« Home « Kết quả tìm kiếm

QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU CỦA ĐẢNG VỀ XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ NỮ TRÍ THỨC TRONG THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA - HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC


Tóm tắt Xem thử

- Trong lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam, người phụ nữ đã có những đóng góp cực kỳ quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU CỦA ĐẢNG VỀ XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ NỮ TRÍ THỨC.
- Chuyển động của mỗi đất nước phụ thuộc lớn vào trí tuệ và bản lĩnh của tầng lớp trí thức.
- Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, trí thức Việt Nam luôn sát cánh cùng giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và nhân dân lao động cả nước đoàn kết, phấn đấu, cống hiến tài năng và trí tuệ, góp phần vào thắng lợi chung của dân tộc.
- Khẳng định đường lối chủ trương đúng đắn của Đảng, đánh giá cao sự cống hiến của đội ngũ trí thức, trong đó có đội ngũ trí thức nữ, Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X đã thảo luận và thông qua một nghị quyết quan trọng - Nghị quyết số 27 - NQ/TW "Về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước".
- Những quan điểm đúng đắn của Đảng về đội ngũ trí thức, trong đó có trí thức nữ đã được khẳng định “Xây dựng đội ngũ trí thức vững mạnh là trực tiếp nâng tầm trí tuệ của dân tộc, sức mạnh của đất nước, nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng và chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị.
- Đầu tư xây dựng đội ngũ trí thức là đầu tư cho phát triển bền vững…có chính sách và kế hoạch cụ thể để phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng trí thức trẻ, trí thức là những người đã có cống hiến trong hoạt động thực tiễn, trí thức người dân tộc thiểu số và trí thức nữ” [1]..
- Đặc biệt trong giai đoạn cách mạng hiện nay, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phụ nữ, trong đó có nữ trí thức là một yêu cầu quan trọng của sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội, là một mục tiêu quan trọng của công cuộc CNH-HĐH đất nước.
- Thực trạng đội ngũ trí thức và công tác xây dựng đội ngũ trí thức của Đảng và Nhà nước ta.
- Trong suốt quá trình phát triển của lịch sử nhân loại, vai trò của trí thức rất lớn.
- Lê-nin trên cơ sở tổng kết lịch sử xã hội loài người và thực tiễn đấu tranh cách mạng của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế đã đánh giá cao vai trò, vị trí của tầng lớp trí thức trong cách mạng (XHCN).
- Theo các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin, giai cấp công nhân chỉ có thể hoàn thành sứ mạng lịch sử toàn thế giới của mình khi liên minh với các giai cấp và tầng lớp lao động khác mà trước hết là với giai cấp nông dân, đội ngũ trí thức và lãnh đạo họ tiến hành cuộc đấu tranh cách mạng..
- Vai trò cốt lõi là tri thức và công nghệ trong mối quan hệ hữu cơ với đội ngũ trí thức ngày càng có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc.
- Do vậy, tầng lớp trí thức đang phát triển nhanh chóng và chắc chắn sẽ trở thành bộ phận dân cư lớn, không những về số lượng mà cả vai trò, sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến diễn tiến chính trị, kinh tế, xã hội.
- Mặt khác, trong nền kinh tế tri thức, ranh giới của tầng lớp trí thức với các giai cấp, tầng lớp khác trong xã hội cũng không còn tách biệt rõ ràng như trước đây.
- Đã xuất hiện những bộ phận của giai cấp công nhân, nông dân và của các tầng lớp khác được trí thức hóa, lao động theo những đặc điểm của lao động trí thức.
- Ngày nay, cùng với sự phát triển nhanh chóng của cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, đội ngũ trí thức trở thành nguồn lực đặc biệt quan trọng, tạo nên sức mạnh của mỗi quốc gia trong chiến lược phát triển.
- Trong hơn nửa thế kỷ qua, đội ngũ trí thức đã hình thành và phát triển thành một lực lượng lao động hùng hậu.
- Tổng hợp từ nhiều khái niệm đó, Nghị Nghị quyết số 27 - NQ/TW "Về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước" khẳng định: “Trí thức là những người lao động trí óc, có trình độ học vấn cao về lĩnh vực chuyên môn nhất định, có năng lực tư duy độc lập, sáng tạo, truyền bá và làm giàu tri thức, tạo ra những sản phẩm tinh thần và vật chất có giá trị đối với xã hội” (1).
- Đội ngũ trí thức không chỉ có trình độ học vấn, chuyên môn cao, mà còn là những người quan tâm và có chính kiến trước những vấn đề chính trị - xã hội của thời cuộc.
