« Home « Kết quả tìm kiếm

Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về vật chất, ý thức và mối quan hệ giữa vật chất và ý thức


Tóm tắt Xem thử

- Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về vật chất, ý thức và mối quan hệ giữa vật chất và ý thức.
- Vật chất.
- Phạm trù vật chất.
- Vật chất với tư cách là phạm trù triết học đã có lịch sử phát triển trên 2.500 năm.
- Ngay từ thời cổ đại, xung quanh phạm trù vật chất đã diễn ra cuộc đấu tranh không khoan nhượng giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm..
- Trong khi chủ nghĩa duy tâm quan niệm bản chất của thế giới, cơ sở đầu tiên của mọi tồn tại là một bản nguyên tinh thần, còn vật chất chỉ là sản phẩm của bản nguyên tinh thần ấy thì chủ nghĩa duy vật quan niệm: bản chất của thế giới, thực thể của thế giới là vật chất - cái tồn tại vĩnh viễn, tạo nên mọi sự vật, hiện tượng cùng với những thuộc tính của chúng..
- Trước khi chủ nghĩa duy vật biện chứng ra đời, nhìn chung, các nhà triết học duy vật quan niệm vật chất là một hay một số chất tự có, đầu tiên, được coi là những chất “giới hạn tột cùng” đóng vai trò là cơ sở sản sinh ra toàn bộ thế giới.
- Cho đến thế kỷ XVII, XVIII quan niệm về vật chất của các nhà triết học thời cận đại Tây Âu như Ph.
- Họ tiếp tục đi theo khuynh hướng hiểu về vật chât như các nhà triết học duy vật thời cổ đại và đi sâu tìm hiểu cấu trúc vật chất của giới tự nhiên trong sự biểu hiện cảm tính cụ thể của nó..
- Quan niệm về vật chất của các nhà triết học duy vật trước Mác đã đặt nền móng cho khuynh hướng lấy bản thân giới tự nhiên để giải thích về giới tự nhiên nhưng nó cũng bộc lộ nhiều hạn chế, như: đồng nhất vật chất với vật thể, không hiểu bản chất của ý thức cũng như mối quan hệ giữa ý thức với vật chất.
- không tìm được cơ sở để xác định những biểu hiện của vật chất trong đời sống xã hội nên cũng không có cơ sở để đứng trên quan điểm duy vật khi giải quyết các vấn đề về xã hội, V.V..
- định bản chất “phi vật chất” của thế giới, khẳng định vai trò của các lực lượng siêu nhiên đối với quá trình sáng tạo ra thế giới..
- Ăngghen để đưa ra định nghĩa kinh điển về vật chất:.
- Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác..
- Định nghĩa về vật chất của V.I.
- Thứ nhất, cần phân biệt khái niệm “vật chất” với tư cách là phạm trù triết học (phạm trù khái quát thuộc tính cơ bản nhất, phổ biến nhất của mọi tồn tại vật chất và được xác định từ góc độ giải quyết vấn đề cơ bản của triết học) với khái niệm “vật chất” được sử dụng trong các khoa học chuyên ngành (khái niệm dùng để chỉ những dạng vật chất cụ thể, cảm tính)..
- Thứ hai, thuộc tính cơ bản nhất, phổ biến nhất của mọi dạng vật chất là thuộc tính tồn tại khách quan, tức tồn tại ngoài ý thức, độc lập, không phụ thuộc vào ý thức của con người, cho dù con người có nhận thức được hay không nhận thức được nó..
- Thứ ba, vật chất, dưới những dạng cụ thể của nó là cái có thể gây nên cảm giác ở con người khi nó trực tiếp hay gián tiếp tác động đến giác quan của con người.
- ý thức của con người là sự phản ánh đối với vật chất.
- vật chất là cái được ý thức phản ánh..
- Một là, bằng việc tìm ra thuộc tính cơ bản nhất, phổ biến nhất của vật chất là thuộc tính tổn tại khách quan, V.I.
- Lênin đã phân biệt sự khác nhau cơ bản giữa khái niệm vật chất với tư cách là phạm trù triết học với khái niệm vật chất với tư cách là phạm trù của các khoa học chuyên ngành, từ đó khắc phục được hạn chế trong quan niệm về vật chất của chủ nghĩa duy vật cũ.
