« Home « Kết quả tìm kiếm

QUá TRìNH THựC HIệN CHíNH SáCH TÔN GIáO CủA ĐảNG ĐốI VớI ĐồNG BàO KHMER ĐồNG BằNG SÔNG CửU LONG TRONG Sự NGHIệP ĐổI MớI


Tóm tắt Xem thử

- QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI ĐỒNG BÀO KHMER ĐỒNG BẰNG SÔNG.
- Đồng bào Khmer đồng bằng sông Cửu Long là một bộ phận không tách rời trong cộng đồng 54 dân tộc anh em, là một bộ phận quan trọng trong khối đại đoàn kết dân tộc.
- Tín ngưỡng tôn giáo độc tôn và lớn nhất của đồng bào Khmer là Phật giáo Nam tông.
- Bài viết khái quát và hệ thống các chính sách về tôn giáo của Đảng ta nói chung và Đảng bộ các tỉnh thành Đồng bằng Sông Cửu Long nói riêng đối với đồng bào Khmer nhằm góp phần củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân.
- Khẳng định những chuyển biến tích cực trong đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào Khmer và chỉ ra những tồn tại cần khắc phục.
- Trên cơ sở đó, nêu ra một số kiến nghị thuộc về giải pháp đối với đồng bào Khmer theo Phật giáo Nam tông..
- Từ khóa: Khmer, Đại đoàn kết dân tộc, tôn giáo, đồng bằng sông Cửu Long.
- Vấn đề dân tộc và tôn giáo là vấn đề quan trọng, liên quan đến việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, được các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin quan tâm rất sớm.
- Đồng thời đó cũng là vấn đề chiến lược của cách mạng Việt Nam trong tư tưởng Hồ Chí Minh, được quán triệt trong toàn bộ chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, trong đó có chính sách tôn giáo đối với đồng bào Khmer đồng bằng sông Cửu Long..
- Người Khmer đồng bằng sông Cửu Long là một bộ phận không tách rời trong cộng đồng 54 dân tộc anh em, là một bộ phận quan trọng trong khối đại đoàn kết dân tộc.
- Đồng bằng sông Cửu Long là vùng đất cực Nam của Tổ quốc, với diện tích tự nhiên 39.842km 2 , dân số khoảng 18 triệu người, gồm 4 dân tộc chính: Kinh,.
- Đã bao đời nay, các dân tộc trãi qua quá trình giao lưu, tiếp xúc văn hoá lâu dài, cùng đoàn kết, giúp đỡ nhau trong quá trình khai khẩn đất đai..
- Tất cả các dân tộc ở đây đều có chung nét nổi bật là tinh thần dân tộc, lòng yêu nước, ý chí cố kết cộng đồng, ý thức tự lực, tự cường, cần cù, sáng tạo trong lao động và chiến đấu..
- 2.1 Phật giáo Nam tông-tín ngưỡng tôn giáo độc tôn trong đời sống tinh thần của người Khmer.
- Tuy nhiên, do tác động của xã hội hiện đại, xu thế đan xen, hoà nhập giữa các dân tộc ở đây ngày càng phổ biến.
- Tín ngưỡng tôn giáo độc tôn và lớn nhất của đồng bào Khmer là Phật giáo Nam tông (Phật giáo Tiểu thừa).
- Phật giáo Nam tông Khmer đề cao vai trò con người với triết lý sống “từ bi, hỷ xã- vô ngã vị tha”, tôn trọng sự bình đẳng, tự do, bác ái.
- Việc quản lý xã hội truyền thống của người Khmer theo một cơ chế vận hành đặc biệt, bao gồm quyền lực cộng đồng và vai trò của Phật giáo tiểu thừa.
- Cho nên, Phật giáo Nam tông đã chi phối sâu sắc đến mọi mặt đời sống văn hóa, xã hội, tâm linh và truyền thống của người Khmer đồng bằng sông Cửu Long.
- Mặt khác, nét đặc trưng riêng của văn hoá Khmer là sự đan xen, hòa quyện giữa văn hóa Bà la môn giáo và văn hoá Phật giáo.
- Điều đó, tạo nên lối sống kín đáo nhưng rất phóng khoáng, quý trọng những việc làm thánh thiện và ý thức cộng đồng dân tộc của đồng bào Khmer.
