« Home « Kết quả tìm kiếm

Quyền của người chưa thành niên theo pháp luật dân sự Việt Nam


Tóm tắt Xem thử

- Quyền của người chưa thành niên theo pháp luật dân sự Việt Nam.
- ngành: Luật dân sự.
- Nghiên cứu, phân tích và xây dựng khái niệm về người chưa thành niên..
- Phân tích một cách cụ thể và chi tiết những chế định về quyền của người chưa thành niên trong các văn bản luật và dưới luật thuộc chuyên ngành luật dân sự.
- Phân tích, so sánh việc ghi nhận quyền của người chưa thành niên qua các giai đoạn lịch sử của pháp luật dân sự Việt Nam.
- Đánh giá một phần thực trạng việc thi hành, áp dụng các quy định của pháp luật dân sự về quyền của người chưa thành niên..
- Luật dân sự.
- Người vị thành niên.
- Người chưa thành niên là chủ thể mà pháp luật phải dành sự quan tâm đặc biệt bởi đa số người chưa thành niên là trẻ em..
- Bộ luật Dân sự năm 2005 tại Điều 18 đã quy định: Người chưa thành niên là người chưa đủ 18 tuổi.
- Về cơ bản, trong những năm qua, việc ghi nhận, bảo vệ và bảo đảm cho các quyền dân sự của người chưa thành niên đã được thực hiện nghiêm túc và đúng đắn với một tinh thần trách nhiệm cao của nhà nước và toàn thể xã hội;.
- Một trong những quyền cơ bản và quan trọng nhất của người chưa thành niên là quyền được bảo vệ thân thể và sức khoẻ trong nhiều trường hợp đã không được bảo vệ và bị xâm hại một cách trực tiếp thì những quyền dân sự khác của họ sẽ được thực hiện và bảo vệ ra sao?.
- Việc nâng cao tinh thần trách nhiệm của nhà nước cùng toàn thể xã hội trong việc ghi nhận và đặc biệt là việc bảo vệ, bảo đảm cho các quyền dân sự của người chưa thành niên được thực hiện trong cuộc sống một cách nghiêm chỉnh sẽ là một vấn đề rất cần thiết được nhìn nhận nghiêm túc hơn nữa trong giai đoạn hiện nay..
- Việc ghi nhận và bảo đảm thực hiện các quyền dân sự của người chưa thành niên là đề tài được quan tâm nghiên cứu của nhiều người và dưới nhiều khía cạnh khác nhau.
- Thông qua việc tìm hiểu, tác giả nhận thấy cần thiết có một công trình nghiên cứu một cách tổng thể và tương đối toàn diện về việc ghi nhận và thực hiện các quyền dân sự của người chưa thành niên một cách có hệ thống.
- từ đó, xem xét và đưa ra những phương hướng và giải pháp cụ thể nhằm ngoài việc góp phần hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật dân sự trong lĩnh vực này còn góp phần nâng cao hơn nữa nhận thức của xã hội đối với việc bảo đảm và bảo vệ các quyền dân sự của người chưa thành niên, tạo những điều kiện cần thiết nhất để xây dựng một xã hội lành mạnh nhất cho sự phát triển của người chưa thành niên..
- Phân tích một cách cụ thể và chi tiết những chế định về quyền của người chưa thành niên trong các văn bản luật và dưới luật thuộc chuyên ngành luật dân sự..
- Phân tích, so sánh việc ghi nhận quyền của người chưa thành niên qua các giai đoạn lịch sử của pháp luật dân sự Việt Nam..
- Với đề tài "Quyền của người chưa thành niên theo pháp luật dân sự Việt Nam", tác giả chỉ tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật dân sự có nội dung chứa đựng những quy phạm nhằm điều chỉnh đối tượng là người chưa thành niên bao gồm quy định của các Bộ luật Dân sự Luật Hôn nhân và gia đình, luật lao động cùng các văn bản luật, dưới luật khác thuộc ngành Luật dân sự Việt Nam, quy định và điều chỉnh các vấn đề về quyền của người chưa thành niên.
- Luận văn đã nghiên cứu và phân tích một cách cụ thể, chi tiết đặc điểm của người chưa thành niên - một chủ thể đặc biệt trong quan hệ pháp luât dân sự, xây dựng được khái niệm về người chưa thành niên và quyền của người chưa thành niên theo pháp luật dân sự.
