« Home « Kết quả tìm kiếm

Quy định pháp luật về hành vi sai sót trong y khoa đối với bác sĩ tại Bỉ và Anh


Tóm tắt Xem thử

- QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ HÀNH VI SAI SÓT TRONG Y KHOA ĐỐI VỚI BÁC SĨ TẠI BỈ VÀ ANH.
- Bồi thường thiệt hại, bồi thường thiệt hại không cần chứng minh lỗi, lỗi cẩu thả trong khám và chữa bệnh, nghĩa vụ khám chữa bệnh, thiệt hại, vi phạm nghĩa vụ khám chữa bệnh.
- Người hành nghề khám và chữa bệnh – được gọi chung là bác sĩ trong phạm vi nghiên cứu này – được tôn quý trong số những người hành nghề cao quý..
- Sai sót y tế được định nghĩa là bất kỳ hành động hoặc sự bỏ sót nào của bác sĩ trong quá trình điều trị bệnh nhân lệch khỏi các quy tắc được chấp nhận về thực hành trong cộng đồng y tế và gây ra thiệt hại cho bệnh nhân (được dịch từ Định nghĩa Medical malpractice, viết tắt MM).
- Theo đó, nghiên cứu còn tập trung giới thiệu những nội dung chính sau: lỗi do sự cẩu thả, những yếu tố cấu thành trách nhiệm của bác sĩ, một số loại hành vi vi phạm phổ biến và hình thức bồi thường thiệt hại.
- Qua nghiên cứu cho thấy, tuy hai hệ thống pháp luật Bỉ và Anh có những điểm tương đồng nhưng cũng có những quy định khác nhau để điều chỉnh hành vi sai sót của bác sĩ..
- Quy định pháp luật về hành vi sai sót trong y khoa đối với bác sĩ tại Bỉ và Anh.
- Bác sĩ là một nghề bảo vệ, duy trì và nâng cao sức khỏe một cách tốt nhất cho bệnh nhân thông qua việc xác định, chẩn đoán và điều trị cho người bệnh bằng việc sử dụng kiến thức khoa học và chuyên môn cao.
- hành nghề y luôn luôn nhằm mục đích cải thiện nhu cầu sức khỏe và cung cấp phúc lợi tại cộng đồng và bệnh nhân (Rodríguez, 2012)..
- Hành vi sai trái trong hoạt động nghề y xảy ra khi có một hành động cẩu thả hoặc thiếu sót của đội ngũ cung cấp dịch vụ y tế (trong phần nghiên cứu này, đối tượng nghiên cứu là bác sĩ) gây thiệt hại cho bệnh nhân.
- Những thiệt hại đó bao gồm thiệt hại về thể chất và tinh thần, là hậu quả từ lỗi vô ý của bác sĩ do không tuân thủ những tiêu chuẩn chung trong khi hành nghề (Nathalie, 2011)..
- Pháp luật điều chỉnh về những hành vi sai sót do lỗi cẩu thả của bác sĩ có nền tảng phát triển khá lâu đời ở các nước thành viên trong khối liên minh Châu Âu.
- Những quy định pháp luật hoặc án lệ giữa các nước có sự tác động lẫn nhau tạo.
- Vì lẽ đó, một số nước thành viên có những quy định pháp luật tương tự nhau nhằm điều chỉnh hành vi sai sót do lỗi cẩu thả của bác sĩ.
- Rõ ràng, trách nhiệm dân sự là loại trách nhiệm điển hình được áp dụng khi truy cứu trách nhiệm của người gây thiệt hại.
- Mặc dù vậy, Bỉ và Anh cũng áp dụng Luật Hình sự để truy cứu trách nhiệm của người gây thiệt hại.
- Xác định được các yếu tố cấu thành hành vi sai trái do lẫu cẩu thả của bác sĩ gây ra đối với bệnh nhân là điều kiện bắt buộc để bệnh nhân có thể yêu cầu bồi thường..