- Có thể nói, người Khmer từ lúc sinh ra mặc nhiên được xem là một tín đồ Phật giáo cho đến khi lớn lên được giáo dục theo tinh thần đạo lý nhà phật và gắn bó với ngôi chùa dựa trên quan niệm truyền thống“Sống gới thân, chết gởi cốt”.
- Hiện nay, ở đồng bằng sông Cửu Long có khoảng 435 chùa và gần 10.000 sư tăng Nam tông Khmer, được phân bố cụ thể như sau:.
- Tổ chức thống nhất là Giáo hội Phật giáo Khmer (Giáo hội Phật giáo Theravada) thực hiện các nghi lễ tôn giáo, giáo lý giáo luật, tổ chức, đào tạo, cất nhắc chức sắc, thưởng phạt v.v...
- Phật giáo Nam tông Khmer là tôn giáo luôn đồng hành cùng dân tộc trong suốt chiều dài lịch sử.
- Đồng bào Khmer và tín đồ Phật giáo Nam tông đã sát cánh cùng cộng đồng các dân tộc khác chung lưng khai phá, xây dựng vùng đồng bằng sông Cửu Long.
- Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, đại đa số sư sãi và đồng bào Khmer đã đi theo cách mạng, nhiều chùa Phật giáo Nam tông đã từng là nơi nuôi dưỡng cán bộ, nhiều sư sãi Khmer đã tích cực tham gia hoạt động cách mạng, có nhiều người đã hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước.
- Qua 20 năm đổi mới đất nước, đa số sư sãi và tín đồ Phật giáo Nam tông đã tỏ rõ tư tưởng yêu nước, gắn bó với dân tộc và Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa, chăm lo tu hành, tin tưởng vào chủ trương, chính sách đoàn kết dân tộc, tôn giáo của Đảng và Nhà nước và hoạt động theo đúng đường hướng hành đạo của Giáo hội.
- Chùa chiền và sư sãi Khmer vẫn đóng một vai trò quan trọng trong đời sống của đồng bào dân tộc.
- Chùa chiền Khmer không chỉ là nơi sinh hoạt tín ngưỡng tâm linh mà còn là nơi tổ chức tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, là trường học dạy chữ, dạy cách làm người cho con em đồng bào Khmer.
- Mặt khác, sự gắn bó tự nhiên giữa cộng đồng dân tộc Khmer với Phật giáo Nam tông qua quá trình lịch sử lâu đời là nhân tố thuận lợi tạo nên sự cố kết cộng đồng, góp phần ổn định xã hội tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
- Tuy nhiên, thực trạng đáng lo ngại của Phật giáo Nam tông Khmer trong những năm gần đây là nhiều nam thanh niên không muốn vào chùa tu, hoặc chỉ mang hình thức nhằm trả nợ.
- Tính từ khoá I đến khoá V Học viện Phật giáo Việt Nam Phân hiệu thành phố Hồ Chí Minh mới có 16 sư Nam tông Khmer theo học.
- Điều đó làm hạn chế việc tiếp nhận, truyền bá Phật pháp và chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.
- Thêm vào đó, chùa Phật giáo Nam tông đang bị xuống cấp.
- Đầu năm 2005, Chính phủ đã hỗ trợ Giáo hội Phật giáo Việt Nam in 6 cuốn kinh bằng chữ Khmer phát đến các chùa Nam tông nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu tu học của sư sãi..
- Mặt khác, do bị tác động bằng nhiều hình thức khác nhau, một bộ phận tính đồ rời bỏ Phật giáo Nam tông truyền thống để gia nhập đạo Công giáo và Tin lành gây nên những xáo trộn tâm lý, tình cảm, tạo điều kiện cho các thế lực thù địch lợi.
- Chúng lợi dụng vấn đề lịch sử vùng đất, lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để chống phá Nhà nước ta, sự bình yên của đồng bào.
- Hơn nữa, đời sống của đồng bào Khmer đồng bằng sông Cửu Long còn đang ở mức thấp so với mặt bằng chung của cả nước và so với cộng đồng các dân tộc khác trong khu vực..
- Trong khi đó các chính sách của Đảng và Nhà nước chưa đủ sức giải quyết căn bản các vấn đề xã hội trong điều kiện tự phát của kinh tế thị trường tạo điều kiện cho các thế lực thù địch xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.
