« Home « Kết quả tìm kiếm

QUẢN LÝ ĐÔ THỊ HÀ NỘI: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN


Tóm tắt Xem thử

- Quá trình phát triển và hội nhập có tác động đến nhận thức về vai trò và tầm quan trọng của công tác quản lý đô thị hiện nay.
- Do nhiều nguyên nhân, trong những năm qua nhiệm vụ quản lý đô thị ở nước ta chưa được quan tâm một cách đúng mức.
- Gần đây nhiều vấn đề thực tiễn liên quan đến quản lý đô thị không cho chúng ta được phép chủ quan, đơn giản trong nhận thức và chậm trễ thực thi các giải pháp trong quản lý phát triển đô thị hiện nay.
- Có thể nhận thấy, trong quá trình phát triển, quản lý đô thị có vai trò đặc biệt quan trọng bảo đảm cho sự phát triển bền vững và giải quyết hài hoà các lợi ích trước mắt và lâu dài của đô thị.
- Đó không chỉ là một nhiệm vụ đơn thuần của cơ quan quản lý hành chính, mà là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, trong đó chính quyền đô thị với hệ thống các ban ngành chức năng đóng vai trò quan trọng..
- Hà Nội với vai trò là Thủ đô - trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của cả nước 1 , trong những năm qua đã cùng với hệ thống đô thị cả nước thực hiện tốt quản lý và phát triển đô thị.
- Xem xét một cách khách quan, công tác quản lý và phát triển Thủ đô Hà Nội cho đến nay đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, cả trên phương diện quản lý, quy hoạch phát triển.
- Tuy nhiên, cũng đang có không ít vấn đề bức xúc đặt ra trong công tác quản lý và phát triển Hà Nội.
- Dường như ai cũng nhận thấy điều này, từ nhà quản lý đến những người dân bình thường.
- Những vấn đề như hệ thống và sự vận hành của chính quyền đô thị, quản lý đô thị trên các lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ hay chiến lược quy hoạch phát triển đô thị trước mắt cũng như lâu dài, thì không chỉ là của riêng Thủ đô Hà Nội.
- Tìm hiểu về thực trạng quản lý đô thị Hà Nội đồng thời đưa ra một số kiến nghị, giải pháp phát triển về quản lý đô thị Hà Nội hiện nay và tương lai là một việc làm thiết thực và hết sức ý nghĩa trong dịp Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội..
- Do giới hạn của tham luận, nhóm tác giả chỉ nhấn mạnh một số nét về quản lý đô thị Hà Nội trong những năm gần đây như: quản lý quy hoạch đô thị.
- quản lý xây dựng và kiến trúc đô thị.
- quản lý dân cư.
- quản lý về văn hoá - xã hội.
- nhằm tìm hiểu thực trạng quản lý đô thị Hà Nội hiện nay, đồng thời đưa ra một số kiến nghị, giải pháp về quản lý đô thị Hà Nội trong giai đoạn phát triển hiện nay..
- Thực trạng quản lý đô thị Hà Nội hiện nay.
- Quản lý phát triển đô thị là một trong những vấn đề chiến lược phát triển, là khâu then chốt trong quá trình hình thành bộ mặt Thủ đô hiện nay và tương lai, là một quá trình hoạt động của bộ máy công quyền và các chủ thể có liên quan để đạt đến mục tiêu đảm bảo cho đô thị phát triển ổn định, bền vững trong quá trình tạo dựng môi trường sống thuận lợi cho dân cư đô thị, phù hợp với lợi ích quốc gia, cộng đồng dân cư và mỗi cá nhân 2.
- Thực tế này đặt ra yêu cầu rất cao và không ít khó khăn đối với công tác quản lý và phát triển đô thị của Hà Nội hiện nay..
- Quản lý quy hoạch đô thị.
- Quản lý quy hoạch đô thị là nội dung trọng yếu hàng đầu của quản lý đô thị.
- Từ sau khi điều chỉnh quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội được Thủ tướng phê duyệt năm 1998, nhất là từ sau khi có Pháp lệnh Thủ đô (2000), Nghị định quy hoạch và quản lý xây dựng đô thị Hà Nội được đẩy mạnh.
- Có thể nhận thấy quản lý quy hoạch đô thị Hà Nội đã có những tiến bộ nhất định, nhất là phạm vi quy hoạch được bao quát từ quy hoạch vùng, quy hoạch chung đến quy hoạch chuyên ngành (quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết).
