« Home « Kết quả tìm kiếm

Quan điểm lịch sử về công đoàn ở các nước xã hội chủ nghĩa qua khảo sát Việt Nam và Trung Quốc


Tóm tắt Xem thử

- Sự khác biệt của Trung Quốc và Việt Nam đã thu hút sự chú ý của rất nhiều học giả, có những chuyên gia đã đưa ra những ví dụ như: chế độ hộ khẩu, chế độ nhà ở và vai trò của nhân tố công đoàn… để giải thích rằng có thể do kinh tế Việt Nam còn đang ở giai đoạn tương đối lạc hậu so với Trung Quốc, nên đưa ra biện pháp bảo hộ công nhân mạnh hơn Trung Quốc.
- Sự ảnh hưởng mạnh hay yếu của Công đoàn đối với người lao động được coi là nhân tố khác biệt thu hút sự chú ý của các học giả được nhiều nhất 5 .
- Đương nhiên, những văn kiện này mặc dù có thể quan sát theo góc độ kinh nghiệm, nhưng trên thực tế hy vọng của hai chính phủ với sự tuân thủ hợp đồng xã hội với người lao động không giống nhau, đồng thời nếu đem quy nạp vào năng lực của công đoàn thì cũng có sự khác biệt.
- Vấn đề đặt ra ở đây là tại sao Trung Quốc và Việt Nam cùng là những nước xã hội chủ nghĩa nhưng tổ chức công đoàn của hai nước này lại có sự khác biệt như vậy? Hy vọng với bài viết này, tác giả sẽ góp phần làm rõ vấn đề đó..
- Với quan điểm nổi tiếng của Lênin, tổ chức công đoàn trong các nước xã hội chủ nghĩa vẫn là một kiểu chuyển động.
- Theo cách nhìn của ông thì công đoàn là để hỗ trợ đảng, là bộ phận chuyển động để liên hệ giữa nhà nước và quần chúng..
- Cho nên, ở những quốc gia đảng cộng sản, công đoàn đóng vai trò truyền bá cho cả hai bên, tức là: một mặt công đoàn truyền đạt ý chí của đảng và nhà nước cho công nhân.
- mặt khác công đoàn đại biểu cho lợi ích của giai cấp công nhân truyền đạt ý nguyện của giai cấp công nhân cho cấp trên.
- Do vậy, đây là tính lưỡng nguyên cổ điển của công đoàn (classical dualism).
- Như vậy, về mặt lý luận, công đoàn đóng vai trò tuyên truyền cho hai bên, nhưng thực chất chỉ có tác dụng đơn: là đại biểu cho nhà nước, căn cứ vào lợi ích quốc gia mà đảng đã định ra để tổ chức và quản lý người lao động.
- Nhìn từ góc độ của Trung Quốc, khi mới thành lập chính quyền thì tổ chức công đoàn không ít thì nhiều cũng có vai trò nhất định, cùng với sự phát triển của các phong trào chính trị do Đảng Cộng sản Trung Quốc phát động, đã nhanh chóng tăng cường sự khống chế của nhà nước đối với xã hội.
- Trong nhà nước, cơ chế tổng hoà giữa công đoàn và công nhân dần dần bị suy yếu 10.
- Mặc dù thời kỳ đầu mới thành lập cũng giống như Trung Quốc, vai trò của công đoàn cũng rất mờ nhạt..
- Từ sau khi thực hiện chính sách Đổi mới, vẫn dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, nhưng Việt Nam lại xây dựng được một chế độ bảo hộ người lao động rất tốt và cũng tạo điều kiện cho công đoàn có nhiều quyền lợi hơn.
- Nhưng vấn đề đặt ra là tại sao cùng là những quốc gia do đảng cộng sản lãnh đạo ở châu Á, nhưng tại sao quyền hạn của Công đoàn Trung Quốc và Việt Nam lại có những khác biệt như vậy? Nếu như bỏ qua mạch tư duy của các nước thì cũng có một câu hỏi được đặt ra: tại sao cùng là những nước đang tiến hành cải cách mở cửa, cùng là những quốc gia đang thu hút vốn đầu tư của nước ngoài, nhưng Việt Nam lại đưa ra những điều kiện bảo hộ tương đối tốt cho người lao động và rất nhiều các công ty đầu tư nước ngoài đều nhận thấy người lao động Việt Nam không dễ quản lý, thậm chí họ còn hoài nghi và cho rằng đằng sau những cuộc bãi công của công nhân có sự ủng hộ của Chính phủ Việt Nam? 11 Có thể là trong quá trình phát động cải cách mở cửa, Chính phủ Trung Quốc đã không giữ được lời hứa với người lao động.
