« Home « Kết quả tìm kiếm

QUẢN LÝ BẢO TỒN DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU: TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU Ở TIÊN YÊN VÀ ĐẦM HÀ – QUẢNG NINH


Tóm tắt Xem thử

- QUẢN LÝ BẢO TỒN DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG.
- Hoàng Văn Thắng Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Con người, kể cả các cộng đồng sinh sống tại các khu vực cửa sông, ven biển và đặc biệt là ở các nước đang phát triển, sống phụ thuộc rất lớn vào nguồn tài nguyên thiên nhiên (đa dạng sinh học).
- Tuy nhiên, cũng chính con người đã và đang sử dụng một cách không bền vững các tài nguyên thiên nhiên của mình, trong đó, có các hệ sinh thái vùng cửa sông ven biển và rừng ngập mặn.
- Nhiều hệ sinh thái rừng ngập mặn bị khai thác một cách quá mức, thậm chí khai thác hủy diệt.
- Hậu quả là nguồn tài nguyên thủy sản cũng như các tài nguyên phi gỗ khác đã bị suy giảm một cách nghiêm trọng, nhiều cánh rừng ngập mặn đã bị chặt phá hoặc chuyển sang nuôi trồng thủy, hải sản.
- Tuy nhiên, RNM tại khu vực này đang chịu sức ép rất lớn từ các hoạt động phát triển và sự gia tăng dân số, quản lý và bảo tồn không hiệu quả..
- Báo cáo tập trung vào việc phân tích và đánh giá mô hình quản lý bảo tồn dựa vào cộng đồng trong bối cảnh biến đổi khí hậu được thử nghiệm tại hai xã Đông Hải – Tiên Yên và Đại Bình – Đầm Hà trong khuôn khổ nhiệm vụ Nhà nước về bảo vệ môi trường “Triển khai áp dụng và hoàn thiện mô hình quản lý tài nguyên thiên nhiên dựa vào cộng đồng phục vụ phát triển bền vững vùng cửa sông, ven biển xã Đông Hải – huyện Tiên Yên và xã Đại Bình – huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh” được thực hiện từ năm 2008 đến nay..
- QUẢN LÝ BẢO TỒN TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU.
- Quản lý tài nguyên dựa vào cộng đồng.
- Quản lý bảo tồn tài nguyên dựa vào cộng đồng là quá trình quản lý tài nguyên do những người phụ thuộc vào nguồn tài nguyên đề xướng.
- Quản lý tài nguyên ven biển dựa vào cộng đồng là chiến lược toàn diện, nhằm xác định những vấn đề mang tính chất nhiều mặt, ảnh hưởng đến môi trường ven biển, thông qua sự tham gia tích cực và có ý nghĩa của cộng đồng ven biển.
- Quản lý bảo tồn tài nguyên dựa vào cộng đồng cũng là một quá trình, mà qua đó những cộng đồng ven biển được tăng quyền lực về chính trị và kinh tế để họ có thể đòi hỏi và giành được quyền kiểm, soát quản lý và tiếp cận một cách hợp pháp đối với nguồn tài nguyên ven biển của họ.
- Quản lý bảo tồn dựa vào cộng đồng cần phải đảm bảo các thành tố: (i) cải thiện quyền hưởng dụng các nguồn tài nguyên.
- Tuy nhiên, việc quản lý đến nay hầu như vẫn chưa có được những tiến bộ mang tính đột phá là do chưa có sự tham gia “tích cực” của nhân dân nói chung và các cộng đồng địa phương nói riêng.
- Bởi vậy, việc tham gia vào quá trình quy hoạch bảo tồn rừng ngập mặn của các cộng đồng có liên quan (stakeholders) là khâu then chốt.
- Đó cũng chính là vai trò của cộng đồng có liên quan trong việc bảo tồn rừng ngập mặn và đa dạng sinh học, hay nói một cách khác là quản lý bảo tồn dựa vào cộng đồng (community-based conservation management)..
- Thực tế ở Việt Nam cho thấy, công tác bảo tồn tài nguyên thiên nhiên dựa vào cộng đồng là một công việc khá mới mẻ và còn nhiều thách thức.
