« Home « Kết quả tìm kiếm

Quan niệm về tình yêu trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh


Tóm tắt Xem thử

- ĐỀ BÀI: BÌNH LUẬN QUAN NIỆM VỀ TÌNH YÊU TRONG BÀI THƠ SÓNG CỦA XUÂN QUỲNH.
- Qua bài thơ Sóng, Xuân Quỳnh “đã thể hiện được một tình yêu có tính chất truyền thống như tình yêu muôn đời nhưng vẫn mang tính chất hiện đại như tình yêu hôm nay” (Hà Minh Đức).
- Giới thiệu tác giả Xuân Quỳnh và bài thơ Sóng.
- Dẫn dắt vào vấn đề và trích dẫn ý kiến: Qua bài thơ Sóng, Xuân Quỳnh “đã thể hiện được một tình yêu có tính chất truyền thống như tình yêu muôn đời nhưng vẫn mang tính chất hiện đại như tình yêu hôm nay”.
- Nội dung bài thơ (Bài thơ thể hiện vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu qua hình tượng “Sóng”: Một tình yêu tha thiết, nồng nàn, đầy khát khao và thủy chung son sắt, biết vượt qua mọi giới hạn của đời người.
- Qua đó, tác giả đã ca ngợi tình yêu chân chính như một tình cảm cao đẹp, niềm hạnh phúc lớn lao của con người”.
- o Sóng thể hiện một tình yêu mang tính chất truyền thống: Sự thủy chung, son sắt gắn liền với nỗi nhớ nhung da diết, một lòng hướng đến người mình yêu..
- o Sóng thể hiện một tình yêu mang tính chất hiện đại ngày hôm nay: vượt qua khỏi những quy định ngặt nghèo ràng buộc của lễ giáo phong kiến để tự do khẳng định tình cảm, bộc lộ “cái tôi” khát vọng trong tình yêu một cách chủ động và luôn luôn thể hiện niềm tin vào sức mạnh của tình yêu..
- o Làm rõ nội dung: Hai ý kiến trên đã được Xuân Quỳnh thể hiện rất rõ trong tác phẩm “Sóng”.
- Đó là tình yêu của một người phụ nữ vừa truyền thống lại vừa rất hiện đại..
- “Sóng”: một tình yêu truyền thống.
- o Đó là tình yêu gắn liền với nỗi nhớ mong da diết, khắc khoải yêu thương, nỗi nhớ ấy mãnh liệt đến mức bao trùm cả không gian chiều sâu, chiều rộng, bao trùm cả thời gian và thậm chí còn thường trực cả trong tiềm thức (khổ 5).
- o Cũng như người phụ nữ truyền thống trong tình yêu, với Xuân Quỳnh tình yêu phải luôn gắn liền với sự thủy chung son sắt.
- o Tình yêu truyền thống là thứ tình yêu luôn đòi hỏi một chỗ dựa vững chắc trong một mái ấm gia đình.
- Vì thế, cũng không nằm ngoại lệ, người phụ nữ trong thơ Xuân Quỳnh cũng khát khao hướng đến tổ ấm gia đình bằng một niềm tin hi vọng vào tương lai tươi sáng.
- Sóng là tiếng nói của một tình yêu mang tính chất hiện đại ( khổ 1, khổ 2, và khổ cuối).
- o Đó là thứ tình yêu mang trong mình những trạng thái đối cực mâu thuẫn.
- o Tình yêu được bộc bạch một cách táo bạo nhưng hết sức tự nhiên, sẵn sàng vượt qua mọi những cản trở để đến với những tâm hồn đồng điệu: chủ động dứt khoát từ bỏ tiếng nói tù túng, chật hẹp để đến với cái bao la, khoáng đạt, phù hợp với khát vọng và tình yêu mà mình mong muốn..
- o Một niềm tin bất diệt vào tình yêu, niềm nguyện ước khát vọng về một tình yêu bền vững muôn thưở.
