« Home « Kết quả tìm kiếm

Quan hệ giao lưu của thầy cúng người Tày khu vực biên giới Hạ Lang, Cao Bằng


Tóm tắt Xem thử

- Dân cư hai bên khu vực biên giới Cao Bằng chủ yếu là người Tày, Nùng (Việt Nam) và người Choang (Quảng Tây, Trung Quốc).
- Theo các học giả thì trước thế kỷ X dân cư khu vực cư trú này là một, việc phân tách chỉ chính thức diễn ra sau khi Nùng Trí Cao, thủ lĩnh của họ ở khu vực này bị nhà Tống đánh bại (năm 1085) 3.
- Do có cùng nguồn gốc, tương thông ngôn ngữ, khu vực địa lý kề cận nên mối quan hệ qua lại của dân cư khu vực biên giới này khá mật thiết mà một trong những biểu hiện của nó là các sinh hoạt văn hoá tín ngưỡng xuyên biên giới.
- Bài viết này sẽ cung cấp một tư liệu điền dã về mối quan hệ giao lưu của các thầy cúng người Tày ở khu vực biên giới huyện Hạ Lang, Cao Bằng – nơi giáp với trấn Kim Long, huyện Long Châu của Quảng Tây, Trung Quốc..
- Mối quan hệ giữa các cư dân người Tày dọc hai bên biên giới Hạ Lang - Kim Long.
- Đặc điểm nổi bật trong quan hệ giữa các cư dân người Tày khu vực hai bên biên giới Hạ Lang, Kim Long là mối quan hệ thân thuộc, thể hiện qua các kiểu quan hệ như sau:.
- Quan hệ họ hàng thân thích: Do có cùng nguồn gốc tổ tiên nên đa số các dòng họ dọc hai bên biên giới khu vực này đều có mối quan hệ họ hàng, thường là những chi nhánh được phát triển ra từ một tổ tiên.
- Có thể coi hai bản Khỉ Sộc Thượng thuộc xã Quang Long, Hạ Lang (Việt Nam) và Khỉ Sộc Hạ của Kim Long (Trung Quốc) là hai bản có những đặc điểm về vị trí địa lý cùng các mối tương quan dân cư, dân tộc tiêu biểu cho mối quan hệ họ hàng thân thuộc giữa các cư dân ở khu vực hai bên biên giới Hạ Lang - Kim Long..
- Điểm đặc biệt ở đây là hai xóm có mối quan hệ khá sâu sắc về nguồn gốc, họ hàng, thân thuộc.
- Hiện ngôi mộ này nằm ở khu vực đất của Khỉ Sộc Thượng.
- Qua trường hợp dân cư hai bản này cho thấy về cơ bản thì người Tày ở khu vực biên giới Hạ Lang - Kim Long là cùng một nguồn gốc..
- Quan hệ hôn nhân: Do kề cận về địa lý, tương thông ngôn ngữ và phong tục tập quán nên ở khu vực này còn khá phổ biến hiện tượng kết hôn xuyên quốc gia..
- Vì vậy, ngoài quan hệ họ hàng ra ở khu vực này còn có thêm quan hệ thông gia giữa các gia đình ở hai bên biên giới.
- Đây cũng là một đặc điểm làm thắt chặt thêm mối quan hệ giữa dân chúng trong khu vực biên giới này..
- Dưới đây là biểu thống kê mối quan hệ thân thuộc giữa cư dân hai nước qua điều tra ở một số thôn ở bên Kim Long 6 [10, tr.27]:.
- Tên thôn S ố hộ có quan hệ họ hàng.
- Ngoài ra ở đây còn có thêm mối quan hệ giữa những người thầy cúng ở hai bên khu vực biên giới mà ở dưới đây chúng tôi sẽ tiếp tục làm rõ thêm..
- Có thể đưa ra một số nhận xét như sau về đặc điểm dân cư và dân tộc ở khu vực Hạ Lang và Kim Long:.
