« Home « Kết quả tìm kiếm

Quan hệ pháp luật


Tóm tắt Xem thử

- Quan hệ pháp luật 1.
- Khái niệm, đặc điểm quan hệ pháp luật.
- Khái niệm quan hệ pháp luật.
- Nhiều sách báo pháp lí đều xác định: quan hệ pháp luật là những quan hệ xã hội được các quy phạm pháp luật điều chỉnh.
- Điều đó cũng có thế hiểu rằng, quan hệ pháp luật trước hết là những quan hệ xã hội, phản ánh mối liên hệ giữa con người với con người trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội.
- Các quan hệ xã hội rất đa dạng như: quan hệ bạn bè, đồng nghiệp.
- quan hệ hàng xóm láng giềng.
- Những quy tắc, chuẩn mực đó có thể là những quy phạm đạo đức, tập quán, giáo lí của các tôn giáo hoặc pháp luật của Nhà nước..
- thì không đảm bảo lợi ích của các bên tham gia, hoặc lợi ích chung của cộng đồng, vì vậy nhà nước cần phải đặt ra pháp luật để điều chỉnh những quan hệ như vậy..
- Tình huống thứ hai về quan hệ pháp luật: Cũng với tình huống trên, sau một thời gian khi con cái trưởng thành, chỗ ở trở nên chật chội hơn, ông A đã cơi nới thêm và dần dần lấn chiếm khoảng sân trống trước hai nhà.
- Trong tình huống thứ hai, quan hệ giữa họ là quan hệ pháp luật vì liên quan đến vấn đề tài sản (khoảng sân chung) được Luật Dân sự điều chỉnh.
- Theo đó, ông A và ông B phải xử sự theo quy định của pháp luật dân sự.
- Nếu các bên không tự giác thực hiện theo quy định của pháp luật thì nhà nước sẽ can thiệp theo quy định của pháp luật..
- Đặc điểm của quan hệ pháp luật.
- Quan hệ pháp luật được coi là một dạng của quan hệ xã hội nên nó mang những đặc điểm của quan hệ xã hội, là quan hệ giữa người với người được hình thành và tồn tại phụ thuộc vào những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định.
- Tuy nhiên, không thể đồng nhất giữa quan hệ pháp luật và quan hệ xã hội vì quan hệ pháp luật có những đặc điểm sau:.
- Quan hệ pháp luật là quan hệ có tính ý chí.
- Tính ý chí trong quan hệ pháp luật là ý chí của Nhà nước được thể hiện trong các quy phạm pháp luật.
- Các chủ thể khi tham gia vào quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh phải xử sự theo cách thức được nhà nước đặt ra.
- Có thể là ý chí đơn phương của Nhà nước trong quan hệ pháp luật hình sự, hoặc ý chí của các bên khi tham gia quan hệ pháp luật trong khuôn khổ ý chí của Nhà nước thể hiện trong quy phạm pháp luật (quan hệ hợp đồng, quan hệ hôn nhân)..
- Quan hệ pháp luật có cơ cấu chủ thể nhất định.
- Thông thường, các quan hệ xã hội không có cơ cấu chủ thể cụ thể.
- Các chủ thể hoàn toàn tự do trong việc xác lập các quan hệ xã hội theo ý chí của họ.
- Nhưng trong quan hệ pháp luật, dưới sự tác động của quy phạm pháp luật, mỗi loại quan hệ pháp luật có cơ cấu chủ thể nhất định..
- Trong quan hệ pháp luật hôn nhân, việc kết hôn chỉ được thực hiện giữa một bên là nam với một bên là nữ.
- Mỗi loại chủ thể trong quan hệ pháp luật khác nhau lại cần phải đáp ứng những điều kiện mà pháp luật quy định cho loại quan hệ pháp luật đó..
- Ví dụ: Chủ thể trong quan hệ pháp luật hôn nhân là cá nhân nhưng đối với nam giới phải từ 20 tuổi, đối với nữ giới phải từ 18 tuổi.
