« Home « Kết quả tìm kiếm

Quy trình canh tác giống lúa nàng nhen thơm phục tráng cho vùng Bảy Núi, tỉnh An Giang


Tóm tắt Xem thử

- QUY TRÌNH CANH TÁC GIỐNG LÚA NÀNG NHEN THƠM PHỤC TRÁNG CHO VÙNG BẢY NÚI, TỈNH AN GIANG.
- Lúa thơm, Nàng Nhen, quy trình canh tác.
- Vùng Bảy Núi tỉnh An Giang có nhiều giống lúa bản địa ngon cơm đã được lưu giữ và truyền thừa, tiêu biểu phải kể đến là lúa Nàng Nhen là giống lúa mùa thơm cổ truyền gắn liền từ hàng trăm nay với người dân Khmer.
- Giống lúa Nàng Nhen thơm không chỉ là giống lúa đặc sản nổi tiếng bởi phẩm chất gạo ngon và hương thơm đặc trưng dễ chịu mà giống lúa này chỉ thích hợp sản xuất với đất ruộng vùng Bảy Núi, thuộc hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên.
- Tuy nhiên, giống Nàng Nhen trong sản xuất đang thoái hóa, công tác phục tráng giống lúa Nàng Nhen được thực hiện nhằm duy trì các đặc tính tốt về chất lượng cũng như có năng suất của giống lúa này.
- Ba dòng ưu tú đã được tuyển chọn có thời gian sinh trưởng ngắn, phẩm chất tốt, hàm lượng amylose thấp, có tiềm năng năng suất.
- Bên cạnh các kỹ thuật canh tác truyền thống, việc nghiên cứu thời vụ gieo cấy và ứng dụng kỹ thuật canh tác có bổ sung phân hữu cơ vi sinh giúp gia tăng năng suất đạt 5,51 tấn/ha so với cách canh tác truyền thống chỉ đạt 4,59 tấn/ha.
- Chăm sóc, thu hoạch và bảo quản đối với giống lúa Nàng Nhen thơm đúng quy trình không những giúp giữ năng suất ổn định mà còn để duy trì mùi thơm đặc trưng của hạt gạo được lâu dài..
- Quy trình canh tác giống lúa nàng nhen thơm phục tráng cho vùng Bảy Núi, tỉnh An Giang.
- Trong số này, tiêu biểu phải kể đến là giống lúa Nàng Nhen với chất lượng và năng suất ổn định (trung bình từ 3,5 - 4 tấn/ha).
- Lúa Nàng Nhen là giống lúa mùa thơm cổ truyền gắn liền từ hàng trăm nay với người dân Khmer vùng Bảy Núi, tỉnh An Giang.
- Giống lúa Nàng Nhen thơm không chỉ là giống lúa đặc sản nổi tiếng bởi phẩm chất gạo ngon và hương thơm đặc trưng dễ chịu mà giống lúa này chỉ thích hợp sản xuất với đất ruộng vùng Bảy Núi, thuộc hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên..
- Giống Nàng Nhen thơm có những đặc điểm hoàn toàn khác với các giống lúa cao sản hiện nay, đặc biệt thích hợp với vùng Bảy Núi, điều kiện canh tác và việc sử dụng phân bón của vùng đất nơi đây.
- Năm 2011, Cục Sở hữu trí tuệ đã ra quyết định số 53/QĐ- SHTT về việc cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý số 00025 cho sản phẩm gạo Nàng Nhen Thơm Bảy Núi nổi tiếng.
- Vì vậy, lúa gạo Nàng Nhen rất có tiềm năng phát triển đáp ứng cho nhu cầu sản xuất và xuất khẩu..
- Vì vậy, lúa Nàng Nhen thơm là giống lúa mùa có khả năng chống chịu hạn khá tốt, ít nhiễm sâu bệnh.
- Trong điều kiện đó, việc xây dựng một quy trình canh tác lúa Nàng Nhen vừa phù hợp với truyền thống canh tác lâu đời của người dân Khmer vừa có tính khoa học có kết hợp sử dụng phân hữu cơ vi sinh giúp duy trì những giá trị đặc biệt cho sản phẩm gạo Nàng Nhen được thực hiện..
