« Home « Kết quả tìm kiếm

Quá trình phát triển của nghề nuôi cá trê lai ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và nhận thức của người nuôi về vấn đề con lai


Tóm tắt Xem thử

- DOI:10.22144/jvn.2017.041 QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA NGHỀ NUÔI CÁ TRÊ LAI.
- Cá trê lai, Clarias, lai khác loài, nghề nuôi cá trê Keywords:.
- Nghiên cứu nhằm tìm hiểu quá trình phát triển nghề nuôi cá trê lai ở Đồng bằng sông Cửu Long và nhận định của các bên liên quan về tác động của cá trê lai đối với cá trê vàng.
- Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 1-3 năm 2015, thông qua việc phỏng vấn các cán bộ chủ chốt ở 13 tỉnh (5 người/tỉnh), 150 nông hộ nuôi cá trê lai ở 5 tỉnh An Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long, Cần Thơ và Hậu Giang và 23 trại sản xuất và ương giống.
- Kết quả cho thấy cá trê phi được di nhập vào các tỉnh từ năm nghề nuôi thương phẩm cá trê lai bắt đầu từ cuối những năm 80 và phát triển nhất trong giai đoạn 2002-2010 ở tất cả các tỉnh.
- Tuy nhiên, phong trào nuôi sau đó giảm dần, năm 2014 cá trê chỉ còn được nuôi ở 5 tỉnh nêu trên với tổng diện tích nuôi 250 ha và sản lượng đạt 16.840 tấn.
- Sản xuất giống tập trung ở Cần Thơ, Hậu Giang và Vĩnh Long..
- Cá trê lai được khẳng định có thất thoát ra ngoài tự nhiên nhưng tác động của chúng đối với nguồn lợi cá trê vàng được đánh giá khác nhau giữa các đối tượng được phỏng vấn.
- Cá trê lai là con lai giữa cá cái trê vàng và đực trê phi (Clarias macrocephalus X C.
- Mặc dù phong trào nuôi có những giai đoạn thăng trầm song cá trê lai ngày nay vẫn là đối tượng nuôi quan trọng ở nhiều địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) (Dương Nhựt Long và ctv., 2014)..
- Bên cạnh mặt tích cực là mang lại lợi nhuận cho người nuôi, cá trê lai có thể ảnh hưởng tiêu cực đến nguồn gen cá trê vàng (Na-Nakorn et al., 2004, Senanan et al., 2004).
- Nếu cá trê lai thất thoát ra môi trường và có thể lai ngược lại với cá trê vàng sẽ dẫn đến sự xâm nhập gen (cá trê mang gen của cá trê phi).
- Nếu điều này xảy ra thì mức độ xâm nhập gen của cá trê vàng ở mỗi nơi có thể khác nhau và có thể tương quan đến quá trình, phạm vi di nhập giống cá trê phi và nghề nuôi cá trê lai..
- Để cung cấp thông tin cho các nghiên cứu kiểm tra giả thuyết trên, nghiên cứu này tìm hiểu lịch sử di nhập cá trê phi và quá trình phát triển nghề nuôi cá trê lai ở ĐBSCL, đồng thời tìm hiểu những nhận định của người dân cũng như cán bộ quản lý về sự thất thoát và tác động của cá trê lai đối với cá trê vàng..
- Thông tin sơ cấp được thu qua 3 nguồn: (i) Phỏng vấn các cán bộ chủ chốt ở 13 tỉnh (5 người mỗi tỉnh) về lịch sử di nhập (thời gian, số lượng di nhập và số lượng đàn cá trê phi hiện nay) cá trê phi vào.
- ĐBSCL, sự phát triển của nghề nuôi cá trê lai, tiềm năng và tác động đối với nguồn lợi cá trê vàng.
- (ii) Phỏng vấn 150 nông hộ nuôi cá trê lai ở 5 tỉnh nuôi cá trê lai gồm: An Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long, Cần Thơ và Hậu Giang (được xác định từ điều tra thứ cấp) về qui mô sản xuất, xu hướng phát triển của nghề nuôi cá trê lai của gia đình và nhận thức của họ về con lai đối với vấn đề bảo vệ nguồn gen cá trê vàng.
- (iii) Phỏng vấn 23 trại sản xuất giống và ương cá trê lai về quá trình và qui mô sản xuất, hiệu quả kinh tế, các thông tin về nguồn gốc, số lượng cá bố mẹ (trê vàng, trê phi), cách bổ sung đàn cá bố mẹ và xu hướng phát triển của việc sản xuất giống cá trê..
- 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Lịch sử phát triển nuôi cá trê lai ở ĐBSCL.
- 3.1.1 Thời gian di nhập cá trê phi ở ĐBSCL Theo đa số ý kiến của cán bộ quản lý thủy sản ở 13 tỉnh thì cá trê phi được di nhập về nuôi ở ĐBSCL từ năm 1975-1980 tùy địa phương, trong đó tỉnh Vĩnh Long di nhập cá trê phi sớm nhất (1975).
