« Home « Kết quả tìm kiếm

Quản lý khai thác, sử dụng và bảo vệ nước dưới đất Ở Khu công nghiệp Trà Nóc, Thành phố Cần Thơ


Tóm tắt Xem thử

- QUẢN LÝ KHAI THÁC, SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ NƯỚC DƯỚI ĐẤT Ở KHU CÔNG NGHIỆP TRÀ NÓC, THÀNH PHỐ CẦN THƠ.
- Kết quả cho thấy hầu hết các doanh nghiệp sử dụng kết hợp các nguồn nước.
- Kết quả khảo sát cho thấy, chế biến thủy, hải sản là chủ yếu, chiếm 90,91% doanh nghiệp phỏng vấn.
- Do vậy, số liệu hiện trạng giếng khoan đang khai thác sử dụng ở TPCT chưa được cập nhật mới kể từ năm 2004 (trên 32.000 giếng).
- Thực hiện chủ trương tiết kiệm sử dụng NDĐ, hiện tại Ủy ban nhân dân (UBND) TPCT không cấp phép khai thác, sử dụng NDĐ mới tại khu vực đã có hệ thống cấp nước của nhà máy nước (Trung tâm Quan trắc TN&MT Cần Thơ, 2011).
- Hình 1: Vị trí các doanh nghiệp sử dụng NDĐ Nguồn: Số hóa bản đồ, Công ty TNHH MTV xây dựng hạ tầng KCN Cần Thơ, 2013.
- Các doanh nghiệp trong KCN Trà Nóc chủ yếu hoạt động ở các lĩnh vực chế biến thủy, hải sản;.
- Các lĩnh vực hoạt động của các doanh nghiệp được thể hiện ở Hình 2.
- Hình 2: Lĩnh vực hoạt động của các doanh nghiệp trong KCN Trà.
- Tuy KCN Trà Nóc có vị trí thuận lợi cặp bờ sông Hậu nhưng hiện tại vẫn còn một số doanh nghiệp đang sử dụng nguồn NDĐ cho sinh hoạt và sản xuất.
- Theo Công văn số 2946/UBND-KT ngày 23 tháng 6 năm 2010 của UBND TPCT về việc gia hạn giấy phép khai thác NDĐ, chủ giấy phép khai thác NDĐ phải chuyển đổi sang sử dụng nước máy và có lộ trình chuyển đổi, UBND TPCT chấp thuận cho các doanh nghiệp gia hạn giấy phép khai thác, sử dụng NDĐ với thời hạn 02 năm.
- Nhưng theo ý kiến các doanh nghiệp, việc chuyển đổi sang sử dụng nước máy là rất khó khăn do: (i) mặt bằng bị giới hạn phải xây dựng hồ chứa có diện tích lớn;.
- Điều này gây khó khăn cho cả cơ quan chức năng và các doanh nghiệp trong việc quản lý khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên NDĐ tại KCN Trà Nóc.
- Do vậy, việc điều tra và đánh giá chi tiết về hiện trạng khai thác và sử dụng nguồn NDĐ tại KCN Trà Nóc – TPCT là rất cần thiết, trên cơ sở đó đề ra các giải pháp nhằm quản lý hiệu quả hơn nguồn tài nguyên NDĐ tại vùng nghiên cứu..
- Hiện trạng sử dụng NDĐ tại KCN TN..
- Phỏng vấn các doanh nghiệp Phỏng vấn chuyên gia/nhà quản lý.
- thực địa Khảo sát bổ sung hiện trạng quản lý khai thác, sử dụng NDĐ tại KCN Trà Nóc.
- Khảo sát thực địa: mục đích điều tra, khảo sát bổ sung hiện trạng quản lý khai thác sử dụng NDĐ tại vùng nghiên cứu.
- Phỏng vấn: Phỏng vấn các doanh nghiệp và nhà quản lý được tiến hành theo các bước được thể hiện ở Hình 4..
- Phỏng vấn doanh nghiệp: phỏng vấn trực tiếp các doanh nghiệp hiện đang sử dụng NDĐ cho sản xuất và sinh hoạt.