- Bên cạnh việc đảm bảo các nguyên tắc, thì việc quản lý bảo tồn dựa vào cộng đồng cần phải phù hợp với các thể chế, chính sách của trung ương cũng như của địa phương.
- Nước biển dâng do biến đổi khí hậu có thể làm mất đi nhiều khu rừng ngập mặn rất có giá trị của nhiều quốc gia.
- ÁP DỤNG MÔ HÌNH QUẢN LÝ BẢO TỒN DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG.
- Theo Phan Nguyên Hồng và cộng sự (1993), rừng ngập mặn xã Đông Hải, huyện Tiên Yên và xã Đại Bình, huyện Đầm Hà nằm trong khu vực I: ven biển Đông Bắc, từ mũi Ngọc đến mũi Đồ Sơn.
- Theo đó, khu vực nghiên cứu nằm trong tiểu khu 1 thuộc khu vực I – ven biển Đông Bắc, từ Mũi Ngọc (Móng Cái, Quảng Ninh) đến Đồ Sơn (Hải Phòng)..
- Trước đây, khu vực này có diện tích rừng ngập mặn khá lớn – tới khoảng 5.000 ha – là một trong những hệ sinh thái rừng ngập mặn điển hình của khu vực phía Bắc Việt Nam với chất lượng rừng tốt, phong phú về chủng loại, đem lại nguồn thu nhập tốt cho người dân.
- Mặc dù vậy, diện tích rừng ngập mặn và tài nguyên đất ngập nước vùng cửa sông, ven biển này vẫn đang tiếp tục bị đe dọa và có nguy cơ bị suy thoái nghiêm trọng nếu không có những biện pháp kịp thời để bảo tồn và sử dụng một cách bền vững, mà chủ yếu là do các nguyên nhân chính sau đây: (i) khai thác quá mức nguồn lợi lâm, thủy sản;.
- Đặc điểm tự nhiên của khu vực 2.1.1.
- Khu vực này đã được người dân khai thác một phần cho nuôi trồng thủy hải sản, phần lớn còn lại là các bãi sú vẹt, cồn cát ven biển bị ngập nước thủy triều..
- Khí hậu.
- Nhiệt độ trung bình năm của khu vực là 22,4 o C, dao động từ 18-28 o C.
- Nhìn về tổng thể, đây là khu vực có độ ẩm không khí trong năm tương đối cao, tuy nhiên ở các tháng 1 và tháng 12 hàng năm, thường xảy ra hạn hán và sương muối, làm ảnh hưởng đến cây trồng, vật nuôi..
- Mùa hè, gió thường thổi theo hướng Nam và Đông Nam từ biển vào từ tháng 5 đến tháng 9, mang theo nhiều hơi nước, dễ gây ra mưa lớn, nên lượng mưa hàng năm vào mùa này cao hơn các vùng khác, chính vì vậy, khu vực này cũng thường chịu ảnh hưởng của bão trong thời gian này..
- Thủy văn a) Xã Đông Hải:.
- Về mùa mưa, từ các khu vực đồi núi phía Bắc và Tây Bắc, lượng nước dồn nhanh về sông chính, tạo nên dòng chảy lớn và xiết gây lũ lụt và sạt lở..
- b) Xã Đại Bình:.
- Khu vực phía Nam và Đông Nam của xã Đông Hải cũng như của xã Đại Bình chịu ảnh hưởng của chế độ nhật triều thuần nhất (một lần nước lên và một lần nước xuống trong ngày).
- Tài nguyên thiên nhiên 2.2.1.
- Tài nguyên đất.
- a) Xã Đông Hải:.
- Tài nguyên nước.
- Nguồn nước mặt: Cả Đông Hải và Đại Bình đều có nguồn tài nguyên nước mặt khá phong phú.
- Với lượng mưa trung bình hàng năm lớn, vào mùa mưa, nước mặt của khu vực là rất dồi dào, chất lượng khá tốt, đảm bảo cung cấp đầy đủ cho sản xuất nông nghiệp cũng như sinh hoạt.
