« Home « Kết quả tìm kiếm

Quyền kháng cáo và phạm vi quyền kháng cáo của người bị buộc tội trong tố tụng hình sự Việt Nam


Tóm tắt Xem thử

- QUYỀN KHÁNG CÁO VÀ PHẠM VI QUYỀN KHÁNG CÁO.
- Người bị buộc tội, phạm vi quyền kháng cáo, quyền kháng cáo Keywords:.
- Bài viết tập trung phân tích các quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 về quyền kháng cáo và phạm vi quyền kháng cáo của người bị buộc tội.
- Qua đó, bài viết chỉ ra những vấn đề vướng mắc trong quy định về quyền kháng cáo và phạm vi quyền kháng cáo của người bị buộc tội và đề xuất giải pháp hoàn thiện..
- Quyền kháng cáo và phạm vi quyền kháng cáo của người bị buộc tội trong tố tụng hình sự Việt Nam.
- Trong đó, quyền kháng cáo là một trong những quyền quan trọng để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội.
- Nhìn chung, pháp luật tố tụng hình sự nước ta thừa nhận quyền kháng cáo của chủ thể bị buộc tội từ rất sớm.
- Chẳng hạn, Điều 27 BLTTHS năm 2015 quy định về nguyên tắc chế độ xét sơ thẩm, phúc thẩm được bảo đảm là nền tảng pháp lý cơ bản để bảo đảm về quyền kháng cáo của người tham gia tố tụng nói chung và người bị buộc tội nói riêng.
- Tuy vậy, việc chỉ thừa nhận quyền kháng cáo cho người bị buộc tội có tư cách bị cáo, người đại diện, người bào chữa của bị cáo là chưa đầy đủ.
- Do vậy, quyền kháng cáo của chủ thể bị buộc tội khác chưa được bảo đảm, không những làm ảnh hưởng đến quyền lợi của họ mà còn làm cho hệ thống pháp luật thiếu sự nhất quán.
- Đồng thời, phạm vi quyền kháng cáo của nhóm chủ thể này hầu như chưa được quy định trong luật.
- Kết quả là, có trường hợp người bị buộc tội kháng cáo vượt quá phạm vi quyền của mình và kéo dài thêm quá trình giải quyết vụ án hình sự không cần thiết.
- Do vậy, việc hoàn thiện quy định về quyền kháng cáo, phạm vi quyền kháng cáo của người bị buộc tội là hết sức cần thiết để bảo vệ quyền lợi cho các chủ thể có liên quan và hoàn thiện hệ thống pháp luật tố tụng hình sự về kháng cáo..
- 2 KHÁI QUÁT VỀ KHÁNG CÁO VÀ PHẠM VI KHÁNG CÁO TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ.
- 2.1 Khái quát về kháng cáo trong tố tụng hình sự.
- Trong đó, kháng cáo của nhóm chủ thể tham gia tố tụng có quyền lợi liên quan đến vụ án là quyền đương nhiên để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị ảnh hưởng bản án, quyết định sơ thẩm..
- Hai là, đối tượng chịu tác động của kháng cáo là bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm.
- Theo đó, bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật có thể bị kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm.
- Tuy nhiên, không phải mọi quyết định sơ thẩm đều là đối tượng của kháng cáo.
- Ngoại lệ, đối tượng của kháng cáo có thể là bản án, quyết định sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật.
- Cụ thể, theo Điều 335 BLTTHS năm 2015, chủ thể có quyền kháng cáo được phép kháng cáo quá hạn.
- Do vậy, đối tượng của kháng cáo quá hạn có thể là bản án, quyết định sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật..
- Ba là, kháng cáo là cơ sở, là nội dung của xét xử phúc thẩm.
- Theo đó, cùng với kháng nghị, kháng cáo là căn cứ để Tòa án cấp phúc thẩm xét xử lại vụ án hoặc xét lại quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm..
- “Tòa án cấp phúc thẩm xem xét phần nội dung của bản án, quyết định bị kháng cáo.