- Nghiên cứu tiến hành phỏng vấn 11 doanh nghiệp hoạt động ở lĩnh vực chế biến thủy, hải sản.
- Thông qua phiếu điều tra để thu thập các thông tin của doanh nghiệp về: (i) lưu lượng khai thác, thông tin của giếng khoan (độ sâu giếng khoan, công suất máy bơm, lưu lượng khai thác, mục đích sử dụng, tầng chứa nước).
- Phỏng vấn nhà quản lý: phỏng vấn trực tiếp và gián tiếp (qua thư điện tử) các thông tin về: (i) hiện trạng quản lý khai thác và sử dụng NDĐ của các doanh nghiệp.
- trong công tác quản lý khai thác và sử dụng NDĐ.
- (iv) các đánh giá về sự quan tâm, hiểu biết của các doanh nghiệp về Luật TNN và hiệu quả trong công tác quản lý của cơ quan chức năng địa phương.
- Nhà quản lý Doanh nghiệp.
- các Sở/Phòng TNMT PV trực tiếp doanh nghiệp Xác định các thông tin cần.
- Đánh hiện trạng khai thác và sử dụng NDĐ thông qua các số liệu thu thập, điều tra và quá trình thực thi các VBPL về NDĐ tại KCN Trà Nóc thông qua phỏng vấn doanh nghiệp và cơ quan chức năng quản lý tài nguyên NDĐ tại KCN Trà Nóc..
- Số liệu phân tích được thực hiện thông qua sử dụng các biểu đồ và các thống kê.
- Trong nghiên cứu này sử dụng Microsoft Excel để thống kê và xử lý số liệu thu thập (tính trung bình bằng hàm average, tính phần trăm, các hàm Min, Max)..
- Trong nghiên cứu này, phân tích SWOT được sử dụng để phân tích điểm mạnh (Strenghs), điểm yếu (Weakness), cơ hội (Opportunities) và thách thức (Threat) trong công tác quản lý của cơ quan chức năng thông qua quá trình thực thi các VBPL, là cơ sở quan trọng để đề ra các giải pháp (đề xuất) nâng cao hiệu quả quản lý NDĐ tại KCN Trà Nóc..
- 3.1.2 Thông tin chung về kết quả phỏng vấn Trong số 129 doanh nghiệp đang hoạt động tại KCN Trà Nóc, hiện có 115 doanh nghiệp sử dụng nguồn nước cấp từ Công ty cổ phần cấp thoát nước Trà Nóc (chủ yếu cho sinh hoạt), 14 doanh nghiệp sử dụng NDĐ, nước mặt hoặc cùng lúc kết hợp nhiều nguồn nước để phục vụ cho cả sinh hoạt và sản xuất (Bảng 1).
- Dựa vào các số liệu nêu trên và công tác cấp phép khai thác, sử dụng NDĐ của các nhà quản lý thì việc phỏng vấn các doanh nghiệp có kết quả như sau: với tổng số 11 doanh nghiệp (Phụ lục) thì có 10 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Chế biến thủy, hải sản, còn lại 1 doanh nghiệp hoạt động ở lĩnh vực May mặc và chế biến lông vũ là Công ty TNHH KWONGLUNG MEKO.
- Lĩnh vực hoạt động của các doanh nghiệp phỏng vấn được thể hiện trong Hình 5..
- Bảng 1: Nguồn nước được các doanh nghiệp sử dụng để sản xuất.
- STT Nguồn nước sử dụng Số doanh nghiệp.
- Hình 5: Lĩnh vực hoạt động của các doanh nghiệp được phỏng vấn, năm 2013.
- Là ngành kinh tế quan trọng của TPCT, và là lợi thế phát triển của KCN Trà Nóc, chế biến thủy hải sản là lĩnh vực chiếm 90,91% trong các doanh nghiệp được phỏng vấn.
- Trong đó, Công ty Cổ phần Seavina là doanh nghiệp nước ngoài có số.
- Hình 6: Số lượng công nhân của các doanh nghiệp được phỏng vấn, năm 2013 Với số lượng công nhân nêu trên cùng đặc thù.