- Tuy nhiên, nước mặt của khu vực phân bố không đều cả về thời gian và không gian, do đặc điểm thời tiết, khí hậu cũng như phân bố không đều của các sông suối bị địa hình chia cắt.
- Hiện tại, phần lớn cư dân của khu vực đều đang sử dụng nước giếng làm nước sinh hoạt và ăn uống hàng ngày.
- Tuy nhiên, một số khu vực ven biển có hiện tượng nhiễm mặn về mùa khô..
- Tài nguyên nước mặn: Khu vực có diện tích mặt biển khá rộng với chất lượng nước biển được đánh giá là tương đối tốt, ít chịu ảnh hưởng của các nguồn ô nhiễm có nguồn gốc tự nhiên và nhân tạo.
- Tài nguyên sinh học.
- a) Xã Đông Hải có 2.856,4 ha rừng (chiếm 59,20% diện tích đất tự nhiên), trong đó có 500 ha rừng phòng hộ (chủ yếu là rừng ngập mặn).
- Biển của Tiên Yên và Đầm Hà nói chung, Đông Hải và Đại Bình nói riêng là nơi sinh sống của nhiều loài thủy, hải sản có giá trị bảo tồn và giá trị kinh tế cao.
- Hệ sinh vật biển ở khu vực này đa dạng, là một tiềm năng lớn để phát triển kinh tế biển.
- Bên cạnh các loài thủy sản có giá trị kinh tế, khu vực này còn có nhiều loài chim di cư cũng như chim định cư sinh sống, là đối tượng nghiên cứu khoa học cũng như du lịch sinh thái lý tưởng..
- Đây là những số liệu tương đối đầy đủ đầu tiên về các loài sinh vật đã được xác định tại vùng cửa sông ven biển Đông Hải – Tiên Yên và Đại Bình – Đầm Hà, Quảng Ninh..
- Khu vực nghiên cứu nhìn chung khá đa dạng, có các cảnh quan vùng cửa sông (cửa sông hình phễu) ven biển, vịnh biển, các vụng nhỏ giữa các đảo.
- Hàng năm, khu vực Tiên Yên và Đầm Hà chịu ảnh hưởng trực tiếp của 1-2 cơn bão và khoảng tới 3-4 cơn bão ảnh hưởng gián tiếp.
- Tháng có nhiều bão đổ bộ vào Tiên Yên là tháng 7 và tháng 8, sớm hơn các khu vực khác ở miền Bắc.
- Sản phẩm đi kèm với bão thường là mưa to gió lớn và gây ra lũ lụt tại nhiều khu vực.
- Tốc độ gió lớn nhất khi có bão tới trên 20 m/s, thậm chí không hiếm những cơn bão tốc độ lớn hơn 40 m/s, gây ảnh hưởng trực tiếp đến các khu vực nuôi trồng thủy sản.
- Đặc điểm kinh tế-xã hội, nhân văn khu vực Đông Hải và Đại Bình 2.4.1.
- Tại khu vực nghiên cứu, người dân canh tác 2 vụ lúa: vụ chiêm và vụ mùa.
- Bờ biển dài, diện tích bãi triều lớn của hai xã Đại Bình và Đông Hải có nguồn lợi thủy sản tự nhiên đa dạng và phong phú, nhiều loài có giá trị kinh tế cao.
- Chất đáy tại các vùng bãi triều ven biển trong khu vực rất phù hợp cho việc phát triển nuôi các loài nhuyễn thể có giá trị như ngao, sò, khu vực nghiên cứu có tiềm năng rất lớn về nuôi trồng thủy sản nước lợ..
- Hưởng ứng chủ trương khuyến khích và tạo mọi điều kiện để nhân dân đầu tư đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản của Đại hội Đảng bộ huyện Tiên Yên và Đầm Hà, phong trào nuôi trồng thủy sản đã được bắt đầu tại khu vực từ năm 1994.
- Vùng nuôi trong bãi được sử dụng để nuôi ngao, nghêu, sò theo hình thức quây lưới quanh khu vực nuôi.