- cung cấp căn cứ nhận thức khoa học để xác định những gì thuộc về vật chất.
- Hai là, khi khẳng định vật chất là “thực tại khách quan”, “được đem lại cho con người trong cảm giác” và “được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh”, V.I.
- Lênin không những đã khẳng định tính thứ nhất của vật chất, tính thứ hai của ý thức theo quan điểm duy vật mà còn khẳng định khả năng con người có thể nhận thức được thực tại khách quan thông qua sự “chép lại, chụp lại, phản ánh” của con người đối với thực tại khách quan..
- Phương thức và hình thức tồn tại của vật chất.
- Theo quan điểm duy vật biện chứng, vận động là phương thức tồn tại của vật chất.
- không gian, thời gian là những hình thức tồn tại của vật chất..
- Vận động là phương thức tồn tại của vật chất.
- vật chất luôn gắn liền với vận động và chỉ thông qua vận động mà các dạng cụ thể của vật chất mới biểu hiện được sự tồn tại của mình.
- Vận động trở thành phương thức tồn tại của vật chất.
- Vật chất tồn tại khách quan nên vận động cũng tồn tại khách quan và vận động của vật chất là tự thân vận động..
- Các hình thức vận động cơ bản nói trên được sắp xếp theo thứ tự từ trình độ thấp đến trình độ cao, tương ứng với trình độ kết câu của vật chất.
- Không gian, thời gian là những hình thức tồn tại của vật chất.
- Mọi dạng cụ thể của vật chất đều tồn tại ở một vị trí nhất định, có một quảng tính (chiều cao, chiều rộng, chiều dài) nhất định và tồn tại trong các mối tương quan nhất định (trước hay sau, trên hay dưới, bên phải hay bên trái, v.v.) với những dạng vật chất khác.
- không có vật chất tồn tại ngoài không gian và thời gian.
- cũng không có không gian, thời gian tồn tại ở ngoài vật chất vận động..
- Là hình thức tồn tại của vật chất, không gian và thời gian tồn tại khách quan, bị vật chất quy định;.
- Tính thống nhất vật chất của thế giới.
- Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định: bản chất của thế giới là vật chất, thế giới thống nhất ở tính vật chất của nó..
- Một là, chỉ có một thế giới duy nhất là thế giới vật chất.
- thế giới vật chất là cái có trước, tồn tại khách quan, độc lập với ý thức của con người..
- Hai là, thế giới vật chất tồn tại vĩnh viễn, vô tận, vô hạn, không được sinh ra và không bị mất đi..
- Ba là, mọi tồn tại của thế giới vật chất đều có mối liên hệ khách quan, thống nhất với nhau, biểu hiện ở chỗ chúng đều lả những dạng cụ thể của vật chất, là những kết cấu vật chất, hoặc có nguồn gốc vật chất, do vật chất sinh ra và cùng chịu sự chi phối của những quy luật khách quan phổ biến của thế giới vật chất.
- Trong thế giới vật chất không có gì khác ngoài những quá trình vật chất đang biến đổi và chuyển hóa lẫn nhau.
- Có nhiều yếu tố cấu thành nguồn gốc tự nhiên của ý thức, trong đó, hai yếu tố cơ bản nhất là bộ óc người và mối quan hệ giữa con người với thế giới khách quan tạo nên hiện tượng phản ánh năng động, sáng tạo..
- Về bộ óc người: ý thức là thuộc tính của một dạng vật chất có tổ chức cao lả bộ óc người, là chức năng của bộ óc, là kết quả hoạt động sinh lý thần kinh của bộ óc.
- Bộ óc càng hoàn thiện, hoạt động sinh lý thần kinh của bộ óc càng có hiệu quả, ý thức của con người càng phong phú và sâu sắc.
- Về mối quan hệ giữa con người với thế giới khách quan tạo ra quá trình phản ánh năng động, sáng tạo: Quan hệ giữa con người với thế giới khách quan là quan hệ tất yếu ngay từ khi con người xuất hiện.