- 2 NGHỮNG YẾU TỐ CẤU THÀNH HÀNH VI SAI SÓT CỦA BÁC SĨ.
- Có những yếu tố cấu thành hành MM của bác sĩ có khả năng áp dụng chung trong các vụ kiện khi bệnh nhân yêu cầu bác sĩ bồi thường.
- Đó là: bác sĩ có nghĩa vụ và vi phạm nghĩa vụ và mối quan hệ giữa vi phạm nghĩa vụ và thiệt hại.
- Pháp luật có thừa nhận nghĩa vụ của bác sĩ đối với bệnh nhân và có phải bác sĩ đã vi phạm nghĩa vụ bằng việc không tuân thủ những nguyên tắc trong khám chữa bệnh khi thực nghĩa vụ?.
- Bệnh nhân có bị thiệt hại?.
- Có mối quan hệ giữa thiệt hại và hành vi phạm?.
- Lỗi trong ngành y được xem là việc không tuân thủ những tiêu chuẩn trong lĩnh vực Y tế trong việc chăm sóc, chẩn đoán và điều trị sức khỏe cho bệnh nhân.
- Có thể xem đó là những hành vi sai sót ngoài ý muốn (sự cẩu thả/tắc trách) làm tổn hại đến bệnh nhân và vi phạm chuẩn mực của của xã hội.
- Lỗi được xem như là một yếu tố bắt buộc trong việc xác định và truy cứu trách nhiệm theo quy định liên quan (Tort law).
- Sau khi xác định được hành vi có lỗi của bác sĩ, có ba yếu tố tiếp theo bệnh nhân cần phải chứng minh để yêu cầu bồi thường: (1) Nghĩa vụ của bác sĩ đối với bệnh nhân (Duty), (2) Vi phạm nghĩa vụ (Breach of duty), (3) Thiệt hại (Damage) và mối liên quan giữa vi phạm nghĩa vụ và thiệt hại do hành vi có lỗi gây ra (Causation)..
- Tuy nhiên, một trong những quy định liên quan đến MM được quy định tại Điều 1382 của Bộ Luật dân sự của Bỉ là quy định về trách nhiệm đối với lỗi do mình gây ra: “Bất cứ ai có hành vi có lỗi mà hành vi đó gây thiệt hại cho người khác thì phải có trách nhiệm bồi thường cho sự thiệt hại đó”.
- Theo đó, lỗi là sự vi phạm những quy định được lập thành văn bản hoặc không bằng văn bản..
- Theo quy định của Anh liên quan đến trách nhiệm bồi thường, lỗi cũng là một trong những yếu tố bắt buộc (Widmer, 2005).
- Hầu hết bệnh nhân ở Anh (được điều trị theo hệ thống của Y tế quốc gia) khởi kiện bác sĩ chẩn đoán và/hoặc điều trị họ vi phạm do sự cẩu thả (Stauch, 2008)..
- 2.2 Nghĩa vụ và vi phạm nghĩa vụ.
- Nghĩa vụ của bác sĩ có thể phát sinh trong và ngoài hợp đồng.
- Ở Bỉ, nghĩa vụ cũng được được xem là việc bắt buộc mà bác sĩ phải thực hiện trong hợp đồng hoặc theo luật định (Raymond, 1998).
- “Ngay khi bác sĩ áp dụng kỹ năng, kiến thức trong việc chẩn đoán và chữa trị cho bệnh nhân, thì điều đó làm phát sinh nghĩa vụ của bác sĩ đối với bệnh nhân”..
- Nghĩa vụ của bác sĩ tuân theo những quy định liên quan đến tiêu chuẩn chăm sóc, chẩn đoán và điều trị được áp dụng trong từng trường hợp cụ thể..
- Để chứng minh rằng bác sĩ – người gây ra thiệt hại cho bệnh nhân, bệnh nhân cần phải chứng minh được rằng người gây thiệt hại đã vi phạm tiêu chuẩn khi thực hiện nghĩa vụ trong trường hợp của bệnh nhân đó (Deutsch and Schreiber, 1985)..