- của ngành thì nhu cầu sử dụng nước doanh nghiệp là rất lớn.
- Nước được sử dụng ở tất cả các công đoạn trong quy trình sản xuất và đặc biệt là công đoạn sơ chế, chế biến và fillet cá.
- Do vậy, NDĐ là lựa chọn hàng đầu của các doanh nghiệp vì có chất lượng tốt và giá thành rẻ (theo kết quả phỏng vấn doanh nghiệp).
- Ngoài ra còn có 1 doanh nghiệp (Công ty Pepsico Việt Nam) chưa được phỏng vấn do gặp nhiều vấn đề bảo mật thông tin doanh nghiệp.
- Ngoài NDĐ, các doanh nghiệp còn sử.
- Thành phần các nguồn nước doanh nghiệp khai thác sử dụng NDĐ được thể hiện ở Hình 7..
- Biểu đồ cho thấy các doanh nghiệp sử dụng kết hợp nhiều nguồn nước để sản xuất và sinh hoạt.
- Có 18,18% chỉ sử dụng NDĐ, đa phần nước máy và NDĐ chiếm 63,64% trong tổng số doanh nghiệp được phỏng vấn..
- Hình 7: Các nguồn nước được doanh nghiệp khai thác và sử.
- Trong 11 doanh nghiệp được phỏng vấn, với tổng số lượng giếng khoan là 23 giếng (trung bình mỗi doanh nghiệp có 2 giếng).
- dùng cho mục đích sản xuất và cả sinh hoạt thì tổng lượng nước khai thác là 12.290 m 3 / ngày.đêm, trung bình mỗi doanh nghiệp khai thác 1.117,27 m 3 / ngày.đêm.
- trong đó Công ty TNHH KWONGLUNG MEKO là doanh nghiệp có lưu lượng khai thác lớn nhất, 3.120 m 3 / ngày.đêm, thấp nhất là Công ty Cổ Phần Thủy sản MEKONG 250 m 3 / ngày.đêm.
- Lưu lượng khai thác NDĐ của các doanh nghiệp được thể hiện ở Hình 8..
- Hình 8: Lưu lượng khai thác NDĐ của các doanh nghiệp.
- Tuy cùng lúc sử dụng kết hợp nhiều nguồn nước (nước máy và NDĐ) nhưng Công ty TNHH KWONGLUNG MEKO và Công ty TNHH Thủy sản PANGA MEKONG là hai doanh nghiệp có lưu lượng khai thác lớn nhất (3.120 và 2.200 m 3 / ngày.đêm).
- Điều đó cho thấy, việc thay đổi sang sử dụng nước máy là rất khó khăn trong khi nhu cầu nước cho sản xuất hiện tại là rất lớn..
- Trong thời gian làm việc tại doanh nghiệp, công nhân cũng sử dụng đa phần từ nguồn NDĐ (Hình 9), cụ thể 54,55% doanh nghiệp sử dụng NDĐ cho sinh hoạt của công nhân khi làm việc, 36,36% doanh nghiệp kết hợp cả nước máy và NDĐ.
- Nhìn chung NDĐ vẫn là sự lựa chọn hàng đầu của các doanh nghiệp không chỉ cho sản xuất mà cho cả sinh hoạt..
- Hình 9: Nguồn nước công nhân sử dụng trong thời gian làm việc tại doanh.
- Theo kết quả phỏng vấn, hầu hết (100%) các doanh nghiệp đều có kiểm tra chất lượng nguồn NDĐ theo định kỳ mỗi năm theo các tiêu chuẩn trong Quy chuẩn nước ngầm và Tiêu chuẩn ngành (chủ yếu là chế biến thủy sản xuất khẩu Châu Âu).
- Kết quả cho thấy 10 doanh nghiệp cho biết chất lượng nguồn nước đạt chuẩn, còn lại 1 doanh nghiệp cho biết chất lượng nguồn nước không đạt nên đã chọn nguồn nước máy thay thế cho NDĐ trong quy trình sản xuất, NDĐ chỉ sử dụng dự phòng khi mất nước (Công ty TNHH Thực phẩm xuất khẩu Nam Hải), tuy nhiên, theo ý kiến của chuyên viên đang công tác tại Công ty TNHH MTV xây dựng hạ tầng KCN Trà Nóc thì.