- Việc nuôi thủy hải sản những năm đầu đã thu hút một lực lượng lao động đáng kể, góp phần giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập cho một bộ phận nhân dân trong khu vực.
- Tuy nhiên, việc nuôi thủy hải sản tại khu vực đã không mang lại những kết quả như mong muốn..
- Việc nuôi thủy sản tại khu vực chủ yếu mang tính tự phát, thiếu sự phối hợp đồng bộ với các giải pháp về con giống, thức ăn, thị trường, bảo vệ môi trường, nguồn lợi.
- Do đó, sự phát triển nuôi trồng thủy sản tại khu vực không ổn định và nhiều hộ làm ăn bị thua lỗ (Bảng 1)..
- Tình hình nuôi trồng và khai thác thủy hải sản tại hai xã Đại Bình và Đông Hải năm 2007-2008.
- Xã Đại Bình Xã Đông Hải Năm.
- Diện tích nuôi trồng thủy hải sản.
- Sản lượng khai thác hải sản tự nhiên 140,6 tấn 115 tấn 331 tấn 218,2 tấn Nguồn: UBND xã Đại Bình và UBND xã Đông Hải .
- Nuôi tôm không đúng kỹ thuật hoặc tại những khu vực điều kiện tự nhiên không thuận lợi sẽ tạo ra nhiều rủi ro, không thích hợp với người nghèo, đã gây nên một số hiệu quả tiêu cực và nguy hiểm, làm cho người nghèo trở nên nghèo hơn..
- b) Tình hình khai thác hải sản:.
- Tuy nhiên, sản lượng khai thác hải sản tự nhiên trong khu vực cao hơn nhiều so với sản lượng nuôi.
- Tóm lại, Nguồn thu nhập chính của người dân trong khu vực cửa sông ven biển xã Đại Bình, huyện Đầm Hà và xã Đông Hải, huyện Tiên Yên là từ các nguồn lợi khai thác và nuôi trồng thủy sản như tôm, cua và cá.
- Những tác động của biến đổi khí hậu đến khu vực.
- Trong những năm qua, do điều kiện thời tiết không thuận lợi, giá cả vật tư, phân bón tăng cao, đã ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp trong khu vực..
- Hậu quả là khoảng 162 ha khu vực Đồng Bí đã bị ngập mặn, làm mất khoảng 30 ha diện tích đất trồng lúa, nhiều chục ha bãi chăn thả và đầm nuôi thủy sản nước lợ.
- Năm 2004, khu vực Cái Khánh của Đông Hải – Tiên Yên cũng bị nhiễm mặn khoảng 2 ha do triều cường thấm qua đê..
- Cộng đồng tham gia và đồng thuận trong việc thực hiện..
- Kiến thức và nhận thức của cộng đồng về vai trò và giá trị của rừng ngập mặn, nhất là trong bối cảnh biến đổi khí hậu được nâng cao..
- Quy chế phối hợp giữa hai xã cũng như quy chế quản lý và sử dụng tài nguyên thiên nhiên của hai thôn được cộng đồng nhất trí thông qua và được chính quyền và đại diện các đoàn thể, nhân dân cam kết, ban hành và triển khai..
- Ban quản lý được thành lập để giám sát các hoạt động khai thác và bảo tồn hệ sinh thái rừng ngập mặn..
- Rừng ngập mặn và các tài nguyên của rừng ngập mặn sẽ được quản lý và sử dụng hợp lý hơn, đặc biệt là trong vấn đề chắn sóng, gió bão và xói mòn bờ biển..
- Đây là mô hình quản lý, bảo tồn dựa vào cộng đồng được triển khai tại hai xã có hệ sinh thái rừng ngập mặn tự nhiên điển hình tại miền Đông Quảng Ninh.
- Hiệu quả về kinh tế-xã hội tại khu vực xây dựng mô hình.
- Việc cộng đồng tham gia quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên rừng ngập mặn sẽ hạn chế được những bất cập mà chính quyền và các cơ quan chức năng đang gặp phải trong quá trình quản lý và bảo vệ tài nguyên hệ sinh thái rừng ngập mặn..