- Sự ghi nhận khác nhau về các mốc thời gian giữa các cán bộ trong cùng một địa phương có thể do thâm niên công tác khác nhau (8-20 năm) nên họ khó nắm được lịch sử phát triển của nghề nuôi thủy sản nói chung và vấn đề di nhập cá trê phi nói riêng.
- Thời gian chính xác di nhập cá trê phi vào Việt Nam có thể khác nhau tùy tài liệu.
- Theo Phạm Văn Trang và Trần Văn Vỹ (2002), cá trê phi được di nhập vào nước ta từ năm 1975.
- FAO (1997) ghi nhận cá trê phi được di nhập vào các nước Đông Nam Á vào giữa những năm 1970..
- Bảng 1: Thời gian di nhập cá trê phi, năm bắt đầu nuôi, giai đoạn phát triển nuôi cá trê nhất và tỷ lệ trả lời.
- cá trê phi Thời gian bắt đầu nuôi.
- cá trê lai Giai đoạn phát triển nuôi cá trê lai nhất.
- 3.1.2 Thời gian và qui mô sản xuất của nghề nuôi cá trê lai ở ĐBSCL.
- Theo kết quả điều tra, cá trê lai bắt đầu được nuôi thương phẩm vào năm 1990, trong đó Cần Thơ, Đồng Tháp và Tiền Giang là những nơi nuôi cá trê lai sớm nhất (Bảng 2).
- Tuy nhiên, theo ghi nhận của một số cán bộ, thử nghiệm lai tạo cá trê được thực hiện từ 1982-1983 và phong trào nuôi khởi đầu từ TP Hồ Chí Minh vào năm 1983, sau đó lan rộng xuống một số tỉnh ĐBSCL.
- Tương tự như ở Việt Nam, ở Thái Lan sản xuất cá trê lai được ghi nhận vào năm 1987 và chúng là một trong năm đối tượng.
- Giai đoạn phát triển nhất ở vùng ĐBSCL theo báo cáo của các tỉnh là từ 2002-2010.
- Ở giai đoạn phát triển nhất tổng diện tích nuôi ở 7 tỉnh khoảng 250 ha/năm, sản lượng đạt tấn/vụ.
- Bảng 2: Diện tích nuôi và sản lượng cá trê lai ở ĐBSCL qua các giai đoạn khảo sát*.
- Tỉnh Năm bắt đầu Giai đoạn phát triển nhất.
- Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) Diện tích (ha) Sản lượng (tấn).
- Nguồn: tổng hợp từ báo cáo tổng kết hàng năm của các tỉnh và từ cán bộ chủ chốt (N=5 cho mỗi tỉnh) Bảng 3: Diện tích và sản lượng cá trê lai giai đoạn 2012-2014 ở các tỉnh*.
- Diện tích (ha).
- Sản lượng (tấn/ha).
- Tuy nhiên, phong trào nuôi sau đó giảm dần và ba năm gần đây một số tỉnh không còn nuôi cá trê lai (hoặc rất ít, không ghi nhận trong các báo cáo ở địa phương) gồm Bến Tre, Cà Mau, Đồng Tháp, Kiên Giang, Long An và Sóc Trăng.
- Đồng thời một số địa phương phát triển khu công nghiệp nên diện tích nuôi cá trê lai chuyển sang mục đích kinh doanh khác.
- So với giai đoạn phát triển nhất thì năm 2014 diện tích nuôi giảm 56,42%.
- Hiện tại, cá trê lai không phải là đối tượng nuôi chủ yếu ở các tỉnh ĐBSCL..
- 3.1.3 Hiện trạng nguồn giống và qui mô sản xuất giống cá trê lai ở ĐBSCL.
- Kết quả điều tra cho thấy sản xuất giống cá trê lai tập trung ở ba tỉnh Cần Thơ, Hậu Giang và Vĩnh Long với 11 trại sản xuất giống và 12 trại ương cá.
- Mặc dù sản lượng cá bột có xu hướng giảm nhưng các trại sản xuất giống vẫn duy trì số lượng cá bố mẹ tương đối ổn định qua các năm, trong đó lượng cá trê phi dao động nhỏ, trung bình tấn/trại (Hình 1).
- Ví dụ năm 2015, lượng cá trê phi và trê vàng ở trại lớn nhất lần lượt là 1,5 tấn và 5 tấn, trong khi ở trại nhỏ nhất tương ứng là 0,2 tấn và 0,8 tấn.
- Cá trê phi được các trại tự cho sinh sản để duy trì đàn cá hoặc mua từ các trại khác ở TP Hồ Chí Minh và Cần Thơ..
- Trê vàng Trê phi.
- 3.1.4 Nhận định của người dân về xu hướng phát triển nghề nuôi cá trê lai trong thời gian tới.
