« Home « Kết quả tìm kiếm

Quyền được bảo vệ đời tư trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam


Tóm tắt Xem thử

- Quyền được bảo vệ đời tư trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam.
- Luận văn Thạc sĩ ngành: Pháp luật về quyền con người (Chuyên ngành đào tạo thí điểm).
- Vũ Công Giao Năm bảo vệ: 2014.
- Quyền con người.
- Bảo vệ đời tư.
- Pháp luật quốc tế.
- Pháp luật Việt Nam.
- Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu.
- Quyền được bảo vệ đời tư (hay quyền về đời tư, quyền riêng tư – the right to privacy) là một quyền con người cơ bản đã được quy định trong nhiều văn kiện pháp lý của Liên hợp quốc (LHQ) và của các khu vực, trong đó Việt Nam đã tham gia một số văn kiện như: Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người năm 1948 (UDHR), Công ước về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 (ICCPR), Công ước về quyền trẻ em năm 1989 (CRC.
- Với tư cách quốc gia thành viên, nhà nước Việt Nam có nghĩa vụ chuyển hóa các điều ước đó vào pháp luật quốc gia và đề ra những biện pháp đảm bảo thực hiện.
- Điều này có ý nghĩa quan trọng, thể hiện sự tôn trọng các cam kết của Việt Nam khi gia nhập các điều ước quốc tế và cũng như là biện pháp hữu hiệu đảm bảo thực hiện quyền được bảo vệ đời tư..
- Bảo vệ quyền về đời tư không phải là vấn đề mới ở Việt Nam, trong những văn bản pháp luật đầu tiên, nhà nước Việt Nam đã ghi nhận và bảo vệ một số nội dung của quyền này, Điều 11 Hiến pháp năm 1946 đã quy định quyền bất khả xâm phạm về thư tín, điện tín của cá nhân.
- Qua các thời kỳ, cùng với sự phát triển của kinh tế, xã hội, nội dung của quyền được bảo vệ đời tư đã được bổ sung, hoàn thiện.
- Hiến pháp năm 2013 (Điều 20, Điều 21, Điều 22) đã mở rộng một cách toàn diện phạm vi quy định quyền được bảo vệ đời tư.
- Sự mở rộng đó đặt ra yêu cầu sửa đổi một loạt các văn bản pháp luật đã được ban hành trước đây có quy định điều chỉnh các khía cạnh khác nhau của quyền này như Bộ luật dân sự năm 2005 (BLDS năm 2005), Bộ luật hình sự năm 2009 (BLHS năm 2009) và các văn bản pháp luật chuyên ngành khác….
- Thực tiễn đã chỉ ra rằng xâm phạm đời tư cá nhân đang là vấn đề nhức nhối, có tính phổ biến ở Việt Nam, gây ra những tác động tiêu cực đến trật tự, an toàn xã hội.
- Trong khi đó, quy định hiện hành về quyền được bảo vệ đời tư ở Việt Nam còn nhiều hạn chế và bất cập, thiếu tính dự báo, bị lạc hậu so với sự phát triển của đời sống xã hội, các quy định có nhiều điểm không tương thích, phần nhiều mới chỉ dừng lại ở mức độ nguyên tắc, có rất ít các quy định cụ thể điều chỉnh quan hệ pháp luật này.
- Những bất cập đó đã hạn chế và làm giảm sút hiệu quả bảo vệ quyền về đời tư.
- Để khắc phục tình trạng này, nhà nước cần ban hành, sửa đổi, bổ sung quy định về quyền được bảo vệ đời tư trong các văn bản pháp luật hiện hành đảm bảo hợp hiến, hợp pháp, khả thi và thống nhất với các văn kiện quốc tế có liên quan.
- cần tiến hành rà soát một cách chi tiết và có hệ thống các văn bản trong hệ thống pháp luật Việt Nam quy định về bảo vệ quyền.
- Trong quá trình rà soát cần so sánh, đối chiếu quy định của pháp luật Việt Nam với pháp luật quốc tế về nội dung quyền bảo vệ đời tư được để có thể nhìn nhận chính xác mức độ tương thích giữa hai hệ thống pháp luật trong việc tôn trọng và bảo vệ quyền riêng tư..
- Để thực hiện mục tiêu trên, đòi hỏi phải có nhiều hơn nữa các công trình nghiên cứu từ cấp độ khái quát đến cụ thể về quyền được bảo vệ đời tư, có như vậy mới có thể có được sự đánh giá khách quan về hiện trạng của hệ thống pháp luật Việt Nam đối với việc bảo vệ quyền này nhưng hiện nay, số lượng các công trình nghiên cứu một cách toàn diện và sâu sắc về quyền được bảo vệ đời tư dưới góc độ lý luận cũng như thực tiễn áp dụng ở Việt Nam khá hạn chế.