- b) Người Tày ở khu vực này phần lớn đều có gốc gác là từ người Kinh ở Việt Nam, trải qua quá trình giao lưu hội nhập mà đã được Tày hoá.
- Các dòng họ lớn của người Tày ở hai bên khu vực này như họ Thẩm, họ Mã, họ Lý, họ Hoàng, họ Nông.
- c) Đặc điểm nguồn gốc dân tộc và vị trí địa lý đã góp phần hình thành nên mối quan hệ dân cư dân tộc điển hình của người Tày ở khu vực này là quan hệ thân thuộc với hai kiểu quan hệ điển hình là quan hệ dòng tộc và quan hệ hôn nhân.
- Điều này góp phần quan trọng làm nên đặc điểm giao lưu văn hoá tộc người nói chung và giao lưu tôn giáo, tín ngưỡng nói riêng ở khu vực này..
- Những biểu hiện cơ bản trong mối quan hệ giao lưu của các thầy cúng người Tày khu vực biên giới Hạ Lang, Cao Bằng.
- Thầy cúng người Tày ở khu vực này có bốn dạng chính: thầy tào được coi là cao tay, chuyên chủ trì các đại lễ như tang ma.
- Dưới đây là những biểu hiện cơ bản trong mối quan hệ của các thầy cúng thuộc cả 4 dạng nói trên ở khu vực này..
- a) Mối quan hệ thầy trò xuyên biên giới.
- Quan hệ thầy trò là một mối quan hệ điển hình của các thầy cúng người Tày nói chung và ở khu vực biên giới này nói riêng.
- Chính vì vậy ở đây có khá nhiều hiện tượng đệ tử là người Kim Long bái sư phụ là người Hạ Lang và ngược lại.
- Để chứng minh cho điều này xin lấy dẫn chứng từ hai ông thầy cúng làm nghề tào kiêm then được xếp vào bậc cao niên ở khu vực này: ông Thẩm Quang Ngọc ở bản Khỉ Sộc Hạ bên Kim Long và ông Thẩm Văn An ở bản Khỉ Sộc Thượng bên Hạ Lang.
- Dưới đây là danh sách các đệ tử ở hai bên khu vực biên giới đã tôn ông Thẩm Quang Ngọc (Kim Long) làm sư phụ và được ông đứng ra chủ trì lễ thụ giới nghề 8.
- Còn dưới đây là biểu thống kê các đệ tử của ông Thẩm Văn An (Hạ Lang):.
- Qua hai biểu thống kê ở trên cho thấy cả hai thầy đều có đệ tử ở hai bên biên giới tuy số lượng nhiều ít khác nhau.
- Điều đó cho thấy các thầy đều được đệ tử trong khu vực tín nhiệm như nhau.
- Xét về số lượng thì thầy cúng bên Kim Long cũng đông hơn, trình độ chữ Hán có phần tốt hơn các thầy bên Hạ Lang.
- Vì vậy có khá nhiều trường hợp đệ tử nhận sư phụ bên Hạ Lang để học nghề then nhưng lại bái sư phụ bên Kim Long để học tào.
- Ngoài ra, trừ trường hợp các bà siên chỉ cần nhận một sư phụ thuộc ngành then ra, các đệ tử thuộc hai ngành cúng (tào, then hoặc tào, mo) có thể nhận hai thầy làm sư phụ cho mình, một người là sư phụ tào ở Kim Long và một người là sư phụ then (hoặc mo) ở Hạ Lang và ngược lại.
- Chính vì vậy mà một đệ tử có thể có hai thầy ở hai bên quốc gia khác nhau.
- Việc nhận thầy và những mối quan hệ thầy trò tiếp theo như sau:.
- thức quan trọng là thầy niệm chú vào một sợi dây bằng vải đỏ sau đó buộc vào cổ tay hoặc cổ của đệ tử biểu thị cho mối quan hệ thầy trò đã được thiết lập.
- Theo giải thích của các thầy cúng ở đây thì đó là thủ tục “cấp dụng cụ để siên đi hành nghề”.
