« Home « Kết quả tìm kiếm

Quyền con người về môi trường và việc bảo đảm thực hiện ở Việt Nam


Tóm tắt Xem thử

- Quyền con người về môi trường và việc bảo đảm thực hiện ở Việt Nam.
- Luận văn Thạc sĩ ngành: Pháp luật về quyền con người (Chuyên ngành đào tạo thí điểm).
- Quyền con người.
- Pháp luật Việt Nam.
- Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu.
- “Con người là trung tâm của những mối quan tâm về sự phát triển lâu dài.
- Con người có quyền được hưởng một cuộc sống hữu ích và lành mạnh, hài hòa với thiên nhiên” [20, tr.12]..
- Môi trường với những vấn đề như sự nóng lên của trái đất, băng tan, hiệu ứng nhà kính, ô nhiễm môi trường tuy là những vấn đề mang tầm vĩ mô nhưng lại có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sự sống của con người.
- Trong những năm cuối của thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI cộng đồng thế giới đã có nhiều nỗ lực nhằm gắn kết nội dung quyền con người với mục tiêu phát triển, hay nói cách khác, các giới chức lãnh đạo đã thực sự quan ngại và dành những quan tâm đặc biệt đến các quyền phát triển của con người, trong đó có quyền sức khỏe tốt cả về thể lực và tinh thần, quyền được sống trong môi trường trong lành….
- Đối với Việt Nam, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thu hút đầu tư một mặt tạo ra nhiều cơ hội hơn cho người lao động, tuy nhiên kéo theo đó là sự xuống cấp nghiêm trọng của môi trường.
- Môi trường sống bị xâm hại là biểu hiện trực tiếp của việc quyền con người về môi trường đãng bị vi phạm..
- Mặc dù quyền con người về môi trường là vấn đề cấp thiết nhưng vẫn chưa thực sự có được cơ chế bảo đảm thực hiện các quyền này trên thực tế.
- Hầu như các cá nhân tổ chức đều chưa nhận thức được các quyền của mình đối với môi trường, quyền được sống trong môi trường trong lành, các quyền thiết yếu và quyền thủ tục về môi trường.
- Các quy định của pháp luật bảo vệ môi trường còn chưa hoàn thiện.
- Trên phương diện khoa học, nội dung quyền con người về môi trường cũng chưa nhận được sự quan tâm nghiên cứu nhất định..
- Xuất phát từ tình hình thực tế đó, người viết đã lựa chọn hướng luận văn đến quyền con người về môi trường với đề tài “Quyền con người về môi trường và việc bảo đảm thực hiện ở Việt Nam” nhằm đưa ra những thông tin cơ bản về quyền con người đối với môi trường làm cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc nghiên cứu vấn đề này một cách sâu sắc hơn cũng như phục vụ công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật và cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước về việc bảo đảm quyền con người đối với môi trường trong thời gian tới..
- Tình hình nghiên cứu đề tài.
- Môi trường là vấn đề không mới và đã được rất nhiều nhà khoa học với nhiều công trình nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau.
- Tuy nhiên hầu hết các nghiên cứu, luận án, luận văn, khóa luận tốt nghiệp, các bài viết chủ yếu tập trung nghiên cứu môi trường trong mối quan hệ với pháp luật và kinh tế.
- Có thể thấy rằng, đánh giá môi trường trong mối liên hệ với quyền con người vẫn là vấn đề còn khá mới mẻ ở Việt Nam, chỉ có một số bài viết, tham luận, nghiên cứu khoa học, tài liệu tập huấn tại một số hội thảo khoa học, tài liệu chung về vấn đề này, trong đó những công trình tiêu biểu có thể kể như sau:.
- Mấy góp ý về quyền được sống trong môi trường trong lành trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, Th.S Bùi Đức Hiển, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, Viện Nhà nước và Pháp luật, Số 6/2013, tr.12-18..
- Về quyền được sống trong môi trường trong lành ở Việt Nam hiện nay, Th.S Bùi Đức Hiển, Tạp chí Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, số 11/2011, tr.22-28..
