« Home « Kết quả tìm kiếm

Quy trình lập hiến ở Việt Nam


Tóm tắt Xem thử

- Quy trình lập hiến ở Việt Nam.
- Lý luận và lịch sử Nhà nước và Pháp luật.
- Phân tích làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động lập hiến.
- Khái quát thực tiễn vận dụng thực hiện quy trình lập hiến.
- đánh giá thực trạng và thực tế thực hiện các quy trình.
- Từ đó, rút ra những ưu điểm, hạn chế, đặc biệt là rút ra và phân tích những hạn chế của quy trình đó trước yêu cầu của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.
- Đề xuất ý kiến hoàn thiện quy trình lập hiến trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay..
- Luật hiến pháp.
- Pháp luật Việt Nam.
- Quy trình lập hiến.
- Quy trình lập hiến có vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động lập hiến.
- Một bản Hiến pháp được xây dựng theo một quy trình dân chủ, khoa học, hoàn hảo các bước, các thủ tục quy định chặt chẽ, logic thì chắc chắn sẽ cho ra đời một sản phẩm là Hiến pháp có chất lượng tốt.
- Nhà nước pháp quyền là nhà nước được xây dựng trên nền tảng chủ quyền nhân dân thông qua một trong những phương thức cơ bản là nhân dân giao quyền, nhân dân ủy quyền bằng quyền lập hiến của mình.
- Do đó, quy trình lập hiến là điểm khởi đầu bảo đảm cho tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân..
- Lịch sử lập hiến của nhân loại hàng trăm năm đã cho ta thấy, quy trình ban hành Hiến pháp của các nước có sự khác nhau, nhưng xu hướng chung là quy trình ngày càng dân chủ, chất lượng của một bản Hiến pháp phụ thuộc phần lớn vào việc nó được làm ra theo quy trình như thế nào.
- Một bản Hiến pháp dân chủ là một bản Hiến pháp dân định..
- Để có một bản Hiến pháp có chất lượng tốt, phù hợp với thời kỳ mới - thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, mở cửa và hội nhập quốc tế.
- Từ việc nghiên cứu quy trình lập hiến và sửa đổi.
- Hiến pháp của các nước, nhân việc sửa đổi Hiến pháp nước ta trong thời gian tới, theo tôi, việc nghiên cứu, đổi mới, hoàn thiện quy trình lập hiến ở nước ta là vấn đề cần thiết..
- Thứ nhất, lập hiến là một trong những chức năng và lĩnh vực hoạt động quan trọng nhất của Quốc hội Việt Nam.
- Việc thực hiện chức năng này đòi hỏi có một quy trình hoạt động thật toàn diện, khoa học và cụ thể, phù hợp với những thay đổi của đất nước.
- Trong khi đó, quy trình lập hiến của chúng ta hiện nay vừa không toàn diện, không đầy đủ, không cụ thể để thực hiện, gây ra những khó khăn trong thực tiễn..
- Thứ hai, yêu cầu tiếp tục hoàn thiện quy trình lập hiến ở nước ta còn xuất phát từ những đòi hỏi của công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, như:.
- Bảo đảm tính tối cao của Hiến pháp.
- Điều 146 của Hiến pháp năm 1992 đã xác định: “Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất”[20]..
- Như vậy, Hiến pháp đã khẳng định vị trí tối cao của mình trong hệ thống pháp luật..
- Trong điều kiện chúng ta đang xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa thì vai trò tối cao này của Hiến pháp càng cần được tiếp tục khẳng định và đề cao..
- Để bảo đảm tính tối cao của Hiến pháp, quy trình lập hiến không thể đồng nhất với quy trình lập pháp hay có thể lấy quy trình lập pháp thay thế cho quy trình lập hiến như hiện nay.
- Quy trình lập hiến phải được hoàn thiện một cách phù hợp với vị thế của Hiến pháp và đồng thời cũng phải góp phần để bảo đảm tính tối cao của Hiến pháp trong nhà nước pháp quyền..
- xây dựng pháp luật.
- Có lẽ, đây là kết quả và sự thể hiện của yếu tố nhà nước pháp quyền đã và đang đi vào cuộc sống.