- Nhìn vào lịch sử phát triển của Công đoàn Trung Quốc, đã có 5 lần xảy ra xung đột giữa Đảng và Công đoàn, xung đột này đều xuất phát từ khi xuất hiện các cuộc đấu tranh chính trị trong các tầng lớp cao cấp của Đảng.
- Từ đó Công đoàn đã thử tìm kiếm nhiều hơn về tính tự chủ, nhưng một khi các cuộc tranh giành quyền lực của các nhà chính trị kết thúc, tính tự chủ của Công đoàn sẽ lập tức bị các cơ quan của nhà nước trấn áp, Công đoàn sẽ lại một lần nữa phải phục tùng 13 .
- Khi chúng ta dùng quan điểm của “Chủ nghĩa quyền lực phân lập” 14 (fragmented authoritarianism) có thể cho thấy Công đoàn trở thành chiến trường cho cuộc đấu tranh về quyền lực chính trị, tức là cán bộ Công đoàn phải thuần phục và vây xung quanh đường lối, tư tưởng tương đồng với các cán bộ Đảng cao cấp.
- Sự khống chế của thể chế Đảng không thay đổi, quyền lực chủ đạo của nhà nước với xã hội không đổi, nhưng nếu như kết quả đấu tranh quyền lực trong Đảng là phái phản đối Công đoàn tự chủ thắng, thì Công đoàn sẽ bị trấn áp giống như nhiều lần chỉnh đốn chính trị vào thời Mao Trạch Đông đối với Công đoàn Trung Quốc.
- Nhưng nếu như kết quả đấu tranh quyền lực trong Đảng là sự cân bằng quyền lực lâu dài, thì Công đoàn sẽ có một không gian hoạt động tự chủ lớn hơn, giống như ở Việt Nam dưới cơ chế “cỗ xe tam mã” thì Công đoàn sẽ đạt được không gian tương đối lớn trong thời gian lâu dài 15.
- Nhưng, nếu như đứng ở góc độ cuộc đấu tranh quyền lực ở các cơ quan cao cấp để nghiên cứu nguồn gốc sự khác biệt về quyền hạn Công đoàn giữa Việt.
- Ví dụ như chúng ta coi quyền lực của Công đoàn là một loại chế độ, tức là chế độ này bắt đầu được xây dựng cơ sở từ trước khi chính quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam và Trung Quốc được thành lập.
- Phải chăng chế độ thực dân khiến cho tổ chức Công đoàn của Việt Nam và Trung Quốc sản sinh ra sự khác biệt hay sự khác biệt này đã bị thay đổi bởi địa vị của hai quốc gia sau khi hai nước đã được Đảng Cộng sản lên lãnh đạo, hay cơ cấu quyền lực chính trị cao cấp cơ bản được hình thành trong lịch sử đấu tranh.
- Công đoàn và hành động tập thể của công nhân.
- Sau đó đề cập đến sự khác biệt về chế độ lao động của hai quốc gia, trên cơ sở đó tiến thêm một bước chỉ ra sự khác biệt về quyền lợi của tổ chức Công đoàn hai quốc gia này..
- Năm 1992, Luật Lao động của Trung Quốc đã định ra Luật Công đoàn, năm 1993 định ra Hiến chương Công đoàn toàn quốc nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, năm 2001 lần đầu tiên tiến hành sửa đổi Luật Lao.
- Điều quan trọng hơn nữa là mặc dù pháp lệnh lao động của hai quốc gia có ý đồ duy trì cơ cấu của chủ nghĩa nghiệp đoàn quốc gia mình, nhưng giữa hai quốc gia lại tồn tại rất nhiều sự khác biệt, thậm chí tính tự chủ của Công đoàn ở Việt Nam đã được khẳng định..