- Một số vấn đề cơ bản về quyền con người với môi trường và điều kiện đảm bảo thực thi ở Việt Nam giai đoạn vì mục tiêu phát triển con người, Đào Thị Minh Hương, Đề tài khoa học cấp Bộ, Viện Nghiên cứu con người, Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Hà Nội - 2012..
- Phát triển con người ở Việt Nam hiện nay - nhìn từ góc độ quan hệ giữa phát triển kinh tế và môi trường, Trần Quang Tuynh, Tạp chí Triết học, Viện triết học, số tr.45-50..
- Môi trường với quyền con người và quyền con người trong bảo vệ môi trường ở Việt Nam, Ths.
- Phạm Thị Tính, Tạp chí nghiên cứu Lập pháp số 172, tr.18-25..
- Một số vấn đề bảo vệ quyền con người trong lĩnh vực môi trường hiện nay ở Việt Nam, Ths.
- Phạm Thị Tính, Tạp chí nghiên cứu con người số tr.18-25..
- Những công trình nêu trên đã cung cấp một lượng tri thức, thông tin về quyền con người trong mối liên hệ với môi trường, tuy nhiên, chưa có công trình nào phân tích một cách toàn diện liên quan đến quyền con người về môi trường theo pháp luật và thực trạng việc bảo đảm thực hiện nội dung các quyền đó ở Việt Nam.
- Vì vậy, việc nghiên cứu về quyền con người về môi trường và việc bảo đảm thực hiện ở Việt Nam cũng là một đề tài mang tính mới về nội dung, cách tiếp cận vấn đề và có ý nghĩa nhất định cả về lý luận và thực tiễn..
- Mục đích của luận văn này là phân tích những nội dung thực tiễn quyền con người về môi trường được quy định trong các điều ước quốc tế, là những quyền con người về môi trường đang được khoa học pháp lý quốc tế công nhận.
- phân tích thực trạng môi trường sống tập trung vào đánh giá tình hình môi trường không khí, nước và đất ở Việt Nam, phân tích và đánh giá các quy định của pháp luật ghi nhận quyền con người về môi trường cũng như việc bảo đảm thực hiện ở Việt Nam.
- Trên cơ sở đó, luận văn đưa ra những kiến nghị đề xuất trong việc ban hành chính sách, văn bản pháp luật ở nước ta trong thời gian tới và các biện pháp khác nhằm nâng cao hiệu quả của việc bảo đảm thực hiện quyền con người về môi trường ở nước ta hiện nay..
- Nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận của quyền con người đặc biệt là quyền con người đối với môi trường.
- Phân tích làm rõ các nội dung về quyền con người đối với môi trường được quy định như thế nào trong các văn kiện, điều ước quốc tế và một số ghi nhận về quyền con người đối với môi trường tiêu biểu của một số nước trên thế giới..
- Luận văn tập trung phân tích thực trạng môi trường qua các số liệu nhằm đánh giá tình hình, mức độ ô nhiễm môi trường hiện nay.
- Các số liệu tập trung chủ yếu vào môi trường không khí, đất, nước gắn trực tiếp với sức khỏe và đời sống con người.
- Thông qua những đánh giá tác động, mức độ ô nhiễm môi trường cho thấy mức độ bị ảnh hưởng quyền của con người đối với quyền được sống trong môi trường lành mạnh ở Việt Nam hiện nay..
- Người viết cũng đi sâu tìm hiểu các nội dung của Hiến pháp, Luật Bảo vệ môi trường, Luật đất đai, Luật tài nguyên nước, các văn bản pháp luật có liên quan và phân tích các nội dung có quy định liên quan đến quyền con người đối với môi trường và các cơ chế để bảo đảm quyền đó trong thực tiễn thi hành..
- Từ việc tìm hiểu và phân tích lý luận và thực tiễn về quyền con người đối với môi trường và tình hình bảo đảm thực hiện quyền ở Việt Nam, người viết cũng mạnh dạn đưa ra các đánh giá tổng quan và đề xuất các kiến nghị nhằm nâng cao hơn nữa việc bảo đảm quyền và.