- Ngoài những nguyên nhân khách quan, hạn chế trên còn do hoạt động của hệ thống chính trị tại các vùng có đông đồng bào Khmer sinh sống còn kém hiệu quả, công tác dân tộc - tôn giáo chưa được quan tâm đúng mức, việc quy hoạch, đào tạo đội ngũ cán bộ người Khmer chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu thực tiễn..
- 2.2 Chính sách tôn giáo của Đảng đối với đồng bào Khmer.
- Trong suốt quá trình cách mạng, Đảng và Nhà nước đã có những chủ trương, chính sách phù hợp để tập hợp lực lượng làm nên thắng lợi vẻ vang trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Đi vào sự nghiệp đổi mới, Đảng và Nhà nước ta càng quan tâm hơn đến việc củng cố, mở rộng và tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc..
- Riêng đối với đồng bào Khmer đồng bằng sông Cửu Long, mỗi thời kỳ cách mạng Đảng và Nhà nước ta đều có những chính sách cụ thể, thể hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
- Vì thế, Đảng và nhà nước đã có chính sách chung về vấn đề dân tộc, tôn giáo như: Chỉ thị 16/CT của Bộ giáo dục về công tác giáo dục vùng đồng bào Khmer.
- Quyết định số của Hội đồng Bộ trưởng về một số chủ trương, chính sách lớn phát triển kinh tế - xã hội miền núi.
- Nghị quyết số của Bộ chính trị về công tác tôn giáo trong tình hình mới.
- Nghị quyết số của Hội đồng Bộ trưởng quy định về các hoạt động của tôn giáo.
- Chương trình 135-1998QĐTTg của Thủ tướng Chính phủ về chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi, vùng sâu, vùng xa;… Các văn kiện đại hội VIII (6-1996), đại hội IX đại hội X đặc biệt là hội nghị lần thứ 7 khoá IX (1 -2003) của Đảng đã ra những nghị quyết chuyên đề về công tác dân tộc, tôn giáo.
- Cùng với những chính sách chung, Ban Bí Thư đã ra chỉ thị số 68-CT/TW về công tác dân tộc ở vùng đồng bào Khmer.
- Nghị quyết khẳng định 3 vấn đề lớn đối với đồng bào Khmer: Một, xác định chính sách và việc thực hiện chính sách đối với đồng bào Khmer phải đặc biệt quan tâm chăm lo phát triển kinh tế - xã hội , văn hóa, giáo dục, y tế nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh nthần cho đồng bào, giúp đồng bào Khmer hội nhập với sự phát triển chung của khu vực và đất nước.
- Hai, tôn trọng quyền tự do, tín ngưỡng tôn giáo của đồng bào.
- bảo vệ chùa chiền, sư sãi, phong tục tập quán của đồng bào Khmer;.
- tạo điều kiện cho các sinh hoạt của Phật giáo Nam tông được diễn ra thuận lợi;.
- bảo tồn và phát huy những di sản văn hoá, những giá trị truyền thống tốt đẹp, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
- Ba, tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nêu cao tinh thần cảnh giác, đấu tranh chống âm mưu của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề tôn giáo, dân tộc chống phá cách mạng..
- Nhìn chung, các nghị quyết trên tập trung giải quyết những vấn đề bức thiết đối với đồng bào Khmer về tín ngưỡng tôn giáo, khẳng định quyền tự do tín ngưỡng trong khuôn khổ pháp luật, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào, chú trọng phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào có đạo đảm bảo đồng bào sống “tốt đời, đẹp đạo”, đập tan âm mưu chia rẽ, phá hoại của các thế lực thù địch, góp phần củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp đổi mới..
- thỏa thuận với Campuchia cho nhập, dịch kinh sách và phát cho các chùa, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tu học của các sư tăng, đồng ý cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam cấp chứng điệp cho các sư tăng Khmer, hỗ trợ kinh phí cho các điển chù Khmer có lớp học, trang bị sách, vỡ, đồ dùng dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong các điểm chùa.
- hỗ trợ kinh phí và cấp đất cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam xây dựng Học viện Phật giáo Nam tông tại thành phố Cần Thơ.