- “các doanh nghiệp hoạt động ở lĩnh vực chế biến thủy, hải sản đều phải sử dụng NDĐ để sản xuất, có thể họ đã khai thác trái phép hoặc khai báo không đúng”.
- Trong thời gian doanh nghiệp khai thác và sử dụng, 27,27% doanh nghiệp nhận thấy có sự suy giảm của nguồn NDĐ (cả về chất và lượng).
- KWONG LUNG MEKO nhận thấy sự suy giảm nhưng Ông cho rằng “sự suy giảm này không gây ảnh hưởng đến việc khai thác sử dụng NDĐ của doanh nghiệp, do giếng khoan khoan ở độ sâu 310 m, ở tầng Pliocen, tầng rất ít doanh nghiệp trong khu vực khai thác”.
- Trong quá trình khai thác, 90,91% doanh nghiệp khai thác NDĐ có xử lý trước khi sử dụng.
- Trong trường hợp nguồn NDĐ không còn đủ hoặc các doanh nghiệp không được cấp phép hay.
- gia hạn khai thác, sử dụng NDĐ thì có 63,64%.
- doanh nghiệp sẽ chuyển sang nước máy để sử dụng, còn lại 36,36% doanh nghiệp chọn nguồn nước mặt để sản xuất.
- Nguyên nhân là do nguồn nước máy tại khu vực (Công ty Cổ phần Cấp Thoát nước Cần Thơ) không đảm bảo sẽ cấp đủ nước cho doanh nghiệp và việc mất nước sẽ không được thông báo trước.
- Hiện tại, có 3 giếng khoan không còn sử dụng đã được trám lấp “đúng kỹ thuật” (2 giếng tại Công ty TNHH Thực phẩm xuất khẩu Nam Hải và 1 giếng tại Công ty Cổ Phần Thủy sản Bình An)..
- Với nguyên nhân là không có nhu cầu sử dụng và giếng bị hỏng..
- Hầu hết các doanh nghiệp được phỏng vấn đều chủ yếu khai thác nước ở tầng Pleistocen giữa – trên, chiếm 90,91% doanh nghiệp.
- Hiện có 8 trên 11 doanh nghiệp được phỏng vấn nằm ở KCN Trà Nóc 1, với tổng lưu lượng khai thác NDĐ ở tầng Pleistocen là 6.810 m 3 / ngày.đêm, tại KCN Trà Nóc 2 là 3.280 m 3 / ngày.đêm .
- 3.5 Công tác quản lý nguồn tài nguyên NDĐ Về việc áp dụng Luật TNN trong doanh nghiệp, có 90,91% doanh nghiệp có tìm hiểu về Luật TNN, chủ yếu quan tâm các điều liên quan đến tài nguyên NDĐ như là: việc khai thác, sử dụng đúng quy định.
- cách phòng chống khắc phục hậu quả khi gặp sự cố trong khai thác sử dụng NDĐ.
- các quy trình, thủ tục đề nghị cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng NDĐ và thủ tục đề nghị gia hạn giấy phép.
- Các doanh nghiệp trên đều có thực thi Luật TNN.
- Trong quá trình thực thi, doanh nghiệp gặp một số khó khăn trong việc chuyển đổi nguồn nước để sản xuất, Luật TNN 2012 quy định doanh nghiệp phải chuyển từ NDĐ sang nước máy ở những nơi đã có đường ống nước máy đi qua, tuy nhiên các doanh nghiệp không có mặt bằng xây bể chứa và phải chuyển đổi công nghệ xử lý nước gây.
- lãng phí các cơ sở vật chất đã xây dựng cho việc xử lý NDĐ trước đây, giá nước máy cao hơn so với NDĐ làm cho giá thành sản xuất ra sản phẩm và giá thành sản phẩm bán ra thị trường sẽ tăng cao làm giảm nguồn thu cho doanh nghiệp..