- Nguồn vật liệu là ba giống/dòng lúa Nàng Nhen:.
- giống Nàng Nhen địa phương, dòng NN3 được tuyển chọn từ công tác phục tráng giống trong sản xuất và dòng Nàng Nhen được phục tráng bởi Viện Nghiên cứu Lúa Đồng bằng sông Cửu Long..
- Thí nghiệm xác định thời vụ và mô hình canh tác theo hướng hữu cơ được thực hiện tại xã An Cư, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang..
- Mô hình canh tác kết hợp phân hữu cơ vi sinh trong vụ mùa 2019.
- Mô hình canh tác kết hợp phân hữu cơ vi sinh nhằm xác định vai trò của loại phân này trong canh tác lúa Nàng Nhen.
- (1) Mô hình canh tác của nông dân với giống NN3, trên diện tích 500 m 2.
- (2) Mô hình canh tác của nông dân với giống do Viện lúa ĐBSCL tuyển chọn, trên diện tích 500 m 2 (3) Mô hình canh tác kết hợp phân hữu cơ vi sinh với giống NN3, trên diện tích 1.000 m 2.
- Xây dựng quy trình canh tác lúa Nàng Nhen theo hướng hữu cơ.
- Các biện pháp kỹ thuật canh tác lúa Nàng Nhen vừa duy trì phương pháp canh tác truyền thống của người Khmer đồng thời bổ sung các kỹ thuật canh tác kết hợp phân hữu cơ vi sinh nhằm duy trì phẩm chất đặc trưng của giống Nàng Nhen..
- 3.1 Phục tráng giống Nàng Nhen từ hạt giống trong sản xuất.
- Công tác phục tráng giống Nàng Nhen được thực hiện từ 10 mẫu lúa thu thập tại hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên, 100 hạt gạo được phân tích protein dự trữ bằng phương pháp điện di SDS-PAGE.
- Trong vụ G1, đặc tính nông học của 30 dòng Nàng Nhen tuyển chọn có thời gian sinh trưởng dao động từ 122-127 ngày, chiều cao biến thiên trong khoảng 125-140 cm.
- Đối với các chỉ tiêu thành phần năng suất như số bông/bụi, giữa các dòng Nàng Nhen có sự chênh lệch nhiều dao động từ 6-17 bông/bụi..
- Số hạt chắc trên bông của 30 dòng Nàng Nhen đạt từ 111-234 hạt/bông, dòng NN7 có số hạt chắc đạt nhiều nhất.
- Phân tích độ bền gel của 30 dòng Nàng Nhen tuyển chọn cho thấy mức dao dộng từ 30-53 mm..
- phương pháp xác định hàm lượng 2-acetyl-1- pyrroline cho thấy 6/30 các dòng Nàng Nhen được khảo sát đều có hàm lượng 2AP được phát hiện trong hạt gạo đạt từ µg/kg, các dòng còn lại đều không phát hiện sự hiện diện của 2AP..
- Qua quá trình thanh lọc và tuyển chọn 30 dòng Nàng Nhen của vụ G1, 11 dòng được chọn cho vụ G2, sau đó 4 dòng của vụ G3 là NN12-2, NN13-4, NN13-5 và NN13-6 được chọn lọc.
- Qua kết quả của vụ mùa 2017 của Đoàn Ngọc Yến (2018) thì dòng Nàng Nhen được xếp vào nhóm lúa mùa lỡ có phản ứng trung bình với quang kỳ.
- Thời gian sinh trưởng càng ngắn mà năng suất lại cao sẽ mang lại hiệu quả kinh tế tốt.
- Do đó, xét về thời gian sinh trưởng thì nghiệm thức T8 ngắn nhất, nên sẽ trở nên tối ưu nếu năng suất cao..
- Nghiệm thức TGST (ngày) Chiều cao cây (cm).
- Các chỉ tiêu thành phần năng suất.
- Nghiệm thức T6 và T7 có số bông không có sự khác biệt ý nghĩa thống kê, bên cạnh đó thời gian sinh trưởng của nghiệm thức T7 ngắn hơn, từ đó nghiệm thức T7 sẽ cho kết quả tốt hơn nghiệm thức T6 và T8, kì vọng sẽ cho năng suất cao..