- thực thi quyền con người về môi trường trong pháp luật và thực tiễn ở nước ta hiện nay..
- Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu.
- Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: Phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp thống kê, phương pháp đối chiếu, phương pháp so sánh, phương pháp logic, phương pháp chứng minh....
- Điểm mới của luận văn.
- Thứ nhất, các quyền cụ thể của con người vẫn đang là những lĩnh vực khá mới mẻ..
- Trong luận văn này, vấn đề quyền con người về môi trường sẽ được tìm hiểu, nghiên cứu theo hướng toàn diện cả về lý luận và đánh giá dựa trên các số liệu thực tiễn..
- Thứ hai, cung cấp một cách chân thực và đánh giá khách quan đối với tình hình môi trường sống ở Việt Nam hiện nay.
- Những số liệu về tình hình môi trường không khí, nước, đất đai đều là những số liệu mang tính cập nhật, chính xác và khoa học..
- Thứ ba, đánh giá toàn diện pháp luật Việt Nam về vấn đề quyền con người đối về môi trường hiện hành, những tồn tại bất cập trong quá trình thực thi bảo đảm quyền để thấy được sự cần thiết phải nâng cao việc bảo đảm thực hiện quyền này đối với nhà nước, tổ chức, cá nhân và toàn xã hội..
- Ý nghĩa của luận văn - Về lý luận:.
- Những thống kê phân tích của đề tài về nội dung quyền con người về môi trường là nền tảng cơ bản, cung cấp thông tin cho đối tượng quan tâm và tiếp tục nghiên cứu vấn đề này trong thời gian tới..
- Luận văn cũng cung cấp các số liệu thu thập được từ các cơ quan làm việc trong lĩnh vực môi trường chuyên ngành, đó là sự bổ sung thêm các thông tin chính thống về tình hình môi trường ở Việt Nam hiện nay..
- Từ những nghiên cứu đánh giá về lý luận và thực tiễn, người viết đưa ra các kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả bảo đảm thực hiện quyền.
- Những đề xuất của đề tài có thể được xem xét để áp dụng, thông tin mà đề tài cung cấp cũng sẽ là cơ sở khoa học để các nhà lập pháp có hướng quan tâm, xem xét, nghiên cứu để có những sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật hiện hành nhằm mục đích tiến tới hoàn thiện quy định của pháp luật Việt Nam về đảm bảo quyền con người đối với môi trường, dần tiến tới đạt chuẩn mực chung của thế giới..
- Nội dung của đề tài cũng có thể được dùng làm tài liệu tham khảo trong quá trình thực hiện các khóa luận, các bài tham luận, nghiên cứu khoa học mang tính chuyên sâu hơn về một nội dung quyền con người về môi trường.
- Kết cấu của luận văn.
- Chương 1: Lý luận quyền con người về môi trường.
- Chương 2: Thực trạng việc bảo đảm thực hiện quyền con người về môi trường ở Việt Nam.
- Chương 3: Kiến nghị nâng cao việc bảo đảm quyền con người về môi trường ở Việt Nam.
- Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008), Thông tư liên tịch số 03/2008/TTLT-BTNMT-BNV ngày 15 tháng 7 năm 2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về tài nguyên và môi trường thuộc Ủy ban nhân dân các cấp, http://www.moj.gov.vn/.
- Bộ Tài nguyên và Môi trường (2009), Báo cáo môi trường quốc gia 2009 - Môi trường khu công nghiệp Việt Nam, Hà Nội..
- Bộ Tài nguyên và Môi trường (2011), Thông tư số 46/2011/TT-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về bảo vệ môi trường làng.
- nghề, http://chinhphu.vn/portal/page/portal/.
- Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012), Báo cáo môi trường quốc gia 2012 - Môi trường nước mặt lục địa, Hà Nội..
- Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012), Báo cáo số 193/BC-BTNMT ngày 06 tháng 9 năm 2012 Tổng kết tình hình thi hành Luật Đất đai 2003 và định hướng sửa đổi Luật Đất đai, Hà Nội..
- Bộ Tài nguyên và Môi trường (2013), Báo cáo số 138/BC-BTNMT ngày 23 tháng 8 năm 2013 Kiểm điểm tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trong năm 2013, Hà Nội..
- http://www.moj.gov.vn/vbpq/Lists/Vn%20bn%20php%20lut/View_Detail.aspx?ItemID.
- =26216, truy cập ngày 28/6/2014..
- Chính phủ (2007), Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, http://www.moj.gov.vn/vbpq/Lists/.
- về quản lý lưu vực sông, http://www.chinhphu.vn/.
- Chính phủ (2013), Nghị định số 21/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2013 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường, http://www.moj.gov.vn/vbpq/Lists/.
- http://chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id=1&mode=detai l&document_id=171116, truy cập ngày 28/6/2014..
- Nguyễn Đăng Dung, Vũ Công Giao và Lã Khánh Tùng (đồng chủ biên) (2010), Giáo trình lý luận và Pháp luật về Quyền con người, NXB Đại học quốc gia, Hà Nội..
- Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (1948), “Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người”, Giới thiệu các văn kiện quốc tế về quyền con người, NXB Lao động-Xã hội, tr.48-54..
- Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (1966), “Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa”, Giới thiệu các văn kiện quốc tế về quyền con người, NXB Lao động-Xã hội, tr.55-66..
- Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (1966), “Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị”, Giới thiệu các văn kiện quốc tế về quyền con người, NXB Lao động-Xã hội, tr.77- 97..
- Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (1979), “Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ”, Giới thiệu các văn kiện quốc tế về quyền con người, NXB Lao.
- Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (1989), “Công ước về quyền trẻ em”, Giới thiệu các văn kiện quốc tế về quyền con người, NXB Lao động-Xã hội, tr.162-185..
- Nguyễn Thị Thanh Hải, Trang Diệu (2009), “Tuyên ngôn của Liên Hợp Quốc về quyền của các dân tộc bản địa”, Quyền của người thiểu số và các dân tộc bản địa, http://www.na.gov.vn/nnsvn/upload/images/.
- Lê Thị Thu Huyền, Hoàng Văn Hùng, Phan Đình Hưng (2012), Báo cáo Tuyên bố thế giới về môi trường và phát triển, http://luanvan.net.vn/luan-van/bao-cao-tuyen-bo-the- gioi-ve-moi-truong-va-phat-trien-58256/, truy cập ngày 25/6/2014..
- Đào Thị Minh Hương (2012), Một số vấn đề cơ bản về quyền con người với môi trường và điều kiện đảm bảo thực thi ở Việt Nam giai đoạn 2011-2020 vì mục tiêu phát triển con người, Đề tài khoa học cấp Bộ, Viện Nghiên cứu con người, Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Hà Nội..
- Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Bảo vệ môi trường năm 2005, NXB Tư pháp, Hà Nội..
- Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009), Bộ luật Dân sự năm 2005, NXB Tư pháp, Hà Nội..
- Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2012), Luật Tài nguyên nước năm 2012, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội..
- Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Luật Đất đai năm 2013, NXB Tài nguyên-Môi trường và Bản đồ Việt Nam, Hà Nội..
- Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, NXB Tư pháp, Hà Nội..
- Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, NXB Tư pháp, Hà Nội..
- Phạm Thị Tính (2010), “Môi trường với quyền con người và quyền con người trong bảo vệ môi trường ở Việt Nam”, Tạp chí nghiên cứu Lập pháp, số 172, tr.18-25..
- Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường (2011), Báo cáo số 1184/BC- UBKHCNMT12 ngày 08 tháng 3 năm 2011 Tổng kết hoạt động của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường nhiệm kỳ Quốc hội khóa XII Hà Nội..
- Bình luận và khuyến nghị chung của các ủy ban công ước thuộc Liên Hợp Quốc về quyền con người”, NXB Công an nhân dân, tr.171-196.