« Home « Kết quả tìm kiếm

QUAN NIỆM VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ĐÔ THỊ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CHO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THỦ ĐÔ HÀ NỘI HIỆN NAY


Tóm tắt Xem thử

- Phát triển bền vững và phát triển bền vững đô thị 1.1.
- Quan niệm về phát triển bền vững.
- Trong hơn ba thập kỷ qua, nhiều tài liệu và các thoả ước quốc tế đã đề cập đến chủ đề phát triển bền vững.
- thậm chí có những quan điểm cho rằng, ngay trong các tác phẩm của Marx và Engel vấn đề phát triển bền vững đã được đặt ra từ góc tiếp cận quan hệ giữa con người với giới tự nhiên.
- Tuy nhiên, trong sự vận động phát triển của xã hội, phải đến Hội nghị của Liên hợp quốc về môi trường con người (năm 1972 tại Stockholm, Thuỵ Điển), tầm quan trọng của môi trường đối với đời sống con người và quá trình phát triển mới chính thức được thừa nhận.
- Đồng hành với nó, thuật ngữ phát triển bền vững lần đầu tiên được sử dụng trong cuốn “Chiến lược bảo tồn thế giới” do Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (IUCN) xuất bản năm 1980 với mục tiêu tổng quát là đạt được sự phát triển bền vững thông qua bảo tồn các nguồn tài nguyên sống..
- Trong Báo cáo Tương lai chung của chúng ta (còn được gọi là Báo cáo Brundtland) của Uỷ ban Thế giới về Môi trường và Phát triển (WCED) năm 1987 cũng đã đưa ra khái niệm về phát triển bền vững.
- Theo đó, thừa nhận mối liên kết chặt chẽ giữa môi trường và phát triển.
- Theo WCED, "phát triển bền vững là sự phát triển vừa đáp ứng được nhu cầu của các thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến các thế hệ tương lai trong việc đáp ứng các yêu cầu của họ"..
- Như vậy, đặt trong dòng chảy của sự phát triển khái niệm phát triển bền vững có thể thấy, nếu quan điểm của Chiến lược bảo tồn thế giới nhấn mạnh đến sự thống nhất các giá trị môi trường và bảo tồn trong quá trình phát triển.
- Trong cuốn Cứu lấy trái đất: Chiến lược vì sự sống bền vững, khái niệm phát triển bền vững tiếp tục được hoàn thiện.
- Hội nghị Liên hợp quốc về môi trường và phát triển (năm 1992 tại Rio De Janeiro, Braxin), khái niệm về phát triển bền vững đã được chấp thuận một cách rộng rãi.
- Tại Hội nghị Thượng đỉnh Trái Đất lần này, các nước đã thông qua Chương trình nghị sự 21, một chương trình hành động toàn cầu nhằm giải quyết các vấn đề môi trường và phát triển..
- Đến đây, nhiều người lập luận rằng, cuộc tranh luận về môi trường và phát triển đã được hội tụ tại Nguyên tắc 4 của Tuyên bố Rio: “để đạt được sự phát triển bền vững, bảo vệ môi trường phải là một phần không thể tách rời của quá trình phát triển và không thể tách biệt khỏi quá trình đó”.
- Tiếp đó, Uỷ ban Phát triển bền vững của Liên hợp quốc (CDS) đã bổ sung một khía cạnh thứ tư của phát triển bền vững, đó là thể chế 1 .
- Phát triển bền vững không thể thực hiện được nếu không có thể chế ổn định, phù hợp để thúc đẩy sự phát triển hài hoà trên cả ba mặt: kinh tế, xã hội và môi trường..
- Quan điểm về phát triển bền vững a) Quan điểm gồm 3 cực.
- Mười năm sau Hội nghị Thượng đỉnh Trái Đất, năm 2002, Hội nghị Thượng đỉnh thế giới về phát triển bền vững đã được tổ chức tại Johannesburg, Nam Phi.
- Lần đầu tiên phát triển bền vững đã trở thành chủ đề của một diễn đàn quan trọng nhất của thế giới..
- Trong xu thế toàn cầu hoá, tại Hội nghị này, quan điểm về phát triển bền vững được chú trọng với nội dung cụ thể là thu hẹp khoảng cách giữa các nước giàu và các nước nghèo, xoá bỏ nghèo đói, nhưng không làm ảnh hưởng đến môi sinh.