- Ở Trung Quốc, mặc dù Luật Lao động, Luật Công đoàn và Luật Công ty đều cho phép công nhân và Công đoàn có quyền “đàm phán tập thể”, “hiệp ước tập thể”, nhưng những quyền lợi này làm cơ sở cho quyền bãi công thì không thể được.
- Mặc dầu, Công đoàn có thể thương lượng các điều kiện lao động cùng với xí nghiệp, nhưng các thương lượng này chỉ là đáp ứng yêu cầu ở mức thấp nhất của pháp lệnh mà thôi 17 .
- Quyền bãi công là hành động tập thể do Công đoàn lãnh đạo, là vũ khí quan trọng để công nhân đạt được phúc lợi.
- Trong thời gian này, hai tờ báo của Công đoàn Việt Nam là Lao động và Người Lao động ra sức kêu gọi công nhân tham gia bãi công..
- Như vậy, Công đoàn không thể trở thành người tổ chức cho các hành động tập thể của công nhân.
- Điều đó khiến cho những quy định về quyền lợi của công nhân và Công đoàn bị xem nhẹ 23 .
- Ngoài những cái đó ra, trong quá trình hoà giải các tranh chấp lao động vai trò của Công đoàn cũng tương đối mờ nhạt..
- Trong các bộ luật có liên quan như Luật Lao động và những quy định, điều lệ khác để giải quyết các tranh chấp lao động trong các cơ quan xí nghiệp, vai trò của Công đoàn nhất thiết phải là “người thứ ba” không được với tư cách là người đại biểu cho người lao động để phát ngôn.
- Công đoàn cảm thấy khó có được sự thừa nhận từ phía công nhân về vai trò của Công đoàn 24 .
- Từ khi cải cách mở cửa đến nay, Công đoàn của Trung Quốc đã có thêm rất nhiều các chức năng, đã có nhiều biểu hiện giúp đỡ công nhân giải quyết các tranh chấp lao động và kinh tế 25 .
- Nếu như so sánh với cuộc bãi công năm 2005 của Việt Nam, thì có thể thấy không gian của Công đoàn Trung Quốc và những tờ báo thuộc Công đoàn Trung Quốc thật là hạn hẹp..
- Tại sao Công đoàn Việt Nam và Công đoàn Trung Quốc lại có biểu hiện khác nhau? Tác giả cho rằng, sự khác biệt đã bắt đầu được hình thành ngay trong lịch sử xây dựng nhà nước của hai quốc gia.
- Lúc đầu Đảng Cộng sản Việt Nam phải dựa vào Công đoàn để bảo đảm cho các mặt chính trị, quân sự và kinh tế, điều đó.
- đã khiến Công đoàn có một ảnh hưởng tương đối sâu rộng trong xã hội.
- Ngược lại, Đảng Cộng sản Trung Quốc trước khi giành được chính quyền, tổ chức Công đoàn đã được sắp xếp ngay dưới sự lãnh đạo của Đảng.
- Vì vậy Công đoàn Trung Quốc hoàn toàn lệ thuộc vào Đảng Cộng sản Trung Quốc, phục tùng sự chỉ huy của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
- Các nhà lãnh đạo cấp cao Việt Nam hiểu rõ tính tự chủ tương đối của Công đoàn.
- Hơn nữa Chính phủ Việt Nam đã duy trì được trạng thái cân bằng quyền lực trong một thời gian dài, cho nên Công đoàn có thể tồn tại giữa người lao động và nhà đầu tư.
- Còn Trung Quốc, do Mao Trạch Đông nắm quyền nên Công đoàn chịu sự chỉnh đốn..
- Việt Nam đã tăng cường tốc độ xây dựng xí nghiệp quốc doanh, những xí nghiệp này được coi là một bộ phận trong bộ máy hành chính, do Đảng bộ và các tổ chức Công đoàn.
- Nhưng sau đó không lâu, năm 1961 chiến tranh lại nổ ra, khiến cho Nhà nước đã chuyển hướng dựa vào quản lý Công đoàn và đặt ra rất nhiều nhiệm vụ cho Công đoàn.