- Theo kết quả khảo sát, về công tác xin cấp phép khai thác NDĐ, trước khi tiến hành khoan giếng, 100% các doanh nghiệp đều có đề nghị cấp giấy phép của UBND TPCT.
- Tuy nhiên, trong đó chỉ có 27,27% doanh nghiệp là do tổ chức/cá nhân có thẩm quyền tại địa phương khoan giếng, còn lại 72,73% doanh nghiệp là do tổ chức/cá nhân hành nghề khoan giếng tư nhân (Hình 13).
- Hình 13: Tổ chức xây dựng giếng khoan cho các doanh nghiệp trong.
- KCN Trà Nóc.
- Do vậy, những giấy phép khai thác sử dụng tài nguyên NDĐ giai đoạn này đều do Sở Nông nghiệp và PTNT Cần Thơ cấp.
- Theo kết quả phỏng vấn thì Công ty Cổ phần Thủy sản MEKONG được Sở Nông nghiệp và PTNT cấp phép khai thác sử dụng NDĐ vào năm 1999.
- Công ty TNHH KWONG LUNG MEKO là doanh nghiệp có lưu lượng khai thác NDĐ lớn nhất tại KCN Trà Nóc (3.120 m 3 /ngày.đêm).
- Nghị định này quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng TNN, xả nước thải vào nguồn nước, Bộ TN&MT cấp, gia hạn giấy phép khai thác, sử dụng NDĐ trong trường hợp thăm dò, khai thác NDĐ đối với công trình có lưu lượng từ 3.000 m3/ngày.đêm trở lên).
- Dựa trên công tác cấp phép TNN, hiện tại KCN Trà Nóc còn 12 doanh nghiệp khai thác NDĐ, 2 doanh nghiệp khai thác nước mặt.
- (Công ty Cổ phần Cấp nước Trà Nóc, Công ty TNHH Chế biến Phụ phẩm Thủy sản Honoroad Việt Nam), các doanh nghiệp còn lại sử dụng nước máy.
- Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp ven sông Hậu hiện đang khai thác nước mặt để sử dụng cho việc vệ sinh nhà máy nhưng không khai báo đến UBNDTP cũng như việc thiếu sót trong công tác quản lý của các cơ quan chức năng địa phương..
- các tổ chức, cá nhân có hoạt động khai thác, sử dụng TNN nói chung và NDĐ nói riêng..
- Sử dụng các công cụ, công nghệ thông tin trong quản lý NDĐ;.
- Các doanh nghiệp trong KCN Trà Nóc có điều kiện tiếp cận kịp thời các VBPL..
- Sử dụng NDĐ chi phí thấp..
- Các doanh nghiệp chưa tự giác trong việc áp dụng luật;.
- Vẫn còn các doanh nghiệp khai thác trái phép (không xin cấp phép);.
- Do đặc thù của ngành sản xuất chế biến thủy, hải sản với yêu cầu xuất khẩu Châu Âu nên hầu hết các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này đều sử dụng NDĐ để sản xuất.
- Qua các kết quả phân tích về hiện trạng khai thác và sử dụng NDĐ tại KCN Trà Nóc TPCT nêu trên cho thấy với nhu cầu sử dụng nước hiện tại của các doanh nghiệp trong bối cảnh nguồn nước mặt đang bị suy thoái thì nguồn tài nguyên NDĐ tại khu vực đang có nguy cơ suy giảm, biểu hiện rõ nhất về lượng NDĐ trong KCN.
- Bên cạnh đó, công tác quản lý NDĐ của các cơ quan chức năng vẫn chưa thật sự hiệu quả, chưa có những biện pháp thiết thực nhằm hỗ trợ việc chuyển đổi sang sử dụng nước máy hoặc hạn chế việc khai thác với lưu lượng lớn của các doanh nghiệp..
- đầu tư trang thiết bị hiện đại, đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, cấp phép nhằm hỗ trợ các sở ban ngành trong việc quản lý khai thác, sử dụng và bảo vệ nguồn tài nguyên NDĐ tại vùng nghiên cứu;