- Hai văn kiện này khẳng định sự cấp thiết phải thực hiện phát triển kinh tế trong tương quan chặt chẽ với bảo vệ môi trường và bảo đảm công bằng xã hội ở tất cả các quốc gia, các khu vực và trên phạm vi toàn cầu..
- Như vậy, trải qua sự phát triển của xã hội với những quan điểm khác nhau về phát triển bền vững, song tựu chung lại khái niệm phát triển bền vững có đặc điểm chung: (i) điều kiện con người mong muốn: duy trì một xã hội đáp ứng các nhu cầu chung của họ;.
- Quan niệm về phát triển bền vững đô thị.
- Đây là đầu tàu phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội.
- song cũng là nơi đặt ra sự phát triển bền vững về kinh tế, xã hội, môi trường với một thể chế phù hợp.
- Vậy vấn đề đặt ra chúng ta quan niệm thế nào về phát triển bền vững đô thị? Câu trả lời chắc hẳn là: phát triển bền vững đô thị bên cạnh dựa vào quan niệm về phát triển bền vững nói chung mà cộng đồng thế giới thừa nhận, song mặt khác, nó cũng có những nội dung đặc thù do sự khác biệt không gian cư trú, hoạt động kinh tế, xã hội, chính trị của cộng đồng cư dân phi nông nghiệp..
- Tiếp cận vấn đề này, có nhiều cách giải thích về sự phát triển bền vững đô thị khác nhau và mỗi cách lý giải đều dựa vào sự tiếp cận về hoạt động khác nhau của đô thị:.
- Quan điểm của Trung tâm về Định cư con người của Liên hợp quốc, trong chương trình các thành phố bền vững đã nhận xét: Một thành phố bền vững khi nó đã đạt được sự thiết lập khuôn khổ về phát triển các khía cạnh tự nhiên, kinh tế và xã hội.
- Việc quy hoạch và quản lý phát triển thành phố bền vững đòi hỏi sự thoả thuận và hợp tác hành động của mọi thành phần xã hội: nhà nước, tư nhân và cộng đồng, mọi cấp độ: địa phương, thành phố và quốc gia..
- Quan điểm của Trung tâm Môi trường khu vực Trung và Đông Âu: Một đô thị bền vững được thể hiện sự thống nhất trong kế hoạch hành động và chính sách với mục đích đảm bảo khả năng cung cấp thích hợp của những nguồn tài nguyên, khả năng tái tạo sự công bằng các tiện ích xã hội và phát triển kinh tế, sự thịnh vượng đối với thế hệ tương lai..
- Ở Việt Nam, tại cuộc Hội thảo Phát triển đô thị bền vững do 3 thành phố Hà Nội, Huế, Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức, được khai mạc tại Thành phố Hồ Chí Minh, ngày GS.
- TS Nguyễn Lân, Tổng thư ký Hiệp hội Các đô thị Việt Nam cho rằng, một đô thị phát triển bền vững phải đảm bảo có 3 yếu tố bền vững: kinh tế, xã hội và môi trường..
- Ông viện dẫn 4 tiêu chí của một thành phố phát triển bền vững trong cơ chế thị trường do Ngân hàng Thế giới (WB) đưa ra là cạnh tranh tốt, cuộc sống tốt, tài chính lành mạnh và quản lý tốt để phân tích cho nhận định của mình.
- tài chính lành mạnh có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển ổn định và bền vững.
- TS Đặng Hùng Võ có 3 vấn đề cốt lõi trong phát triển đô thị hiện đại: một là thể chế về đất đai, bất động sản.
- hai là cơ chế phát triển hạ tầng kỹ thuật.
- Ngày 7/6/2010 tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ngân hàng Thế giới (WB) và UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức Hội thảo Thành phố sinh thái - kinh tế, các chuyên gia của WB cho rằng, có 4 nguyên tắc để phát triển đô thị bền vững: thứ nhất, phải tạo điều.
- thứ tư, đánh giá được các nguồn lực phát triển bao gồm các tài sản tự nhiên và xã hội, nguồn nhân lực….