- Đảng bộ và chính quyền các địa phương đã đề ra các chương trình hành động, chỉ thị, nghị quyết nhằm cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của Đảng như: Nghị quyết 01 của tỉnh Ủy Trà Vinh về công tác dân tộc trong vùng Khmer và kế hoạch hành động số Đề án số 01 của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh về hỗ trợ nhà ở đối với hộ cực nghèo vùng đồng bào Khmer và chương trình hành động số 17-CT/TƯ về thực hiện Nghị quyết hội nghị lần thứ bảy khóa IX … Đồng thời Đảng bộ các địa phương cũng tiến hành điều tra, khảo sát đề nghị Nhà nước công nhận các chùa di tích lịch sử, di tích văn hóa, khen thưởng các sư tăng Khmer có công với cách mạng, với đất nước..
- 2.3 Những chuyển biến tích cực và tồn tại trong đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào Khmer.
- Với những chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước, đã làm tăng thêm sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.
- Đồng bào Khmer theo Phật giáo Nam tông đã đoàn kết, đồng tâm nhất trí cùng nhân dân cả nước dưới sự lãnh đạo của Đảng đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hoá đất nước..
- Đến nay, ở các tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng, Kiên Giang 100% số xã vùng đồng bào dân tộc Khmer đã có đường giao thông liên xã, điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất..
- Nhiều công trình thủy lợi phục vụ cho sản xuất trong vùng đồng bào Khmer được xây dựng như: trạm điện Sóc Trăng, kênh thủy lợi Kiên Giang, công trình thủy lợi đầu mối Đa Hòa I, II, III, đập Lưu Cừ, hệ thống kênh dẫn nước ngọt Đông, Tây Tầm Phương ở Trà Vinh, hồ chứa nước An Giang v.v..Tại vùng đồng bào Khmer được miễn thuế nông nghiệp, được vay vốn với nhiều ưu đãi hoặc được mượn vốn để sản xuất.
- Chính quyền các địa phương còn đầu tư giống cây con và hướng dẫn kỹ thuật sản xuất cho đồng bào.
- Các phương tiện thông tin đại chúng phục vụ cho đồng bào cũng ngày càng phát triển..
- Tại nhiều địa phương có đông đồng bào Khmer, nhà chùa đã phát huy tốt vai trò tập hợp và vận động quần chúng thông qua việc trang bị máy thu hình để chùa sử.
- dụng làm phương tiện phục vụ cho sinh hoạt văn hóa của Phum, sóc góp phần nâng cao dân trí và tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cho đồng bào.
- Nhiều chùa Phật giáo còn tích cực tham gia vào công tác xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học cho con em đồng bào, hướng dẫn nếp sống văn hóa mới và hướng dẫn tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp cho đồng bào.
- Các trung tâm văn hóa như: bảo tàng Khmer, chùa chiền, nhà văn hóa…ở một số địa phương có đông đồng bào sinh sống đã được quan tâm đầu tư tôn tạo, sửa chữa, xây dựng.
- Đến nay đời sống của đồng bào Khmer theo Phật giáo Nam tông đồng bằng sông Cửu Long đã có những cải thiện rõ rệt trên mọi lĩnh vực.
- Đời sống của đồng bào Khmer ngày càng được nâng cao.
- Việc tu học của các sư tăng và các sinh hoạt tôn giáo của sư sãi và tín đồ Phật giáo Nam tông Khmer luôn được chính quyền địa phương tạo điều kiện thuận lợi.
- Số lượng tăng sinh theo học các lớp Pali – Khmer tại trường trung cấp Pali Nam bộ, Học viện Phật giáo tại Thành phố Hồ Chí Minh và du học nước ngoài như:.
- Chính quyền và các đoàn thể tại các địa phương thường xuyên thăm hỏi, tặng quà động viên các sư sãi Phật giáo khi ốm đau hoặc các dịp lễ, tết..
- Những thành tựu nổi bậc trong việc thực hiện chính sách dân tộc và tôn giáo của Đảng và Nhà nước nêu trên làm tăng thêm niềm tin của đồng bào Phật giáo Khmer vào sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước.