- Phản ánh là sự tái tạo những đặc điểm của dạng vật chất này.
- Ở dạng vật chất khác trong quá trình tác động qua lại lẫn nhau giữa chúng..
- Những hình thức này tương ứng với quá trình tiến hóa của các dạng vật chất tự nhiên..
- Phản ánh vật lý, hóa học là hình thức phản ánh thấp nhất, đặc trưng cho vật chất vô sinh.
- Phản ánh vật lý, hóa học thể hiện qua những biến đổi về cơ, lý, hóa (thay đổi kết cấu, vị trí, tính chất lý - hóa qua quá trình kết hợp, phân giải các chất) khi có sự tác động qua lại lẫn nhau giữa các dạng vật chất vô sinh.
- Phản ánh năng động sáng tạo là hình thức phản ánh cao nhất trong các hình thức phản ánh, nó chỉ được thực hiện ở dạng vật chất phát triển cao nhất, có tổ chức cao nhất là bộ óc người.
- Phản ánh năng động, sáng tạo được thực hiện qua quá trình hoạt động sinh lý thần kinh của bộ não người khi thế giới khách quan tác động lên các giác quan của con người.
- Lao động là quá trình con người tác động vào giới tự nhiên nhằm tạo ra sản phẩm phục vụ cho nhu cầu tồn tại và phát triển của mình.
- của nó qua những hiện tượng mà con người có thể quan sát được.
- Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu vật chất chứa đựng thông tin mang nội dung ý thức.
- Tính chất năng động, sáng tạo của sự phản ánh còn được thể hiện ở quá trình con người tạo ra những ý tưởng, giả thuyết, huyền thoại, v.v.
- trong đời sống tinh thần của mình hoặc khái quát bản chất, quy luật khách quan, xây dựng các mô hình tư tưởng, tri thức trong các hoạt động của con người..
- Theo C.Mác, ý thức “chẳng qua chỉ là vật chất được đem chuyên vào trong đầu óc con người và được cải biến đi trong đó..
- Căn cứ vào lĩnh vực phản ánh, tri thức có thể chia thành nhiều loại như: tri thức về tự nhiên, tri thức về con người và xã hội.
- Tình cảm là những rung động biểu hiện thái độ của con người trong các quan hệ.
- Tình cảm là một hình thái đặc biệt của sự phản ánh hiện thực, được hình thành từ sự khái quát những cảm xúc cụ thể của con người khi nhận sự tác động của ngoại cảnh.
- Tình cảm biểu hiện và phát triển trong mọi lĩnh vực đời sống của con người.
- Tùy vào đối tượng nhận thức và sự rung động của con người về đối tượng đó mà tình cảm được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, như: tình cảm đạo đức, tình cảm thẩm mỹ, tình cảm tổn giáo, v.v...
- Ý chí là sự biểu hiện sức mạnh của bản thân mỗi con người nhằm vượt qua những cản trở trong quá trình thực hiện mục đích.
- Có thể coi ý chí là quyền lực của con người đối với mình.
- Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức.
- Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức là mối quan hệ biện chứng.
- Trong mối quan hệ này, vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất là nguồn gốc của ý thức, quyết định ý thức, song, ý thức không hoàn toàn thụ động mà nó có thể tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người..
- Vai trò của vật chất đối với ý thức.
- Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định: Vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất là nguồn gốc của ý thức, quyết định ý thức vì:.
- Ý thức là sản phẩm của một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ óc người nên chỉ khi có con người mới có ý thức.
- Trong mối quan hệ giữa con người với thế giới vật chất thì con người là kết quả quá trình phát triển lâu dài của thế giới vật chất, là sản phẩm của thế giới vật chất.
- nó là một bằng chứng khoa học chứng minh quan điểm: vật chất có trước, ý thức có sau..
- Các yếu tố tạo thành nguồn gốc tự nhiên, nguồn gốc xã hội của ý thức (bộ óc người, thế giới khách quan tác động đến bộ óc gây ra các hiện tượng phản ánh, lao động, ngôn ngữ), hoặc là chính bản thân thế giới vật chất (thế giới khách quan), hoặc là những dạng tồn tại của vật chất.