- Do đó, việc tiếp tục nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành về quyền được bảo vệ đời tư và thực tiễn thi hành quyền này để làm sáng tỏ về mặt khoa học và đưa ra giải pháp hoàn thiện pháp luật và những giải pháp nâng cao hiệu quả của việc áp dụng những quy định là cần thiết..
- Đây là lý do học viên lựa chọn đề tài “Quyền được bảo vệ đời tư trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam” làm đề tài luận văn thạc sĩ luật học..
- Tình hình nghiên cứu.
- Quyền được bảo vệ đời tư đã được nhắc đến từ khá lâu, song những công trình nghiên cứu về quyền con người này một cách toàn diện và hệ thống còn tương đối hạn chế..
- Nghiên cứu về bảo đảm quyền con người nói chung có các công trình sau:.
- GS.TS Hoàng Văn Hảo, Phạm Ích Khiêm Quyền con người trong thế giới hiện đại", Viện thông tin Khoa học xã hội, Hà Nội..
- GS.TS Trần Ngọc Đường (2003), “Quyền con người, quyền công dân trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, NXB Chính trị quốc gia-Sự thật, Hà Nội..
- Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, Trung tâm Thông tin, thư viện và nghiên cứu khoa học Văn Phòng Quốc hội (2012), Sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992: Những vấn đề lý luận và thực tiễn (Tập II: Quyền con người, quyền công dân, chế độ kinh tế, Bảo hiến và Một số vấn đề khác), NXB Hồng Đức, Hà Nội..
- Nghiên cứu cụ thể các khía cạnh của quyền được bảo vệ đời tư, ở nước ngoài có các công trình sau:.
- Ở Việt Nam có các công trình:.
- Nguyễn Đăng Dung, Vũ Công Giao, Lã Khánh Tùng (2011), Giáo trình Lý luận và pháp luật về quyền con người, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội;.
- Lê Đình Nghị (2007), “Quyền bí mật đời tư theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam”, Luận văn tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội..
- Mục đích và phạm vi nghiên cứu 3.1.
- Luận văn nghiên cứu so sánh các quy định pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam về quyền được bảo vệ đời tư và thực tiễn áp dụng quyền này ở Việt Nam, từ đó đưa ra giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền về đời tư ở nước ta trong thời gian tới..
- Từ cơ sở kết quả tổng hợp các quan điểm khoa học của các tác giả trong và ngoài nước về bảo vệ quyền về đời tư, luận văn nghiên cứu làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận xung quanh quyền con người này như: Khái niệm, đặc điểm và lịch sử phát triển của quyền được bảo vệ đời tư trong luật nhân quyền quốc tế và pháp luật Việt Nam.
- Ý nghĩa của việc bảo vệ quyền về đời tư..
- Nghiên cứu, đánh giá các quy định có liên quan trong các điều ước quốc tế như: Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người năm 1948 (UDHR), Công ước về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 (ICCPR), Công ước về quyền trẻ em năm 1989 (CRC)… để làm rõ nội hàm của quyền được bảo vệ đời tư trong luật nhân quyền quốc tế..
- Nghiên cứu và đánh giá các quy định có liên quan trong hệ thống pháp luật Việt Nam, bao gồm Hiến pháp, Bộ luật dân sự (BLDS), Bộ luật hình sự (BLHS), Luật Báo chí, Luật Khám chữa bệnh… để làm rõ nội hàm của quyền được bảo vệ đời tư trong pháp luật Việt Nam cũng như sự tương thích giữa pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế khi quy định về vấn đề này..
- Phân tích thực trạng bảo vệ quyền về đời tư ở Việt Nam hiện nay, qua đó đề ra các giải pháp xây dựng và hoàn thiện pháp luật, cũng như các giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền về đời tư..
- 3.3 Phạm vi nghiên cứu.
- Luận văn nghiên cứu những vấn đề xung quanh quyền được bảo vệ đời tư dưới góc độ luật nhân quyền được quy định trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam.
- Kết quả của việc phân tích và so sánh những quy phạm đó kết hợp với nghiên cứu đánh giá thực trạng bảo vệ quyền được bảo vệ đời tư ở Việt Nam, lý giải những nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong việc bảo vệ quyền này, từ đó kiến nghị những giải pháp hoàn thiện thực định và nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền được bảo vệ đời tư ở Việt Nam..
- Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu.
- Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân, về chính sách bảo vệ quyền quyền con người..
- Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả luận văn đã sử dụng các phương pháp cụ thể như: phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê để làm rõ các vấn đề nghiên cứu đặt ra..
- Đóng góp mới về khoa học của luận văn.
- Hiện tại, ở Việt Nam có rất ít công trình nghiên cứu toàn diện và chuyên sâu về quyền được bảo vệ đời tư.