- Vấn đề trọng điểm ở đây là làm sao xác định được bác sĩ đó đã vi phạm tiêu chuẩn trong khi thực hiện nghĩa vụ.
- Ở góc độ pháp lý, “tiêu chuẩn” khi thực hiện nghĩa vụ trong lĩnh vực y tế, được thừa nhận một cách rộng rãi như sau:.
- “Tiêu chuẩn khi thực hiện nghĩa vụ trong lĩnh vực y tế là việc áp dụng và thực hiện trình độ hay kỹ năng chuyên môn (ví dụ như khám và điều trị bệnh) trong một trường hợp nhất định (ví dụ: điều trị lao phổi) đối với bệnh nhân.
- Tiêu chuẩn này được đánh giá, so sánh căn cứ dựa trên cách việc điều trị tương tự của một/một số bác sĩ có trình độ chuyên môn và được phép hành nghề một cách bình thường khác trong hoàn cảnh tương tự.” (John et al., 2002)..
- Tương tự với quy định chung, ở Bỉ và Anh, vi phạm nghĩa vụ là việc bác sĩ không tuân thủ đúng những tiêu chuẩn trong chẩn đoán và điều trị.
- Ở Bỉ, trong tiêu chuẩn chẩn đoán và điều trị, bác sĩ không bắt buộc phải điều trị cho bệnh nhân trở nên hoàn toàn khỏe mạnh, nhưng phải có nghĩa vụ thực hiện.
- đúng tiêu chuẩn quy định.
- Điều này có nghĩa là bác sĩ không được phép có hành vi thực hiện nghĩa vụ dưới mức chuẩn chung.
- Tiêu chuẩn liên quan đến việc chẩn đoán và điều trị được quy định như sau:.
- “Bác sĩ không vi phạm lỗi cẩu thả nếu bác sĩ đó tuân thủ việc chẩn đoán và điều trị tương tự như một bác sĩ đang thực hiện nghĩa vụ chẩn đoán và điều trị tương tự khác trong cùng hoàn cảnh và điều kiện”(Newman, 2012)..
- 2.3 Thiệt hại.
- Thông thường, có hai loại thiệt hại: thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần..
- Thiệt hại về vật chất bao gồm thiệt được tính từ thời điểm hành vi sai sót gây ra kéo dài đến tương lai.
- Những thiệt hại đó, thông thường là viện phí và thuốc, khả năng lao động tạo ra thu nhập hoặc là nhưng chi phí liên quan khác.
- Thiệt hại vật chất được tính toán thành tiền dựa vào thiệt hại có thật..
- Thiệt hại tinh thần cũng được xem xét từ thời điểm do sai sót gây ra và hậu quả kéo dài đến tương lai.
- Thiệt hại tinh thần có thể là sự lo lắng, đau khổ về mặt tinh thần (Coppolo, 2004).
- Cụ thể hơn, do sai sót trong điều trị, bác sĩ vô ý gây ra sự khuyết tật vĩnh viễn cho bệnh nhân.
- Ví dụ, một chân của bệnh nhân có thể được điều trị, nhưng vì sai sót do sự cẩu thả mà chân của bệnh nhân phải bị cắt.
- Trong trường hợp này, tinh thần của bệnh nhân vừa bị tổn thương do nỗi đau mất chân gây ra, vừa phải mang sự mặc cảm trở thành người khuyết tật..
- Theo quy định chung về bồi thường thiệt hại ở Châu Âu, bệnh nhân có được bồi thường một cách thỏa đáng thiệt hại về vật chất và tinh thần.
- Thông thường, việc tính toán những thiệt hại không có công thức chung.
- Để đưa ra mức bồi thường hợp lý, các thẩm phẩm của Tòa án thụ lý vụ việc sẽ tự xem xét để quyết định tổng số tiền bác sĩ phải bồi thường..
- Tổng số tiền bồi thường thiệt hại dựa trên thông tin cho các bên cung cấp và có sự tư vấn của các chuyên gia có chuyên môn và kinh nghiệm liên quan.
