« Home « Kết quả tìm kiếm

Quyền của những người bị tước tự do -lý luận và thực tiễn


Tóm tắt Xem thử

- Quyền của những người bị tước tự do -lý luận và thực tiễn.
- Pháp luật về quyền con người (Chuyên ngành đào tạo thí điểm) Người hướng dẫn : PGS.TS.
- Giúp chúng ta hiểu được tầm quan trọng của việc đảm bảo quyền của những người bị tước tự do trong lý luận và thực tiễn.
- Công tác bảo đảm này không những giúp cho Chính phủ và toàn thể xã hội Việt Nam tuân thủ những nguyên tắc nền tảng của luật nhân quyền quốc tế, nó còn trở thành biện pháp phòng chống việc xâm phạm đến các quyền con người của những người bị tước tự do, mang lại nhiều kết quả khả quan.
- Với những phân tích về thực trạng đảm bảo quyền của người bị tước tự do trong pháp luật Việt Nam, luận văn đã chỉ ra được những tồn tại của công tác này chủ yếu xuất phát từ nhận thức của các chủ thể trong quan hệ pháp luật nhân quyền, hệ thống các quy định pháp luật cũng như công tác thực thi và bảo vệ quyền của người bị tước tự do.
- Keywords.Pháp luật Việt Nam.
- Quyền con người.
- Người bị tước tự do.
- cho đến thời điểm hiện nay, nhân loại toàn thế giới đã công nhận: “Tất cả mọi người sinh ra đều được tự do và bình đẳng về nhân phẩm và quyền.
- Trong Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi với tinh thần “Đem đại nghĩa để thắng hung tàn, lấy chí nhân để thay cường bạo” đã thể hiện rõ tư tưởng nhân đạo, nhân quyền của Việt Nam.
- Trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta đã rất nỗ lực trong việc bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền trong phạm vi quốc gia cũng như đã tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh vì nhân quyền của nhân loại.
- Đồng thời cũng đã có một cơ chế bảo đảm quyền con người nói chung, quyền của người bị tước tự do nói riêng..
- Tuy nhiên cũng như các nước khác trên thế giới, hiện nay Việt Nam cũng đang phải đối mặt với những thách thức về quyền con người, trong đó nổi bật lên vấn đề về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương.
- Những người bị tước tự do là một trong số nhóm người dễ bị tổn thương, họ là tất cả những người bị giới hạn, ở bất cứ mức độ và dưới bất kỳ hình thức nào, các tự do chính trị, dân sự của mình so với những công dân bình thường.
- Theo Luật nhân quyền quốc tế, người bị tước tự do là một khái niệm rất rộng bao gồm tù nhân, những người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, quản chế, cấm cư trú….
- Những điều đó xảy ra là do chưa có quy định cụ thể để hạn chế sự lạm quyền của cán bộ công chức nhà nước, các cơ quan công quyền, và việc quy định như hiện tại có nhiều kẽ hở dễ bị lách luật.
- Bên cạnh đó, cơ chế thực thi quyền của nhóm người bị tước tự do vẫn còn chưa hoàn thiện cũng như cơ chế kiểm soát việc thực thi còn nhiều hạn chế.
- Do đó, để góp một phần bảo đảm hơn nữa về quyền con người nói chung, quyền của người bị tước tự do nói riêng, tác giả chọn đề tài: “Quyền của những người bị tước tự do – lý luận và thực tiễn” làm đ ề tài luận văn.
- Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá toàn diện các quy định, văn kiện quốc tế về bảo vệ quyền của người bị tước tự do cũng như việc nội luật hóa và áp dụng chúng vào thực tiễn Việt Nam.
- Tác giả đưa ra một số phương hướng đề hoàn thiện pháp luật về quyền của nhóm người bị tước tự do và giải pháp để thực thi một cách hiệu quả các quyền ấy trong thực tiễn..
- “Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương” do trung tâm nghiên cứu quyền con người và quyền công dân trực thuộc khoa Luật - Đại học quốc gia Hà Nội đã đề cập tới quyền của người bị tước tự do theo luật quốc tế về nhân.
- Cuốn sách đã làm rõ một số nội dung như quyền của nhóm là gì? Tầm quan trọng của việc thừa nhận và bảo đảm các quyền của nhóm.
