« Home « Kết quả tìm kiếm

Quy tắc ứng xử đối với gia đình và xã hội qua tư liệu hương ước chữ Hán Choson thế kỷ XVII – XVIII


Tóm tắt Xem thử

- QUY TẮC ỨNG XỬ ĐỐI VỚI GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI.
- QUA TƯ LIỆU HƯƠNG ƯỚC CHỮ HÁN CHOSON THẾ KỶ XVII – XVIII Đỗ Thị Hà Thơ.
- Hương ước, hương ước Choson, hương ước chữ Hán Choson, quy tắc ứng xử qua hương ước chữ Hán Choson, quy tắc ứng xử đối với gia đình và xã hội Keywords:.
- Based on the theory of Confucianism along with the idea of “Lã thị hương ước”, the Choson confucians devised strategies to recover traditional moral values, in which paid much more attention to.
- Chuyển biến xã hội Choson giai đoạn thế kỷ XVII – XVIII tạo nên vết rạn nghiêm trọng về nhân phẩm, đòi hỏi thiết lập lại trật tự xã hội.
- Sự thức thời của sĩ phu Choson trong việc “bắt bệnh” xã hội mang đến sự thành công cho vương triều trong việc “nhào nặn” lại các chân giá trị.
- Trên tinh thần tiếp thu học thuyết Nho giáo cộng với ý tưởng của hương ước họ Lã, sĩ phu Choson vạch định chiến lược khôi phục lại giá trị đạo đức truyền thống từ chủ thể của sự vận động ấy.
- Trong đó chú trọng đầu tư vào các vấn đề về “Hiếu” và “Lễ”, nhanh chóng xoa dịu vết thương đạo lý đang lở loét trong lòng xã hội..
- Quy tắc ứng xử đối với gia đình và xã hội qua tư liệu hương ước chữ Hán Choson thế kỷ XVII – XVIII.
- Quyết định thoái bộ của một số sĩ phu phái Sarim 士林 1 trước những biến tướng của tình hình chính trị Choson thế kỷ XVI trở thành động năng phát triển văn hóa làng, đặc biệt là vấn đề hương ước.
- Hương ước Choson chịu ảnh hưởng sâu sắc từ.
- 1 Giữa thế kỷ XV, xã hội Choson xuất hiện một tầng lớp trí thức mới thuộc phái Sarim (Sĩ lâm 士林), gồm những học giả Nho học có công trong việc xây dựng vương triều Choson..
- hai bản Lam Điền Lã thị hương ước 藍田呂氏鄉約 thời Bắc Tống và Chu Tử tăng tổn Lã thị hương ước 周子增損呂氏鄉約 thời Nam Tống.
- Trên thực tế, người Choson không tiếp xúc trực tiếp với bản Lam Điền Lã thị hương ước, những điều được gọi là mấu chốt trong bản này đều thông qua bản hương ước của Chu Tử.
- phủ sự là Kim An Quốc 金安國 tổ chức dịch bản Chu Tử tăng tổn Lã thị hương ước ra chữ Hangul bên cạnh nguyên tác chữ Hán của Chu Tử.
- Cùng năm này, ông cho xuất bản và thực thi Chu Tử tăng tổn Lã thị hương ước ngạn giải 周子增損呂氏鄉 約 諺 解 trong toàn dân.
- Năm Trung Tông quan Đại tư hiến Triệu Quang Tổ 趙光祖 và quan Đại tư thành Kim Đề Đẳng 金緹等 tiếp tục phổ cập bản Chu Tử tăng tổn Lã thị hương ước ngạn giải (金仁杰,韓相權, 1986).
- Từ đây trở đi, các sĩ phu Choson đều dựa vào bản hương ước mẫu này soạn thảo ra các bản hương ước áp dụng ở từng hương cụ thể.
- Hiện nay, hầu hết các bản hương ước của Choson đều được sưu tầm, tập hợp và xuất bản trong sách Triều Tiên thời đại xã hội sử nghiên cứu sử liệu tùng thư 朝鮮時代社會史研究史料叢書, do hai tác giả Kim Nhân Kiệt 金仁杰 và Hàn Tướng Quyền 韓相權 biên soạn, Bảo Cảnh văn hóa xã 保景文化杜 phát hành, được in ấn và phát hành vào tháng 10 năm 1986 tại Seoul, Hàn Quốc..
- Ở thế kỷ XVII - XVIII Choson có tổng cộng 09 bản hương ước gồm: An Đông hương ước 安東鄉 約 năm 1602, Mật Dương hương ước 密陽鄉約 năm 1648, Bàn Khê hương ước 磻溪鄉約 cuối thế kỷ XVII, Hương ước thông biến 鄉約通變 năm 1706, Thượng Châu hương ước 尚州鄉約 năm 1730, Báo Ân hương ước điều mục 報恩鄉約條目 năm 1747, Thuận Hưng phủ hương ước tiết mục 順 興府鄉約節目 năm 1765, Kim Phố diện hương ước tiết văn 金浦面鄉約節文 năm 1771, Hương lễ hợp biên 鄉禮合編 năm 1797.