- Ấy là em muốn được “tan ra” hóa thân thành “trăm con sóng” trên biển lớn tình yêu nhân loại để rì rào vỗ, xôn xao reo mãi mãi sống trong một tình yêu cuộc đời..
- Quan niệm trên đã thâu tóm toàn bộ giá trị nhân văn sâu sắc về một tình yêu đẹp, một tình yêu chân thành được thể hiện qua bài thơ Sóng..
- Nhà thơ Xuân Quỳnh có một chùm thơ về biển: “Thuyền và biển”, “Sóng”, “Chỉ có sóng và em”.
- “Sóng” là nơi tập trung nhiều đặc điểm của thơ Xuân Quỳnh: hồn hậu, nữ tính, chân thành.
- Đặc biệt qua bài thơ “Sóng”, Xuân Quỳnh “đã thể hiện được một tình yêu có tính chất truyền thống như tình yêu muôn đời nhưng vẫn mang tính chất hiện đại như tình yêu hôm nay” (Hà Minh Đức).
- Xuân Quỳnh được biết đến như là cây bút nữ hàng đầu của thi ca tình yêu thời chống Mỹ và thời kỳ hậu chiến.
- Đây được xem là một trong những sáng tác thành công nhất của Xuân Quỳnh về đề tài tình yêu..
- “một tình yêu có tính chất truyền thống như tình yêu muôn đời”.
- Nghĩa là, tình yêu của.
- người phụ nữ trong bài thơ ấy đã mang những đặc điểm của một tình yêu truyền thống như bao nhiêu tình yêu của người phụ nữ khác.
- Tình yêu ấy luôn giữ cho mình nét hồn hậu, đằm thắm, nữ tính muôn đời.
- Nhưng ẩn đằng sau chất truyền thống ấy là “chất hiện đại như tình yêu hôm nay”.
- Đó là cá tính mạnh mẽ của người phụ nữ thế kỷ hai mươi bứt phá những nhỏ hẹp đời thường để đến với tình yêu rộng lớn bao la “Sông không hiểu nổi mình/Sóng tìm ra tận bể”.
- Hiện đại ở đây gắn liền với quan niệm tình yêu tự do chứ không phải là thụ động như tình yêu truyền thống..
- Trước hết, “Sóng” thể hiện một tình yêu có tính chất truyền thống như tình yêu muôn đời.
- Tình yêu muôn đời có tự thuở xa xưa, khi trai gái biết nhớ thương, tình yêu bắt đầu bén rễ, hẹn hò bắt đầu làm tim nhau xốn xang để “nghìn năm hồ dễ mấy ai quên”.
- thì tình yêu đến.
- Vậy nên, trong tình yêu của người phụ nữ Việt Nam, cái truyền thống ngàn đời bó buộc họ trong một cái “khuôn” có sẵn.
- Xuân Diệu khi yêu đã mượn sóng để nói lên điều mãnh liệt của tình yêu giới mình, cái vồ vập, ham muốn của đàn ông khiến cho ai đó đỏ mặt:.
- Thì Xuân Quỳnh lại mượn sóng để nói lên nét nữ tính đáng yêu ngàn đời của người phụ nữ..
- đây, sóng góp phần nói lên tình cảm, tình yêu của Xuân Quỳnh.
- Tình yêu ấy có nhiều trạng thái biểu hiện, khi lặng lẽ dịu êm, hiền hòa, êm dịu.
- Xuân Quỳnh dùng quan hệ từ “và” ở giữa hai sự tương phản ấy chứ không phải là từ.
- Sự quân bình giữa hai trạng thái tâm hồn ấy tạo nên tình yêu muôn đời ở người phụ nữ thật đáng yêu làm sao..
- Con sóng là sự vĩnh hằng của biển khơi (xưa cũng vậy và nay cũng vậy), và tình yêu luôn là sự khát khao bồi hồi của tuổi trẻ..