- Do đó nghiệm thức T6 và T7 có chiều dài bông cao nên có tiềm năng cho năng suất cao, nhưng T7 có thời gian sinh trưởng ngắn hơn T6, nên nghiệm thức T7 sẽ có thuận lợi hơn trong sản xuất so với hai nghiệm thức còn lại..
- Bảng 2: Kết quả các chỉ tiêu về thành phần năng suất.
- Trong đó trung bình khối lượng 1.000 hạt biến thiên từ g, khối lượng 1.000 hạt ít bị ảnh hưởng của tác động bên ngoài do hệ số di truyền cao (Khatun and Flowers, 1995), hơn nữa thí nghiệm thực hiện chỉ trên dòng lúa Nàng Nhen 3, chính vì vậy mà khối lượng 1.000 hạt giữa các nghiệm thức không có sự khác biệt.
- Một số chỉ tiêu năng suất.
- Kết quả Bảng 3 cho thấy năng suất lý thuyết của các nghiệm thức có sự khác biệt ý nghĩa qua phân tích thống kê (p<0,01).
- Trong đó năng suất lý thuyết cao nhất thuộc về nghiệm thức T6 và T7 lần lượt là 5,14 và 5,07 tấn/ha, nghiệm thức T8 có năng suất thấp nhất chỉ đạt 3,10 tấn/ha.
- gian sinh trưởng và năng suất lý thuyết thì nghiệm thức T7 tốt nhất vì có năng suất cao và thời gian canh tác ngắn..
- Bảng 3 Năng suất lý thuyết và năng suất thực tế của các nghiệm thức.
- Nghiệm thức.
- Năng suất lý thuyết (tấn/ha).
- Năng suất thực tế (tấn/ha).
- Bảng 3.3 cho thấy năng suất thực tế của các nghiệm thức ở thí nghiệm thời vụ có sự khác biệt ý nghĩa qua phân tích thống kê (p<0,01).
- trung bình năng suất thực tế cao nhất thuộc về nghiệm thức T6 và T7 lần lượt là 2,40 và 2,41 tấn, thấp nhất thuộc về nghiệm thức T8 với 1,72 tấn/ha..
- Kết quả này cho thấy thời điểm gieo sạ có tác động đến năng suất lúa thực tế ở dòng lúa Nàng Nhen..
- Điều này thể hiện rõ khi năng suất lúa ở các lô sạ vào tháng 8 thấp hơn so với các nghiệm thức còn lại..
- 3.3 Mô hình canh tác lúa Nàng Nhen kết hợp phân hữu cơ vi sinh.
- Bảng 4: Chỉ tiêu nông học của ba mô hình canh tác lúa Nàng Nhen tại huyện Tịnh Biên tỉnh An Giang vụ mùa 2019.
- Mô hình Thời gian sinh trưởng (ngày) Chiều cao cây (cm) Số chồi (chồi) Chiều dài bông (cm).
- Mô hình .
- Số chồi của giống ở ba mô hình nằm trong khoảng 13,8-18,0 chồi, giống Nàng Nhen địa phương mô hình 1 có số chồi cao nhất 18,0 chồi, trong khi giống mô hình 2 chỉ có 13,8 chồi, giống tuyển chọn NN3 của mô hình 3 có 16 chồi (Bảng 4)..
- Nhìn chung số chồi ở hai mô hình 1 và 3 là khá cao, có tiềm năng cho năng suất cao..
- Thành phần năng suất của ba mô hình canh tác lúa Nàng Nhen.
- Các thành phần năng suất ba mô hình được trình bày trong Bảng 3.5 cho thấy số bông/m 2 của giống.
- Giống Nàng Nhen địa phương của mô hình 1 có chiều dài bông ngắn nhất chỉ đạt 22,6 cm, trong khi hai giống ở mô hình 2 và 3 có chiều dài bông dài hơn giống địa phương lần lượt là 23,7 và 23,3 cm..
- Bảng 5: Một số thành phần năng suất của ba mô hình canh tác lúa Nàng Nhen tại huyện Tịnh Biên tỉnh An Giang vụ mùa 2019.