- xác định các nhóm xã hội dễ bị tổn thương được quy định trong luật nhân quyền quốc tế, trong đó có nhóm người bị tước tự do.
- Đặc biệt cuốn sách đã phân tích cơ chế quốc tế giám sát thực thi quyền của một số nhóm người dễ bị tổn thương..
- Tố tụng hình sự là hoạt động trực tiếp nhất liên quan đến một bộ phận quan trọng của nhóm người bị tước tự do.
- Đó là những người bị bắt, tạm giữ, tạm giam hay bị bỏ tù.
- Quyền bào chữa là một trong số các quyền quan trọng của những người bị tước tự do.
- Bởi lẽ nó đảm bảo cho các vụ án được xét xử công bằng và quyền của người bị tước tự do sẽ được đảm bảo tốt nhất.
- Vì vậy cuốn sách đã góp một phần quan trọng trong những nỗ lực nhằm đảm bảo tốt hơn quyền của nhóm người bị tước tự do trong lĩnh vực tư pháp hình sự;.
- “Luật tố tụng hình sự Việt Nam với việc bảo vệ quyền con người.
- Trên cơ sở đó nhằm hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền con người trong tố.
- Đề tài này đã làm rõ những quan điểm khoa học về quyền con người trong tố tụng hình sự và những tiêu chí quốc tế về nhân quyền.
- Đề tài cũng đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền con người bằng pháp luật tố tụng hình sự.
- Khía cạnh mà đề tài này đề cập đến là các quyền con người nói chung trong hoạt động tố tụng hình sự.
- Tuy nhiên, trong hoạt động tố tụng hình sự, các quyền con người được đề cập đến phần lớn là các quyền của những người bị tước tự do trong lĩnh vực tư pháp hình sự.
- Bên cạnh những người bị tước tự do, đề tài này cũng phản ánh đến quyền của những người tham gia tố tụng hình sự mà không bị tước tự do như là các bị can, bị cáo (trong nhiều trường hợp họ không bị tước tự do)..
- Bài viết phân tích việc đảm bảo quyền con người trong việc thi hành án phạt tù, thực chất là phân tích việc bảo đảm quyền con người của một bộ phận người bị tước tự do, đó chính là các tù nhân..
- Một số vấn đề về bảo vệ quyền của những người bị tước tự do trong pháp luật và thực tiễn – khóa luận tốt nghiệp của sinh viên Lưu Mỹ Hằng K53B – QHL 2008, khoa Luật – ĐHQG Hà Nội năm 2012.
- Khóa luận đã giải quyết một cách khoa học về khái niệm, quy định cơ bản về một số vấn đề bảo vệ quyền của người bị tước tự do theo pháp luật quốc tế và Việt Nam.
- Khóa luận cũng đã phân tích tình hình bảo vệ quyền của người bị tước tự do qua thực tiễn ở Việt Nam hiện nay, từ đó đưa ra quan điểm và phương hướng nâng cao vai trò của pháp luật trong việc quy định và bảo đảm quyền người bị tước tự do..
- Các công trình nghiên cứu trên cho thấy, việc nghiên cứu về quyền của người bị tước tự do ở Việt Nam trong những năm qua đã được quan tâm và đạt được những thành tựu nhất định.
- Tuy nhiên cần có một cái nhìn tổng quát hơn về người bị tước tự do, đặc biệt là dưới góc độ của luật nhân quyền quốc tế.
- Luận văn này có thể bổ sung những nghiên cứu về vấn đề người bị tước tự do, từ đó nâng cao ý thức trước hết là của các chủ thể có nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ và thực thi các quyền của người bị tước tự do.
- Đồng thời nâng cao nhận thức của các chủ thể người bị tước tự do trong việc thụ hưởng các quyền của mình..
- Nghiên cứu tổng quan về người bị tước tự do và quyền của người bị tước tự do.
- các biện pháp cũng như hoạt động của các cơ quan, người có thẩm quyền thực hiện các biện pháp tước tự do của con người.
- Làm rõ tầm quan trọng, tất yếu của việc bảo đảm quyền cho nhóm người bị tước tự do đối với sự phát triển của văn minh nhân loại nói chung cũng như sự phát triển của nhân quyền trên thế giới..
- Nghiên cứu, làm rõ những vấn đề lý luận chung về nhóm người bị tước tự do và quyền của họ;.