- Tóm lại, kháng cáo là một trong những căn cứ để xét xử lại bản án hoặc xét lại quyết định đối với vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm theo thủ tục phúc thẩm.
- Tuy nhiên, các chủ thể có quyền kháng cáo chỉ được thực hiện trong giới hạn nhất định được gọi là phạm vi kháng cáo..
- 2.2 Khái quát về phạm vi kháng cáo trong tố tụng hình sự.
- Theo đó, phạm vi quyền kháng cáo của người tham gia tố tụng bao gồm những đặc trưng cơ bản sau:.
- Trước hết, phạm vi kháng cáo của chủ thể tham gia tố tụng bị giới hạn bởi lợi ích của họ liên quan đến vụ án.
- Đồng thời, phạm vi kháng cáo của người kháng cáo để bảo vệ lợi ích của chủ thể khác phải bị giới hạn bởi quyền lợi của chủ thể được kháng cáo thay..
- Trong một số trường hợp, người có quyền kháng cáo không thể tự bảo vệ quyền của mình do không đủ.
- khả năng nhận thức hoặc khả năng thực hiện quyền kháng cáo.
- Do vậy, những người này khi thực hiện quyền kháng cáo cũng phải bị giới hạn bởi quyền và lợi ích của những người tham gia tố tụng có quyền lợi bị ảnh hưởng bởi bản án, quyết định của Tòa án..
- 3 KHÁI QUÁT VỀ NGƯỜI BỊ BUỘC TỘI VÀ QUYỀN KHÁNG CÁO CỦA NGƯỜI BỊ BUỘC TỘI TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ.
- Trong đó, quyền kháng cáo là một trong những quyền quan trọng để người bị buộc tội bác bỏ sự tình nghi từ phía chủ thể có thẩm quyền..
- 3.2 Quyền kháng cáo của người bị buộc tội trong tố tụng hình sự.
- Quyền kháng cáo của người bị buộc tội không những mang các đặc điểm chung của quyền kháng cáo trong tố tụng hình sự nói chung mà còn có những đặc điểm riêng do sự tình nghi đối với người bị buộc tội.
- Một là, người bị buộc tội được trang bị quyền kháng cáo để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của họ, bị tác động bởi bản án hoặc quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm.
- Hai là, quyền kháng cáo của người bị buộc tội có thể do người bị buộc tội tự thực hiện hoặc do người đại diện, người bào chữa thực hiện vì lợi ích của người bị buộc tội.
- Trong đó, người bị buộc tội là chủ thể bị ảnh hưởng trực tiếp bởi bản án, quyết định của Tòa án nên việc kháng cáo của họ là cần thiết.
- Trong trường hợp này, quyền kháng cáo của những người đại diện và người bào chữa phải vì lợi ích của người bị buộc tội.
- Đồng thời, việc người bào chữa hoặc người đại diện của người bị buộc tội kháng cáo không loại trừ việc kháng cáo của bản thân bị cáo..
- Ba là, quyền kháng cáo của người bị buộc tội có khả năng làm tác động đến quyền lợi của các chủ thể khác trong vụ án hình sự.
- Cụ thể, nội dung kháng cáo của người bị buộc tội có thể liên quan đến quyền lợi các chủ thể khác.
- Bốn là, phạm vi kháng cáo của người bị buộc tội cũng giới hạn bởi quyền lợi của họ.
- Trong trường hợp này, các nội dung thuộc phạm vi kháng cáo của người bị buộc tội phải liên quan đến quyền và lợi ích của người bị buộc tội..
- Tương tự, phạm vi kháng cáo của người bào chữa hoặc người đại diện của người bị buộc tội cũng bị giới hạn bởi quyền lợi của người bị buộc tội mà họ bào chữa hoặc đại diện..
- Tóm lại, quyền kháng cáo là một trong những quyền quan trọng của người bị buộc tội để bảo vệ quyền lợi của họ trước sự tình nghi của Tòa án..
- Do vậy, việc hoàn thiện quy định về quyền kháng cáo và phạm vi quyền kháng cáo của người bị buộc tội là hết sức cần thiết..