- ở mô hình 3 canh tác theo hướng hữu cơ có khối lượng.
- 1.000 hạt cao nhất 17,99 g điều này cũng đóng góp vào việc gia tăng năng suất của mô hình 3..
- Năng suất lý thuyết và năng suất thực tế được trình bày trong Bảng 6 cho thấy năng suất lý thuyết của ba mô hình biến thiên từ 3,07-5,51 tấn/ha.
- Mô hình 3 vượt trội nhất, có năng suất lý thuyết cao nhất đạt 5,51 tấn/ha so với hai mô hình 1 và 2 với năng suất lý thuyết lần lượt là 4,59 tấn/ha và 3,07 tấn/ha..
- Điều này cho thấy hiệu quả của việc sử dụng phân hữu cơ và hữu cơ vi sinh góp phần cải thiện tốt các thành phần năng suất..
- Bảng 6: Năng suất lý thuyết và năng suất thực tế của ba mô hình canh tác lúa Nàng Nhen tại huyện Tịnh Biên tỉnh An Giang vụ mùa 2019.
- Mô hình Năng suất lý thuyết (tấn/ha).
- 4 MỘT SỐ KỸ THUẬT CƠ BẢN TRONG CANH TÁC LÚA NÀNG NHEN.
- 4.1 Đặc điểm giống lúa Nàng Nhen thơm Giống lúa Nàng Nhen thơm được phục tráng từ giống Nàng Nhen trong sản xuất tại huyện Tri Tôn và Tịnh Biên tỉnh An Giang, theo quy trình phục tráng khoa học bằng việc sử dụng các phương pháp sinh học phân tử và các chỉ tiêu chất lượng.
- Dòng Nàng Nhen ưu tú đã được tuyển chọn theo hướng thơm nhẹ và mềm cơm do Bộ môn Di Truyền và Chọn Giống Cây Trồng, Khoa Nông nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ thực hiện nhằm cải thiện đặc tính của giống Nàng Nhen trước đây.
- Năng suất thực tế tấn/ha.
- Nàng Nhen thơm là giống lúa đặc sản nổi tiếng bởi phẩm chất gạo ngon và hương thơm đặc trưng dễ chịu.
- Giống Nàng Nhen có nhiều đặc điểm hoàn toàn khác với các giống lúa cao sản hiện nay, từ sự khác biệt về điều kiện tự nhiên, điều kiện canh tác và cũng như việc sử dụng phân bón của người dân Khmer tại vùng Bảy Núi..
- Phạm vi sử dụng quy trình canh tác lúa Nàng Nhen chủ yếu là các vùng canh tác lúa thuộc hai huyện Tịnh Biên và Tri Tôn tỉnh An Giang.
- Hơn nữa giống lúa Nàng Nhen là giống lúa truyền thống được người dân Khmer của vùng Bảy Núi canh tác từ lâu đời nên cũng là đối tượng sử dụng của kỹ thuật cơ bản trong canh tác lúa Nàng Nhen..
- Kế thừa những kinh nghiệm qúy báu từ truyền thống canh tác lúa Nàng Nhen tại vùng Bảy Núi tỉnh An Giang và kết hợp với những kết quả trong điều kiện thực nghiệm của đề tài tại hai địa điểm thí nghiệm tại huyện Tri Tôn và Tịnh Biên trong vụ mùa năm các năm và 2019, quy trình canh tác lúa nàng Nhen thơm được xây dựng và hoàn chỉnh theo các công việc sau đây.
- 4.4 Nội dung quy trình canh tác lúa Nàng Nhen thơm vùng Bảy núi, tỉnh An Giang.
- Hình 1: Các bước canh tác lúa Nàng Nhen thơm vùng Bảy núi Tỉnh An Giang Thời vụ gieo trồng.
- Lúa Nàng Nhen thơm thuộc nhóm lúa mùa chịu ảnh hưởng mạnh bởi quang kỳ nên việc bố trí mùa vụ sao cho cây lúa có đủ thời gian sinh trưởng và.
- Tại vùng Bảy Núi, thời vụ thích hợp cho giống nàng Nhen là vụ mùa.