- Nghiên cứu quy định pháp luật của Việt Nam trên cơ sở so sánh, đối chiếu với pháp luật quốc tế về đảm bảo quyền của những người bị tước tự do;.
- Đánh giá thực trạng việc thực thi pháp luật về bảo đảm quyền của người bị tước tự do ở Việt Nam: những thành tựu đạt được cũng như những hạn chế tồn tại;.
- Trên cơ sở đó đưa ra những khuyến nghị nhằm cải thiện tính bất cập của pháp luật Việt Nam cũng như những giải pháp khác nhằm đảm bảo quyền của người bị tước tự do..
- Luận văn tập trung nghiên cứu về quyền của nhóm người bị tước tự do dưới góc độ là quyền của nhóm người dễ bị tổn thương.
- Luật nhân quyền quốc tế xác định một số nhóm người được coi là dễ bị tổn thương, trong đó bao gồm cả những người bị tước tự do.
- Người bị tước tự do ở đây bao gồm cả nhóm người bị tước tự do trong lĩnh vực tư pháp hình sự và nhóm người bị tước tự do trong lĩnh vực hành chính.
- Trong lĩnh vực tư pháp hình sự những người bị tước tự do bao gồm: tù nhân (phạm nhân đang chấp hành án hình phạt tù).
- người bị tạm giữ, tạm giam.
- người bị xử phạt với hình thức quản chế.
- người bị xử phạt với hình thức cấm cư trú.
- Trong lĩnh vực hành chính, những người bị tước tự do bao gồm: người bị tạm giữ hành chính.
- người bị đưa vào trường giáo dưỡng.
- người bị đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.
- người bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
- Những người này đều bị giới hạn các quyền tự do so với những công dân bình thường.
- Chẳng hạn như quyền tự do đi lại, tự do cư trú.
- Đối với những người bị xử phạt với hình thức quản chế, thì đây là hình phạt bổ sung đi kèm với hình phạt chính là hình phạt tù.
- Đối với những người này, ngoài việc bị giới hạn quyền tự do đi lại, tự do cư trú thì còn bị hạn chế một số quyền công dân, tức là bị tước một số quyền tự do khác trong một thời hạn nhất định, như quyền tự do về việc làm, quyền ứng cử, quyền bầu cử đại biểu cơ quan quyền lực nhà nước.
- Nguyên nhân tại sao quyền của nhóm người này lại dễ bị tổn thương.
- Những chuẩn mực quốc tế về quyền của nhóm người này trong luật nhân quyền quốc tế là gì? Cơ chế bảo đảm các quyền đó cả trên phạm vi quốc tế, khu vực và quốc gia? Phân tích về việc bảo vệ nhóm người này ở Việt Nam trong những năm qua như thế nào? Những quyền nào dễ bị vi phạm?.
- Lý do vi phạm? Từ đó đưa ra những giải pháp thực tế để bảo vệ và thúc đẩy quyền của nhóm người này..
- Luận văn nghiên cứu quyền của người bị tước tự do dưới góc độ quy định pháp.
- Đó còn là mơ ước, khát vọng về một thế giới bình đẳng, về những nhân quyền thiêng liêng tạo hoá đã ban cho mà không ai có thể bị tước đoạt.
- Bên cạnh đó các nhà nước cụ thể là Việt Nam đã làm gì để đảm bảo cho các quyền của người bị tước tự do được thực hiện trên thực tế? Với cách tiếp cận trên, tác giả đi vào nghiên cứu cụ thể như sau:.
- Về mặt lý luận: Khảo sát những quy định của pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia quy định về quyền của người bị tước tự do.
- Các quy định pháp lý trước hết xuất phát từ các tiêu chuẩn quốc tế về nhân quyền nói chung, quyền của người bị tước tự do nói riêng cũng như các cơ chế để bảo đảm các quyền đó.
- Tập hợp các nguyên tắc về bảo vệ tất cả những người bị giam hay bị cầm tù dưới bất kỳ hình thức nào 1988;… Các quy định pháp luật quốc gia phải kể đến như Hiến pháp 1992 (sửa đổi 2001).
- Đánh giá việc bảo đảm quyền cho nhóm người bị tước tự do trên thực tế..