- 4 QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ NĂM 2015 VỀ QUYỀN KHÁNG CÁO, PHẠM VI KHÁNG CÁO CỦA NGƯỜI BỊ BUỘC TỘI VÀ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CẦN HOÀN THIỆN.
- 4.1 Quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 về quyền kháng cáo của người bị buộc tội và vấn đề pháp lý cần hoàn thiện.
- Trong đó, chỉ có những chủ thể có tư cách bị can, bị cáo mới bị ảnh hưởng bởi bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm, nên quyền kháng cáo chỉ liên quan đến các chủ thể này.
- Cụ thể, Điểm m Khoản 2, Điều 61 BLTTHS năm 2015 quy định bị cáo có quyền kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án.
- người đại diện của họ có quyền kháng cáo bản án hoặc quyết định sơ thẩm”.
- Việc BLTTHS quy định cho bị cáo có quyền kháng cáo vẫn nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi của họ..
- Ngoài bị cáo, Điều 331 BLTTHS năm 2015 còn quy định người đại diện của bị cáo có được kháng cáo bản án, quyết định sơ thẩm.
- cá nhân dưới 18 tuổi, có nhược điểm về tâm thần hoăc thể chất thì người đại diện của bị cáo có quyền kháng cáo.
- Đồng thời, Điểm n Khoản 1 Điều 435 BLTTHS năm 2015 quy định, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân có quyền kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án.
- Như vậy, bị cáo là pháp nhân thương mại sẽ thực hiện quyền kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án thông qua người đại diện theo pháp luật..
- Cuối cùng, Khoản 2 Điều 331 BLTTHS năm 2015 quy định, người bào chữa được kháng cáo để bảo vệ quyền lợi của bị cáo trong trường hợp bị cáo dưới 18 tuổi, có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.
- Trong trường hợp này, người bào chữa kháng cáo độc lập với bị cáo và người đại diện của bị cáo..
- Thông qua quy định về quyền kháng cáo của người bị buộc tội, có hai vấn đề pháp lý cần giải quyết:.
- Việc chưa ghi nhận quyền kháng cáo cho người bị buộc tội với tư cách bị can có khả năng làm ảnh hưởng đến quyền lợi của họ khi quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ không có căn cứ đúng theo quy định pháp luật.
- Do vậy, việc bổ sung quyền kháng cáo đối với bị can là cần thiết, một mặt, bảo vệ quyền lợi cho bị can.
- Mặt khác, quyền kháng cáo của bị can cũng góp phần tạo nên sự bình đẳng giữa những chủ thể tham gia tố tụng trong vụ án hình sự.
- Trong vụ án này, bị can cho rằng quyết định đình chỉ của Tòa án đã xâm phạm đến quyền lợi của mình và thực hiện việc kháng cáo để bảo vệ quyền lợi.
- Tuy nhiên, Tòa án không thể thụ lý giải quyết kháng cáo của các bị can, bởi lẽ, theo các quy định của BLTTHS hiện hành thì bị can không có quyền kháng cáo.
- Hai là, đối với bị cáo là cá nhân, trường hợp người đại diện của bị cáo có quyền kháng cáo chưa được quy định trong BLTTHS cũng như chưa có hướng dẫn.
- Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp, người đại diện có quyền kháng cáo thay bị cáo..
- Tuy nhiên, khi bản thân người bị buộc tội không có khả năng nhận thức hoặc khả năng thực hiện quyền được thì người đại diện có quyền kháng cáo để bảo vệ quyền lợi cho người bị buộc tội.
- Văn bản ủy quyền phải có nội dung đương sự ủy quyền cho người đại diện theo ủy quyền kháng cáo bản án, quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm (Điều 272 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định về Đơn kháng cáo)..
- Về bản chất, quyền kháng cáo trong tố tụng hình sự và tố tụng dân sự có nhiều nét tương đồng với nhau..
- Do vậy, việc tham khảo quy định hợp lý của Bộ luật Tố tụng Dân sự về quyền kháng cáo là cần thiết để hoàn thiện quy định của pháp luật tố tụng hình sự..
- Đồng thời, nó còn góp phần bảo đảm sự thống nhất về thực hiện quyền kháng cáo trong tố tụng nói chung..