- Ôi con sóng ngày xưa Và ngày sau vẫn thế Nỗi khát vọng tình yêu Bồi hồi trong ngực trẻ.
- Từ quy luật muôn đời ấy của tự nhiên, Xuân Quỳnh cũng rất tự nhiên khi chạm vào lòng ta quy luật của tình yêu muôn đời:.
- Nỗi khát vọng tình yêu Bồi hồi trong ngực trẻ.
- Dường như tuổi trẻ sinh ra là để yêu, và tình yêu có vị trí đặc biệt cho riêng tuổi trẻ vì “Làm sao sống được mà không yêu/ Không nhớ không thương một kẻ nào” (Xuân Diệu).
- Tình yêu là “cái buổi ban đầu lưu luyến ấy” đến bên ta như những con sóng nhỏ vỗ vào hồn để tim ta bồi hồi trong lồng ngực, để tâm hồn ta trào dâng bao “khát vọng”.
- Vâng! Ông hoàng thi ca tình yêu Xuân Diệu đã đúng khi nói “Hãy để trẻ nhỏ nói vị ngọt của viên kẹo/ Hãy để tuổi trẻ nói hộ lời yêu”.
- Tình yêu là một tình cảm lớn lao, thiêng liêng được phát triển theo quy luật chung.
- của đời sống xã hội và quy luật riêng của mỗi tình yêu.
- Biển cả là thiên nhiên thuộc về bao la, vô tận, vô cùng là ẩn dụ cho tình yêu vĩnh cửu vĩnh hằng.
- Ba câu hỏi ấy là hỏi về nguồn gốc của sóng gió và cũng là nguồn gốc bí ẩn muôn đời của tình yêu.
- Và bởi vì em như thế nên tình yêu càng trở nên bí ẩn để anh mãi mãi đi tìm..
- Nét nghĩa nữa trong ý thơ về nguồn gốc tình yêu trên là: tình yêu muôn đời vẫn là một ẩn số.
- Nó tựa như một giai điệu không có nốt nhạc kết, một bài thơ không có kết thúc, một bài toán không có đáp số… Tình yêu là sự khám phá hai thế giới, khám phá hai.
- Vì thế nên không một định nghĩa nào thật hoàn chỉnh về tình yêu, hay nói đúng hơn là mọi định nghĩa về tình yêu đều trở nên gượng ép.
- Hiểu như thế, ta càng yêu, càng quý người con gái trong bài thơ này vì tình yêu ấy chắc chắn không hề vụ lợi, toan tính mà rất tự nhiên, rất chân thành, đằm thắm..
- Tình yêu truyền thống không thể thiếu nỗi nhớ thương và sự thủy chung.
- Nếu thủy chung là thước đo của tình yêu thì nỗi nhớ là nồng độ để đo độ thủy chung ấy:.
- Có ai đó đã từng nói rằng: một trái tim đang nhớ là biểu hiện của một trái tim đang yêu còn một trái tim đã ngừng nhớ là biểu hiện của một tình yêu sắp sửa lụi tàn.
- Từ xưa tới nay, tình yêu luôn gắn liền với nỗi nhớ, nỗi nhớ gắn với hai đầu “ở hai đầu nỗi nhớ”..
- Nỗi nhớ là giai điệu chính của tình yêu lứa đôi.
- Xuân Quỳnh quả rất sâu sắc khi dùng đến sáu dòng thơ để bộc bạch nỗi nhớ.
- Nơi để yêu thương, sầu khổ, dịu dàng… Và khi Xuân Quỳnh nói “Lòng em nhớ đến anh” thì hãy hiểu rằng, người con gái ấy đã nghiêng hết cả tình yêu, dốc cạn cả tim mình để hướng về phương anh rồi.
- Tình yêu truyền thống của người phụ nữ Việt là gắn liền với thủy chung.
- Để mệnh đề hai Xuân Quỳnh khẳng định: Dẫu xa xôi cách trở, dẫu vất vả gian nan thì:.
