« Home « Kết quả tìm kiếm

Quy trình chuẩn hóa, tính toán trong đánh giá mức độ phát triển bền vững tổng hợp cấp địa phương dựa trên bộ chỉ thị - Trường hợp tỉnh Hà Tĩnh


Tóm tắt Xem thử

- Đánh giá, địa phương, phát triển bền vững, quy trình tính toán.
- Hiện nay, Việt Nam đang áp dụng bộ chỉ thị giám sát, đánh giá phát triển bền vững cấp địa phương bao gồm nhiều chỉ tiêu trên nhiều lĩnh vực và biến động có ý nghĩa khác nhau.
- Đo lường thực trạng mức độ phát triển bền vững tổng hợp là cơ sở quan trọng để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững.
- Nghiên cứu đưa ra quy trình chuẩn hóa, tính toán trong đánh giá phát triển bền vững tổng hợp cấp địa phương: (i) Sử dụng phương pháp chuẩn hóa Min-Max để đưa giá trị các chỉ tiêu về miền giá trị [0,1] và có cùng ý nghĩa biến động trong đánh giá, sử dụng giá trị tham chiếu là mục tiêu hoặc giá trị xu hướng.
- (ii) Sử dụng số bình quân nhân giản đơn để tính toán chỉ số thành phần đại diện cho các nhóm chỉ tiêu.
- (iii) Sử dụng số bình quân nhân giản đơn tính chỉ số phát triển bền vững tổng hợp từ các chỉ số thành phần.
- Đồng thời, nghiên cứu đề xuất thang chia 5 mức độ trong đánh giá phát triển bền vững.
- Nghiên cứu tính toán, đánh giá thử nghiệm cho trường hợp tỉnh Hà Tĩnh cho thấy tỉnh phát triển bền vững tổng hợp ở mức tương đối bền vững, nhưng mất cân đối giữa các chỉ số riêng.
- Quy trình chuẩn hóa, tính toán trong đánh giá mức độ phát triển bền vững tổng hợp cấp địa phương dựa trên bộ chỉ thị - Trường hợp tỉnh Hà Tĩnh.
- Mục tiêu phát triển bền vững không còn quá mới lạ đối với phát triển của lãnh thổ hay lĩnh vực.
- Phát triển bền vững cần phát triển hài hòa trên cả 3 mặt kinh tế, xã hội và môi trường (WCED, 1987).
- Quan điểm phát triển như thế nào là bền vững đã được làm rõ và thừa nhận.
- Tuy nhiên, việc nhận diện và đánh giá kết quả, mức độ phát triển bền vững vẫn còn nhiều quan điểm, cách tiếp cận khác nhau..
- Việt Nam (2013) đã ban hành bộ chỉ thị đánh giá phát triển bền vững cấp địa phương với 28 chỉ tiêu chung và 15 chỉ tiêu theo đặc thù của vùng.
- Bộ chỉ thị là cơ sở hữu ích trong giám sát, đánh giá đa chiều phát triển bền vững cấp địa phương.
- Vấn đề đặt ra đối với đánh giá phát triển bền vững là cần xây dựng được quy trình tổng hợp, tính toán chỉ số phát triển bền vững tổng hợp.
- Giải quyết được vấn đề này sẽ giúp nhà quản lý dễ dàng đánh giá phát triển bền vững nói chung của địa phương..
- Nhằm giải quyết vấn đề này, trên cơ sở các phương pháp chuẩn hóa dữ liệu, phương pháp tổng hợp chỉ số, nghiên cứu lựa chọn phương pháp phù hợp và đề xuất quy trình chuẩn hóa và tính toán trong đánh giá phát triển bền vững tổng hợp cấp địa phương.
- Vận dụng quy trình, nghiên cứu tính toán và đánh giá phát triển bền vững tổng hợp cho trường hợp tỉnh Hà Tĩnh năm 2017..
- Phát triển bền vững là một khái niệm đã được làm rõ và thừa nhận trên nhiều nghiên cứu, tuy nhiên, để đo lường mức độ phát triển bền vững vẫn còn khá nhiều quan điểm và phương pháp tính toán khác nhau được đưa ra thảo luận..
- Trên thế giới, bộ chỉ thị dùng trong định hướng, đánh giá phát triển bền vững cấp quốc gia được AGENDA 2030 đề xuất, bao gồm 17 mục tiêu và hơn 100 chỉ tiêu thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau..