- Có thể nói, những chuyển biến tích cực về kinh tế - xã hội của đồng bào Khmer trên các lĩnh vực không những góp phần củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc mà còn tạo ra động lực lớn để thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn vùng đồng bằng sông Cửu Long nói chung, vùng đồng bào Khmer Tây Nam Bộ nói riêng..
- Bên cạnh những thành tựu nêu trên, việc thực hiện chính sách dân tộc và tôn giáo ở khu vực đồng bào Khmer đồng bằng sông Cửu Long cũng còn bất cập, yếu kém..
- Đời sống của đồng bào Khmer còn nhiều khó khăn: Thiếu đất sản xuất và phân hóa xã hội ngày càng gay gắt.
- nét sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo còn khá nhiều hủ tục nặng nề, rườm rà, tốn kém, gây lãng phí thời gian và công sức của đồng bào;….
- Các thế lực thù địch vẫn không ngừng phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc, trong đó, vấn đề dân tộc - tôn giáo tại vùng đồng bào Khmer đồng bằng sông Cửu Long là một trong những điểm nhắm đến quan trọng trong chiến lược “Diễn biến hòa bình” để kích động tư tưởng dân tộc hẹp hòi, tư tưởng ly khai trong cộng đồng Khmer gây chia rẽ giữa người Khmer với người Kinh..
- Hơn nữa, một bộ phận đảng viên thoái hóa, biến chất, có biểu hiện tiêu cực trong quá trình triển khai thực hiện các chương trình, dự án kinh tế - xã hội đã gây ảnh hưởng xấu đến hiệu quả công tác dân tộc, tôn giáo..
- Xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.
- Đối với đồng bào Khmer, việc giải quyết tốt vấn đề tín ngưỡng tôn giáo cũng là một nội dung quan trọng trong chiến lược củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết giữa cộng đồng người Khmer và các dân tộc khác vì một nước Việt Nam độc lập, thống nhất, “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh”.
- Những chính sách đúng đắn, phù hợp của Đảng và Nhà nước trong những năm qua cùng với những chuyển biến tích cực trong đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào Khmer đã minh chứng rất rõ điều đó..
- Để tiếp tục thực hiện tốt chính sách dân tộc, tôn giáo ở vùng đồng bào Khmer, trong thời gian tới cần phải:.
- Thứ nhất, tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức quốc gia dân tộc cho chức sắc, tín đồ Phật giáo Khmer Nam tông cũng như cho cán bộ và nhân dân về chủ quyền quốc gia và mối quan hệ đoàn kết Kinh – Khmer anh em..
- Thứ hai, tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ người dân tộc Khmer, đặc biệt là cán bộ làm công tác dân tộc, tôn giáo.
- “đức cao, vọng trọng” và có uy tín trước đồng bào..
- Thứ ba, đầu tư mạnh mẽ hơn vào các dự án phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa, giáo dục, y tế để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào Khmer theo Phật giáo Nam tông..
- Thứ tư, thực hiện tốt chính sách dân tộc và tôn giáo, đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của đồng bào.
- giải quyết kịp thời những tâm tư, nguyện vọng liên quan đến vấn đề dân tộc, tôn giáo của đồng bào, tạo điều kiện, môi trường thuận lợi cho sinh hoạt tôn giáo diễn ra bình thường trong khuôn khổ pháp luật..
- bảo tồn, phát huy các giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp cho đồng bào dân tộc và khuyến khích.
- đồng bào hạn chế, xóa bỏ những hủ tục, tiêu cực để hòa nhập vào xu thế phát triển chung của đất nước và thời đại..
- Thứ sáu, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của các tổ chức chính trị - xã hội đối với công tác dân tộc – tôn giáo ở vùng đồng bào Khmer.
- kịp thời phát hiện, vạch trần và đập tan âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch đối với khối đại đoàn kết dân tộc..
- Phan An (1991), vấn đề dân tộc ở đồng bằng sông Cửu Long, NXB, KHXH, HN Ban bí thư (1991), Chỉ thị số 68 CT/TW ngày về công tác ở vùng đồng bào.
- Tỉnh ủy Cần Thơ (1995), Báo cáo số 33 BC/TW ngày tình hình triển khai thực hiện chỉ thị 68 CT/TW của Ban Bí Thư Trung ương Đảng về công tác ở vùng đồng bào dân tộc Khmer.