- Trong quá trình chiến tranh xảy ra, Công đoàn đã đảm nhiệm rất nhiều nhiệm vụ quan trọng cho Chính phủ miền Bắc, bao gồm lệnh tổng động viên, sắp xếp cuộc sống cho quân đội, động viên công nhân tham gia xây dựng đất nước …Trong giai đoạn lịch sử đó đã khiến cho Công đoàn và các tầng lớp nhân dân có điều kiện tiếp xúc với nhau.
- Chính vì vậy, mặc dù Công đoàn với danh nghĩa là người đại biểu cho Đảng để tiến hành công việc nhưng cũng đã tích luỹ được rất nhiều kinh nghiệm xã hội cho công tác Công đoàn của mình.
- Nếu so sánh với thời kỳ ở miền Bắc thì có thể Công đoàn Việt Nam sau này cơ bản không chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Đảng Cộng sản 30.
- Hơn nữa, cuộc chiến tranh hơn 10 năm xảy ra sau này càng khiến cho Nhà nước không kiểm soát được người lao động, thậm chí còn khiến cho Công đoàn xây dựng một mạng lưới quan trọng và sâu rộng trong xã hội.
- Tại sao sau khi thống nhất, Nhà nước không có những biện pháp có hiệu quả như Trung Quốc để đưa Công đoàn hoạt động dưới quỹ đạo của Đảng? Nguyên nhân quan trọng nhất là sau khi thống nhất tổ quốc, do chính sách kinh tế quy hoạch không thoả đáng, rồi tiếp theo là chiến tranh với Campuchia và Trung Quốc lần lượt nổ ra, nền kinh tế trong nước khó khăn nên năm 1979, Chính phủ Việt Nam đã phát động chính sách kinh tế mới.
- Ở Trung Quốc, tổ chức Công đoàn luôn gắn chặt chẽ với Đảng Cộng sản Trung Quốc.
- Năm 1921, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất đã xác định, để tổ chức giai cấp công nhân, lãnh đạo Công đoàn là nhiệm vụ trọng tâm của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
- Năm 1925, Tổng hội Công đoàn toàn quốc Trung Hoa đã chính thức được thành lập ở Quảng Châu, hoàn toàn chịu sự lãnh đạo của Đảng..
- Thời kỳ đầu xây dựng chính quyền, quan điểm của Công đoàn và Đảng về vai trò của Công đoàn trong thể chế nhà nước xã hội chủ nghĩa đã từng xảy ra nhiều tranh luận, nhưng để cố gắng khôi phục lại kinh tế nước nhà, vai trò của Công đoàn dần dần nghiêng về động viên người lao động tham gia sản xuất, chứ không đại biểu cho lợi ích của giai cấp lao động.
- Năm 1950, Luật Công đoàn ra đời, tổ chức Công đoàn đã hoàn toàn thành tổ chức của quốc gia, được cung cấp những chức năng, quyền hạn hành chính.
- Như vậy, từ trước khi xây dựng chính quyền, quan hệ phụ thuộc của Công đoàn vào Đảng Cộng sản được gắn chặt với bối cảnh lịch sử 31 .
- Khi đó các nhà lãnh đạo cao cấp của Công đoàn đa phần là những người lãnh đạo kiêm nhiệm trong Đảng, kiểu lãnh đạo đó đã xác định vị trí lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với các hoạt động tổ chức Công đoàn.
- Ngoài ra, khi đó những người làm công tác Công đoàn đa phần là những cán bộ lãnh đạo của phong trào Công đoàn thời kỳ đầu 32 .
- Vì vậy, Công đoàn trong thời kỳ này có phạm vi hoạt động tương đối rộng..
- Giữa công đoàn và nhà nước ở Trung Quốc đã từng xảy ra 5 lần tranh chấp, bao gồm lần tranh chấp vào thời kỳ đầu xây dựng nhà nước.
- Như vậy phần trên đã trình bày về quan hệ lãnh đạo, tổ chức Công đoàn của Đảng đã trở thành nguồn gốc cho lần tranh chấp đầu tiên..