- Ở Việt Nam, Thủ Tướng Chính Phủ đã ban hành 2 bộ chỉ thị đánh giá phát triển bền vững cấp quốc gia giai đoạn và cấp địa phương giai đoạn 2013-2020..
- Những bộ chỉ thị này là cơ sở quan trọng cho định hướng phát triển và đánh giá phát triển bền vững của Việt Nam.
- Đây là cơ sở lý thuyết rất quan trọng trong đánh giá phát triển bền vững nói riêng và đánh giá bằng chỉ số tổng hợp nói chung.
- Trong nghiên cứu đánh giá phát triển bền vững trên thế giới, Yang et al.
- Khi tính chỉ tiêu phát triển bền vững tổng hợp từ điểm số đã cho của từng chỉ tiêu, tác giả Yang et al.
- (2016) đánh giá phát triển bền vững tỉnh Gia Lai đã sử dụng bộ chỉ thị phát triển bền vững tỉnh Tây Nguyên đã được công bố trước đó.
- (2012) đánh giá chất lượng dân số bằng hệ thống 11 chỉ tiêu của 4 tiêu chí, sử dụng chuẩn hóa Min-Max cơ bản và số bình quân cộng giản đơn để tính chỉ số tổng hợp.
- Nguyễn Minh Thu (2013) sử dụng bộ chỉ thị sẵn có đánh giá phát triển bền vững cấp quốc gia ở Việt Nam, giai đoạn 2001- 2010.
- chủ quan trong chuẩn hóa chỉ tiêu.
- Trên quan điểm coi mức độ quan trọng của chỉ tiêu trong đánh giá phát triển bền vững là như nhau và sự thiếu hụt số liệu thực tế, các tác giả này lựa chọn số bình quân nhân giản đơn (không trọng số)..
- Về thước đo đánh giá mức độ phát triển bền vững, hiện nay có khá nhiều quan điểm được đề xuất.
- là không bền vững là kém bền vững và [0,7-1] là bền vững.
- 2003) phân chia: [0- 0,5] là phát triển lạc hậu đang chuyển đổi từ phát triển truyền thống sang phát triển bền vững là phát triển bền vững cơ bản .
- phát triển khá bền vững, [0,95-1] phát triển bền vững.
- (2016) lấy giá trị 0,5 làm tiêu chuẩn đánh giá, trên 0,5 được coi là phát triển và dưới 0,5 được coi là kém phát triển.
- Nguyễn Minh Thu (2013) chia khung 5 mức độ từ [0-1] bao gồm: phát triển kém bền vững, phát triển hơi bền vững, phát triển tương đối bền vững, phát triển khá bền vững, phát triển rất bền vững..
- Có thể thấy, vấn đề đánh giá phát triển bền vững tổng hợp được các tác giả trong và ngoài nước quan tâm.
- Tuy nhiên, ở cấp địa phương hiện nay chưa có một nghiên cứu nào đưa ra được quy trình chuẩn hóa, tính toán chỉ số phát triển bền vững tổng hợp dựa trên bộ chỉ thị có sẵn.
- Việc nghiên cứu xây dựng quy trình chuẩn hóa, tính toán chỉ số phát triển bền vững cấp địa phương dựa trên bộ chỉ thị là thật sự cần thiết.
- triển bền vững cấp địa phương nhằm đưa ra các quyết định phù hợp..
- Chỉ số phát triển bền vững tổng hợp cấp địa phương được tính toán dựa trên cơ sở bộ chỉ tiêu đánh giá phát triển bền vững cấp địa phương sẵn có theo Quyết định số 2157/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính Phủ.
- Trong nghiên cứu này, tên gọi các chỉ tiêu tính toán được sử dụng như sau::.
- Chỉ số riêng thành phần: là chỉ số đánh giá phát triển bền vững trên từng khía cạnh, gồm: kinh tế, xã hội và môi trường, ngoài ra có 1 chỉ tiêu tổng hợp là HDI phản ánh phát triển bền vững nhiều chiều nên sẽ được coi là chỉ số riêng đại diện cho 1 thành phần.
- Chỉ số thành phần: là chỉ số đánh giá phát triển bền vững tổng hợp của từng khía cạnh: kinh tế, xã hội và môi trường, ngoài ra, chỉ số HDI là chỉ số đại diện nhóm chỉ tiêu tổng hợp..
- Chỉ số tổng hợp: là chỉ số đánh giá phát triển bền vững tổng hợp toàn diện tất cả 4 khía cạnh: kinh tế, xã hội, môi trường và chỉ tiêu tổng hợp..
