng ủy, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Cần Thơ.
- Lực lượng vũ trang nhân dân Cần Thơ 30 năm kháng chiến tập