- Về đại thể, nội dung các bản hương ước đều giống nhau, xoay quanh triển khai bốn điểm cơ bản trong Lam Điền Lã thị hương ước gồm: Đức nghiệp tương khuyến 德 業 相 勸 (khuyến khích nhau về đức nghiệp), quá thất tương quy 過失相規 (răn dạy nhau khi phạm lỗi lầm), lễ tục tương giao 禮俗相 交 (giao tiếp với nhau theo lễ tục) và hoạn nạn tương tuất 患難相恤 (giúp đỡ nhau khi gặp hoạn nạn).
- Từ bản hương ước của Chu tử, các nhà Nho.
- Choson đi đến quán triệt quan điểm đối với việc dùng lễ xây dựng con người:.
- Từ đó đưa ra quy định về luân lý mang tính chất kiềm tỏa mọi biểu hiện vượt rào khỏi học thuyết Khổng giáo.
- Khảo sát các văn bản hương.
- ước Choson thời kỳ này, chúng tôi nhận thấy, các bản hương ước đều thống nhất kê cứu bốn điểm mấu chốt chi phối cách ứng xử con người thời Choson: Đức nghiệp tương khuyến 德業相勸, quá thất tương quy 過失相規, lễ tục tương giao 禮俗相 交, hoạn nạn tương tuất 患難相恤.
- Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi xin trình bày một trong những chiến lược đào tạo con người của sĩ phu Choson bấy giờ..
- Nhằm khắc phụ tình hình hỗn loạn, rối ren của xã hội giai đoạn thế kỷ XVII- XVIII, sĩ phu Choson tiến tới việc xây dựng và hoàn thiện chủ thể ở các cấp:.
- 1 GIA ĐÌNH.
- Nhìn chung, tư tưởng Nho giáo chi phối toàn bộ quy định hương ước Choson giai đoạn này..
- Việc định hình nhân cách cho người Choson được Nho sĩ Choson xây dựng trước nhất ở cách ứng xử của con người trong phạm vi gia đình.
- Chuẩn quy định là đức nghiệp, được rút ra từ hương ước của Trung Quốc.
- Các bản hương ước Choson thời kỳ này đều thống nhất khái niệm đức nghiệp như sau:.
- Nếu vi phạm đạo lý nêu trên, người con, người em, người vợ, người chồng phải chịu mức phạt theo quy định.
- Điều đó cho thấy, chữ hiếu đã trở thành vấn đề quốc gia và quy định đối với vấn đề này trở thành chân lý soi rọi hành vi cá nhân..
- Bên cạnh việc đảm bảo chữ hiếu 孝 (con đối với cha mẹ ruột) và uyên 婣 (con dâu đối với cha mẹ chồng), Nho sĩ Choson đi đến việc ổn định trật tự gia đình qua quy định đối với vợ chồng, anh em..
- Những kê cứu trong đức nghiệp ở các bản hương ước thời kỳ này cho thấy, tinh thần lễ tục của Nho giáo phần nào giúp bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ: “Dùng lễ đối đãi với thê thiếp”.
- Đây có thể xem là quy định hiếm hoi của Nho sĩ Choson thể hiện sự tôn trọng phụ nữ trong phạm vi gia đình..
- Tuy nhiên xét ở góc độ khác, quy định này thực chất nhằm uốn nắn hành vi của nam giới theo chuẩn thời đại.
- Trong mối quan hệ này, người phụ nữ chỉ là “phương tiện” giúp người đàn ông hoàn thiện nhân cách bản thân mà quan niệm “nam tôn nữ ty”, “trọng nam khinh nữ” chi phối toàn bộ mọi lề thói xã hội Choson bấy giờ.
- Tiến thêm một bước nữa, hương ước Choson đặt ra yêu cầu “hữu ái” trong mối quan hệ anh em.
- Với quy định này, hương ước Choson cố gắng đảm bảo sự phục tùng tuyệt đối của các thành viên khác trong sự kiềm tỏa của chế độ gia trưởng qua việc duy trì.
- Từ đây hướng đến quy định đối đãi của con chính thê và con thứ thiếp..
- Hương ước thế kỷ XVII yêu cầu:.
- (Đỗ Thị Hà Thơ, 2009), song đối với mối quan hệ này các bản hương ước đều thống nhất: Nếu con của thứ thiếp tuổi bằng hoặc lớn hơn con của chính thê, quy định đưa ra con của thứ thiếp vẫn phải phụng sự con của chính thê theo lễ của ấu thiếu thờ các bậc trưởng thượng.