- 4.2 Quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 về phạm vi kháng cáo của người bị buộc tội và vấn đề pháp lý cần hoàn thiện.
- Theo Điểm m Khoản 2 Điều 61 và Khoản 1 Điều 331 BLTTHS năm 2015, bị cáo có quyền kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án.
- Bị cáo có quyền kháng cáo đối với những nội dung có liên quan đến quyền lợi của bị cáo là điều tất yếu.
- Bởi lẽ, kháng cáo là một cơ chế để bảo vệ cho bị cáo khi cho rằng bản án, quyết định của Tòa án xâm phạm đến quyền lợi của họ.
- Tương tự như vậy, phạm vi kháng cáo của người đại diện của bị cáo chưa được thể hiện trong BLTTHS năm 2015.
- Tham khảo NQ 05/2005, bị cáo và người đại diện của bị cáo có quyền kháng cáo toàn bộ bản án, quyết định sơ thẩm..
- Điều đó có nghĩa là, những nội dung không liên quan đến quyền và lợi ích của bị cáo thì bản thân họ và người đại diện của họ cũng có quyền kháng cáo..
- Như vậy, BLTTHS năm 2015 chưa có những quy định cụ thể để điều chỉnh những nội dung về phạm vi thực hiện quyền kháng cáo của người bị buộc tội và người đại diện cho họ.
- Các văn bản hướng dẫn thi hành BLTTHS năm 2015 cần làm sáng tỏ các nội dung về phạm vi quyền kháng cáo của người bị buộc tội và đại diện của họ ở các khía cạnh sau:.
- Một là, phạm vi kháng cáo của bản thân bị cáo chỉ giới hạn trong phạm vi bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
- Do vậy, quy định phạm vi quyền kháng cáo của bị cáo bao gồm những nội dung không liên quan đến quyền và lợi ích của chính bị cáo là không cần thiết.
- Chẳng hạn, bị cáo kháng cáo liên quan đến hình phạt của bị cáo khác trong vụ án.
- Tuy nhiên, trên thực tế có tồn tại kháng cáo của chính bị cáo đề nghị tăng mức hình phạt.
- Ba là, phạm vi kháng cáo của người đại diện của bị cáo cũng cần phải được làm rõ.
- Đối với trường hợp bị cáo dưới 18 tuổi, có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất, người đại diện của bị cáo thực hiện quyền kháng cáo phải vì lợi ích của bị cáo.
- Đồng thời, quyền kháng cáo về bản chất thuộc về bị cáo, không thuộc về người đại diện.
- Quyền kháng cáo của người đại diện chỉ phát sinh khi bị cáo gặp khó khăn trong việc tự bảo vệ mình bằng việc thực hiện kháng cáo.
- Do vậy, phạm vi kháng cáo của người đại diện trong trường hợp này phải giới hạn trong việc bảo vệ quyền và lợi ích của bị cáo.
- Trường hợp đại diện theo ủy quyền thì người đại diện có quyền kháng cáo trong phạm vi ủy quyền..
- BLTTHS năm 2015 chưa có những quy định rõ ràng về việc người đại diện theo ủy quyền của bị cáo nói riêng và người có quyền kháng cáo nói chung.
- Khi đó, phạm vi quyền kháng cáo của người đại diện theo ủy quyền thực hiện theo văn bản ủy quyền giữa bị cáo và người nhận ủy quyền..
- Về quyền kháng cáo, BLTTHS được sửa đổi theo hướng ghi nhận thêm quyền kháng cáo của bị can đối với quyết định đình chỉ và tạm đình chỉ trong giai đoạn chuẩn bị xét xử.
- Cụ thể, ghi nhận này được thực hiện tại Điều 60 quy định về Bị can và Điều 331 quy định về Người có quyền kháng cáo của BLTTHS năm 2015.
- tâm thần hoặc thể chất mà không thể tự mình kháng cáo.
- Đối với cá nhân không thuộc trường hợp trên, người bị buộc tội có thể ủy quyền cho người khác kháng cáo thay mình.