- Như vậy cùng với việc nhận thầy đã dẫn đến những hoạt động phối hợp hành nghề giữa thầy trò của các thầy cúng ở hai bên khu vực biên giới..
- Đây là nghi thức đầu tiên công nhận tư cách hành nghề của người đệ tử.
- Trong trường hợp này đệ tử đó phải mời cả hai thầy đến tham dự.
- Mối quan hệ thầy trò: Với quan niệm sư phụ là “cha”, là “mẹ” nên có thể coi lễ thụ giới là bước đầu tiên xác nhận vị trí của người đệ tử trong đại gia đình các thầy cúng.
- Quan hệ thầy trò của các thầy cúng được thiết lập trên cơ sở quan hệ cha con trong gia đình.
- Vì ở khu vực này có xác định khá rõ về vị trí và địa danh cư trú của linh hồn tổ tiên các họ và tổ pháp cũng như nhà thầy của các họ ở trên mường Trời nên người ta hình dung những chuyến đi đó giống như là việc đi lại trên mặt đất vậy.
- Dưới đây là bảng liệt kê tên các địa danh được định vị làm nơi cư trú cho linh hồn của tổ tiên, tổ pháp và thầy của một số dòng họ làm nghề thầy cúng tiêu biểu ở hai bên khu vực biên giới này:.
- Đây là quy định phổ biến trong quan hệ thầy trò của các thầy cúng Tày, Nùng nói chung.
- Tuy nhiên đáng chú ý là ở khu vực này vốn phổ biến quan hệ thầy trò xuyên quốc gia nên vô hình trung ở.
- đây đã hình thành nên một kiểu quan hệ gia đình thầy cúng xuyên quốc gia với những mối quan hệ đan xen khá phức tạp bởi nó có cha và các con, các cháu ở cả hai bên khu vực biên giới.
- Theo quan hệ trong nghề thì bà Quay sẽ là “cháu” của ông Ngọc, tức là ông Ngọc vừa có “con” ở Việt Nam lại vừa có “cháu” ở Trung Quốc!.
- Vì vậy mà có trường hợp lễ thăng sắc năm 2002 của ông thầy cúng Lý Văn Ky ở bản Si bên Kim Long có tới 71 thầy cúng các loại tham dự.
- Đây chính là những dịp gặp mặt của đông đảo các thế hệ thầy cúng trong vùng đến từ cả hai bên khu vực biên giới Hạ Lang - Kim Long..
- người thầy cúng cũng không được từ chối.
- Qua đây cho thấy mối quan hệ thầy trò ở đây đã tạo nên một mối liên kết hành nghề mang tính liên khu vực.
- Mối quan hệ thầy trò kiểu này cũng bao gồm nhiều trường hợp thuộc dạng “xuyên biên giới”.
- Ông thầy cúng trẻ (chưa đến 40 tuổi) Nông Văn Việt (bản Lũng Sót, xã Quang Long) cho biết sư phụ cấp sắc cho ông là hai thầy ở bên Hạ Lang: ông Nông Văn Lương (bản Nà Khau, xã Việt Chu) là người cấp sắc then, ông Thẩm Văn An (bản Khỉ Sộc Thượng, xã Quang Long) cấp sắc tào.
- b) Mối quan hệ đồng nghiệp phối hợp hành nghề xuyên biên giới.
- Quan hệ đồng nghiệp cùng hỗ trợ hành nghề cũng là một mối quan hệ xuyên biên giới khá phổ biến trong khu vực này.
- Thường các thầy cúng ở đây phải phối hợp hành nghề với nhau trong các đại lễ như trong các đám thụ giới, thăng chức, mừng thọ và đặc biệt là trong các đám tang.
- Ở mỗi bản hoặc mỗi khu vực cư trú của người Tày, Nùng nói chung thường hình thành nên những nhóm thầy cúng có liên quan với nhau để phối hợp hành nghề.
- Cơ sở hình thành nên sự gắn kết giữa các thành viên trong các nhóm này có thể là quan hệ thầy trò, quan hệ thân thuộc hoặc quan hệ họ hàng, v.v.