- Từ cơ sở và góc độ tiếp cận trên, có thể khái quát quan niệm về phát triển bền vững đô thị: là sự thống nhất hữu cơ của sự phát triển bền vững các mặt kinh tế, xã hội, môi trường trong một khuôn khổ thể chế phù hợp để thúc đẩy sự phát triển hài hoà giữa các mặt trên với sự đồng thuận của các thành phần xã hội nhằm nâng cao chất lượng sống của thế hệ hiện tại mà không làm ảnh hưởng nhu cầu phát triển của thế hệ tương lai..
- Với quan niệm về phát triển bền vững đô thị như vậy thì chí ít hướng phát triển đô thị bền vững phải đảm bảo yêu cầu:.
- Sự phát triển đô thị không làm tổn hại đến nhu cầu phát triển của thế hệ tương lai về: quy hoạch phát triển, suy thoái môi trường, nợ nần và suy thoá kinh tế, bất ổn xã hội, và các hậu quả xấu khác mà thế hệ hiện tài để lại;.
- Sự phát triển đô thị đặt trong trạng thái cân bằng giữa các mặt: kinh tế, xã hội, môi trường với một thể chế phù hợp.
- Quá trình phát triển này được duy trì liên tục từ sự cân bằng này tới sự cân bằng khác trong quá trình phát triển;.
- Đô thị phát triển đặt trong chuỗi các quan hệ về: chính trị, văn hoá, thông tin và các phẩm vật phục vụ đời sống.
- với vùng ngoại vi, phụ cận trong tổng thể phát triển bền vững chung của đất nước..
- Để đạt những yêu cầu phát triển bền vững đô thị nêu trên thì nội dung của phát triển bền vững đô thị cần xét tới các mặt sau:.
- Mục đích của sự phát triển bền vững về môi trường chính là đảm bảo môi trường nước, môi trường đất, môi trường không khí và hệ sinh thái đô thị đáp ứng nhu cầu sống của con người..
- Hai là, bền vững về kinh tế: sự phát triển dựa vào cơ cấu kinh tế phù hợp, đạt hiệu quả cao, ổn định.
- Điều này cũng có nghĩa là phát triển kinh tế phải đảm bảo cân bằng với nhu cầu sử dụng các tài nguyên thiên nhiên: nguyên vật liệu, năng lượng, chất thải....
- quy hoạch và quản lý đô thị..
- Như vậy, với 5 nội dung đặc trưng đặt trong 3 yêu cầu cho sự phát triển bền vững đô thị nêu trên tạo hệ thống chỉnh thể về quan niệm phát triển bền vững đô thị hiện nay..
- Và từ quan niệm này đặt ra cho sự phát triển bền vững đô thị Hà Nội trong thời gian tới..
- Những vấn đề đặt ra đối với phát triển bền vững đô thị Hà Nội trong giai đoạn hiện nay 2.1.
- Đặc điểm đô thị hoá ở đô thị Hà Nội.
- Mục tiêu phát triển đô thị bền vững nói chung và phát triển bền vững đô thị Hà Nội - trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của Việt Nam nói riêng đang là yêu cầu có tính nguyên tắc.
- Đối với những nước được xếp vào trình độ đang phát triển như Việt Nam hiện nay thì mục tiêu này đang gắn với một quá trình mang tính quy luật đó là đô thị hoá, song quá trình này đang đặt ra nhiều vấn đề đối với mục tiêu phát triển bền vững cho đô thị Hà Nội..
- Nhìn chung, quá trình này diễn ra ở đô thị Hà Nội có những đặc điểm cơ bản sau:.
- Quá trình đô thị hoá của Hà Nội trong những năm gần đây thôi thúc sự phát triển chưa từng thấy, tạo ra hình ảnh về một Hà Nội năng động và ngày càng củng cố vai trò là trung tâm chính trị lớn nhất của cả nước.
- Hai là, đô thị hoá của Hà Nội mang đặc điểm từ "làng ra phố".
- hay là "đô thị hoá làng xã"..
- Đối với đô thị Hà Nội, quá trình này diễn ra một cách điển hình.
- "từ làng ra phố đô thị hoá làng xã".
- Song quá trình này đặt ra nhiều vấn đề cho sự phát triển.
- Xu hướng này lý giải tại sao quá trình phát triển kinh tế và đô thị hoá đồng thời cũng là quá trình gia tăng dân số cơ học của các thành phố lớn do di dân.