- Luận văn có đánh giá thực trạng thi hành các quy định của pháp luật dân sự liên quan tới các quyền của người chưa thành niên một cách toàn diện, có hệ thống và từ đó đưa ra những giải pháp có tính đồng bộ nhằm thực hiện và bảo vệ tốt hơn nữa các quyền dân sự của người chưa thành niên trong giai đoạn hiện nay..
- Chương 1: Những vấn đề lý luận về quyền của người chưa thành niên theo pháp luật dân sự..
- Chương 2: Nội dung pháp luật dân sự hiện hành về quyền của người chưa thành niên và thực tiễn việc thi hành, áp dụng các quy định của pháp luật dân sự có liên quan tới quyền của người chưa thành niên..
- Chương 3: Phương hướng và giải pháp tăng cường hiệu quả của pháp luật dân sự nhằm thực hiện và bảo vệ quyền của người chưa thành niên trong giai đoạn hiện nay..
- Khái quát chung về quyền của ngƣời chƣa thành niên.
- Năng lực chủ thể và quyền của người chưa thành niên theo pháp luật dân sự a.
- Năng lực chủ thể của cá nhân theo pháp luật dân sự.
- Khái niệm người chưa thành niên và quyền của người chưa thành niên trong quan hệ pháp luật dân sự.
- Các hệ thống pháp luật dân sự có những quan điểm khác nhau về người chưa thành niên cũng như việc ghi nhận về các quyền của người chưa thành niên.
- Qua nghiên cứu và xem xét một số các quy định trong các văn bản pháp luật dân sự của một vài hệ thống pháp luật sự khác nhau trên thế giới, có thể hiểu rằng "người chưa thành niên".
- là một thuật ngữ nhằm chỉ một nhóm xã hội thuộc về một độ tuổi nhất định và thông thường thì người chưa thành niên được xác định là những người dưới 20 hoặc dưới 18 tuổi.
- Khái niệm người chưa thành niên: Người chưa thành niên là những người đang trong quá trình phát triển về mặt tự nhiên và xã hội.
- Mức độ năng lực hành vi và quyền của người chưa thành niên theo pháp luật dân sự.
- Mức độ năng lực hành vi và quyền của người chưa thành niên - Đối với những người chưa đủ sáu tuổi....
- Phân loại quyền của người chưa thành niên.
- Nhóm thứ hai: như chúng ta đã biết, người chưa thành niên là một chủ thể đặc biệt khi họ tham gia vào các quan hệ xã hội, và tương ứng với những nhóm quan hệ mà họ đã tham gia đó, pháp luật dân sự cũng đã trao cho họ những quyền năng tương ứng.
- Khi tìm hiểu và phân loại đối với các quyền dân sự của người chưa thành niên, chúng ta cũng có thể dựa vào các mối quan hệ xã hội mà người chưa thành niên tham gia để phân loại chúng theo các nhóm quan hệ đó như trong quan hệ gia đình, trong quan hệ lao động - kinh doanh - thương mại..
- Khái quát quá trình điều chỉnh pháp luật về quyền của ngƣời chƣa thành niên ở Việt Nam.
- Việc ghi nhận và bảo vệ quyền của người chưa thành niên trong pháp luật dân sự Việt Nam thời thuộc Pháp:.
- Bộ luật Dân sự Trung kỳ được ban hành năm 1936....
- Điều 221 của bộ luật này quy định: "Vị thành niên là con trai, con gái chưa đủ 21 tuổi".
- Dưới góc độ pháp luật dân sự, Sắc lệnh số 97/SL ngày 22.5.1950 của Chủ tịch nước Việt nam dân chủ cộng hòa về sửa đổi một số luật lệ về dân sự cũ đã đánh dấu một mốc quan trọng trong chính sách pháp luật dân sự, về sự thay đổi mang tính tiến bộ vượt bậc trong việc ghi nhận và bảo vệ các quyền dân sự của người chưa thành niên trong chế độ mới.
