« Home « Kết quả tìm kiếm

Quyền con người trong tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự - qua thực tiễn thành phố Hải Phòng


Tóm tắt Xem thử

- Quyền con người trong tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự - qua thực tiễn thành phố Hải.
- Luận văn nêu lên thực tại những thành tựu, hạn chế trong việc bảo đảm các quyền cho người bị tạm giữ, tạm giam, người chấp hành án phạt tù ở Việt Nam nói chung, tại thành phố Hải Phòng nói riêng, so sánh với các tiêu chí quốc tế đối với tù nhân và các quy định trong pháp luật quốc gia.
- Từ đó phân tích tìm ra nguyên nhân và đưa ra một số biện pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả đảm bảo các quyền cho người bị hạn chế tự do, bị tước tự do tại Việt Nam..
- Quyền con người.
- Tạm giam.
- Thi hành án hình sự.
- Nền văn minh của nhân loại tồn tại cho đến bây giờ suy đến cùng là vì con người và những giá trị cao đẹp nhất của con người.
- Lịch sử loài người đã trải qua bao thăng trầm từ thấp đến cao, từ sơ khai đến hiện đại là sự chắt lọc ngày càng thuần khiết những phẩm chất cao đẹp của con người.
- Con người tồn tại trong xã hội với những quyền căn bản của mình có sẵn trong tự nhiên hoặc được xã hội khẳng định, nhưng dù thế nào thì tiến trình của thời gian vẫn chứng minh rằng các quyền con người như những bức tường thành vững chắc ngày càng được nâng cao hơn..
- Các quốc gia và dân tộc trên thế giới đang chung tay xây dựng một nền văn hóa nhân quyền (human right culture) cho tất cả mọi con người trên trái đất..
- Để làm được điều đó trách nhiệm đầu tiên là thuộc về các nhà nước, nhưng sự đồng thuận của từng cá nhân cũng quan trọng không kém trong việc góp những giọt nước biển tạo nên đại dương bao la về quyền con người.
- Ngoài những quyền căn bản, con người khi tiến đến thế giới văn minh sẽ còn cần đến rất nhiều những quyền năng khác nữa.
- Song trên thế giới hiện nay những quyền căn bản của con người như quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc… vẫn chưa được khẳng định hoặc bị xâm hại một cách vô lý..
- Một số quốc gia vẫn chưa bảo vệ con người ngay cả đối với những quyền con người tối thiểu.
- Họ vẫn có thể bị bắt giữ vô cớ, bị đánh đập, bị nô dịch như những nô lệ mà không được coi là con người.
- Những thiết chế của Nhà nước không đủ mạnh để bảo vệ cho con người.
- Tìm hiểu về quyền con người trong góc độ này chúng ta sẽ nhìn nhận ra những nhu cầu thiết yếu nhất của con người, những giá trị chung.
- nhất về quyền con người mà chúng ta cần bảo vệ..
- Luận văn này chỉ là một nghiên cứu dưới góc độ cá nhân về vấn đề trên đối với quyền con người đang bị tạm giữ, tạm giam và chấp hành hình phạt tù trong lĩnh vực thi hành án hình sự tại nhà tạm giữ, trại giam và trại tạm giam.
- Với cách nhìn nhận ngày càng sâu về quyền con người trong thế giới hiện đại vì tầm quan trọng của vấn đề, hiện nay ở Việt Nam cũng như quốc tế có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này, cụ thể như:.
- “Bảo vệ và thúc đẩy quyền con người trong khu vực Asean” do trung tâm nghiên cứu quyền con người và quyền công dân trực thuộc khoa Luật - Đại học quốc gia Hà Nội phát hành đã đề cập tới quyền của con người dưới góc nhìn của khu vực.
- “Bảo vệ các nhóm dễ bị tổn thương trong tố tụng hình sự”: do trung tâm nghiên cứu quyền con người – quyền công dân và trung tâm nghiên cứu tội phạm học và tư pháp hình sự trực thuộc khoa Luật – Đại học quốc gia Hà Nội phát hành.
- Tố tụng hình sự là hoạt động trực tiếp nhất liên quan đến một bộ phận quan trọng của nhóm người bị hạn chế, bị tước tự do.
- Đó là những người bị tạm giữ, tạm giam hay đang phải chấp hành hình phạt tù.
- Tài liệu đã khái quát những tiêu chuẩn pháp lý về quyền con người trong các hoạt động tố tụng hình sự.
- Vì vậy cuốn sách đã góp một phần quan trọng trong những nỗ lực nhằm đảm bảo tốt hơn quyền của nhóm người bị bị giam, giữ nói chung và nhóm người dễ bị tổn thương nói riêng trong lĩnh vực tư pháp hình sự..