- Nhìn chung quản lý quy hoạch đô thị của Hà Nội trong những năm gần đây đã có nhiều tiến bộ, nhất là phạm vi quy hoạch được bao quát từ quy hoạch vùng Thủ đô, quy hoạch chung (được điều chỉnh kịp thời theo Phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ (1998), theo Pháp lệnh Thủ đô (2000), theo Nghị định 92 (2005) và theo Quyết định mở rộng địa giới hành chính Hà Nội (2008.
- Tuy vậy, quản lý quy hoạch đô thị hiện nay vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết..
- Quy trình xét duyệt đầu tư xây dựng còn phức tạp, phải qua nhiều cửa, nhiều đầu mối, công tác quản lý xây dựng tại cấp phường còn buông lỏng.
- Việc quản lý kiến trúc còn thiếu các chính sách và biện pháp đặc thù trong việc thẩm định thiết kế sơ bộ.
- các quy chuẩn thiết kế kiến trúc đô thị… Mô hình quản lý kiến trúc - quy hoạch với trách nhiệm của các kiến trúc sư trưởng, Sở Quy hoạch Đô thị, Sở Xây dựng....
- Trong đầu tư xây dựng còn thiếu các quy trình quản lý phù hợp với từng loại dự án và công trình.
- Trong quản lý trật tự xây dựng đô thị, thành phố còn lúng túng trong việc áp dụng các mức xử phạt và tổ chức lực lượng thanh tra, xử lý các vi phạm trật tự xây dựng đô thị.
- Nguồn nhân lực cho quản lý quy hoạch, xây dựng và kiến trúc còn yếu, chưa tiếp cận được phương pháp tiên tiến, hiện đại và bản địa hoá cho phù hợp với đặc thù của đất nước và của Hà Nội..
- Về quản lý xây dựng và kiến trúc đô thị.
- Cùng với quản lý quy hoạch thì quản lý xây dựng và kiến trúc đô thị đã được nghiên cứu và triển khai.
- Các thể chế hành chính của Chính phủ đã phân cấp rõ ràng hơn cho Hà Nội thẩm quyền quản lý xây dựng và kiến trúc.
- Trên cơ sở đó, Uỷ ban nhân dân thành phố đã ban hành nhiều quyết định chấn chỉnh và tăng cường quản lý xây dựng, kiến trúc đô thị, gắn với cải cách hành chính..
- Hà Nội đã đề xuất các định hướng tổ chức không gian và nội dung quản lý kiến trúc trong các đồ án quy hoạch chi tiết.
- Trong quy hoạch chi tiết các khu đô thị mới, khu phố cũ, phố cổ.
- Nhà nước quản lý để bảo tồn, tôn tạo, cải tạo, hoá giá hoặc thay đổi chức năng, xây dựng mới, xác định trên 800 công trình kiến trúc có giá trị trong khu phố cổ và nghiên cứu giải pháp kiến trúc trong bảo tồn, tôn tạo các công trình di tích như: khu Thái học - Văn Miếu, khu Tượng vua Lê, Hoàng thành Thăng Long và một số di tích - danh thắng khác.
- Việc quản lý kiến trúc công trình đã được thực hiện thông qua thoả thuận phương án thiết kế công trình khi lập dự án và cấp phép xây dựng.
- Uỷ ban nhân dân thành phố đã ban hành Điều lệ quản lý xây dựng theo quy hoạch chi tiết và ban hành một số quy định quản lý kiến trúc đối với một số khu đặc biệt như Hoàn Kiếm, khu vực Hồ Tây, Ba Đình..
- Thành phố đã mạnh dạn ban hành một số quy định thể chế hoá các quy chế, quy định về quản lý đầu tư, chính sách về đất đai, thực hiện đa dạng hoá mô hình đầu tư xây dựng, cơ chế tài chính dự án, nghĩa vụ của các nhà đầu tư thực hiện dự án.
- để huy động nguồn lực phát triển kết cấu hạ tầng và kiến trúc - cảnh quan đô thị..
- Tuy vậy, quản lý xây dựng và kiến trúc còn không ít nhiều hạn chế: quy trình xét duyệt đầu tư xây dựng còn phức tạp, phải qua nhiều cửa, nhiều đầu mối, công tác quản lý xây dựng tại cấp phường còn buông lỏng.