- cá trê lai đều có dự định giảm qui mô sản xuất, các hộ nuôi còn lại chuyển đối tượng nuôi hoặc chuyển nghề sản xuất kinh doanh (Bảng 5).
- Ý kiến này phù hợp với nhận định của cán bộ quản lý rằng cá trê lai hiện nay không phải là đối tượng nuôi quan trọng ở các tỉnh ĐBSCL..
- 1 Xu hướng phát triển sản xuất và ương giống (n=23).
- Giảm qui mô sản xuất 17,4.
- Tình hình nuôi cá thương phẩm (n=150).
- 3.2 Nhận định của cán bộ quản lý và người dân về ảnh hưởng của cá trê lai đối với nguồn lợi cá trê vàng tự nhiên.
- Hỏi về nhận định có hay không cá trê lai thất thoát ra môi trường tự nhiên, đa số cán bộ quản lý (88,1%) và tất cả hộ sản xuất và nuôi (100%) đều cho rằng cá trê lai có thất thoát ra môi trường tự nhiên.
- Nguyên nhân cá trê lai thất thoát ra ngoài tự nhiên được đa số nông hộ trả lời là do thiên tai, thay nước, xả ao và bờ bao thấp không đảm mực nước cao nhất.
- Nông hộ nhận thức rằng biện pháp để hạn chế thất thoát cá trê lai ra tự nhiên là phải thường xuyên kiểm tra cống thoát nước ao nuôi, rào lưới xung quanh ao ương nuôi xử lý nước trước khi thải ra môi trường và xây dựng ao chứa nước trong quá trình thay nước (đối với trại giống)..
- ý kiến) của cán bộ quản lý và người dân về những tác động của cá trê lai đối với nguồn lợi tự nhiên.
- Hạn chế cá trê lai thất thoát ra ngoài.
- Ý kiến về ảnh hưởng của cá lai thất thoát ra ngoài đối với nguồn lợi cá trê vàng tự nhiên có khác nhau giữa các nhóm được phỏng vấn.
- Phần lớn (88,1%) cán bộ quản lý cho rằng cá trê lai không ảnh hưởng đến cá trê vàng bản địa, chỉ trừ một số ý kiến đề cập đến sự cạnh tranh thức ăn.
- Các trại sản xuất và ương nuôi cá trê lai nhận định cá trê lai có một số ảnh hưởng nhưng do số lượng thất thoát ít nên không đáng ngại.
- Trong khi đó, đa số hộ nuôi cho rằng cá trê lai cạnh tranh thức ăn (88.
- lai ngược lại với cá trê vàng bản địa (60,7.
- Trong những ảnh hưởng có thể có của trê lai đối với cá trê vàng bản địa, ảnh hưởng về di truyền được quan tâm nhất.
- Do đó, cần có những nghiên cứu cung cấp cơ sở khoa học về tác động di truyền của cá trê lai.
- Ở Thái Lan, một số nghiên cứu báo cáo có hiện tượng xâm nhập gen của cá trê phi vào cá trê vàng, dựa trên bằng chứng một số cá thể trê vàng (từ 1-11% số mẫu nghiên cứu) có mang một hoặc hai allele của ba chỉ thị allozyme đặc trưng của cá trê phi (Senanan et al., 2004).
- Nhóm nghiên cứu cho rằng đây là kết quả của cá trê lai sinh sản ngược (backcross) với cá trê vàng.
- Như vậy, vấn đề đánh giá ảnh hưởng di truyền của cá trê lai với cá trê vàng vẫn chưa thống nhất giữa các nhà khoa học cũng như giữa các cán bộ quản lý và người sản xuất..
- Nuôi thương phẩm cá trê lai ở ĐBSCL đã bắt đầu từ cuối những năm 80 và phát triển nhất trong giai đoạn 2002-2010 với tổng diện tích nuôi khoảng 250 ha/năm, sản lượng đạt 16.840 tấn/vụ.
- Hiện nay, dù phong trào nuôi giảm (56% về diện tích so với năm 2002) nhưng cá trê lai vẫn đang được sản xuất giống và nuôi ở một số tỉnh, tập trung ở Cần Thơ, Hậu Giang và Vĩnh Long.
- Cá trê lai được khẳng định có.
- thất thoát ra ngoài tự nhiên nhưng tác động di truyền của chúng đối với nguồn lợi cá trê vàng được đánh giá khác nhau giữa cán bộ quản lý và người dân..
- Những nghiên cứu chuyên sâu ứng dụng chỉ thị phân tử để đánh giá tác động di truyền của cá trê phi và cá trê lai đối với nguồn lợi cá trê vàng là rất cần thiết và cấp bách để giúp cho các nhà quản lý thủy sản có biện pháp thích hợp trong định hướng phát triển nghề nuôi cá trê lai và bảo tồn nguồn gen cá trê vàng..
- Kỹ thuật nuôi cá trê lai..
- Giáo trình nuôi cá nước ngọt