- Trong lần tranh chấp này Đặng Tử Khôi và Cao Cương đã tranh luận về vấn đề có tồn tại những lợi ích khác nhau giữa Công đoàn và các cơ quan hành chính nhà nước hay không, và trong nội bộ các xí nghiệp của quốc doanh có tồn tại vấn đề giai cấp bóc lột hay không.
- Khi đó Lý Lập Tam giữ chức Chủ tịch Tổng hội Công đoàn toàn quốc đã ủng hộ lập trường của Đặng Tử Khôi, cho rằng: trong các xí nghiệp quốc hữu có tồn tại mâu thuẫn giữa lợi ích công và lợi ích tư.
- Cho nên, ông chủ trương dưới sự lãnh đạo của Đảng uỷ cho phép Công đoàn tự chủ triển khai các hoạt động về mặt tổ chức 33 .
- Năm 1951, Lý Lập Tam bị phê bình và bị tước quyền Chủ tịch Tổng hội Công đoàn, những cố gắng của Công đoàn trong cuộc thử nghiệm đầu tiên để giành quyền độc lập cao hơn đã thất bại.
- Dưới áp lực của xã hội, Chủ tịch Tổng hội Công đoàn Lại Nhược Ngu chủ trương nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn là bảo vệ.
- quyền lợi dân chủ và lợi ích vật chất của công chức, đồng thời yêu cầu hệ thống lập pháp cho phép Công đoàn có nhiều quyền lợi hơn nữa.
- Nhưng sau đó Lại Nhược Ngu trong phong trào chống cánh hữu năm 1975 đã bị mang ra đấu tố, Công đoàn vẫn phụ thuộc Nhà nước.
- Thời kỳ Cách mạng văn hoá, Tổng hội Công đoàn đã đưa ra khẩu hiệu đấu tranh vì sự diệt vong của Công đoàn.
- Thời kỳ đó cũng xuất hiện tổ chức tạo phản chống lại Tổng hội Công đoàn.
- Nhưng sau đó, Tổng hội Công đoàn và Toàn đỏ tổng cùng bị Quốc vụ viện và chính quyền Trung ương Trung cộng phê phán và Tổng hội Công đoàn cũng ngưng hoạt động từ đó..
- Nguồn gốc của những lần tranh chấp giữa Đảng Cộng sản Trung Quốc và Công đoàn vào thời kỳ đầu là do quan điểm về lợi ích của Công đoàn là không thống nhất.
- Vì vậy khi phát động các phong trào chính trị, các cuộc đấu tranh quyền lực cũng sẽ đề cập đến quan hệ giữa Đảng và Công đoàn.
- Nhà nước một mặt yêu cầu Công đoàn phải đảm nhiệm nhiều vai trò hơn nữa, mặt khác lại không quyết đoán từ bỏ quyền kiểm soát với Công đoàn, thậm chí còn thể hiện rõ sự ngờ vực đối với khả năng hành động của tập thể người lao động.
- Có thể nhìn rõ thái độ mâu thuẫn của Chính phủ trong hàng loạt các cuộc cải cách đối với Công đoàn vào năm 1980.
- Tháng 8 năm đó, Tổng hội Công đoàn toàn quốc triệu tập hội nghị chủ tịch Công đoàn các tỉnh, thành phố trực thuộc, khu tự trị để chỉ rõ vấn đề cơ bản của Công đoàn.
- Sự kiện Thiên An Môn năm 1989 đã khiến tổ chức Công đoàn một lần nữa bị trấn áp về chính trị.
- Cải cách Công đoàn từ khi mở cửa đến nay vẫn chưa thành công.
- Nhà nước yêu cầu Công đoàn là công cụ để giúp đỡ người lao động giải quyết các tranh chấp.
- Cho nên, mặc dù Công đoàn không ngừng mong muốn thay đổi lại cơ cấu của mình, nhưng thực chất nhiệm vụ mà Nhà nước giao cho họ vẫn chỉ là tập trung ở việc tăng cường ký kết các hợp đồng tập thể và tăng cường luật pháp cho những lợi ích của công nhân, thậm chí quyền lợi tập thể như bãi công, đến tận ngày hôm nay vẫn chưa được Nhà nước cho phép..