- 3.1 Phương pháp chuẩn hóa, tính toán chỉ số phát triển bền vững tổng hợp.
- Phương pháp chuẩn hóa dữ liệu Bảng 1: Phân loại chỉ tiêu riêng thành phần đánh giá phát triển bền vững cần chuẩn hóa.
- TT Chỉ tiêu thuận TT Chỉ tiêu nghịch.
- 2 Tỷ lệ thu ngân sách so với chi ngân sách trên địa bàn 2 Tỷ lệ vốn đầu tư phát triển trên địa bàn so với tổng sản phẩm trên địa bàn 3 Diện tích đất lúa được bảo vệ và duy trì 3 Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư.
- Chuẩn hóa Min-Max được sử dụng để chuẩn hóa chỉ tiêu riêng biệt, đưa về miền giá trị [0,1].
- Trong hệ thống chỉ tiêu đánh giá phát triển bền vững địa phương, có những chỉ tiêu có giá trị càng lớn, phản ánh mức độ bền vững càng cao (VD:.
- Bên cạnh đó, một số chỉ tiêu càng gần đến một giá trị trung tâm nào đó thì được coi là bền vững (VD: tỷ số giới tính của trẻ em mới sinh, tỷ lệ thất nghiệp)..
- Trong bộ chỉ thị, 2 chỉ tiêu có giá trị trong miền [0,1] nên không cần chuẩn hóa, gồm: chỉ số phát triển con người và hệ số bất bình đẳng trong phân phối thu nhập (Gini).
- Có thể tổng hợp các chỉ tiêu như Bảng 1..
- Phương pháp tính chỉ số tổng hợp.
- Trong nghiên cứu phát triển bền vững, quá trình phát triển yêu cầu sự cân đối, hài hòa giữa tất cả các mặt, không thiên lệch về lĩnh vực nào.
- quan: Cục thống kê tỉnh Hà Tĩnh, Sở Lao động Thương Binh và Xã hội, Văn phòng điều phối nông thôn mới, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Thang đánh giá: Với hệ thống chỉ tiêu sau chuẩn hóa và chỉ số tổng hợp có giá trị trong miền [0,1], giá trị càng gần đến 1 phản ánh mức độ bền vững càng cao, tác giả đề xuất thang chia mức độ đánh giá phát triển bền vững thành 5 mức độ như sau:.
- Phát triển rất kém bền vững Phát triển kém bền vững Phát triển tương đối bền vững Phát triển khá bền vững Phát triển rất bền vững.
- Khung chia mức độ phát triển này sẽ là cơ sở đánh giá mức độ phát triển bền vững riêng lẻ và chỉ số tổng hợp..
- 4.1 Quy trình chuẩn hóa, tính toán chỉ số phát triển bền vững tổng hợp.
- Trên cơ sở các chỉ tiêu thuộc bộ chỉ thị Giám sát và đánh giá phát triển bền vững cấp địa phương của Việt Nam ban hành năm 2013 tiến hành thực hiện các bước như Hình 1..
- Hình 1: Sơ đồ các bước và phương pháp sử dụng tính chỉ số phát triển bền vững tổng hợp (Nguồn: Lược khảo lý thuyết và tổng hợp của tác giả).
- 4.2 Kết quả đánh giá mức độ phát triển bền vững tổng hợp tỉnh Hà Tĩnh.
- Bảng 2: Giá trị giới hạn của các chỉ tiêu đánh giá phát triển bền vững tỉnh Hà Tĩnh năm 2017.
- I Chỉ tiêu thuận Giá trị min Giá trị max Nguồn.
- II Chỉ tiêu nghịch.
- 2 Tỷ lệ vốn đầu tư phát triển trên địa bàn so với tổng sản phẩm trên địa bàn.
- TT Chỉ tiêu Năm.
- 2017 I Chỉ tiêu tổng hợp.
- 1 Chỉ số phát triển con người (HDI) 0,549.
- 2 Tỷ lệ vốn đầu tư phát triển trên địa bàn so với tổng sản phẩm trên địa bàn 0,867.
- Chỉ số phát triển bền vững thành phần là chỉ số tổng hợp, được tính từ các chỉ số riêng thành phần theo từng nhóm chỉ tiêu: kinh tế, xã hội và môi trường.
- Bảng 4: Chỉ số phát triển bền vững thành phần và bền vững tổng hợp của tỉnh Hà Tĩnh năm 2017.
- 1 Chỉ tiêu tổng hợp 0,549.
- 5 Chỉ số phát triển bền vững tổng.