- Đặc trưng nổi bật nhất của khái niệm trí thức là lao động trí óc và có tính sáng tạo.
- Kiểu lao động trí óc và sáng tạo ấy đặt ra đòi hỏi cao về tính độc lập của người trí thức trong tư duy, vận dụng kiến thức và kinh nghiệm đã được tích lũy cũng như năng lực chuyên môn nghề nghiệp để tìm ra biện pháp tối ưu giải quyết công việc.
- Tầng lớp trí thức là bộ phận rất nhạy cảm, có uy tín lớn cũng như tầm ảnh hưởng rộng trong xã hội.
- Đội ngũ trí thức đã đóng góp tích cực vào xây dựng những luận cứ khoa học hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, góp phần làm sáng tỏ con đường phát triển của đất nước và giải đáp những vấn đề mới phát sinh trong sự nghiệp đổi mới.
- Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH-HĐH) đất nước, trí thức là lực lượng tiên phong, được coi là "rường cột của đất nước", là "nguyên khí của quốc gia.
- Sứ mệnh của đội ngũ trí thức Việt Nam trong sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.
- Nhìn tổng thể, đội ngũ trí thức Việt Nam đã được phát triển lớn mạnh, có những đóng góp to lớn trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng vì độc lập, tự do của Tổ quốc và công cuộc xây dựng, phát triển đất nước.
- Trong hơn 20 năm thực hiện chính sách đổi mới, đội ngũ trí thức trẻ đã phát triển từ các nguồn đào tạo phong phú hơn, tiếp nhận được những tri thức, kinh nghiệm từ các nước công nghiệp phát triển và các nước đang phát triển ở các khu vực trên thế giới.
- Đây là bộ phận trí thức năng động, có khả năng cập nhật các vấn đề hiện đại về khoa học, kỹ thuật, công nghệ, có khả năng lớn trong việc phát triển các mối quan hệ với các nước trong khu vực và thế giới, thúc đẩy nhanh tiến trình hội nhập quốc tế của đất nước.
- Trí thức làm việc trong khu vực sự nghiệp chiếm 71%, khu vực hành chính chiếm gần 22% và khu vực kinh doanh 7%.
- Trí thức Việt Nam ở nước ngoài có khoảng 400.000 người, chiếm trên 10% số người Việt Nam đang ở nước ngoài [2].
- Trí thức Việt Nam xuất thân từ nhiều giai cấp, tầng lớp xã hội, nhất là từ công nhân và nông dân.
- phần lớn trưởng thành trong xã hội mới, được hình thành từ nhiều nguồn đào tạo ở trong và ngoài nước, với nhiều thế hệ nối tiếp nhau, trong đó có bộ phận trí thức người Việt Nam ở nước ngoài.
- Đội ngũ trí thức nước ta có tinh thần yêu nước, có lòng tự hào, tự tôn dân tộc sâu sắc, luôn gắn bó với sự nghiệp cách mạng do Đảng lãnh đạo vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
- Đây là một đặc điểm riêng của đội ngũ trí thức Việt Nam so với giới trí thức của nhiều nước đã trải qua giai đoạn phát triển chủ nghĩa tư bản.
- Đặc điểm đó đã tạo cho giới trí thức nước ta một ý thức gắn bó sâu sắc với nhân dân, thông cảm với người lao động, với hoàn đất nước còn nghèo nàn, lạc hậu, mong muốn xây dựng đất nước trở thành một quốc gia giàu mạnh, một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, có thể sánh vai với các nước có nền kinh tế phát triển trên thế giới.
- Từ thực tiễn lịch sử cũng có thể thấy, giới trí thức Việt Nam nhận thức rõ rằng: chỉ có sát vai cùng giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và nhân dân lao động nói chung mới có thể giải phóng cho họ, xóa được nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng và phát triển đất nước.
- Quan điểm chỉ đạo, mục tiêu của Đảng xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước 3.1.
- Quan điểm chỉ đạo Đảng Cộng sản Việt Nam từ trước đến nay đều luôn nhấn mạnh quan điểm nhất quán là lấy "liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức làm nòng cốt" của cách mạng.
- Trí thức Việt Nam là lực lượng lao động sáng tạo đặc biệt quan trọng trong tiến trình đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước và hội nhập quốc tế, xây dựng kinh tế tri thức, phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
- Xây dựng đội ngũ trí thức vững mạnh là trực tiếp nâng tầm trí tuệ của dân tộc, sức mạnh của đất nước, nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng và chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị.
- Đầu tư xây dựng đội ngũ trí thức là đầu tư cho phát triển bền vững.