- Khác với quy định của pháp luật dân sự dưới thời thuộc Pháp, Sắc lệnh đã rút ngắn tuổi thành niên từ 21 tuổi xuống còn 18 tuổi nhằm phù hợp với nhu cầu của đời sống mới và chủ trương giải phóng con người, Điều 7 của sắc lệnh quy định: ".
- bên cạnh đó, một trong những quyền dân sự đặc biệt của người chưa thành niên là quyền truy nhận cha mẹ lần đầu tiên đã được thừa nhận và quy định tại Điều 9: "Người con hoang vô thừa nhận được phép thưa trước tòa án để truy nhận cha hoặc mẹ của mình".
- Cùng với Sắc lệnh 97, Sắc lệnh 159/SL ngày quy định các điều khoản về ly hôn đã góp phần bảo vệ quyền của người chưa thành niên với quy định: "Tòa án sẽ căn cứ vào quyền lợi của các con vị thành niên để ấn định việc trông nom, nuôi nấng và dạy dỗ chúng.
- Tuy nhiên, thông qua Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 và Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 chúng ta cũng có thể thấy được sự quan tâm với một tinh thần trách nhiệm cao của Đảng và nhà nước ta đối với người chưa thành niên..
- Bộ luật Dân sự 1995: theo quy định của Bộ luật Dân sự 1995 thì người chưa thành niên được xác định là những người chưa đủ 18 tuổi (Điều 20).
- và với nhóm đối tượng này, Bộ luật Dân sự đã có tương đối đầy đủ và có thể nói là đầy đủ nhất trong lịch sử pháp luật dân sự Việt Nam với khá nhiều những điều luật quy định chi tiết và cụ thể về các quyền và việc bảo vệ các quyền của người chưa thành niên.
- Một sự bổ sung cơ bản mang tính tiến bộ hơn khi người chưa thành niên được pháp luật cho phép tham gia vào việc định đoạt tài sản là tư liệu sản xuất, tài sản chung có giá trị lớn của hộ gia đình, Điều 109 Bộ luật Dân sự 2005 quy định....
- Quyền của ngƣời chƣa thành niên theo pháp luật dân sự một số nƣớc.
- Bộ luật Dân sự Pháp năm 2005 đã dành hẳn Thiên X để quy định về người chưa thành niên, Giám hộ, Có năng lực hành vi đầy đủ khi chưa đến tuổi thành niên và được chia làm 03 chương.
- Tại Điều 388 thuộc Chương I, Thiên X quy định về người chưa thành niên như sau:.
- "Người nam hoặc nữ chưa đủ 18 tuổi là người chưa thành niên".
- và đặc biệt, tại chương III, Thiên X quy định về "Có năng lực hành vi đầy đủ khi chưa đến tuổi thành niên".
- Tại Điều 476 quy định: "Ngươi chưa thành niên khi kết hôn thì đương nhiên được coi là có đầy đủ năng lực hành vi".
- Khác với luật dân sự của Việt Nam và Pháp, Bộ luật Dân sự và Thương mại Thái Lan quy định về người chưa thành niên tại Điều 19 như sau: "Khi đủ 20 tuổi, một người không còn là vị thành niên nữa mà trở thành người thành niên, tự lập".
- và cũng giống luật dân sự của Pháp, Điều 20 Bộ luật Dân sự và Thương mại Thái Lan quy định "một vị thành niên trở thành người thành niên, tự lập khi kết hôn, miễn là điều đó được thực hiện đúng với quy định của Điều 1448".
- Tại Điều 21 quy định: "Để thực hiện một hành vi pháp lý, một vị thành niên phải được sự đồng ý của người đại diện hợp pháp của mình.
- và để cụ thể hóa những việc mà người chưa thành niên được phép thực hiện trong trường hợp không phải phụ thuộc vào người đại diện hợp pháp, luật dân sự.
- Giống với quy định của luật dân sự Thái Lan, Luật Dân sự Nhật Bản quy định về độ tuổi của người thành niên và chưa thành niên tại Điều 3 như sau: "Thành niên được xác định khi tròn 20 tuổi".
- Điều 4 Bộ luật Dân sự Nhật Bản quy định: "Vị thành niên phải cần sự đồng ý của những người đại diện hợp pháp khi thực hiện các hành vi pháp lý trừ những hành vi đơn thuần chỉ nhằm mục đích hưởng quyền hoặc làm giảm nhẹ nghĩa vụ.