- Hương ước chữ Hán Choson giai đoạn này thể hiện tư tưởng cấp tiến của Nho sĩ Choson cố gắng đào sâu triết lý Nho giáo đối với vấn đề con người thời đại.
- Tác giả văn bản rất chú trọng khai thác yêu cầu con người gia đình được cộng đúc biện chứng giữa người trên và kẻ dưới, tạo nên sợi dây liên đới trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi thành.
- 7 Trong nội dung các văn bản hương ước chữ Hán Choson giai đoạn này, có khắc in những chữ nhỏ xen lẫn chữ lớn (có khi một dòng chữ nhỏ được viết trong cùng một dòng chữ lớn, cũng có khi có từ hai đến ba dòng chữ nhỏ được viết trong cùng một dòng chữ lớn), là phần minh giải và bổ sung cho phần văn bản in chữ lớn..
- Từ đó thúc đẩy sự cố kết cộng đồng, hợp sức giải quyết khó khăn của tình hình chính trị xã hội của vương triều..
- “hoà mục”, là dụng ý tinh vi của tác giả khi muốn thực hiện bước chuyển hóa từ con người của gia đình sang con người của hương đảng và trên hết là con người của xã hội.
- Điều này lý giải vì sao Nho sĩ Choson dành rất nhiều tâm huyết để xây dựng con người hoàn mỹ ở phạm vi gia đình, làm cơ sở khai thông chiến lược con người của xã hội..
- 2 XÃ HỘI.
- Trên nền lễ tiết giáo dục gia đình, sĩ phu Choson tiến hành vạch định chiến lược xây dựng con người xã hội.
- Việc định hình ứng xử trong xã hội được chỉ đạo bởi tư tưởng “trọng xỉ”.
- Theo đó, hương ước Choson giai đoạn này định ra các điều lệ xoay quanh việc điều chỉnh hành vi cá nhân bằng lễ.
- Trước nhất, Nho sĩ Choson đưa ra độ tuổi quy định làm căn cứ để mỗi cá nhân cư xử cho phải đạo.
- Gặp các bậc tôn trưởng phải xuống ngựa.
- Ngộ tôn trưởng hạ mã.
- Quy định này xuất phát từ Kinh Lễ thiên Khúc Lễ thượng 9 được Nho sĩ Choson diễn giải vận dụng theo hoàn cảnh thực tế địa phương, đã trở thành đạo lý cốt cán trong cách ứng xử của người Choson đương thời..
- Trên nguyên tắc chung này, Nho sĩ Choson quy định chi tiết hơn cách thi lễ trong trường hợp cụ thể.
- Bản Hương lễ hợp biên soạn năm 1797 ghi rõ:.
- Nghĩa là: Khi gặp các bậc tôn trưởng đi bộ ở ngoài đường thì phải chạy đến vái chào.
- Đợi các bậc tôn trưởng đi qua mình lại vái chào rồi đi tiếp.
- Khi các bậc tôn trưởng đã đi xa, mình mới lên ngựa.
- Từ đây nhiều quy định trọng xỉ khác (cách thức mời mọc, chúc tụng, tiễn đưa vào những dịp hữu sự cá nhân) được kê cứu tỉ mĩ nhằm điều chỉnh lòng ngưỡng vọng tuyệt đối của dân làng.
- Đây là điều tối trọng được tác giả văn bản kê xét điều thứ ba trong hương ước họ Lã: “Lễ tục tương giao”.
- Để từ đó, con người biết răn dạy nhau khi phạm lỗi lầm, giúp đỡ nhau khi gặp hoạn nạn.
- Và tinh thần kiến nghĩa là kết quả của những giá trị xây dựng con người gia đình..
- Bên cạnh đó, Nho sĩ Choson cũng kê cứu quy tắc ứng xử cộng đồng dành cho nữ giới:.
- Đặc biệt, các nhà Nho thời kỳ này đồng nhất kê cứu xử phạt những kẻ thông gian với kỹ nữ, là những chiếu cố hiếm hoi đối với thành phần bị xem là dưới đáy xã hội.
- Dù cho những quy định như thế này cũng không nằm ngoài dụng ý tái khẳng định thiên kiến có phần cứng nhắc để chuẩn hóa hành vi ứng xử của nam giới ở cộng đồng..
- Với những quy định chi tiết như trên, Nho sĩ Choson rất khéo léo uốn nắn con người tập lễ.
- Điều đó mang lại giá trị thực sự cho việc cố gắng khôi phục vết rạn về nhân phẩm của con người Choson giai đoạn này, tránh được cảnh nồi da nấu thịt trong từng tế bào của xã hội.