- “Hỏi đáp về quyền con người” của trung tâm nghiên cứu quyền con người – quyền công dân thuộc khoa Luật – Đại học quốc gia Hà Nội phát hành nhằm giúp người đọc dễ dàng tiếp cận với những nội dung cốt lõi của vấn đề nhân quyền.
- Sách đã cung cấp cho người đọc sự hiểu biết hệ thống nhưng dễ hiểu và dễ tiếp thu về quyền con người..
- “Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam” Chủ biên PGS.TS Nguyễn Ngọc Chí - Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội, 2014 trong đó với tinh thần đổi mới theo Nghị quyết 49 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp, cũng như sự phát triển của khoa học pháp lý tố tụng hình sự những năm gần đây, nhất là vấn đề đảm bảo quyền con người trong tố tụng hình sự.
- Các tác giả đã nhận thức rõ tầm quan trọng của việc đảm bảo quyền con người và đưa vấn đề này vào từng chương và dành hẳn một chương đề cập đến những vấn đề có tính khái quát về quyền con người, đảm bảo quyền con người trong tố tụng hình sự.
- “Luật tố tụng hình sự Việt Nam với việc bảo vệ quyền con người.
- Vì vậy, đề tài nghiên cứu khoa học này đã nghiên cứu, tiếp thu những quan điểm và nhất là các tiêu chí về quyền con người trong các văn bản pháp luật quốc tế mà Việt Nam đã tham gia.
- Trên cơ sở đó nhằm hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền con người trong tố tung hình sự.
- Đề tài này đã làm rõ những quan điểm khoa học về quyền con người trong tố tụng hình sự và những tiêu chí quốc tế về nhân quyền.
- Đánh giá thực trạng hệ thống pháp luật về việc bảo vệ quyền con người trong tố tụng hình sự đồng thời chỉ ra những ưu điểm và hạn chế của nó đối với việc bảo vệ quyền con người trong quá trình giải quyết vụ án.
- Đề tài cũng đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền con người bằng pháp luật tố tụng hình sự.
- Khía cạnh mà đề tài này đề cập đến là các quyền con người nói chung trong hoạt động tố tụng hình sự.
- Tuy nhiên, trong hoạt động tố tụng hình sự, các quyền con người được đề cập đến phần lớn là các quyền của những người bị tước tự do trong lĩnh vực tư pháp hình sự..
- Bên cạnh những người bị tước tự do, đề tài này cũng phản ánh đến quyền của những người tham gia tố tụng hình sự mà không bị tước tự do như là các bị can, bị cáo (trong nhiều trường hợp họ không bị tước tự do)..
- Bảo đảm quyền con người của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam – Luận án của nghiên cứu sinh Lại Văn Trình, chuyên ngành hình sự, Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh năm 2011.
- Luận án đã làm rõ thêm một số vấn đề lý luận về quyền con người và đảm bảo quyền con người của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự.
- làm rõ được các đặc điểm chung và những đòi hỏi đặc thù trong việc đảm bảo quyền con người của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong các giai đoạn tố tụng khác nhau.
- Luận án đã phân tích tìm ra các hạn chế, bất cập trong vấn đề này và nguyên nhân để tìm ra giải pháp kiến nghị, sửa đổi bổ sung BLTTHS theo hướng tích cực hơn nhằm bảo vệ tốt hơn cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo..
- Các công trình nghiên cứu trên cho thấy, việc nghiên cứu về quyền của người bị tạm giữ, tạm giam và chấp hành hình phạt tù ở Việt Nam trong những năm qua đã được quan tâm và đạt được những thành tựu nhất định.
- Tuy nhiên cần có một cái nhìn tổng quát hơn về những người bị tạm giữ, tạm giam và chấp hành hình phạt tù, đặc biệt là dưới góc độ của luật nhân quyền quốc tế..
- Trong xu thế toàn cầu hóa với các vấn đề về quyền con người trở thành điều toàn nhân loại đang hướng tới.
- Luận văn này cung cấp một cái nhìn thực tế để vận dụng những quy định của pháp luật cả trong nước và quốc tế về quyền con người đối với người bị tạm giữ, tạm giam và chấp hành hình phạt tù một cách hiệu quả và thiết thực, tránh được chủ nghĩa giáo điều.
- Đông thời bổ sung những nghiên cứu về quyền con người khi họ bị hạn chế tự do, tước tự do, từ đó nâng cao ý thức trước hết là của các chủ thể có nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ và thực thi các quyền con người cũng như trang bị cho những người đang bị tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù nhận thức trong việc thụ hưởng các quyền của mình..
- Mục đích nghiên cứu.
- Nghiên cứu về cơ sở hình thành các quyền của người bị tạm giữ, tạm giam, người chấp hành hình phạt tù, thực trạng và các quyền của họ.