- Bởi như Xuân Quỳnh từng nói:.
- (Tự hát) Đã yêu là tin và người phụ nữ trong tình yêu ngàn đời luôn tin điều đó.
- Thì tình yêu cũng thế, muốn có tình yêu bền vững, phải biết vượt qua những thử thách mới có được hạnh phúc.
- (Thư tình cuối mùa thu – Xuân Quỳnh) Tình yêu trong thơ Xuân Quỳnh không dừng ở mức độ tình yêu buổi đầu giản đơn hò hẹn, non nớt, ngọt ngào mà là tình yêu – hạnh phúc, tình yêu gắn với cuộc sống chung, với nhiều đòi hỏi ở chiều sâu của tình cảm, với nhiều minh chứng của thử thách, mang đậm dấu ấn trách nhiệm.
- Đặc biệt nó có “tính hiện đại như tình yêu hôm nay”..
- Qua hình tượng sóng và toàn bộ bài thơ, ta cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu.
- Cũng như vậy, tình yêu hiện đại là tình yêu không cam chịu một tình cảm nhỏ nhen, ích kỷ, tầm thường.
- Vì vậy, nếu anh hẹp hòi và thiếu sự bao dung thì em sẵn sàng từ bỏ anh để ra đi tìm tình yêu rộng lớn hơn..
- Tình yêu hiện đại đó còn là một tình yêu với nhiều cung bậc (dữ dội, dịu êm, ồn ào, lặng lẽ, cả trong mơ còn thức.
- Làm sao được tan ra Thành trăm con sóng nhỏ Giữa biển lớn tình yêu Để ngàn năm còn vỗ.
- Cụm từ “tan ra” không phải mất đi mà trường tồn đến ngàn năm vì Xuân Quỳnh biết chọn biển lớn tình yêu mà vỗ sóng.
- Sức hút của bài thơ là sức hút của người con gái biết yêu chủ động, mãnh liệt, biết dành hết mình cho tình yêu.
- Tình yêu của cá nhân con người chỉ có thể trở thành vĩnh cửu và bất tử khi tình yêu đó hóa thân vào biển lớn của tình yêu nhân loại.
- Xuân Quỳnh đã dám yêu và dám thổ lộ tất cả, đó là nét mới mẻ hiện đại trong tình yêu..
- Có thể nói “Sóng” là khát vọng tình yêu, tồn tại mãi trong trái tim giàu yêu thương của Xuân Quỳnh và của chúng ta.
- “Sóng” vừa mang tính chất truyền thống muôn đời vừa mang tính chất hiện đại của tình yêu hôm nay.
- Con sóng của Xuân Quỳnh vừa dịu dàng neo đậu vào bờ bến thuỷ chung vừa mới mẻ, hiện đại và táo bạo vô cùng.
- Đó là cái gốc của truyền thống dân tộc bền chắc khiến con sóng của Xuân Quỳnh gần gũi với sóng của ca dao: “Chừng nào con sóng bỏ ghềnh/ Cù lao bỏ biển anh mới đành bỏ em”.
- Đến đây có thể khẳng định ý kiến của giáo sư Hà Minh Đức là hoàn toàn chính xác: Qua bài thơ Sóng, Xuân Quỳnh “đã thể hiện được một tình yêu có tính chất truyền thống như tình yêu muôn đời nhưng vẫn mang tính chất hiện đại như tình yêu hôm nay”..
- Bài thơ “Sóng” của nữ hoàng thi ca tình yêu Xuân Quỳnh giống như câu chuyện cổ tích về tình yêu.
- Nó đánh thức ta, khơi dậy trong ta về nguồn gốc, về đạo lý, ân tình của tình yêu khiến mỗi câu thơ như sợi chỉ đan vào tâm hồn ta bao sợi nhớ sợi thương.
- Từ đó soi chiếu vào tình yêu của mình chúng ta biết trân trọng những gì có trong cuộc sống hôm nay.