- Những vấn đề đặt ra cho phát triển bền vững đô thị Hà Nội.
- Quá trình đô thị hoá diễn ra với đặc điểm trên, đô thị Hà Nội đang phải đang đối mặt với những thách thức cho sự phát triển bền vững:.
- Sự phát triển của hệ thống kỹ thuật luôn là một sự đối phó với tình trạng gia tăng dân số và sự mở rộng không gian đô thị không được chuẩn bị trước..
- Thành phố phát triển tập trung quá mức vào các khu phố cổ và khu phố cũ, tận dụng những khu vực sẵn có hạ tầng kỹ thuật..
- Liên kết phát triển vùng và Hà Nội chưa rõ nét, hướng phát triển biến động so với dự kiến, giao thông liên kết vùng chưa đáp ứng yêu cầu..
- Từ cơ sở lý thuyết cũng như thực tiễn và vấn đề thách thức của đô thị Hà Nội nêu trên đặt ra yêu cầu cho sự phát triển đô thị bền vững.
- Sự phát triển này cần dựa vào các nhân tố đặc thù (nhân tố lịch sử, đặc trưng về điều kiện tự nhiên, đặc trưng về văn hoá, đặc trưng đô thị thủ đô) và tiêu chí phát triển bền vững đô thị: kinh tế, văn hoá, xã hội, môi trường và thể chế..
- Sự cần thiết tập trung phát triển mạnh một số lĩnh vực dịch vụ trình độ, chất lượng cao, dịch vụ phục vụ phát triển kinh tế tri thức và dịch vụ tạo hạ tầng kỹ thuật, điều kiện để phát triển các ngành kinh tế khác như: dịch vụ sản xuất (viễn thông - CNTT, khoa học - công nghệ, tài chính - ngân hàng, bảo hiểm), dịch vụ phục vụ con người (y tế, giáo dục - đào tạo.
- Tiếp tục chủ trương phát triển công nghiệp có chọn lọc.
- Khuyến khích, hỗ trợ phát triển các ngành tạo ra sản phẩm có hàm lượng tri thức và công nghệ cao (công nghệ tự động hoá, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới).
- Phát triển một số công đoạn, thành phần sản phẩm mang lại giá trị gia tăng cao (thiết kế, chế tạo khuôn mẫu,…)..
- Phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp, xác định rõ vành đai xanh (gắn với phạm vi phát triển đô thị) để tập trung đầu tư.
- phát triển mô hình nông nghiệp đô thị sinh thái, kết hợp sản xuất nông nghiệp với phát triển dịch vụ và du lịch.
- Sự phát triển đó trên cơ sở: quy hoạch sản xuất chặt chẽ và ưu tiên phát triển theo hướng gìn giữ và bảo vệ môi trường và phát triển bền vững kinh tế của thành phố Hà Nội trên cơ sở hợp tác, liên kết với các vùng lãnh thổ trong nước và quốc tế..
- Xây dựng và quản lý có hiệu quả Quỹ phát triển giáo dục - đào tạo Thủ đô từ các nguồn vốn huy động của nhân dân, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế - xã hội trên địa bàn..
- Phát triển mạng lưới thông tin khoa học công nghệ (KH-CN) của thành phố phục vụ việc tìm hiểu về các thành tựu khoa học kỹ thuật, hỗ trợ mua - bán - chuyển giao công nghệ, kết quả nghiên cứu KH-CN.
- Đầu tư có trọng điểm để phát triển hạ tầng khoa học - công nghệ thủ đô: xây dựng khu công nghệ cao Nam Thăng Long, khu công nghệ Hoà Lạc, triển khai hiệu quả Vườn ươm doanh nghiệp..
- Cần một chính sách đặc thù về dân số và lao động - nền tảng cho sự ổn định và phát triển bền vững xã hội trên địa bàn Thủ đô Hà Nội..
- Gìn giữ và cải tạo, bảo vệ môi trường nước là nhân tố quyết định đến môi trường sinh thái của Thủ đô Hà Nội trong quá trình phát triển bền vững và hiện đại.
- Yêu cầu này tất yếu cần quy định trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, trung hạn.
- Có cơ chế kêu gọi xã hội hoá đầu tư phát triển mạng lưới vườn hoa, công viên, cây xanh, sông hồ, trước hết là các công viên Tuổi Trẻ, Đống Đa, Yên Sở, Cổ Loa….