- việc quản lý kiến trúc còn thiếu các chính sách và biện pháp đặc thù trong việc thẩm định thiết kế sơ bộ.
- các quy chuẩn thiết kế kiến trúc đô thị;.
- quản lý đầu tư xây dựng còn thiếu các quy trình quản lý phù hợp với từng loại dự án và công trình.
- Trong quản lý trật tự xây dựng đô thị, thành phố còn lúng túng trong việc áp dụng các mức xử phạt và tổ chức lực lượng thanh tra, xử phạt các vi phạm trật tự xây dựng đô thị.
- nguồn nhân lực cho quản lý quy hoạch, xây dựng và kiến trúc còn yếu, chưa tiếp cận được phương pháp tiên tiến, hiện đại và bản địa hoá cho phù hợp với đặc thù của đất nước và của Hà Nội..
- Quản lý đất đai đô thị.
- Đây là nội dung cơ bản của quản lý đất đai đô thị.
- Do đất đai là tài sản có giá trị lớn, nên đền bù, giải phóng mặt bằng là vấn đề căng thẳng trong quản lý đô thị ở Hà Nội.
- Tuy vậy, đây vẫn là vấn đề khó khăn trong quản lý đô thị, nhiều nơi gặp sự phản ứng quyết liệt từ phía người dân, buộc phải giãn tiến độ..
- Trên cơ sở các văn bản pháp luật về đất đai, về xử lý sai phạm, thành phố đã đề cao trách nhiệm của các cấp, các ngành trong quản lý đất đai, đẩy lùi tình trạng "nhảy dù".
- Đây là yêu cầu rất cơ bản của quản lý và phát triển đất đai đô thị, gắn với sự hình thành thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
- bất động sản và tăng tính phức tạp cho quy hoạch và quản lý đất đai đô thị, nhất là khi đối diện với tình trạng sử dụng đất sai quy hoạch, đầu cơ chiếm dụng đất đai, đầu tư bất động sản tràn lan.
- Để thị trường bất động sản định hình và vận hành, thành phố đã tập trung giải quyết vấn đề cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở, tăng cường quản lý chính sách đất đai, rà soát lại dự án quy hoạch.
- thành lập Công ty Phát triển Nhà ở và Đô thị có chức năng kinh doanh bất động sản.
- Trước hết, phải xây dựng xong thí điểm cơ chế, chính sách về đấu giá nhà thuộc quỹ nhà chuyên dùng do Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất đang quản lý gắn với quyền sử dụng đất hoặc quyền thuê nhà thuộc sở hữu Nhà.
- Thành phố đã ban hành các quy định về quản lý và cấp phép hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ, môi giới, tư vấn bất động sản, xây dựng một lộ trình tổng thể cho việc quản lý và phát triển thị trường bất động sản, tạo điều kiện cho tổ chức và cá nhân giao dịch, mua bán bất động sản một cách dễ dàng, được pháp luật bảo hộ và thừa nhận, từng bước lành mạnh hoá thị trường bất động sản trên địa bàn Hà Nội..
- Tuy nhiên, đây là thị trường còn sơ khai, quản lý vẫn yếu kém, dẫn tới đầu cơ, đẩy giá bất động sản thành “bong bóng”, xoá bao cấp nhà ở nhưng lại chưa hình thành được cơ chế đảm bảo quyền có nhà ở của người có thu nhập thấp.
- Quản lý đất đai vẫn là vấn đề khó khăn trong quản lý đô thị, liên quan đến cả chính sách vĩ mô với mối tương tác giữa thị trường bất động sản với thị trường tài chính - tiền tệ, thị trường hàng hoá - dịch vụ, thị trường sức lao động.
- Sự yếu kém trong quản lý tài nguyên đất, cùng với sự biến chất của một bộ phận cán bộ, công chức trong bộ máy công quyền dẫn đến nhiều dự án chiếm giữ hàng trăm héc ta đất nông nghiệp nhưng được "đắp chiếu", án binh bất động nhằm chờ thời để “lướt sóng”, trong khi người dân không còn đất phục vụ cho sinh kế.
- Về quản lý văn hoá, xã hội và dân cư đô thị.
- Dân số tăng nhanh cũng đặt ra nhiều vấn đề đối với quản lý đô thị như việc làm, nhà ở, giao thông, cung ứng dịch vụ xã hội, nhất là hình thái nông thôn trong đô thị, song thành phố đã tập trung giải quyết những vấn đề lớn sau đây:.