- Xây dựng đội ngũ trí thức là trách nhiệm chung của toàn xã hội, của cả hệ thống chính trị, trong đó trách nhiệm của Đảng và Nhà nước giữ vai trò quyết định.
- Trí thức có vinh dự và bổn phận trước Tổ quốc và dân tộc, không ngừng phấn đấu nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực chuyên môn, đóng góp nhiều nhất cho sự phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc.
- Thực hành dân chủ, tôn trọng và phát huy tự do tư tưởng trong hoạt động nghiên cứu, sáng tạo của trí thức vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
- Tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho hoạt động nghề nghiệp của trí thức.
- Trọng dụng trí thức trên cơ sở đánh giá đúng phẩm chất, năng lực và kết quả cống hiến.
- Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đã nhận thức rõ và đánh giá cao vai trò, vị trí của đội ngũ trí thức trong cách mạng giải phóng dân tộc cũng như trong công cuộc xây dựng đất nước.
- Ngay từ những ngày đầu của chế độ Việt Nam dân chủ cộng hòa, Người đã nói: "Những người trí thức tham gia cách mạng, tham gia kháng chiến rất quý báu cho Đảng.
- Trả lời các nhà báo nước ngoài về vai trò, vị trí của đội ngũ trí thức trong nhận thức, chính sách của Chính phủ cũng như trong thực tiễn cách mạng ở Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: "Trí thức là vốn liếng quý báu của dân tộc.
- Chứng thực là trong cuộc kháng chiến cứu quốc này, những người trí thức Việt Nam đã chung một phần quan trọng.
- Bản thân Hồ Chí Minh là một trí thức yêu nước đi làm cách mạng.
- Người đã hết sức trọng dụng tầng lớp trí thức ưu tú của dân tộc, tạo điều kiện cho họ được cống hiến, được thể hiện đầy đủ nhất tài năng, vai trò và trách nhiệm của mình trong sự nghiệp chung của toàn dân.
- Hàng loạt trí thức trẻ - những học sinh, sinh viên yêu nước, giác ngộ cách mạng đã có mặt trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo trung kiên, giữ những vị trí quan trọng trong bộ máy Đảng, Nhà nước trong quá trình cách mạng giải phóng dân tộc như: Trần Phú, Lê Hồng Phong, Nguyễn Văn Cừ, Nguyễn Đức Cảnh, Lê Duẩn, Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng, Tố Hữu.
- Nhiều trí thức trưởng thành trong nước hay từ nước ngoài trở về như: Hồ Đắc Di, Đặng Văn Ngữ, Tạ Quang Bửu, Phạm Ngọc Thạch, Huỳnh Tấn Phát, Nghiêm Xuân Yêm, Trần Đại Nghĩa, Lương Định Của, Tôn Thất Tùng, Phạm Huy Thông, Trần Duy Hưng, Đặng Thai Mai, Nguyễn Đình Thi.
- Ngay cả trong Chính phủ lâm thời năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã mời các nhân sĩ trí thức không phải là đảng viên Đảng Cộng sản tham gia và giữ những trọng trách như: Huỳnh Thúc Kháng, Phan Kế Toại...[4].
- Trong những năm đổi mới, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách để đội ngũ trí thức phát triển nhanh về số lượng và nâng lên về chất lượng, phát huy vai trò trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội.
- Đảng đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, đặc biệt là các nghị quyết chuyên đề về giáo dục - đào tạo, khoa học v- công nghệ, văn hoá -văn nghệ…để tạo động lực thúc đẩy sự sáng tạo, cống hiến của đội ngũ trí thức.
- các chính sách sử dụng và tạo môi trường phát huy vai trò của trí thức.
- thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài… 3.2.
- cuộc cạnh tranh kinh tế, thương mại, khoa học, kỹ thuật, công nghệ diễn ra gay gắt, đòi hỏi phải đổ vào đấy rất nhiều chất xám của giới trí thức.
- Mục tiêu sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 đòi hỏi phải lựa chọn con đường phát triển rút ngắn, phát huy đến mức cao nhất mọi nguồn lực, tiềm năng trí tuệ của dân tộc, đặc biệt là năng lực sáng tạo của đội ngũ trí thức.
- Nghị quyết số 27 - NQ/TW (khóa X) xác định rõ mục tiêu “Đến năm 2020, xây dựng đội ngũ trí thức lớn mạnh, đạt chất lượng cao, số lượng và cơ cấu hợp lý, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước, từng bước tiến lên ngang tầm với trình độ của trí thức các nước tiên tiến trong khu vực và thế giới.