- trong quan hệ pháp luật hình sự, cá nhân đủ 14 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự nếu thực hiện hành vi phạm tội do lỗi cố ý và thuộc loại tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng.
- trong quan hệ pháp luật lao động, cá nhân đủ 15 tuổi mới được kí kết hợp đồng lao động (HĐLĐ).
- Việc xác định cơ cấu chủ thể trong quan hệ pháp luật không chỉ nhằm tạo ra trật tự cần thiết để vận hành quan hệ xã hội mà còn đảm bảo lợi ích của các bên khi tham gia vào các quan hệ pháp luật đó..
- Quan hệ pháp luật có nội dung là quyền và nghĩa vụ pháp lí của chủ thể.
- Khác với quan hệ xã hội, khi tham gia vào quan hệ pháp luật, chủ thể phải đáp ứng những điều kiện theo quy định của pháp luật nên các quyền và nghĩa vụ đều mang tính pháp lí dù các quyền, nghĩa vụ được các bên thỏa thuận nhưng phải phù hợp với pháp luật.
- Các quyền và nghĩa vụ của chủ thể trong quan hệ pháp luật được xác định cụ thể, rõ ràng trên cơ sở pháp luật sẽ tránh được sự tùy tiện lạm dụng quyền hoặc bỏ mặc nghĩa vụ nhằm đảm bảo quyền lợi của các bên tham gia quan hệ pháp luật và tăng cường khả năng giám sát của Nhà nước đối với xã hội.
- Nhà nước có thể sử dụng các biện pháp cưỡng chế buộc các chủ thể phải thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật..
- Quan hệ pháp luật được nhà nước bảo đảm thực hiện.
- Đối với quan hệ pháp luật, do được hình thành, vận động theo quy định của pháp luật thể hiện ý chí của Nhà nước, nên các quan hệ pháp luật ngoài việc chịu sự kiểm soát của dư luận xã hội còn chịu sự kiểm soát của Nhà nước và được nhà nước bảo đảm thực hiện..
- Tuy nhiên, do tính chất của các quan hệ pháp luật khác nhau, nên sự bảo đảm của Nhà nước cũng có những hình thức, biện pháp khác nhau.
- Phân loại quan hệ pháp luật.
- Như trên đã nói, quan hệ pháp luật là những quan hệ xã hội được quy phạm pháp luật điều chỉnh..
- Do tính chất của các quan hệ xã hội khác nhau nên nhu cầu về mức độ tác động của pháp luật lên các quan hệ xã hội không giống nhau.
- Quan hệ pháp luật được phân loại như sau:.
- Căn cứ vào tiêu chí phân chia các ngành luật, quan hệ pháp luật được phân thành: quan hệ pháp luật hình sự.
- quan hệ pháp luật dân sự.
- quan hệ pháp luật hành chính....
- Căn cứ vào nội dung, quan hệ pháp luật được phân thành: quan hệ pháp luật nội dung, quan hệ pháp luật hình thức..
- Quan hệ pháp luật nội dung chứa đựng những nội dung cần điều chỉnh bằng pháp luật..
- Quan hệ pháp luật hình thức là những quan hệ phát sinh trong quá trình các chủ thể thực hiện những trình tự thủ tục để giải quyết các nội dung pháp lí..
- Chủ thể quan hệ pháp luật.
- Khái niệm chủ thể quan hệ pháp luật.
- Chủ thể quan hệ pháp luật là những cá nhân, tổ chức đáp ứng được những điều kiện mà pháp luật quy dinh cho mỗi loại quan hệ pháp luật và tham gia vào quan hệ pháp luật đó..
- Nhưng khi tham gia quan hệ pháp luật, các cá nhân hoặc tổ chức phải đáp ứng được những điều kiện mà nhà nước quy định trong pháp luật.