- Tuy hoạt động dưới sự lãnh đạo của Nhà nước, nhưng Công đoàn Việt Nam lại có quyền tự chủ cao hơn Công đoàn Trung Quốc.
- Quan hệ giữa Nhà nước và Công đoàn của Việt Nam, Trung Quốc đã được xây dựng ngay từ thời kỳ đầu đặt nền móng xây dựng chế độ mới.
- Quyền tự trị của Công đoàn ở Trung Quốc không cao như ở Việt Nam..
- Tác giả mong muốn từ góc độ lịch sử phát triển của hai nước để tìm ra nguồn gốc của sự khác biệt, đồng thời đi sâu vào tìm hiểu nguyên nhân có sẵn trong lý luận để làm rõ mối quan hệ giữa Công đoàn và thể chế Nhà nước Việt Nam.
- “Công đoàn trong các doanh nghiệp Đài Loan ở Việt Nam”, phát biểu tại Hội thảo nghiên cứu quốc tế Tư bản quốc tế, ngưòi lao động và nhóm các dân tộc: Quan hệ giữa chủ và thợ tại các doanh nghiệp của Đài Loan ở Đông Nam Á, Đài Bắc, 2000.
- 9 Năm 1980, diễn ra cuộc tranh luận xoay quanh chủ đề này giữa Đặng Tử Khôi và Cao Cương, theo đó thì giữa bộ phận hành chính của các doanh nghiệp quốc doanh và Công đoàn có sự chia rẽ về lợi ích.
- Mảng tranh luận này đã dẫn đến cuộc xung đột lần thứ nhất giữa Tổng Công đoàn toàn quốc Trung Quốc và Trung ương Đảng năm 1951, Chủ tịch Tổng Công đoàn lúc đó là Lý Lập Tam đã bị chỉ trích, tính tự chủ của Công đoàn bị đả kích.
- Do đó, Công đoàn Trung Quốc vẫn bị yêu cầu phải đại diện cho cả hai lợi ích của “chức” và “công”, điều này đã khiến Công đoàn gặp khó khăn trong việc bảo vệ lợi ích cho người lao động..
- 12 Vương Hồng Nhân – Trần Bội Hoa, “Công đoàn trong các doanh nghiệp Đài Loan ở Việt Nam”, sđd.
- 17 Trong những năm gần đây, đặc biệt là việc tăng lương trong các ngành nghề chế tạo phổ biến ở “Tam giác Chu”, nhưng đây là do những khó khăn mà các doanh nghiệp gặp phải trong việc tuyển công nhân – kết quả của hiệp thương tập thể giữa tổ chức phi công đoàn và giới tư bản.
- 21 Do Thành phố Hồ Chí Minh thu hút được phần lớn vốn đầu tư nước ngoài, Hội đồng Nhân dân và Công đoàn khu vực Thành phố Hồ Chí Minh cũng ủng hộ cho chủ trương của đoàn lao động..
- 23 Phùng Cương, “Bối cảnh hình thành những điểm yếu của tính chế độ trong Công đoàn các doanh nghiệp”, tạp chí Xã hội, cuốn 26 kỳ 3, 2006, tr.97–98.
- 24 Khang Quế Trân, “Thảo luận về công tác hoà giải những tranh luận của người lao động của Công đoàn”, Lao động Trung Quốc, kỳ 3, 2006, tr.18 – 19..
- 25 Trương Vân Thu đã tiến hành rất nhiều cuộc khảo sát thực tế và khẳng định những nỗ lực của Công đoàn trong việc giúp đỡ người lao động duy trì quyền lợi.
- Nhưng những tài liệu thực tế của bà lại cũng chỉ ra những thiếu sót trong chức năng của Công đoàn Trung Quốc và thể chế lao động.
- Do đó rất khó để tìm ra nguồn gốc của những hành động tập thể này nhằm thúc đẩy Công đoàn ở Trung Quốc đạt được tính độc lập cao hơn.
- 33 Tổng Công đoàn toàn quốc Trung Quốc, 70 năm Tổng Công đoàn toàn quốc ở Trung Quốc, NXB Công nhân Trung Quốc, Bắc Kinh, 1995, tr.324.