- Điều đó cũng được biểu hiện khá rõ ở khu vực biên giới này.
- Tuy nhiên, điểm khác là ở đây còn có thêm mối quan hệ mang tính liên kết xuyên quốc gia.
- Chẳng hạn giữa các bản gần nhau trong khu vực này, đặc biệt là giữa hai bản Khỉ Sộc Thượng (Hạ Lang) và Khỉ Sộc Hạ (Kim Long) đã hình.
- thành nên một nhóm thầy cúng lưu động chuyên phục vụ các đám tang trong khu vực.
- Ông Nông Văn Việt là thầy cúng trẻ ở bên Hạ Lang thường là người được gọi đi thay khi trong đội thiếu người.
- Như vậy, sự phối hợp hành nghề ở khu vực này chủ yếu có ở những ông thầy cúng nam giới làm nghề tào, then hoặc hát thầy phường, các bà siên không được tham gia.
- Hầu như năm nào trong khu vực này cũng có một vài đám thăng sắc hoặc mừng thọ.
- Đây là dịp các con cháu đệ tử và các tín.
- Một trong những nguyên nhân mà thầy cúng các dạng có thể đến tham dự các đại lễ này còn là vì ông chủ trì nghi lễ này có quyền mời thêm các đệ tử vốn là con cháu của mình đến tham dự.
- Vì vậy thông qua các đại lễ như vậy có thể tìm hiểu được mối quan hệ giữa các thầy cúng trong khu vực.
- Ví dụ lễ thăng sắc của ông Thẩm Văn Hoá ở Khỉ Sộc Hạ tổ chức vào đầu năm 2005 có 23 thầy cúng tham dự thì có 6 thầy là người bên Hạ Lang, đa số họ là đệ tử của ông Thẩm Quang Ngọc - người làm Đại quan lang chủ trì nghi lễ này.
- Dưới đây là danh sách 6 thầy cúng Hạ Lang tham gia lễ cấp sắc của ông Hoá:.
- TT H ọ tên Ngành cúng Nơi cư trú M ối quan hệ.
- Phối hợp hành nghề và giao lưu các sinh hoạt văn hoá tín ngưỡng vốn là truyền thống lâu đời của các thầy cúng thuộc khu vực này.
- Trước năm 1979, là năm xảy ra chiến sự giữa hai nước Việt – Trung, mối quan hệ giữa các cư dân trong khu vực này khá khăng khít mà một trong những biểu hiện của nó là vẫn thường xuyên có các sinh hoạt văn hoá tín ngưỡng mang tính cộng đồng trong khu vực.
- Ngoài các nghi lễ phối hợp có tính chất phục vụ cá nhân hoặc gia đình ra các thầy cúng khu vực này còn có chung một lễ tế lớn trong hội lồng tổng tổ chức ở đình vua Lê được tổ chức vào ngày 14 tháng giêng đầu năm (đình này nằm trên đất của Khỉ Sộc Hạ thuộc Kim Long).
- Đây là lễ hội lớn của vùng có sự tham gia của 7 xóm lân cận ở hai bên khu vực này là các bản Khỉ Sộc Thượng, Lũng Sót của Hạ Lang và các bản Khỉ Sộc Hạ, Tu Khoen, Nà Hoành, Bản Là, Bản Mòn, Lũng Ngà của Kim Long.
- mà nòng cốt là các thầy cúng ở hai bản Khỉ Sộc Thượng và Khỉ Sộc Hạ.
- Ngày nay, tuy lễ hội không còn tổ chức nhưng đến ngày 14 tháng giêng hàng năm các thầy cúng ở hai bản Khỉ Sộc Thượng và Hạ vẫn góp tiền mua lễ vật đến làm lễ cúng ở đình..
- Như vậy, lễ tế đình vua Lê là một nghi lễ khẳng định có một không gian thiêng chung trong khu vực cư trú của người dân ở đây.