- Gắn bó vững chắc giữa Đảng và Nhà nước với trí thức, giữa trí thức với Đảng và Nhà nước, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh công - nông - trí.
- Trong những năm trước mắt, hoàn thiện các cơ chế, chính sách đã ban hành, xây dựng cơ chế, chính sách mới nhằm phát huy có hiệu quả tiềm năng của đội ngũ trí thức.
- xây dựng chiến lược phát triển đội ngũ trí thức đến năm 2020”.
- Quan điểm của Đảng về đội ngũ cán bộ nữ, trong đó có nữ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
- Nói phụ nữ là nói phân nửa xã hội.
- Nếu không giải phóng phụ nữ là xây dựng CNXH chỉ một nửa” (5)..
- Cho đến nay, vai trò của người phụ nữ ngày càng được đánh giá một cách đầy đủ hơn, đặc biệt là thời kỳ CNH-HĐH, phát triển kinh tế thị trường, hội nhập nền kinh tế trí thức và hội nhập kinh tế quốc tế.
- Phụ nữ chiếm hơn một nửa dân số.
- Ngoài những đặc điểm chung của trí thức, nữ trí thức Việt Nam có những đặc thù riêng là xuất thân chủ yếu từ công nhân, nông dân và trí thức.
- Theo những số liệu mới nhất, tỷ lệ nữ trí thức xuất thân từ tầng lớp trí thức càng cao hơn so với những tầng lớp khác, chủ yếu do quan niệm tiến bộ về nữ giới ở tầng lớp này.
- Vị trí và vai trò của phụ nữ được đặt trong mối quan hệ biện chứng với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
- Chủ trương của Ðảng về công tác phụ nữ và bình đẳng giới được thể hiện xuyên suốt trong các nghị quyết và chỉ thị của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về công tác cán bộ nữ, trong đó có công tác trí thức nữ.
- Các quan điểm này đã từng bước được cụ thể hoá thành các chiến lược, quy hoạch gắn liền với những chiến lược phát triển kinh tế- xã hội, quy hoạch phát triển đội ngũ cán bộ, trong đó có đội ngũ cán bộ nữ và nữ trí thức..
- Sự tăng cường mối quan tâm và cụ thể hoá các quan điểm đối với phụ nữ nói chung và phụ nữ trí thức nói riêng được thể hiện rõ nét ở các nghị quyết của Đảng..
- Đường lối của Đảng về cán bộ nữ và nữ trí thức được thể chế hóa bằng các văn bản pháp quy của Nhà nước.
- Nhiều nữ trí thức đã được Đảng và Nhà nước trao cho những giải thưởng cao quý, nhiều nhà khoa học nữ được nhà nước tôn vinh là anh hùng lao động, cấp bằng lao động sáng tạo, các giải thưởng trong và ngoài nước.
- Giải thưởng Kovalevskaia được trao hàng năm là một minh chứng cho việc tôn vinh nữ trí thức Việt Nam.
- là một trong những thành viên đầu tiên góp phần gầy dựng nên Viện Khoa học và Công nghệ môi trường…Đây là một chương trình có ý nghĩa to lớn đối với hoạt động của Hội LHPN Việt Nam và phong trào phụ nữ nhằm tôn vinh những tập thể và cá nhân các nhà khoa học nữ đã có thành tích xuất sắc trong nghiên cứu và ứng dụng khoa học vào thực tiễn cuộc sống, đem lại những lợi ích đáng kể trên các lĩnh vực kinh tế -xã hội, khẳng định vai trò to lớn của đội ngũ nữ trí thức trong sự phát triển đi lên của đất nước, đồng thời là diễn đàn trao đổi về những cơ hội, những thách thức đối với nữ trí thức trong quá trình phấn đấu đạt được những thành tựu khoa học, qua đó đề xuất với Đảng, Nhà nước những chính sách và cơ chế nhằm tạo điều kiện cho nữ trí thức phát huy tiềm năng, đóng góp nhiều hơn nữa cho công cuộc CNH-HĐH đất nước..
- Ở Việt Nam, vai trò của phụ nữ rất quan trọng.
- Nhiều cán bộ là những tấm gương lao động sáng tạo tiêu biểu cho phụ nữ Việt Nam.
- Giải pháp xây dựng và phát triển đội ngũ trí thức nữ ngang tầm với yêu cầu, nhiệm vụ của công cuộc xây dựng, phát triển đất nước trong giai đoạn mới: 1 - Hoàn thiện môi trường và điều kiện thuận lợi cho hoạt động của trí thức, trong đó chú trọng việc thể chế hóa các chủ trương, chính sách xã hội nhằm xây dựng một môi trường thực sự dân chủ, tôn trọng và bảo vệ các điều kiện lao động sáng tạo, các chế độ đãi ngộ thích đáng đối với trí thức.