- Vấn đề thực hiện các nghĩa vụ nộp các báo cáo định kỳ theo quy định của các công ước mà Việt Nam tham gia? Việc hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo đảm quyền của người bị tước tự do được thực hiện như thế nào?…Từ đó, phân tích tổng quan và rút ra những yếu tố tác động tới việc thực thi pháp luật về đảm bảo quyền của người bị tước tự do..
- Đưa ra cái nhìn tổng quan về người bị tước tự do dưới góc độ là những người dễ bị tổn thương trong mối liên hệ giữa luật nhân quyền quốc tế và pháp luật quốc gia của Việt Nam.
- Đặc biệt là với cách tiếp cận dựa trên quyền, luận văn khẳng định các quyền của người bị tước tự do là tự nhiên, bẩm sinh và nhà nước chỉ có thể ghi nhận, bảo đảm chứ không có quyền ban phát các quyền đó.
- Các quyền của người bị tước tự do được bảo đảm không chỉ bằng việc các quyên đó được ghi nhận trong pháp luật.
- Đánh giá tầm quan trọng, ý nghĩa của việc bảo đảm các quyền của người bị tước tự do.
- Những người bị tước tự do được hưởng các quyền cơ bản trên cương vị bình đẳng như bất kỳ chủ thể nào.
- Góp phần thay đổi cái nhìn của xã hội nói chung, trong đó có bộ phận cán bộ công quyền trong vấn đề tước tự do hành chính.
- Việt Nam dưới góc độ của luật nhân quyền quốc tế thực chất là các biện pháp tước tự do của con người.
- Do đó cần phải hết sức thận trọng và phải đảm bảo các quyền cho người bị tước tự do một cách đầy đủ nhất..
- Luận văn cũng đã nêu bật được một số thành tựu trong việc bảo đảm các quyền cho người bị tước tự do ở Việt Nam, đặc biệt là trong việc đảm bảo các điều kiện ăn, mặc, ở.
- Phân tích một số hạn chế, đặc biệt là về mặt pháp luật trong việc bảo đảm các quyền của người bị tước tự do.
- Từ đó đưa ra một số biện pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả đảm bảo các quyền cho người bị tước tự do ở Việt Nam..
- Một mặt luận văn góp phần thay đổi thái độ, hành vi trong việc đối xử với những người bị tước tự do, đặc biệt là của một bộ phận cán bộ công chức thực thi pháp luật.
- Khẳng định rõ ràng rằng, những quyền mà người bị tước tự do được hưởng là chính đáng và nhà nước phải có nghĩa vụ bảo đảm cho các quyền đó được thực thi..
- Mặt khác giúp người bị tước tự do nâng cao kiến thức và hiểu biết về các quyền của họ và các công cụ pháp lý để bảo đảm các quyền đó.
- Từ đó có thể giúp họ sử dụng có hiệu quả các công cụ đó để hưởng thụ và bảo vệ các quyền của mình khi bị vi phạm..
- Chương 1: Những vấn đề lý luận và tiêu chuẩn quốc tế về quyền của người bị tước tự do..
- Chương 2: Việt Nam với việc bảo đảm quyền của người bị tước tự do..
- Lê Văn Cảm, “Bảo vệ các quyền con người bằng pháp luật về tư pháp hình sự - lý.
- Lê Văn Cảm, “Bảo vệ các quyền con người bằng pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam – những vấn đề lý luận cơ bản”.
- Chính phủ (2011), Nghị định số 09/2011/NĐ-CP ngày của Chính phủ sửa đổi, bổ sung chế độ ăn và khám, chữa bệnh đối với người bị tạm giữ, tạm giam quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Quy chế về tạm giữ, tạm giam ban hành kèm theo Nghị định số 89/1998/NĐ-CP ngày của Chính phủ;.
- Khoa Luật - Đại học Quốc Gia Hà Nội (2011), Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương, Nxb.
- Quốc hội (1957), Luật số 103/SL-L005 ngày 25/5/1957 của Quốc hội về việc đảm bảo quyền tự do thân thể và quyền bất khả xâm phạm đối với nhà ở, đồ vật, thư tín của nhân dân;.
- Thủ tướng Chính phủ (1957), Nghị định số 301/Ttg ngày 10/7/1957 của Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết thi hành luật số 103/SL-L005 ngày 20/5/1957 bảo đảm quyền tự do thân thể và quyền bất khả xâm phạm đối với nhà ở, đồ vật, thư tín của nhân dân;