- Tương tự, pháp luật của Bỉ và Anh cũng phân chia thiệt hại thành hai loại như trên..
- Việc bồi thường thiệt hại cho bệnh nhân không nhằm mục đích là để trừng phạt hành vi sai trái của bác sĩ mà để bù đắp cho những mất mát của bệnh nhân và hạn chế tối đa sự lặp lại những sai sót của.
- bác sĩ.
- Có lẽ, quan điểm bồi thường này cũng xuất phát từ tính nhân văn trong lĩnh vực y tế..
- 2.4 Mối liên quan giữa vi phạm nghĩa vụ và thiệt hại.
- Thiệt hại được xem là hậu quả của hành vi sai sót do bác sĩ gây ra khi thực hiện nghĩa vụ.
- Nói cách khác, nếu như không có thiệt hại xảy ra thì không thể truy cứu trách nhiệm đối với bác sĩ ngay cả khi họ thực hiện nghĩa vụ không tuân thủ theo tiêu chuẩn quy định.
- Vì vậy, như là một điều kiện bắt buộc, hành vi sai trái của bác sĩ bị truy cứu trách nhiệm khi và chỉ khi gây ra thiệt hại cho bệnh nhân (Michael, 2003).
- Phương pháp này nhằm kiểm định rằng bệnh nhân sẽ không phải gánh chịu thiệt hại nếu như bách sĩ không vi phạm nghĩa vụ (vi phạm tiêu chuẩn) khi thực hiện nghĩa vụ (Grubb et al., 2010)..
- Khi thực hiện nghĩa vụ, bác sĩ thông thường vi phạm một số lỗi sau đây:.
- 3.1 Chẩn đoán sai của bác sĩ đối với bệnh nhân.
- Chẩn đoán sai trong lĩnh vực y tế là một trong những sai phạm khá phổ biến gây tổn hại đến cho bệnh nhân (Singh et al., 2006).
- Một số nguyên nhân dẫn đến việc chẩn đoán sai như việc ghi nhận lịch sử bệnh không đầy đủ, cẩu thả trong việc khám thăm khám, cẩu thả trong việc đưa ra những kết luận dựa trên dấu hiệu bệnh đối với bệnh nhân (Michael, 2003).
- Có rất nhiều vụ kiện bắt nguồn từ chẩn đoán sai hoặc chẩn đoán chậm trễ đối với tình hình hình bệnh và chấn thương đối với bệnh nhân.
- Hậu quả là sức khỏe của bệnh nhân sẽ trở nên tồi tệ hơn và thậm chí có thể dẫn đến tử vong (Michon, 2017)..
- 3.2 Thiếu sót trong việc trao đổi thông tin giữa bác sĩ và bệnh nhân.
- Việc sai sót có thể là việc bác sĩ không cảnh báo những rủi ro đối với bệnh nhân (rủi ro trong việc dùng thuốc, rủi ro trong phương pháp điều trị bệnh của bác sĩ đối với bệnh nhân).
- Hoặcbác sĩ không hướng dẫn cho bệnh nhân (hướng dẫn cách dùng thuốc hoặc trong trường hợp bệnh nhân có thể theo dõi những biểu hiện bên ngoài của bệnh để thông báo đến bác sĩ.) (Singh et al., 2006).
- 3.3 Sai sót trong điều trị bệnh của bác sĩ đối cho bệnh nhân.
- 4 BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI.
- Có hai hệ thống bồi thường thiệt hại chủ yếu hiện nay ở Châu Âu cũng như ở Bỉ và Anh: bồi thường dựa trên yếu tố lỗi và bồi thường không cần chứng minh lỗi nhưng chứng minh sự thiệt hại..
- 4.1 Bồi thường thiệt hại dựa trên yếu tố lỗi Bồi thường vật chất, cụ thể là những thiệt hại về thể chất và tinh thần sẽ được quy đổi tiền có thể được xem là một cách bồi thường có từ rất lâu và phổ biến nhất trong quy định của Tort Law (Geisfeld, 2013)..