- Những điều kiện đó trước hết là khả năng hưởng quyền và nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức theo quy định của pháp luật (năng lực pháp luật).
- và khả năng tự mình thực hiện trên thực tế theo quy định của pháp luật những quyền và nghĩa vụ pháp lí (năng lực hành vi pháp lí)..
- Vậy, để một cá nhân, tổ chức trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật, trước hết cá nhân, tổ chức phải đáp ứng những điều kiện về năng lực pháp luật và năng lực hành vi pháp lí, được gọi chung là năng lực chủ thể..
- Năng lực pháp luật của chủ thể: Là khả năng của chủ thể được hưởng quyền và nghĩa vụ pháp lí theo quy định của pháp luật.
- Năng lực pháp luật của chủ thể có những đặc điểm sau:.
- Mặc dù gắn với con người tự nhiên nhưng năng lực pháp luật không phải là một thuộc tính tự nhiên của con người mà là một thuộc tính chính trị pháp lí..
- Công dân của mỗi nước khác nhau thì năng lực pháp luật cũng khác nhau..
- Đặc điểm thứ hai: Năng lực pháp luật của chủ thể bao gồm các quyền pháp lí và nghĩa vụ pháp lí được nhà nước quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật.
- Các văn bản pháp luật là cơ sở pháp lí để cá nhân, tổ chức xác định mình có những quyền, nghĩa vụ pháp lí gì và thực hiện nó trên thực tế khi có năng lực hành vi..
- Năng lực hành vi pháp lí của chủ thể: Là khả năng của chủ thể được nhà nước xác nhận trong quy phạm pháp luật cụ thể.
- Với khả năng đó, chủ thể bằng chính hành vi của mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lí và độc lập chịu trách nhiệm pháp lí khi tham gia vào quan hệ pháp luật cụ thể..
- Như vậy, năng lực hành vi pháp lí là khả năng thực tế của chủ thể để thực hiện năng lực pháp luật.
- Đối với cá nhân, năng lực hành vi pháp lí gắn với sự phát triển tự nhiên của con người và xuất hiện muộn hơn năng lực pháp luật.
- Mối quan hệ giữa năng lực pháp luật và năng lực hành vi của chủ thể.
- Năng lực pháp luật và năng lực hành vi pháp lí là hai yếu tố tạo thành năng lực chủ thể quan hệ pháp luật, vì vậy giữa chúng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, thể hiện như sau:.
- Thứ nhất, năng lực pháp luật là điều kiện cẩn, năng lực hành vi là điều kiện đủ để cá nhân, tổ chức có thể chủ động tham gia vào các quan hệ pháp luật và trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật..
- Thứ hai, một chủ thể pháp luật đơn thuần chỉ có năng lực pháp luật thì không thể tự mình tham gia một cách chủ động vào các quan hệ pháp luật trên thực tế và không thể trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật theo nghĩa đầy đủ của khái niệm này.
- của pháp luật, chủ thể có thể tham gia một cách thụ động vào quan hệ pháp luật thông qua hành vi của người thứ ba..
- Các loại chủ thể quan hệ pháp luật.
- Chủ thể quan hệ pháp luật bao gồm các cá nhân, tổ chức có năng lực chủ thể theo quy định của pháp luật..
- Cá nhân là chủ thể của quan hệ pháp luật khi có năng lực chủ thể..
- Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập..
- Nhà nước là chủ thể duy nhất có quyển quy định năng lực chủ thể của các chủ thể khác và kiểm soát sự tham gia của các chủ thể trong đời sống pháp luật..
- Nhà nước chỉ tham gia vào những quan hệ pháp luật cơ bản, quan trọng như: quan hệ pháp luật hình sự, quan hệ pháp luật hành chính, quan hệ công pháp quốc tế....
- Quan hệ pháp luật phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt dưới tác động của ba yếu tố: quy phạm pháp luật.