- Sự mất cân đối về tính bền vững giữa các chỉ số riêng thể hiện rõ qua Hình 2.
- Một số chỉ tiêu cho.
- thấy mức độ phát triển cao như: tỷ lệ hộ nghèo, tỷ lệ học sinh đi học phổ thông đúng tuổi, tỷ lệ dân số được sử dụng nước sạch, tỷ lệ che phủ rừng đều ở mức trên dưới 0,8.
- Một số chỉ tiêu cho thấy mức độ phát triển ở mức rất thấp như: hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, số người chết do tai nạn giao thông, tỷ số giới tính của trẻ em mới sinh đều ở dưới mức 0,2..
- Không chỉ có sự mất cân đối giữa các chỉ số riêng trong hệ thống chỉ số, sự mất cân đối còn xảy ra trong từng nhóm chỉ số thành phần, điển hình là nhóm chỉ tiêu thành phần kinh tế: Chỉ số hiệu quả sử dụng vốn đầu tư là 0,048 ở mức rất kém bền vững, còn chỉ số năng suất lao động xã hội là 0,907 ở mức rất bền vững..
- Hình 2: Biểu đồ chỉ số riêng đánh giá phát triển bền vững.
- Hình 3: Biểu đồ chỉ số thành phần đánh giá phát triển bền vững.
- Sự mất cân đối giữa các thành phần trụ cột của phát triển bền vững được chỉ rõ qua Hình 3.
- Chỉ số phát triển thành phần môi trường, xã hội và chỉ tiêu tổng hợp ở mức độ tương đối bền vững, chỉ số phát triển thành phần kinh tế ở mức kém bền vững.
- Đó là nguyên nhân dẫn đến chỉ số phát triển bền vững tổng hợp tỉnh Hà Tĩnh năm 2017 có giá trị 0,467 ở mức độ phát triển tương đối bền vững..
- Thiếu hụt chỉ tiêu và mất cân đối của số liệu trong cùng nhóm thành phần là yếu điểm trong đánh giá phát triển bền vững tổng hợp tỉnh Hà Tĩnh.
- Bộ chỉ thị đánh giá phát triển bền vững cấp địa phương Việt Nam đang áp dụng có số lượng chỉ tiêu khá lớn, chiều hướng biến động và phản ánh ý nghĩa phát triển bền vững khác nhau.
- Để có cái nhìn khách quan và tổng quát, Quy trình đề xuất để đánh giá mức độ phát triển bền vững tổng hợp cấp địa phương gồm các bước: (i) Chia chỉ tiêu thành 3 nhóm gồm:.
- (ii) Trên quan điểm coi tầm quan trọng của các chỉ tiêu trong đánh giá phát triển bền vững là như nhau, sử dụng số bình quân nhân giản đơn tính toán chỉ số thành phần đại điện cho các nhóm chỉ tiêu.
- (iii) Sử dụng phương pháp bình quân nhân giản đơn tính toán chỉ số phát triển bền vững cấp địa phương từ các chỉ số thành phần.
- Đồng thời, nghiên cứu đưa ra thang 5 mức độ trong đánh giá phát triển bền vững..
- Việc thiếu hụt chỉ tiêu sẽ ảnh hưởng tới tính đại diện của chỉ số tổng hợp..
- Quy trình đề xuất được vận dụngtính toán cho trường hợp tỉnh Hà Tĩnh năm 2017, kết quả cho thấy: tỉnh Hà Tĩnh phát triển bền vững chung ở mức tương đối bền vững tuy nhiên có sự không đồng đều trong mức độ phát triển bền vững ở các chỉ số riêng và chỉ số thành phần.
- Điều này cho thấy phát triển chung của tỉnh Hà Tĩnh chưa thật sự ổn định, để có cái nhìn chính xác hơn cần đánh giá phát triển bền vững trong một khoảng thời gian, cho cái nhìn tổng quan về chiều hướng biến động của các loại chỉ số..
- Quyết định số 2157/QĐ-TTg, ngày về việc “Ban hành bộ chỉ tiêu giám sát, đánh giá phát triển bền vững địa phương giai đoạn .
- Nghiên cứu thống kê đánh giá phát triển bền vững ở Việt Nam.
- Đánh giá mức độ phát triển bền vững tỉnh Gia Lai giai đoạn 2008-2012 dựa trên bộ chỉ thị.
- Quyết định số 1373/2014/QĐ-UBND, ngày 19/5/2014 về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Hà Tĩnh theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, gắn với xây dựng nông thôn mới.