- 7 và thu hoạch vào cuối tháng 12, đây là thời gian cho năng suất và chất lượng lúa tốt nhất.
- Hình 2: Lịch thời vụ canh tác giống lúa Nàng Nhen thơm Chuẩn bị đất - Vệ sinh đồng ruộng.
- Trong sản xuất lúa Nàng Nhen theo hướng hữu cơ, công tác quan trọng khi làm đất, sau khi cày và bắt đầu bừa đất cho nhuyễn phải bón 400 kg/ha phân hữu cơ (phân bò đã hoai) đặc biệt phải kết hợp thêm 200 kg/ha phân hữu cơ vi sinh.
- Việc áp dụng phân hữu cơ và hữu cơ vi sinh là điểm mới so với quy trình truyền thống của người canh tác tại địa phương.
- Hạt giống Nàng Nhen thơm thuộc nhóm trung bình chiều dài hạt đạt khoảng 5,6-6,0 mm, khối lượng 1.000 hạt khoảng 17-18 g.
- Chất lượng gạo lúa Nàng Nhen là đặc trưng ngon cơm của giống, do đó khi canh tác cần chú ý lúc lúa chín sửa thì cho rút nước cho đến khi thu hoạch vừa thuận tiện khi thu hoạch nhưng nhất là đảm bảo giữ được chất lượng của gạo về sau.
- Đặc biệt do canh tác lúa Nàng Nhen trong mùa mưa nên việc điều tiết nước trên ruộng phải được kiểm tra thường xuyên: cung cấp đủ nước nếu bị hạn cục bộ (hạn Bà Chằng) hoặc chủ động thoát nước trong trường hợp mưa dầm kéo dài..
- Lúa Nàng Nhen thường bị sâu phao tấn công ở giai đoạn 5 - 20 ngày sau gieo, rầy nâu và sâu đục thân thường tấn công vào tháng 10 - 11 lúc lúa đẻ nhánh tối đa và làm đòng..
- Tính thơm là một trong những tính trạng quan trọng liên quan đến chất lượng gạo và là đặc tính tạo nên danh tiếng của gạo Nàng Nhen.
- Ba dòng lúa Nàng Nhen được tuyển chọn từ việc phục tráng giống Nàng Nhen trong sản xuất có thời gian sinh trưởng 127-133 ngày, hàm lượng protein.
- Từ kỹ thuật canh tác truyền thống kết hợp với các thực nghiệm tại địa phương để xây dựng kỹ thuật canh tác tại Tịnh Biên cho thấy lúa Nàng Nhen được cấy vào tháng 7 là thích hợp nhất, sử dụng 200 kg/ha phân hữu cơ vi sinh kết hợp với 100 kg/ha phân bón vô cơ 20-20-15 để bón thúc vào 15 và 55 ngày sau khi cấy cho hiệu quả cao về năng suất đồng thời giữ được phẩm chất của hạt gạo Nàng Nhen truyền thống với hiệu quả kinh tế cao..
- Tuy nhiên, để có vùng nguyên liệu ổn định thì cần phải có nghiên cứu, khảo sát để quy hoạch cụ thể khu vực trồng lúa Nàng Nhen một các phụ hợp nhất, đặc biệt phải chú ý dến hệ thống tưới và tiêu nước hiệu quả cũng như nâng cao nhận thức sử dụng phân bón hữu cơ, phân bón vi sinh trong bà con nông dân cũng như việc xây dựng thương hiệu và thị trường..
- Nghiên cứu được thực hiện dưới sự hỗ trợ kinh phí của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh An Giang cho đề tài “Phục tráng và xây dựng quy trình canh tác theo hướng hữu cơ giống lúa đặc sản Nàng Nhen thơm vùng Bảy Núi, tỉnh An Giang”..
- Quy phạm khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống lúa.
- Khảo nghiệm sản xuất 4 giống/dòng lúa Nàng Nhen tại xã An Hảo huyện Tịnh Biên Tỉnh An Giang vụ mùa 2017.
- Phục tráng giống lúa đặc sản Nàng Nhen thơm vùng Bảy Núi tỉnh An Giang, Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ, 56 (4B): 79-88.