- Để nhận được bồi thường, bệnh nhân là người có nghĩa vụ chứng minh các yếu tố cấu thành trách nhiệm bồi thường của bác sĩ như đã được phân tích..
- Bác sĩ thông thường phải có Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp.
- Vì vậy, những khoản bồi thường cho thiệt hại từ thể chất đến tinh thần của bệnh nhân sẽ được Bảo hiểm nghề nghiệp chi trả (Danzon, 2014)..
- 4.2 Bồi thường thiệt hại không dựa trên yếu tố lỗi.
- Rất nhiều bệnh nhân không thể nhận được sự bồi thường hoặc được bồi thường một cách không thỏa đáng do chưa thỏa những điều kiện luật quy định (bệnh nhân phải chứng minh được những yếu cấu thành trách nhiệm của bác sĩ) (World Bank, 2003))..
- Đó là một trong những lý do chính cho việc nên có một giải pháp thay thế hoặc hỗ trợ cho bệnh nhân trong trường hợp không nhận được sự bồi thường hoặc sự bồi thường không thỏa đáng.
- Đó là sự bồi thường thiệt hại mà bệnh nhân không cần chứng minh yếu tố lỗi của bác sĩ (No-fault compensation, viết tắt: NFC) (Vandersteegen et al., 2015).
- Biện pháp bồi thường này vẫn được áp dụng cho hành vi sai sót do sự cẩu thả của bác sĩ.
- Mặc dù bệnh nhân không cần chứng minh lỗi của bác sĩ nhưng vẫn phải chứng minh thiệt hại của bản thân là hậu quả từ việc điều trị của bác sĩ (Tancredi, 1986).Thay vì tìm cách chứng minh được sự sai sót của bác sĩ, bằng phương pháp bồi thường này, bác sĩ được khuyến khích kết hợp và hỗ trợ cho bệnh nhân để xác định nguyên nhân nào gây ra thiệt hại cho bệnh nhân (Goldberg, 2011)..
- Năm 2010, Bỉ đã chính thức thực thi Luật Về bồi thường cho nạn nhân do tai nạn trong lĩnh vực Y tế không cần có yếu tố lỗi.
- Mục đích của Luật này nhằm hỗ trợ bệnh nhân nhận được cơ hội bồi thường trong khoản thời gian ngắn mà không cần chứng minh lỗi của bác sĩ.
- Tuy nhiên, bệnh nhân chỉ có thể chọn lựa một trong hai cách bồi thường: (1) Tort law: Theo thủ tục khởi kiện tại Tòa án hoặc (2) NFC:.
- yêu cầu Cơ quan phụ trách Quỹ Bồi thường cho những trường hợp do tai biến trong lĩnh vực Y tế (Fund for Medical Accidents, viết tắt: FMA).
- Nhiệm vụ của FMA là xác định được thiệt hại của bệnh nhân có phải là lỗi của bác sĩ hoặc không.
- Bênh cạnh đó, FMA cũng sẽ đánh giá những thiệt hại và giá trị bồi thường cho bệnh nhân..
- Riêng ở Anh, chính phủ cũng có dự kiến ban hành chính sách bồi thường cho bệnh nhân mà không cần chứng minh lỗi có tên là Đề án Bồi thường Y tế Quốc Gia (The NHS Redress Scheme) (Goldberg, 2011).
- Một cách tổng quát, pháp luật của Bỉ và Anh có những quy định tương tự như pháp luật của các nước trong khối liên minh Châu Âu khi xác lập trách nhiệm và bồi thường thiệt hại của bác sĩ khi thực hiện hành vi sai sót.
- Bên cạnh đó, giữa Bỉ và Anh nói riêng, pháp luật hai nước này vừa có điểm tương đồng, vừa có những nét khác biệt trong việc xác lập những quy định truy cứu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của bác sĩ đối với bệnh nhân, các loại thiệt hại và hệ thống bồi thường thiệt hại.