- Đó là chưa nói đến di cư từ nông thôn ra đô thị, có số tìm được việc làm thường xuyên, có số lao động mùa vụ hoặc theo thuê mướn tạm thời, đặt ra những vấn đề rất mới mẻ đối với quản lý dân cư loại này..
- Quản lý hộ khẩu, trong những năm qua quản lý hộ khẩu ở Hà Nội đã được cải tiến..
- Đổi sổ hộ khẩu đã góp phần vào quản lý hộ khẩu tại Hà Nội..
- Tuy vậy, quản lý hộ khẩu vẫn là một vấn đề nhức nhối, nhất là khi sổ hộ khẩu bị các ngành, các cơ quan chức năng khác lấy làm cơ sở để thực hiện các giao dịch dân sự như mua bán nhà, đăng ký xe máy.
- Luật Cư trú ra đời đã giúp quản lý hộ khẩu ở Hà Nội được thuận lợi hơn, vừa đảm bảo an ninh trật tự Thủ đô, vừa tôn trọng quyền di cư và di trú hợp pháp của công dân..
- Tóm lại, công tác quản lý trên các lĩnh vực đô thị tuy có đạt được một số kết quả, nhưng còn không ít hạn chế: 1) Công tác tổ chức và quản lý về kinh tế đô thị chưa thật phù hợp với thực tế phát triển kinh tế ở các đô thị trong giai đoạn hiện nay.
- Trong bối cảnh phải quản lý một nền kinh tế đô thị đa dạng, phức tạp và năng động, bộ máy quản lý kinh tế ở các thành phố vẫn không khác gì so với bộ máy quản lý kinh tế ở nông thôn, còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập trong việc quy hoạch, định hướng, quản lý kinh tế vĩ mô và vi mô, hạn chế sự phát triển của các ngành, các lĩnh vực kinh tế của các đô thị trong bối cảnh CNH, HĐH, hội nhập quốc tế.
- 2) Công tác quy hoạch và quản lý xây dựng Hà Nội đã có chuyển biến tích cực, nhưng vẫn còn nhiều tồn tại: quy hoạch chi tiết còn thiếu, chưa đáp ứng yêu cầu đầu tư phát triển và quản lý đô thị.
- công tác quản lý xây dựng đô thị vẫn chưa làm chủ được tình tình phát triển đô thị.
- môi trường đô thị bị ô nhiễm.
- trật tự trong lĩnh vực kiến trúc và xây dựng đô thị Hà Nội chưa được xác lập.
- 3) Công tác tổ chức quản lý quy hoạch đô thị trong những năm qua ở các đô thị trực thuộc Trung ương đã có những tiến bộ nhất định, nhất là phạm vi quy hoạch được bao quát từ quy hoạch vùng, quy hoạch chung đến quy hoạch chuyên ngành (quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết);.
- Tuy vậy, quản lý quy hoạch đô thị hiện nay vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết, nhiều ý kiến cho thấy thực trạng quy hoạch đô thị của Hà Nội đang còn rất lộn xộn, trong đó nhấn mạnh đến các vấn đề nhận thức, quan điểm nội dung công tác quy hoạch.
- đổi mới công tác đào tạo và tư vấn về quy hoạch xây dựng đô thị.
- quy hoạch đô thị nhìn nhận từ đào tạo nguồn nhân lực.
- 4) Quản lý nhà và đất ở đô thị đang là vấn đề tạo nên nhiều bức xúc trong công tác quản lý đô thị, nhất là trong bối cảnh đô thị hoá tăng tốc mạnh chưa từng có như trong thời gian gần đây.
- Nhìn chung, quản lý đô thị Hà Nội trong quá trình đổi mới đã đạt được nhiều kết quả quan trọng từ quản lý quy hoạch, quản lý xây dựng và kiến trúc, quản lý đất đai, dân cư, nhà ở và quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị.
- Đặc điểm nổi bật là trong quản lý đã vận dụng một bước các nguyên tắc thị trường để tổ chức và phát triển các loại dịch vụ như tư vấn quy hoạch, thiết kế xây dựng, quản lý đất đai.