- Nhà nước sẽ tiếp tục đầu tư nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất, kỹ thuật, xây dựng những khu công nghệ, các trường đại học trọng điểm, các cơ sở phục vụ nghiên cứu và thực nghiệm, cũng như mở rộng hợp tác quốc tế, mở ra nhiều khả năng cho đội ngũ trí thức học tập, nâng cao trình độ và cống hiến.
- Có cơ chế, chính sách để động viên và sử dụng có hiệu quả những trí thức có sức khỏe, có trình độ, năng lực chuyên môn tốt nhưng đã hết tuổi lao động.
- Cùng với chế độ ưu đãi về lương, điều kiện làm việc cho trí thức trong nước, Nhà nước xây dựng chính sách để thu hút các trí thức Việt kiều tham gia công cuộc xây dựng, phát triển đất nước.
- bồi dưỡng đội ngũ trí thức trẻ và mở ra nhiều hình thức, huy động các nguồn lực xã hội tham gia bồi dưỡng, đào tạo lại để đội ngũ trí thức đáp ứng kịp thời yêu cầu thực tiễn của công cuộc CNH-HĐH đất nước và hội nhập quốc tế hiện nay.
- 4 - Củng cố và phát triển các hội trí thức nhằm nâng cao vai trò của các tổ chức này trong việc tập hợp, đoàn kết, góp phần phát huy năng lực chuyên môn, khoa học, nâng cao và cập nhật tri thức, giáo dục lòng yêu nước, ý thức trách nhiệm công dân của đội ngũ trí thức.
- Tạo điều kiện và cơ chế để các hội trí thức thực hiện tốt vai trò giám sát, phản biện xã hội, tham gia tích cực vào quá trình hoạch định chính sách của Đảng và Nhà nước.
- 5 - Nâng cao chất lượng công tác lãnh đạo của Đảng đối với trí thức, trước hết là nâng cao nhận thức của cấp ủy, chính quyền các cấp về vai trò, vị trí của trí thức cũng như của công tác trí thức trong sự nghiệp CNH-HĐH.
- Làm tốt công tác tư tưởng để, một mặt, làm cho toàn xã hội mà trước hết là đội ngũ cán bộ, đảng viên hiểu đúng về vai trò của trí thức.
- mặt khác, nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của đội ngũ trí thức đối với đất nước, với chế độ.
- Cán bộ, đảng viên, các cơ quan, tổ chức của Đảng có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, đánh giá, uốn nắn kịp thời những sai sót, hạn chế trong việc đề ra và thực hiện các chính sách, chế độ đối với trí thức, đồng thời xây dựng và thực hiện cơ chế bảo đảm quyền và trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong góp ý kiến xây dựng, phản biện các chủ trương, chính sách kinh tế - xã hội.
- 7- Chính sách phát triển đội ngũ cán bộ nữ: Xây dựng, sửa đổi, bổ sung và tổ chức thực hiện tốt các chính sách nhằm phát triển cán bộ nữ trong nghiên cứu khoa học, trong lãnh đạo, quản lý, đặc biệt quan tâm cán bộ nữ là trí thức.
- ban hành một số chính sách đặc thù nhằm tạo điều kiện cho sự phát triển của phụ nữ (Chính sách hỗ trợ phụ nữ trong đào tạo, bồi dưỡng, tiếp cận thông tin, ứng dụng tiến bộ khoa học-kỹ thuật, công nghệ mới, có các giải pháp cụ thể để tăng nhanh tỷ lệ phụ nữ được đào tạo trung cấp nghề, cao đẳng nghề, đại học, sau đại học).
- Những mục tiêu, quan điểm trên là cơ sở quan trọng, cần thiết, đề ra hệ thống đồng bộ những nhiệm vụ, giải pháp trong công tác trí thức của Đảng nhằm xây dựng, phát triển một đội ngũ trí thức Việt Nam nói chung, trong đó có nữ trí thức nói riêng hiện đại ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới.
- Việc quán triệt và triển khai thực hiện tốt những nhiệm vụ, giải pháp đó là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn xã hội và của chính những người trí thức.
- TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Nghị quyết số 27 - NQ/TW Ban Chấp hành Trung ương khoá X "Về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước".
- Trường Lưu - Xây dựng và phát triển đội ngũ trí thức Việt Nam ngang tầm với yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới..
- Phụ nữ Việt Nam bước vào thế kỷ XXI - NXB Chính trị Quốc gia -H