- các đặc điểm của quyền con người trong khi bị giam, giữ để khái quát thành cơ sở lý luận..
- Tìm ra các phương diện đảm bảo cho quyền của ngời bị tạm giữ, tạm giam và chấp hành án phạt tù đi sâu phân tích những ưu, khuyết điểm và sự tiếp cận lý luận vào thực tiễn..
- Đối chiếu các quy định theo tiêu chuẩn quốc tế, các quy định của pháp luật quốc gia và làm rõ các quyền cụ thể, cơ bản của con người khi họ bị bắt, giam giữ trong thực tế và những nguyên nhân các hạn chế, bất cập so với yêu cầu, đòi hỏi trong tình hình hiện nay..
- định pháp luật nhằm đảm bảo quyền con người cho những người bị giam, giữ..
- thúc đẩy sự phát triển bảo vệ các giá trị và hướng tới mở rộng quyền con người trong khi bị tạm giữ, tạm giam và chấp hành án phạt tù..
- Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Nghiên cứu, làm rõ những vấn đề lý luận chung về người bị tạm giữ, tạm giam và chấp hành hình phạt tù.
- Việc đảm bảo thực hiện những quy định của pháp luật về quyền của những người bị hạn chế tự do, bị tước tự do..
- Nghiên cứu quy định pháp luật của quốc tế trên cơ sở so sánh, đối chiếu với pháp luật của Việt Nam về đảm bảo quyền của những người bị giam, giữ..
- Đánh giá thực trạng việc thực thi pháp luật giam, giữ tại các nhà tạm giữ, trại tạm giam và trại giam.
- Bảo đảm quyền của người bị hạn chế tự do, bị tước tự do ở Việt Nam.
- Từ các nghiên cứu trên đưa ra những vấn đề cần hoàn thiện sự bất cập của pháp luật Việt Nam với một số giải pháp nhằm tăng cường các quyền, giá trị cơ bản của con người khi bị tạm giữ, tạm giam và chấp hành hình phạt tù, đảm bảo quyền của họ được thi hành trong thực tế..
- Luận văn tập trung nghiên cứu về quyền con người bị hạn chế tự do, bị tước tự do xem xét trên bình diện các quy định của pháp luật nhân quyền quốc tế cũng như các quy định của pháp luật quốc gia về vấn đề này.
- Người bị hạn chế tự do, bị tước tự do trong lĩnh vực tư pháp hình sự bao gồm: tù nhân (phạm nhân đang chấp hành án hình phạt tù).
- người bị tạm giữ, tạm giam.
- Các giá trị, các quyền con người được đưa ra xem xét là những giá trị cơ bản nhất đối với họ.
- Đồng thời cũng xem xét sự đảm bảo của mỗi quốc gia và của quốc tế khi thực hiện quyền con người với người bị tạm giữ, tạm giam và chấp hành hình phạt tù..
- Phạm vi nghiên cứu.
- Tên của đề tài luận văn là quyền của người bị tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự..
- Tuy nhiên góc độ quyền của người bị thi hành án hình sự rất rộng bao gồm tất cả những quyền của người: chấp hành hình phạt tù, người bị xử phạt án treo, cải tạo không giam giữ, cảnh cáo, quản chế, cấm cư trú… Trong những người này thì người đang chấp hành hình phạt tù là người bị tước tự do nhiều nhất và họ bị cách ly khỏi xã hội giống như những người bị tạm giữ, tạm giam.
- Chính vì vậy luận văn chỉ giới hạn nghiên cứu đối với những người bị tạm giữ, tạm giam và chấp hành hình phạt tù dưới góc độ quy định pháp lý và thực tiễn trên phạm vi quốc tế và tình hình cụ thể ở Việt Nam..
- Nghiên cứu dưới góc độ pháp lý: Xem xét các quy định của pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia quy định về quyền của người bị tạm giữ, tạm giam, người chấp hành hình phạt tù..
- Tập hợp các nguyên tắc về bảo vệ tất cả những người bị giam hay bị cầm tù dưới bất kỳ hình thức nào - 1988;… Các quy định pháp luật quốc gia phải kể đến như Hiến pháp - 2013.
- Nghiên cứu trong phạm vi thực tiễn: luận văn phân tích trước hết là thực trạng tình hình quyền con người trong nhà tạm giữ, trại tạm giam, trại giam tại Việt Nam thông qua địa bàn thành phố Hải Phòng.
- pháp luật quốc tế.
- Đánh giá việc bảo đảm quyền cho những người bị tạm giữ, tạm giam, người bị tù giam trên thực tế.
- Phương pháp luận của luận văn dựa trên cơ sở chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật nói chung, các khái niệm, đặc điểm về bảo đảm quyền con người nói riêng.