- Mặc dù vậy, những kết quả đó so với yêu cầu đòi hỏi thì vẫn còn khoảng cách, nhất là chưa phân định quản lý hành chính với quản lý chuyên ngành kỹ thuật, nhiều mặt còn quan niệm giản đơn, thậm chí có cả tiêu cực, nên chất lượng quản lý thấp, tác động đến chất lượng quy hoạch, tiến độ và chất lượng của hệ thống hạ tầng kỹ thuật, phát triển quỹ nhà ở, rối loạn của thị trường bất động sản, ô nhiễm môi trường sinh thái, dân số đô thị tăng nhanh không đi kèm với cải thiện về chất lượng.
- Tất cả những hạn chế đó đều có nguyên nhân từ quản lý đô thị và thực tiễn đang hối thúc phải đổi mới phương thức quản lý đô thị Hà Nội nhằm xây dựng Thủ đô văn minh, giàu đẹp, hiện đại và phát triển bền vững..
- Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý đô thị của Hà Nội.
- Để nâng cao hiệu quả của công tác quản lý Thủ đô Hà Nội trong thời kỳ phát triển và hội nhập quốc tế, sự cần thiết phải tiến hành thực hiện xây dựng các mô hình tổ chức và quản lý đô thị đáp ứng được các nhu cầu:.
- Xây dựng tổ chức bộ máy quản lý chính quyền đô thị Hà Nội phải khác với chính quyền nông thôn, theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã xác định: “Phân biệt rõ những khác biệt giữa chính quyền nông thôn và chính quyền đô thị để tổ chức bộ máy phù hợp.
- có cơ chế tuyển dụng, bố trí cán bộ, công chức có năng lực trình độ đúng với ngành nghề chuyên môn theo yêu cầu của công tác quản lý đô thị.
- Có chính sách khuyến khích người tài giỏi, kể cả người trong nước và Việt kiều tham gia trên các lĩnh vực quản lý đô thị bảo đảm việc.
- “quản lý đô thị hiện đại là phải có con người đô thị tương ứng”.
- Đồng thời có cơ chế đưa ra khỏi bộ máy những cán bộ, công chức không đủ phẩm chất, năng lực đáp ứng với nhiệm vụ quản lý của Thủ đô..
- Ba là: Quản lý đô thị bằng pháp luật và cơ chế, chính sách, tránh điều hành, xử lý công việc theo cảm tính cá nhân.
- điều quan trọng là phải có đầy đủ và đồng bộ hệ thống pháp luật đáp ứng yêu cầu quản lý trên các lĩnh vực của Thủ đô..
- Năm là: Công tác phân cấp quản lý cần được tăng cường đẩy mạnh, phân cấp phải rõ đơn vị bảo đảm đủ các điều kiện mới được phân cấp.
- Cần thực hiện phân cấp mạnh cho các đô thị là thành phố trực thuộc Trung ương..
- Sáu là: thực hiện công tác quản lý của chính quyền đô thị hiện đại, sự cần thiết là phải hiện đại hoá và sử dụng có hiệu quả các phương tiện quản lý, để việc xây dựng chính quyền đô thị trong điều kiện cải cách nền hành chính nhà nước và hội nhập quốc tế là một việc làm cần thiết trong giai đoạn hiện nay, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý các đô thị, góp phần vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương và đối với cả nước.
- Cuối cùng, công tác quản lý đô thị Hà Nội phải là nhiệm vụ của tất cả mọi người, mọi cấp, từ Chính phủ đến thành phố và mỗi người dân Thủ đô.
- Tiến đến 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, với sự tham gia của cả cộng đồng vào công tác quản lý đô thị, chúng ta đang từng bước xây dựng một Thủ đô văn minh, hiện đại, ngày càng đàng hoàng hơn, to đẹp hơn..
- TS Nguyễn Quang Ngọc, Nghiên cứu xây dựng mô hình tổ chức và quản lý nhà nước đặc thù của các đô thị trực thuộc Trung ương ở nước ta, Đề tài khoa học cấp Nhà nước mã số KX .
- 2 Võ Kim Cương, Quản lý đô thị thời kỳ chuyển đổi, NXB Xây dựng, Hà Nội, 2004, tr.5..
- 4 Đào Ngọc Nghiên, “Công tác quản lý và phát triển đô thị tại Thủ đô Hà Nội”, bài phát biểu tại Hội thảo khoa học tại Hà Nội, 11/2004..
- đồng thời chúng ta cần học tập kinh nghiệm xây dựng đô thị của các nước tiên tiến.