- Từ yêu cầu trong mối quan hệ bạn bè được khuôn lại trong chữ tín, để đi đến việc giao hảo cộng đồng, kính trọng các bậc trưởng thượng là con đường để mỗi cá nhân tự xác lập diện mạo xã hội cho mình.
- Sau những quy định ứng xử cơ hữu trong phạm vi gia đình và xã hội, tác giả văn bản tiếp tục kê cứu những quy định lý tưởng khác, nhằm phát huy tính cộng đồng và niềm cộng cảm của mọi thành viên hương đảng đối với giai đoạn cuối của đời người.
- nghiệp, song qua những quy điều ở các mục quá thất tương quy, lễ tục tương giao, hoạn nạn tương tuất, chúng ta có thể thấy cách ứng xử với người đã khuất như hệ quả dây chuyền của chiến lược đào tạo con người cấp gia đình và xã hội.
- Sĩ phu Choson khéo léo chỉ dẫn phần lễ tế của người đến viếng căn cứ vào vai vế của người mất, cụ thể bản Bàn Khê hương ước 磻溪鄉約 cuối thế kỷ XVII cho hay: 凡吊為首者致辭而旅拜.
- Quy định ứng xử dựa vào tuổi tác định thứ bậc người dưới kẻ trên tiếp tục được duy trì áp dụng với người mất đến cuối thế kỷ XVIII như sau:.
- Những quy định như trên tái khẳng định tầm quan trọng của các vấn đề về lễ trong chiến lược đào tạo con người của sĩ phu Choson.
- Đặc biệt với quy định: 或有無 子孫死不能斂葬者自里中埋葬.
- Tất cả những quy định kê trên được đánh giá là sự thành công của Nho sĩ Choson trong việc duy trì, ổn định trật tự xã hội và vinh danh cái thiện..
- Sau tất cả những yêu cầu ứng xử cần thiết, hương ước Choson bắt đầu dạy con người ta cách thờ vua..
- lý Nho giáo đề cập đến chữ “trung” đối với vua, theo lẽ “hiếu là để thờ vua”, với vỏn vẹn một quy định: “Cẩn trọng việc tô thuế”.
- Nghĩa là sau khi đã đạt đến lý tưởng trong cách đối nhân xử thế có đầy đủ đức tính hiếu, đễ, tín, cung, kính… con người sẽ sống nhân văn hơn và có trách nhiệm hơn.
- Điều đó lý giải vì sao, các bản hương ước Choson giai đoạn này đều tập trung kê cứu quy định xây dựng con người lý tưởng của gia đình..
- Sự cần thiết thiết lập lại trật tự xã hội dựa trên nguyên lý Nho giáo càng trở nên cấp bách hơn.
- Sĩ phu Choson xác định việc “đúc” nên con người hoàn mỹ ở gia đình là chiến lược trọng yếu nhằm khỏa lấp hư hao thời đại.
- Từ đó tiến tới việc tạo lập công cụ thực hiện là “Hiếu”, nội dung cơ bản của quan hệ gia đình, định vị cho các quan hệ khác của cộng đồng, và “Lễ”, nội dung lâu dài có tính chất xã hội càng trở nên quan trọng hơn trước quốc gia có nhiều vấn nạn..
- Xuyên suốt hương ước giai đoạn này, việc tiếp thu và phát triển giáo lý Nho giáo qua các điều lệ hương ước của tri thức Choson gần như trở thành kiểu xã hội lý tưởng bấy giờ.
- Từ đó những kê cứu chi tiết các vấn đề về lễ, giúp con người hướng tới đức tính tôn nhượng trong quan hệ với cộng đồng..
- Tuy nhiên, qua khảo cứu, sĩ phu Choson đặt ra rất nhiều quy định “chiến lược” tập trung vào nam giới, hoàn toàn không đề cập đến đối tượng nữ giới.
- Đó là mặt thiếu sót đáng tiếc của Nho sĩ Choson trong việc bảo đảm trật tự xã hội..
- Trong chiến lược này còn thể hiện triết lý uống nước nhớ nguồn, tinh thần tương thân tương ái ở quy định ứng xử với người đã khuất, tạo nên niềm cộng cảm giữa những người xa lạ.
- Theo đó, quy định.
- xây dựng nhân tố con người qua các điều lệ hương ước phần nào minh chứng cho sự vận động về mặt nhận thức của tri thức Choson.
- Tục trọng xỉ trong văn bản hương ước chữ Hán Triều Tiên thế kỷ XVII – XVIII.
- Một số vấn đề về văn bản hương ước Choson thế kỷ XVII – XVIII..
- Hình thức xử phạt trong hương ước chữ Hán Choson thế kỷ XVII – XVIII.
- Văn bản hương ước chữ Hán Triều Tiên thời kỳ trung cận đại.
- Nghiên cứu so sánh văn bản hương ước chữ Hán Triều Tiên và Việt Nam thời kỳ trung cận đại