- Bốn là, về công tác quy hoạch đô thị Hà Nội:.
- Cần khẳng định rằng, quy hoạch thành phố Hà Nội là việc tổ chức không gian kinh tế - lãnh thổ, làm cơ sở cho mọi hoạt động trên địa bàn Hà Nội được diễn ra có tổ chức, có trật tự ổn định trong quá trình phát triển bền vững.
- Vì vậy, việc nâng cao chất lượng công tác quy hoạch và đẩy nhanh tiến độ quy hoạch thành phố Hà Nội là giải pháp hàng đầu cho quá trình phát triển bền vững theo hướng hiện đại.
- Do vì quy mô dân số dự báo đạt khoảng 10 triệu dân vào năm 2020, có thể phát triển lớn hơn vào các thập kỷ tiếp theo, Hà Nội được xếp vào loại đô thị có quy mô từ trên 5 triệu dân trong khu vực châu Á và trên thế giới.
- Có thể nói sự phát triển bền vững đô thị Hà Nội có được thực hiện hay không còn phải phụ thuộc vào nhân tố vô cùng quan trọng đó là thể chế.
- Việc thiết kế thể chế để vận hành đô thị bền vững phải đảm bảo 2 nội dung cơ bản đó là hiệu quả của quản trị đô thị, tức là sự hoạt động hiệu quả của công tác hành chính đô thị và cơ chế dân chủ để người dân tham gia xây dựng, phát triển đô thị ở các cấp độ khác nhau.
- Chính quyền đô thị xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển mạng lưới cung ứng, hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện và nhất là cụ thể hoá cơ chế, chính sách sát hợp với điều kiện cụ thể của đô thị Hà Nội để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu được cung ứng dịch vụ công của dân cư đô thị..
- Điều chỉnh chức năng quản lý của chính quyền đô thị theo hướng chủ yếu tập trung tổ chức kiểm tra giám sát việc thực thi pháp luật, chính sách, chiến lược, quy hoạch phát triển đô thị..
- Tăng cường phân cấp nhiệm vụ, thẩm quyền quản lý của nhà nước trung ương cho Hà Nội, nhất là những thẩm quyền liên quan đến quản lý đô thị cũng như huy động các nguồn lực phát triển đô thị (kiến trúc, xây dựng, nhà ở, đất ở, kết cấu hạ tầng, vệ sinh môi trường, an ninh trật tự, văn hoá - xã hội, phát hành trái phiếu huy động vốn đầu tư...)..
- Tuy nhiên, đứng trên phương pháp luận biện chứng cần hiểu một cách thống nhất, quản lý đô thị là một khoa học tổng hợp được xây dựng trên cơ sở của nhiều khoa học chuyên ngành bao gồm những hệ thống luật, cơ chế, nguyên tắc, biện pháp và phương tiện được chính quyền nhà nước các cấp sử dụng để tạo điều kiện quản lý, kiểm soát quá trình tăng trưởng, phát triển đô thị nhằm thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, kế hoạch hành động của chính quyền.
- Tiếp cận về phát triển bền vững đô thị nói chung và đô thị Hà Nội nói riêng là vấn đề lớn, có tính chất liên ngành nhằm giải quyết vấn đề rất cấp thiết đặt ra.
- Vì đặc trưng này nên đô thị chỉ có thể phát triển bền vững khi nó được vận hành theo đúng nguyên tắc là sự thống nhất hữu cơ của sự phát triển bền vững các mặt: kinh tế, xã hội, môi trường trong một khuôn khổ thể chế phù hợp để thúc đẩy sự phát triển hài hoà với sự đồng thuận của các thành phần xã hội, nhằm nâng cao chất lượng sống của thế hệ hiện tại mà không làm ảnh hưởng nhu cầu phát triển của thế hệ tương lai.
- Yêu cầu này cũng đang là thách thức cho sự phát triển bền vững đô thị Hà Nội hiện nay..
- 1 Thể chế của phát triển bền vững chính là yếu tố chủ quan của con người chi phối cả ba lĩnh vực: kinh tế, xã hội, môi trường..
- 2 Phần giao nhau của 3 vòng tròn chính là biểu thị của phát triển bền vững.