- Khái quát về người bị tạm giữ, tạm giam, người chấp hành hình phạt tù trong mối liên hệ giữa luật nhân quyền quốc tế và pháp luật quốc gia của Việt Nam đối với những người này..
- Việc tiếp cận dựa trên cơ sở hình thành của lịch sử về quyền con người, luận văn khẳng định các quyền con người được sinh ra là tự nhiên, bẩm sinh và Nhà nước ghi nhận lại, bảo đảm thực hiện trong các điều kiện, hoàn cảnh từng quốc gia.
- Đánh giá tầm quan trọng, ý nghĩa của việc bảo đảm các quyền của người bị tạm giữ, tạm giam.
- Trên cơ sở đánh giá chính xác những điều này sẽ thúc đẩy sự xây dựng, bảo vệ, phát triển giá trị quyền con người.
- Luận văn nêu lên thực tại những thành tựu, hạn chế trong việc bảo đảm các quyền cho người bị hạn chế tự do, bị tước tự do ở Việt Nam nói chung, tại thành phố Hải Phòng nói riêng, so sánh với các tiêu chí quốc tế đối với tù nhân và các quy định trong pháp luật quốc gia trong việc đảm bảo các điều kiện ăn, mặc, ở.
- Từ những vấn đề trên, luận văn phân tích tìm ra nguyên nhân và đưa ra một số biện pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả đảm bảo các quyền cho người bị tạm giữ, tạm giam và chấp hành hình phạt tù tại Việt Nam..
- Chương 1: Một số vấn đề lý luận về quyền của người bị tạm giữ, tạm giam và thi hành hình phạt tù..
- Trong chương này, tác giả nêu lên cơ sở hình thành, các vấn đề lý luận về người bị tạm giữ, tạm giam và thi hành hình phạt tù và đưa ra định nghĩa về những người này.
- Việc hạn chế tự do, tước tự do không bao gồm tước bỏ toàn bộ các quyền tự do của con người mà chỉ bị giới hạn một số quyền tự do nhất định để đảm bảo cho các cơ quan chức năng thực hiện tốt công việc và cũng là để bảo vệ quyền con người.
- Bên cạnh đó tác giả phân tích các đặc điểm của quyền con.
- người nói chung và của những người bị hạn chế quyền tự do, tước quyền tự do nói riêng cũng như các khía cạnh đảm bảo quyền con người của người bị giam giữ không bị xâm phạm..
- Chương 2: Các tiêu chí quốc tế về quyền của người bị tạm giữ, tạm giam và chấp hành hình phạt tù..
- Trong chương này, tác giả đưa ra các tiêu chí của pháp luật quốc tế về quyền con người nói chung cũng như quyền của người bị tạm giữ, tạm giam và chấp hành hình phạt tù nói riêng..
- Trong đó tập trung làm rõ các quyền cụ thể của người bị tạm giữ, tạm giam và chấp hành hình phạt tù.
- Chương 3: Thực trạng và các giải pháp đảm bảo quyền của người bị tạm giữ, tạm giam và chấp hành hình phạt tù ở Việt Nam..
- Trong chương cuối, tác giả đề cập tới các quy định của pháp luật Việt Nam cũng như thực trạng về quyền con người tại các Nhà tạm giữ, trại tạm giam, trại giam ở Việt Nam thông qua thực tiễn trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
- Từ những tồn tại, bất cập đó và trước những yêu cầu thực tại tác giả chỉ rõ các công việc cần hoàn thiện để đảm bảo quyền con người trong khi họ bị giam giữ, đồng thời đưa ra các giải pháp khắc phục đảm bảo thực thi cũng như nâng cao nhận thức của công đồng đối với vấn đề này..
- Jacques Mourgon (1995), Quyền con người, Trung tâm nghiên cứu Quyền con người – Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh..
- Khoa Luật – Đại học quốc gia Hà Nội (2011), Giáo trình Lý luận và Pháp luật về quyền con người, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội..
- Khoa Luật – Đại học quốc gia Hà Nội (2011), Hỏi đáp về quyền con người, Trung tâm nghiên cứu quyền con người – quyền công dân, Nxb Hồng Đức, Hà Nội..
- Khoa Luật – Đại học quốc gia Hà Nội (2012), Bảo vệ và thúc đẩy quyền con người trong khu vực Asean, Trung tâm nghiên cứu quyền con người – quyền công dân (Crights), Nxb Lao động – Xã hội, Hà Nội..
- Chu Hồng Thanh (1997), Quyền con người và luật quốc tế về quyền con người, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội..
- Trung tâm nghiên cứu Quyền con người - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2002), Các văn kiện quốc tế cơ bản về quyền con người, Hà Nội.