- Trong đó, quy phạm pháp luật là yếu tố tiền đề, vì không có quy phạm pháp luật tác động thì quan hệ xã hội không trở thành quan hệ pháp luật, nhưng khả năng hiện thực hóa quan hệ pháp luật trong đời sống pháp lí lại thuộc về yếu tố năng lực chủ thể.
- Nhưng ngay cả khi có đủ hai yếu tố này thì quan hệ pháp luật mới chỉ ở dạng mô hình..
- Ví dụ: Quy phạm pháp luật về kết hôn vẫn tồn tại trong Luật HN&GĐ, nhưng nếu cá nhân đủ điều kiện kết hôn lại không muốn kết hôn thì không hình thành quan hệ pháp luật hôn nhân..
- Trong trường hợp này, quan hệ pháp luật hôn nhân chỉ hình thành khi cá nhân làm thủ tục đăng kí kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được cấp giấy đăng kí kết hôn.
- Như vậy, sự kiện pháp lí đóng vai trò cầu nối giữa quan hệ pháp luật mô hình và quan hệ pháp luật cụ thể hình thành trong đời sống pháp luật.
- Sự kiện pháp lí là những điều kiện, hoàn cảnh, tình huống được dự kiến trong quy phạm pháp luật gắn với việc phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật cụ thể khi chúng diễn ra trong thực tế đời sống..
- Tính pháp lí của các sự kiện thực tế là phải được nhà nước quy định trong pháp luật và khi xảy ra những sự kiện ấy sẽ làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật cụ thể..
- Xét từ góc độ chính trị pháp lí, sự kiện pháp lí không phải là bất biến vì nó được pháp luật quy định.
- Khi pháp luật thay đổi thì tính chất pháp lí của sự kiện đó bị thay đổi hoặc mất đi.
- Một sự kiện pháp lí có thể làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt một hoặc nhiều quan hệ pháp luật..
- Căn cứ vào kết quả tác động của sự kiện pháp lí đối với quan hệ pháp luật, có thể chia sự kiện pháp lí thành ba loại:.
- Sự kiện pháp lí làm phát sinh quan hệ pháp luật..
- Ví dụ: Hai bên kí hợp đồng thuê nhà, làm phát sinh quan hệ pháp luật giữa bên cho thuê và bên thuê..
- Sự kiện pháp lí làm thay đổi quan hệ pháp luật..
- Sự kiện pháp lí làm chấm dứt quan hệ pháp luật..
- Ví dụ: Tòa án xử cho vợ chồng li hôn làm chấm dứt quan hệ pháp luật hôn nhân..
- Sự biến pháp lí: Là những hiện tượng tự nhiên xảy ra ngoài ý chí chủ quan của con người, được nhà làm luật dự kiến trong quy phạm pháp luật gắn liền với việc hình thành, thay đổi hoặc chấm dứt các quan hệ pháp luật cụ thể..
- Khi nghiên cứu từng ngành luật cụ thể và quan hệ pháp luật của ngành luật đó, người ta còn chia sự biến pháp lí thành: sự biến pháp lí tuyệt đối.
- Hành vi pháp lí: Là hành vi của con người khi tham gia vào các quan hệ xã hội và được điều chỉnh bởi pháp luật.
- Khi chủ thể thực hiện những hành vi này trong những tình huống, hoàn cảnh cụ thể thì quan hệ pháp luật sẽ phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt..
- Hành vi hành động là cách xử sự chủ động của chủ thể qua đó làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật cụ thể.
- Ví dụ: Việc kí HĐLĐ làm phát sinh quan hệ pháp luật lao động..
- Loại hành vi này phản ánh nhận thức cũng như những lợi ích chủ quan của chủ thể, biểu hiện ra bên ngoài thế giới khách quan bằng những hành vi không hành động, được pháp luật gắn với sự hình thành, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật.
- Theo đó, chủ thể thực hiện hành vi bất hợp pháp và cấu thành vi phạm pháp luật thì phải chịu trách nhiệm pháp lí.