- Người chưa thành niên trong một số cổ luật trên thế giới - Bộ luật Hammurabi.
- Trẻ em ở độ tuổi này luật quy định buộc phải đặt dưới sự giám hộ của người đã thành niên có năng lực hành vi toàn phần (nam trên 14 và nữ trên 12 nếu không mắc các dấu hiệu của bệnh tâm thần).
- Nội dung pháp luật dân sự hiện hành về quyền của ngƣời chƣa thành niên - Những thành tựu và bất cập.
- Người chưa thành niên, với tư cách là một chủ thể đặc biệt trong các quan hệ pháp luật dân sự.
- Để hưởng thụ và thực hiện các quyền dân sự của mình, người chưa thành niên phải thông qua một cơ chế đặc biệt, xuất phát từ bản chất của người chưa thành niên là người có năng lực hành vi một phần hay nói cách khác, họ là những người chưa có năng lực hành vi đầy đủ.
- Quyền của người chưa thành niên theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 và Bộ luật Dân sự năm 2005.
- Người chưa thành niên được Luật Hôn nhân và gia đình đặt ở một vị trí trung tâm, việc bảo vệ những đối tượng này được xác định và ghi nhận là một nguyên tắc (Điều 2)..
- Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền cùng nhau chăm sóc con chưa thành niên...".
- người chưa thành niên trong những trường hợp nhất định còn có quyền được nhận trách nhiệm cấp dưỡng từ những người thân trong gia đình của mình như anh chị, ông bà nội ngoại (Điều 58, Điều 59).
- Ngoài những quyền trên, Luật Hôn nhân và gia đìnhĐ năm 2000 còn ghi nhận quyền có tài sản của con đồng thời quy định cả trách nhiệm quản lý tài sản thuộc sở hữu của người con chưa thành niên (Điều 44, Điều 45, Điều 46)..
- Bộ luật Dân sự năm 2005 có thể coi là một bộ luật quy định đầy đủ và rõ ràng nhất về người chưa thành niên và các quyền dân sự của người chưa thành niên trong pháp luật dân sự Việt Nam, ngoài việc ghi nhận các quyền, Bộ luật Dân sự cũng đã có những bảo đảm pháp lý chặt chẽ nhằm bảo vệ và qua đó góp phần đưa các quyền dân sự của người chưa thành niên được thực thi nghiêm chỉnh trong cuộc sống.
- Bộ luật Dân sự 2005 quy định người chưa thành niên có những quyền nhân thân và quyền tài sản.
- Chúng ta có thể thấy được Bộ luật Dân sự đã ghi nhận người chưa thành niên có những quyền nhân thân như sau: Quyền khai sinh (Điều 29), Quyền đối với họ tên và Quyền thay đổi họ tên (Điều 26, Điều 27), Quyền xác định dân tộc (Điều28).
- Cùng với việc ghi nhận một số quyền dân sự cụ thể như trên, Bộ luật Dân sự cũng đã có những quy định được xác định là những bảo đảm pháp lý nhằm bảo vệ và góp phần đưa các quyền dân sự đó của người chưa thành niên được thực thi nghiêm chỉnh trong cuộc sống thông qua các chế định về giám hộ (từ Điều 58 đến Điều 63), về năng lực chủ thể của người chưa thành niên (Điều 20, Điều 21), về trách nhiệm bồi thường thiệt hại (Điều 606, Điều 621).
- Cùng với Bộ luật Dân sự, Bộ luật Tố tụng dân sự cũng đã có những quy định nhằm bảo vệ người chưa thành niên trong một số trường hợp cụ thể như việc tham gia phiên tòa dân sự đối với người chưa thành niên, việc lấy lời khai của người chưa thành niên….
- Một số chế định nhằm thực hiện và bảo vệ người chưa thành niên: chế định về năng lực chủ thể.
- chế định về bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra.
- Quyền của người chưa thành niên theo Luật lao động.
- Bộ luật lao động năm 1994 (Sửa đổi, bổ sung các năm đã dành hẳn Mục 1 Chương XI để quy định riêng đối với lao động chưa thành niên bao gồm 04 điều, từ Điều 119 đến Điều 122.