- Vậy tại sao lại có ngôi đình thờ vua Lê ở khu vực này? Theo dự đoán của chúng tôi thì phần lớn dân cư ở khu vực này là từ miền xuôi chạy lên, rất có thể họ đã lập ngôi đình này là để thờ phụng và tưởng nhớ đến vua Lê ở miền xuôi chăng? Đất Long Châu trước đây được coi là đầu mối cửa khẩu ra vào hai nước Việt Nam và Trung Quốc.
- Ngày trước đây là chốn thâm sơn cùng cốc, cây cối rậm rạp lại nằm ở khu vực giáp ranh biên giới, chính phủ hai bên khó bề kiểm soát hết được.
- Do đó có thể dự đoán đình vua Lê được thiết lập trước khi có sự phân định lại biên giới 9 , dân cư xung quanh khu vực này cùng thờ phụng chung một ngôi đình để tưởng nhớ vua Lê.
- Tuy nhiên do có mối quan hệ thân thuộc mà suốt một thời gian dài cho đến trước năm 1979 dân chúng hai bên khu vực này vẫn duy trì tập quán mở hội tế lễ chung.
- Điều đó phần nào đã nói lên được một phần căn nguyên về một không gian sinh hoạt văn hoá tín ngưỡng chung ở khu vực này..
- c) Về việc các thầy cúng qua lại hành nghề hai bên khu vực biên giới.
- Bên cạnh những hoạt động nghi lễ mang tính tập thể hoặc phối hợp hành nghề ở khu vực này còn khá phổ biến hiện tượng thầy cúng qua lại hành nghề ở hai bên khu vực biên giới - thầy cúng bên Kim Long sang bên Hạ Lang và ngược lại.
- Theo dân chúng ở đây thì việc mời thầy nào làm lễ chủ yếu là do nhu cầu của từng gia đình, nó căn cứ vào mức độ tín nhiệm thầy hoặc các mối quan hệ khác, chẳng hạn như mối quan hệ thân quen hoặc họ hàng.
- Do đó ở khu vực này thường không có khái niệm phân biệt thầy cúng hai bên, các thầy cúng ở đây thường tuỳ nghi làm nghề ở cả hai bên.
- Ngoài ra ông còn nhiều lần được mời đến tận thị trấn Hạ Lang làm lễ cho những người họ hàng hoặc người quen ở khu vực biên giới lên làm ăn hoặc công tác ở thị trấn Hạ Lang.
- Trường hợp các thầy cúng ở bên Hạ Lang như các ông Thẩm Văn An, Nông Văn Việt cũng tương tự như vậy.
- Ông thầy cúng trẻ Nông Văn Việt cũng nhiều lần đi làm lễ ở các bản Khỉ Sộc Hạ và bản Dươn của Kim Long.
- thì việc các thầy cúng qua lại hành nghề ở hai bên cũng đã góp phần làm tăng thêm lưu lượng người thường xuyên qua lại hai bên khu vực biên giới..
- Các nghi lễ hành nghề của các thầy cúng ở hai bên khu vực biên giới này chủ yếu là các lễ kỳ yên, cúng đám cưới, mừng thọ, giải hạn, đầy tháng, v.v..
- Có gia đình hầu như năm nào cũng mời thầy đến nhà làm lễ kỳ yên đầu năm, mỗi năm mời một thầy khác nhau, thầy cúng đó có thể là thầy bên Kim Long nhưng cũng có thể là thầy bên Hạ Lang.
- Từ mối quan hệ thầy trò, quan hệ đồng nghiệp và sự giao lưu qua lại hành nghề của các thầy cúng khu vực biên giới Hạ Lang đã góp phần hình thành nên đặc điểm chung trong đời sống sinh hoạt văn hoá tín ngưỡng của người Tày ở khu vực cư trú này.
- Chẳng hạn như cả hai bên sẽ cùng có chung hệ thống thần linh, chung hệ thống các nghi lễ và các phong tục tập quán liên quan, v.v… mà qua đó có thể tìm hiểu về đời sống tâm linh, mối quan hệ thân thuộc và đặc điểm tộc.
- 8 Tại khu vực này người ta gọi người làm then (sử dụng cây đàn tính) là pụt