- Công trình nổi bật nhất có thể kể đến là luận án tiến sĩ luật học của tác giả Lê Đình Nghị, với đề tài “Quyền bí mật đời tư trong pháp luật dân sự Việt Nam”, tuy nhiên, công trình này mới chỉ đi sâu nghiên cứu về quyền bí mật đời tư trong luật dân sự, một ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
- Vì vậy, luận văn này vẫn có những điểm mới, cụ thể là đã tổng hợp và đưa ra nhiều quan điểm khoa học của các tác giả trong và ngoài nước về quyền được bảo vệ đời tư, cùng khuôn khổ pháp luật quốc tế, pháp luật Việt Nam về quyền này (không giới hạn ở luật dân sự)..
- Kết quả nghiên cứu và ý nghĩa của luận văn.
- Kết quả của việc phân tích và so sánh những quy phạm đó kết hợp với nghiên cứu đánh giá thực trạng bảo vệ quyền được bảo vệ đời tư ở Việt Nam sẽ góp phần lý giải những nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong việc bảo vệ quyền này, từ đó kiến nghị những giải pháp hoàn thiện thực định và nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền về đời tư ở Việt Nam..
- Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan nhà nước trong việc xây dựng và thực hiện pháp luật về lĩnh vực này.
- Ngoài ra, luận văn còn có thể dùng là một tài liệu tham khảo dành cho không chỉ các nhà lập pháp, mà còn cho các nhà nghiên cứu, các cán bộ giảng dạy pháp luật, các nghiên cứu sinh, học viên cao học và sinh viên thuộc chuyên ngành luật tại các cơ sở đào tạo luật..
- Kết cấu của luận văn.
- Khái quát về quyền được bảo vệ đời tư.
- Quyền được bảo vệ đời tư trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam Chương 3.
- Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về quyền được bảo vệ đời tư Kết luận.
- Hà Nội..
- Chương trình phát triển của Liên Hợp Quốc (2013), Báo cáo rà soát quy định của pháp luật Việt Nam về các quyền dân sự, chính trị,[tr Hà Nội..
- Chính phủ (2002), Nghị định số 51/2002/NĐ-CP ngày 26/4/2002 quy định chi tiết thi hành Luật Báo chí năm 1999, Hà Nội..
- Chính phủ (2010), Nghị định số 90/2010/NĐ-CP ngày 12/7/2010 quy định về dữ liệu quốc gia về dân cư, Hà Nội..
- Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ đổi mới, NXB Chính trị quốc gia, [tr.
- 68], Hà Nội..
- Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Hà Nội..
- Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội..
- Phạm Khiêm Ích, Hoàng Văn Hảo (1995), Quyền con người trong thế giới hiện đại, Viện Thông tin khoa học xã hội, Hà Nội..
- Khoa Luật-Đại học Quốc gia Hà Nội (2010), Quyền con người-Tập hợp những Bình luận, Khuyến nghị chung của Ủy ban Công ước của Liên Hợp Quốc, NXB Công an nhân dân, Hà Nội..
- Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, Trung tâm Thông tin, Thư viện và nghiên cứu khoa học Văn Phòng Quốc hội (2012), Sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992: Những vấn đề lý luận và thực tiễn (Tập II: Quyền con người, quyền công dân, chế độ kinh tế, Bảo hiến và Một số vấn đề khác), NXB Hồng Đức, Hà Nội..
- Anh Khôi (2014), Giữ gìn, bảo vệ nhân phẩm, danh dự của tổ chức, cá nhân trên báo chí..
- Lê Đình Nghị (2007), Quyền bí mật đời tư trong pháp luật dân sự Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Luật học [tr Hà Nội..
- Lê Đình Nghị (2007), “Xung quanh một vụ kiện về xâm phạm bí mật đời tư”, Tạp chí Nghề Luật (6), Hà Nội..
- Quốc hội (2005), Bộ luật Dân sự, Hà Nội..
- Trung tâm nghiên cứu quyền con người-Quyền công dân (2011), Giới thiệu các văn kiện quốc tế về quyền con người, NXB Lao động Xã hội, Hà Nội..
- Trung tâm phát triển cộng đồng và công tác xã hội (2013), Báo cáo thực thi quyền được bảo vệ đời tư của trẻ em [tr.2, 3-7], Tp.
- Nguyễn Thị Tứ, Đinh Quang Ngọc, Võ Nguyên Anh (2013), “Thực trạng hành vi xâm phạm bí mật đời tư người khác của người trưởng thành trẻ tuổi ở thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí Khoa học (49) [tr 7-10], Tp.
- Ditrimi Vitaliev (2007), An Ninh điện tử và bảo vệ đời tư cho những người đấu tranh nhân quyền.
- Hoàng Việt điện thoại ở Việt Nam bị nghe lén.
- Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp (2011), Một số kiến thức pháp luật về quyền con người dành cho giáo viên môn Giáo dục công dân, môn Pháp luật, Tập 1, Quyền Dân sự và Chính trị, NXB Tư pháp, Hà Nội.