- Tuy nhiên, một vấn đề hết sức cần được sự quan tâm của nhà nước và xã hội khi nói đến vấn đề lao động chưa thành niên.
- Một số trƣờng hợp cụ thể trong quá trình giải quyết các vụ việc dân sự có liên quan đến quyền của ngƣời chƣa thành niên trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
- Nhu cầu khách quan và phƣơng hƣớng hoàn thiện pháp luật dân sự về quyền của ngƣời chƣa thành niên.
- Người chưa thành niên - Thế hệ những chủ nhân tương lai của đất nước là nhóm đối tượng đặc biệt luôn cần sự quan tâm và bảo vệ từ phía nhà nước, xã hội.
- Như vậy, càng về sau pháp luật Việt Nam càng thể chế hóa những bảo đảm của nhà nước và xã hội trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục người chưa thành niên.
- Hội nhập quốc tế và sự gia tăng trong quan hệ pháp luật dân sự các yếu tố nước ngoài liên quan đến các quyền của người chưa thành niên cần được bảo vệ.
- Một số hạn chế tồn tại trong hệ thống pháp luật cùng những bất cập trong thực tiễn áp dụng, thực thi pháp luật dân sự liên quan đến quyền của người chưa thành niên.
- Phương hướng tăng cường hiệu quả của pháp luật dân sự nhằm thực hiện và bảo vệ các quyền của người chưa thành niên trong thời gian tới.
- Cần thiết tiếp tục sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hệ thống pháp luật dân sự đối với các vấn đề về người chưa thành niên và các quyền dân sự của họ một cách khoa học, đồng bộ, thống nhất và toàn diện, đảm bảo cho việc ghi nhận các quyền của người chưa thành niên một cách rõ ràng và cụ thể hơn.
- Kết hợp với thông tin, truyền thông cùng các biện pháp tuyên truyền, pháp luật nói chung và pháp luật dân sự nói riêng cần tiếp tục góp phần làm thay đổi quan điểm, nhận thức của toàn thể xã hội, của cộng đồng về vai trò và tầm quan trọng của người chưa thành niên.
- Quán triệt tư tưởng, nâng cao tinh thần trách nhiệm đối với đội ngũ cán bộ làm công tác liên quan đến việc bảo vệ quyền và lợi ích của người chưa thành niên..
- Một số giải pháp và kiến nghị cụ thể nhằm tăng cƣờng bảo đảm thực hiện quyền của ngƣời chƣa thành niên trong giai đoạn hiện nay.
- Thứ nhất: Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật dân sự, sửa đổi một số điều luật cụ thể trong việc ghi nhận quyền của người chưa thành niên (sửa đổi Điều 623 Bộ luật Dân sự năm 2005 giống quy định tại Điều 73 Bộ luật Dân sự 1995.
- "Theo yêu cầu của người có họ, tên hoặc theo yêu cầu của người đại diện theo pháp luật của người chưa thành niên khi việc sử dụng họ tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình.
- Thứ hai: Cần thiết nghiên cứu và xem xét việc thành lập Tòa án Hôn nhân gia đình hoặc Tòa án dành cho người chưa thành niên, thông qua đó việc thực hiện và bảo vệ người chưa thành niên cùng các quyền dân sự của họ sẽ được thực thi một cách tập trung và mang tính.
- Người chưa thành niên luôn được xác định là một chủ thể đặc biệt trong các quan hệ pháp luật dân sự Việt Nam.
- Nhà nước Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa - trong đó các quyền của con người nói chung và các quyền dân sự của người chưa thành niên nói riêng sẽ luôn được bảo đảm và được thực thi nghiêm chỉnh trong cuộc sống.
- đã và đang góp phần tăng cường hiệu quả của pháp luật nói chung cũng như của pháp luật dân sự nói riêng nhằm thực hiện và bảo vệ tốt hơn nữa các quyền của người chưa thành niên trong thời gian tới..
- Tuy nhiên, pháp luật tuy là yếu tố quan trọng không thể thiếu, nhưng không phải là yếu tố duy nhất bảo đảm cho người chưa thành niên được hưởng thụ các quyền dân sự của mình.
- Bộ luật Dân sự Nhật Bản (1993), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.