- Bởi lẽ, một trong những yêu cầu quan trọng của nhà nước pháp quyền là phải đề cao vai trò của nhân dân, bảo đảm phát huy dân chủ của nhân dân trong việc xây dựng pháp luật, trong đó có Hiến pháp..
- Nhìn lại quy trình lập hiến cũng như việc tổ chức thực hiện quy trình lập hiến trong những năm qua, phải thẳng thắn thừa nhận rằng: mặc dù về mặt quan điểm, đã có nhiều cố gắng trong việc bảo đảm dân chủ, đề cao vai trò của nhân dân trong hoạt động lập hiến nhưng trong thực tiễn, tính thực chất và hiệu quả còn chưa được như mong muốn..
- Yêu cầu mọi hoạt động của bộ máy nhà nước, trong đó có hoạt động lập hiến phải dựa trên cơ sở các quy định của pháp luật và phải tuân thủ pháp luật một cách triệt để.
- Có một nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền mà chúng ta phải tuân theo, đó là nguyên tắc Nhà nước và công chức nhà nước chỉ được làm những gì mà pháp luật cho phép.
- Có nghĩa là, mọi hoạt động của bộ máy nhà nước, trong đó có hoạt động lập hiến phải dựa trên cơ sở các quy định của pháp luật và phải tuân thủ pháp luật một cách triệt để.
- Trong điều kiện pháp luật quy định về quy trình lập hiến còn rất đơn giản, mới chỉ dừng ở những vấn đề nguyên tắc thì hoạt động lập hiến, dẫu có những “sáng tạo” trong thực tiễn thì vẫn phải tuân thủ đúng những nguyên tắc đó.
- Những “sáng tạo” này có thể được chấp nhận trong quá khứ nhưng trong nhà nước pháp quyền thì không thể chấp nhận.
- Mọi hoạt động lập hiến phải theo quy định của pháp luật..
- Thứ ba, mặc dù Hiến pháp năm 1992 vừa được sửa đổi (2001) nhưng còn không ít những điều khoản và quy định khác của Hiến pháp đã và đang còn có nhiều ý kiến cho rằng cần phải được tiếp tục sửa đổi để đáp ứng yêu cầu thực tế hiện nay đã khác rất.
- Ngay trong quá trình chuẩn bị sửa đổi Hiến pháp, không ít nhà khoa học và những người làm công tác thực tiễn cho rằng, cần sửa đổi một cách toàn diện Hiến pháp năm 1992, chứ không chỉ bó hẹp trong những vấn đề đã được sửa đổi.
- Như vậy, việc sửa đổi Hiến pháp chắc sẽ lại được đặt ra trong thời gian không xa nên chúng ta cũng cần phải tính đến, trong đó có việc chuẩn bị quy trình lập hiến hoàn thiện hơn cho lần sửa đổi này..
- Với những lý do trên, tôi đã chọn đề tài: Quy trình lập hiến ở Việt Nam làm luận văn tốt nghiệp..
- Sau khi hoàn thành, Luận văn sẽ góp phần làm rõ hơn những vấn đề lý luận và thực tiễn về quy trình lập hiến ở Việt Nam, góp phần vào việc nghiên cứu, xây dựng quy trình lập hiến ở Việt Nam.
- Luận văn sẽ là công trình khoa học có giá trị tham khảo cho việc nghiên cứu lý luận chung về nhà nước và pháp luật, luật hiến pháp..
- Mục đích của Luận văn là phân tích làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của quy trình lập hiến ở Việt Nam để đề xuất các quan điểm, giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện quy trình này..
- Một là: Phân tích làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động lập hiến..
- Hai là: Khái quát thực tiễn vận dụng thực hiện quy trình lập hiến.
- Từ đó, rút ra những ưu điểm, hạn chế, đặc biệt là rút ra và phân tích những hạn chế của quy trình đó trước yêu cầu của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay..
- Ba là: Đề xuất ý kiến hoàn thiện quy trình lập hiến trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay..
- Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật.
- các quan điểm của Đảng về từng bước đổi mới tổ chức và hoạt động của Nhà nước theo yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.
- một số kinh nghiệm và bài học về quy trình lập hiến của một số nước trên thế giới phù hợp với điều kiện Việt Nam….
- Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp kết hợp lý luận với thực tiễn.
- Phương pháp kết hợp lý luận với thực tiễn: Được sử dụng để đem lý luận về quy trình, thủ tục lập hiến để xem xét, phân tích và đánh giá trên thực tế.
- đồng thời, từ việc xem xét, đánh giá các hoạt động thực tiễn mà khái quát lên thành những vấn đề có tính lý luận về quy trình lập hiến trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- kết hợp cả lý luận và thực tiễn để đánh giá, đề xuất các phương hướng và giải pháp hoàn thiện quy trình lập hiến ở Việt Nam….
- Phương pháp phân tích và tổng hợp được sử dụng để đi sâu vào tìm tòi, khám phá các hiện tượng, các quan điểm, các quy định và thực tiễn thực hiện hoạt động lập hiến.
- từ đó rút ra các đánh giá, kết luận và kiến nghị phù hợp nhằm hoàn thiện cơ sở lý luận, thực tiễn của quy trình lập hiến ở Việt Nam..
- Phương pháp luật học so sánh được vận dụng trong việc tham khảo kinh nghiệm xây dựng, quy định và thực hiện các thủ tục, quy trình lập hiến ở các nước.
- trên thế giới.
- rút ra những điểm chung, những khác biệt về quy trình lập hiến giữa các quốc gia, các hệ thống chính trị - pháp lý trên thế giới.
- so sánh và rút ra các bài học kinh nghiệm và kiến nghị cho việc xây dựng, hoàn thiện quy trình lập hiến trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam một cách phù hợp với điều kiện thực tế của đất nước trong giai đoạn hiện nay cũng như với truyền thống lịch sử, văn hóa chính trị - pháp lý của dân tộc..
- Chương 1: Quy trình lập hiến – một số vấn đề nhận thức cơ bản Chương 2: Quy trình lập hiến của các nước trên thế giới.
- Chương 3: Quy trình lập hiến trong lịch sử và quy trình lập hiến trong hiện hành ở Việt Nam, những hạn chế và khuyến nghị.
- Vũ Hồng Anh (2008), “Quyền lập hiến và thủ tục lập hiến”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp (10), Hà Nội..
- Vũ Hồng Anh (2012), “Quy trình, kỹ thuật lập hiến: Những vấn đề đặt ra từ thực tiễn”, Một số vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản về sửa đổi Hiến pháp ở Việt Nam hiện nay, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội..
- Nguyễn Đăng Dung (2001), “Luật hiến pháp đối chiếu”, NXB Thành phố Hồ Chí Minh..
- Nguyễn Đăng Dung (2009), “Quy trình, thủ tục xem xét, thông qua và kỹ thuật thể hiện Hiến pháp một số nước trên thế giới – kinh nghiệm có thể kế thừa và phát triển”..
- Bùi Xuân Đức (2010), “Ban hành, sửa đổi, bổ sung các Hiến pháp Việt Nam: nhìn từ chuẩn mực chung thế giới”, Tài liệu hội thảo về quy trình lập hiến của 1 số nước.
- Bùi Xuân Đức (2011), “Quy trình sửa đổi, bổ sung Hiến pháp và sự lựa chọn cho Việt Nam trong bối cảnh hiện nay”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp (17), Hà Nội..
- Trần Ngọc Đường (2009), “Trưng cầu ý dân - Phương thức thực hiện quyền lập hiến của nhân dân trong Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam”, Tài liệu Hội thảo quy trình, thủ tục xem xét, thông qua và kỹ thuật thể hiện Hiến pháp một số nước trên thế giới – kinh nghiệm có thể kế thừa và phát triển do Viện nghiên cứu lập pháp tổ chức tại Khánh Hòa, tháng 8/2009..
- Trần Ngọc Đường (2010), “Quy trình lập hiến và vai trò của nó trong xây dựng nhà nước pháp quyền”, Tài liệu hội thảo về quy trình lập hiến của một số nước trên thế giới những kinh nghiệm, kế thừa và phát triển tổ chức tại Vũng Tàu tháng 9/2010..
- Trần Ngọc Đường (Chủ nhiệm) (2011), Báo cáo khoa học Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ “Quy trình, thủ tục và cách thức thể hiện Hiến pháp một số nước trên thế giới – những nhân tố có thể kế thừa và phát triển”..
- Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội Giáo trình luật hiến pháp của các nước tư bản", NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội..
- Khoa Luật, ĐHQGHN (2011), “Hiến pháp: Những vấn đề lí luận và thực tiễn”, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội..
- Khoa Luật, ĐHQGHN (2012), “Tuyển tập Hiến pháp của một số nước trên thế giới”, NXB Hồng Đức, Hà Nội..
- Nguyễn Quang Minh (2002), “Một số vấn đề về quy trình lập pháp của Quốc hội”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp (1), Hà Nội..
- Nguyễn Quang Minh (2002), “Hoàn thiện quy trình lập hiến: Yêu cầu thực tiễn đang đặt ra”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số (10), Hà Nội..
- Nguyễn Quang Minh (2011), “Quy trình lập hiến ở Việt Nam: Một số hạn chế cơ bản và phương hướng hoàn thiện”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật (12), Hà Nội..
- Lưu Đức Quang (2012), “Quy trình lập hiến trên thế giới và những liên hệ với Việt.
- Quốc hội nước CHXHCNVN (1995), “Hiến pháp Việt Nam (năm và 1992.
- Bùi Ngọc Sơn, (2010), “Sửa đổi quy trình sửa đổi Hiến pháp”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp (14), Hà Nội..
- Thái Vĩnh Thắng (1997), “Lịch sử lập hiến Việt Nam”, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội..
- Thái Vĩnh Thắng (2010), “Những vấn đề lý luận và thực tiễn về quy trình thủ tục trong hoạt động lập hiến”..
- Trường Đại học Luật Hà Nội (2007), “Giáo trình luật Hiến pháp Việt Nam”, NXB CAND, Hà Nội..
- Lấy ý kiến về dự thảo Hiến pháp”..
- Hoàng Văn Tú (2010) “Quy trình lập hiến của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa” Tài liệu hội thảo về quy trình lập hiến của một số nước trên thế giới những kinh nghiệm, kế thừa và phát triển tổ chức tại Vũng Tàu tháng 9/2010..
- Hoàng Văn Tú (2011), “Quy trình lập hiến ở Việt Nam hiện nay: Thực trạng và một số kiến nghị”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật (7), Hà Nội..
- Đào Trí Úc (2010), “Trưng cầu dân ý và vai trò của trưng cầu dân ý trong quy trình.
- lập hiến một số nước trên thế giới” Tài liệu hội thảo về quy trình lập hiến của một số nước trên thế giới những kinh nghiệm, kế thừa và phát triển tổ chức tại Vũng Tàu tháng 9/2010..
- Đào Trí Úc (2010), “Hiến pháp và quy trình sửa đổi Hiến pháp” Tài liệu hội thảo Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp..
- Đào Trí Úc (2011), “Hiến pháp và vấn đề bảo đảm tính hợp hiến”, Một số vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản về sửa đổi Hiến pháp ở Việt Nam hiện nay, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội..
- Văn phòng Quốc hội (2004), “Đổi mới và hoàn thiện quy trình lập pháp của Quốc hội”, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội..
- Văn phòng Quốc hội (2010), “Bàn về Lập hiến”, NXB Lao động, Hà Nội..
- Viện Nghiên cứu Khoa học Pháp lý - Bộ Tư pháp (2001), “Sửa đổi, bổ sung một số điều Hiến pháp năm 1992”..
- Viện Nghiên cứu Lập pháp (2002), “Hiến pháp: những vấn đề lý luận và thực tiễn”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp (10), Hà Nội..
- Đinh Ngọc Vượng (1992), “Trình tự xây dựng, thông qua và sửa đổi Hiến pháp ở một số nước”, Những vấn đề cơ bản của hiến pháp các nước trên thế giới, NXB Sự thật, Hà Nội..
- Đinh Ngọc Vượng (1992), “Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng Hiến pháp ở các nước đang phát triển”, Những vấn đề cơ bản của hiến pháp các nước trên thế giới, NXB Sự thật, Hà Nội..
- Nguyễn Văn Yểu (2005), “Nhìn lại hoạt động lập hiến của Quốc hội 60 năm qua”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp (14), Hà Nội.