- (bộ óc người, hiện tượng phản ánh, lao động, ngôn ngữ) đã khẳng định vật chất là nguồn gốc của ý thức..
- Ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất, là hình ảnh chủ quan về thế giới vật chất nôn nội dung của ý thức được quyết định bởi vật chất.
- Những yếu tố này thuộc lĩnh vực vật chất nên vật chất không chỉ quyết định nội dung mà còn quyết định cả hình thức biểu hiện cũng như mọi sự biến đổi của ý thức..
- Vai trò của ý thức đối với vật chất.
- Trong mối quan hệ với vật chất, ý thức có thể tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người..
- Vì ý thức là ý thức của con người nên nói đến vai trò của ý thức là nói đến vai trò của con người..
- Muốn thay đổi hiện thực, con người phải tiến hành những hoạt động vật chất.
- Song, mọi hoạt động của con người đều do ý thức chỉ đạo, nên vai trò của ý thức không phải trực tiếp tạo ra hay thay đổi thế giới vật chất mà nó trang bị cho con người tri thức về thực tại khách quan, trên cơ sở ấy con người xác định mục tiêu, đề ra phương hướng, xây dựng kế hoạch, lựa chọn phương pháp, biện pháp, công cụ, phương tiện, v.v.
- để thực hiện mục tiêu của mình, ở đây, ý thức đã thể hiện sự tác động của mình đối với vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người..
- Sự tác động trở lại của ý thức đối với vật chất diễn ra theo hai hướng: tích cực hoặc tiêu cực.
- Nếu con người nhận thức đúng, có tri thức khoa học, có tình cảm cách mạng, có nghị lực, có ý chí thì hành động của con người phù hợp với các quy luật khách quan, con người có năng lực vượt qua những thách thức trong quá trình thực hiện mục đích của mình, thế giới được cải tạo - đó là sự tác động tích cực của ý thức.
- Như vậy, bằng việc định hướng cho hoạt động của con người, ý thức có thể quyết định hành động của con người, hoạt động thực tiễn của con người đúng hay sai, thành công hay thất bại, hiệu quả hay không hiệu quả..
- Tìm hiểu về vật chất, về nguồn gốc, bản chất của ý thức, về vai trò của vật chất, của ý thức có thể thấy: vật chất là nguồn gốc của ý thức, quyết định nội dung và khả năng sáng tạo của ý thức.
- ý thức chỉ có khả năng tác động hở lại vật chất, sự tác động ấy không phải tự thân mà phải thông qua hoạt động thực tiễn (hoạt động vật chất) của con người.
- Sức mạnh của ý thức trong sự tác động này phụ thuộc vào trình độ phản ánh của ý thức, mức độ thâm nhập của ý thức vào những người hành động, trình độ tổ chức của con người và.
- những điều kiện vật chất, hoàn cảnh vật chất, trong đó con người hành động theo định hướng của ý thức..
- Trên cơ sở quan điểm về bản chất vật chất của thế giới, bản chất năng động, sáng tạo của ý thức và mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức, chủ nghĩa duy vật biện chứng xây dựng nên nguyên tắc phương pháp luận cơ bản, chung nhất đối với hoạt động nhận thức và thực tiễn của con người.
- Theo nguyên tắc phương pháp luận này, mọi hoạt động nhận thức và thực tiễn của con người chỉ có thể đúng đắn, thành công và có hiệu quả tối ưu khi và chỉ khi thực hiện đồng thời việc xuất phát từ thực tế khách quan, tôn trọng khách quan với phát huy tính năng động chủ quan..
- tôn trọng vai trò quyết định của đời sống vật chất đối với đời sống tình thần của con người, của xã hội.
- phải tìm ra những nhân tố vật chất, tổ chức những nhân tố ấy thành lực lượng vật chất để hành động..
- Phát huy tính năng động chủ quan là phát huy vai trò tích cực, năng động, sáng tạo của ý thức và phát huy vai trò nhân tố con người trong việc vật chất hóa tính tích cực, năng động, sáng tạo ấy..
- Điều này đòi hỏi con người phải tôn trọng tri thức khoa học