- Hạn chế được việc khai thác tài nguyên rừng ngập mặn và đất rừng một cách bừa bãi, không hợp lý, gây hậu quả nghiêm trọng về môi trường rất khó khắc phục cũng như sẽ rất tốn kém trong quá trình hồi phục.
- Tất cả mọi người dân đều được quyền sử dụng, khai thác, quản lý và có trách nhiệm đối với tài nguyên của hệ sinh thái rừng ngập mặn tại địa phương..
- Tài nguyên rừng ngập mặn, đặc biệt là các loài thủy, hải sản sẽ được khai thác và sử dụng hợp lý và bền vững, đảm bảo cho việc khai thác và sử dụng một cách lâu dài không làm suy kiệt nguồn tài nguyên và hủy hoại môi trường..
- Cộng đồng các dân tộc và lãnh đạo địa phương tại thôn Cái Khánh và thôn Làng Ruộng đã hiểu biết hơn cũng như có kiến thức hơn về rừng ngập mặn, biến đổi khí hậu và phát triển bền vững..
- Hiệu quả về tổ chức quản lý tài nguyên RNM tại địa phương a) Trước khi xây dựng mô hình:.
- Trước khi Dự án được triển khai, việc quản lý và sử dụng tài nguyên rừng ngập mặn tại địa phương hoàn toàn theo cơ chế cũ và thụ động, chỉ dựa vào kiểm lâm địa phương và chính quyền các cấp, người dân không tham gia vào công tác quản lý và bảo tồn nguồn tài nguyên này, nên rất nhiều các hoạt động khai thác không hợp lý đã xảy ra..
- Mô hình quản lý, sử dụng tài nguyên dựa vào cộng đồng không chỉ cung cấp các kiến thức, hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật, mà còn cung cấp một công cụ hữu hiệu cho cộng đồng trong việc quản lý và sử dụng tài nguyên của họ.
- Chính quyền và nhân dân các dân tộc ở Đông Hải và Đại Bình đã có nhiều nỗ lực trong việc quản lý và sử dụng có hiệu quả rừng ngập mặn tại đây.
- Mô hình quản lý tài nguyên thiên nhiên dựa vào cộng đồng phục vụ phát triển bền vững đã được xây dựng có kết quả và áp dụng thử nghiệm thành công đối với hệ sinh thái rừng ngập mặn tại thôn Cái Khánh – xã Đông Hải – Tiên Yên và Làng Ruộng – xã Đại Bình – Đầm Hà, Quảng Ninh.
- Việc xây dựng và triển khai thử nghiệm mô hình khai thác và sử dụng bền vững tài nguyên rừng ngập mặn dựa vào cộng đồng đã nhận được sự tham gia và hưởng ứng tích cực của chính quyền cũng như nhân dân các dân tộc tại xã Đông Hải – Tiên Yên và Đại Bình – Đầm Hà.
- Mô hình đã được địa phương coi như là một giải pháp có ý nghĩa khoa học và thực tiễn trong việc quản lý, bảo tồn và sử dụng bền vững tài nguyên rừng ngập mặn tại địa phương, đặc biệt là trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay..
- Biến đối khí hậu đã có những tác động tiêu cực đến kinh tế-xã hội cũng như tài nguyên thiên nhiên của khu vực, thể hiện ở việc giảm diện tích canh tác do bị nhiễm mặn, vỡ đê bao, năng suất cây trồng giảm, sản lượng thủy sản ngày càng thấp....
- Việc cộng đồng cùng tham gia quản lý bảo tồn hệ sinh thái rừng ngập mặn sẽ góp phần tích cực không chỉ vào việc bảo tồn và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên, mà còn góp phần tích cực vào việc giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu ở khu vực cửa sông, ven biển, góp phần vào phát triển bền vững khu vực và đất nước..
- Triển khai áp dụng và hoàn thiện mô hình quản lý tài nguyên thiên nhiên dựa vào cộng đồng, phục vụ phát triển bền vững vùng cửa sông, ven biển xã Đông Hải – huyện Tiên Yên và xã Đại Bình – huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh