« Home « Kết quả tìm kiếm

Quyền lao động trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam


Tóm tắt Xem thử

- Quyền lao động trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam.
- Luận văn ThS ngành: Luật Quốc tế.
- Abstract: Khái quát một số vấn đề lý luận cơ bản về quyền lao động dưới góc độ pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam.
- Giới thiệu các quy định cơ bản về quyền lao động theo pháp luật Việt Nam trong tương quan so sánh với pháp luật quốc tế như: quy định về việc làm và một số quy định chung về bảo đảm điều kiện làm việc cho người lao động..
- Thực trạng thực thi pháp luật về việc làm và bảo đảm các điều kiện làm việc cho người lao động tại Việt Nam và đề xuất một số giải pháp nhằm bảo đảm điều kiện làm việc cho người lao động: thực hiện có hiệu quả chương trình quốc gia về việc làm và bảo đảm điều kiện làm việc cho người lao động, tăng cường đào tạo nghề cho người lao động có chất lượng đáp ứng được yêu cầu thực tiễn thị trường lao động trong nước và quốc tế, hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo đảm các điều kiện làm việc cho người lao động..
- Keywords: Luật lao động.
- Luật Quốc tế.
- Pháp luật.
- Việt Nam.
- Trong quá trình lịch sử phát triển của con người mọi sự biến đổi về kinh tế chính trị xã hội đều xuất phát từ nguồn gốc lao động.
- Lao động được coi là hoạt động sáng tạo của con người có thể quyết định sự phát triển của cả một thời đại lịch sử loài người.
- Từ thời kỳ đồ đá của xã hội nguyên thuỷ con người với sức sáng tạo của mình đã thực hiện cải tiến công cụ lao động tạo ra các tư liệu sản xuất không chỉ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của bản thân mà còn đảm bảo cho việc xây dựng các thiết chế xã hội phát triển.
- Những thành quả lao động đã dẫn đến sự chuyển đổi các.
- Lao động từ sơ khai đã là một hoạt động có tầm quan trọng rất lớn gắn liền với sự tồn tại và phát triển của con người.
- Vì vậy, quyền lao động được coi là một trong những quyền cơ bản nhất trong phạm trù quyền con người mà các quốc gia đã ghi nhận trong các văn bản pháp lý quốc tế nói chung và trong hệ thống pháp luật của từng nước nói riêng.
- Quyền lao động ở đây được hiểu theo một phạm trù rộng lớn bao gồm các quyền cơ bản trong lĩnh vực lao động của con người như các vấn đề việc làm, về việc sử dụng lao động, điều kiện lao động, môi trường lao động, độ tuổi lao động và sự công bằng trong hoạt động lao động hay các chế độ khác mà con người không phân biệt quốc gia, sắc tộc, giới tính, tôn giáo đều được hưởng khi tham gia vào quan hệ lao động..
- Trong lĩnh vực pháp luật quốc tế về quyền lao động phải nói đến Tổ chức lao động thế giới (ILO) được thành lập năm 1919 và đến năm 1998 đã có 176 thành viên tham gia tổ chức quốc tế này.
- Mục tiêu hoạt động của ILO nhằm thúc đẩy sự công bằng xã hội và những điều kiện sống tốt hơn cho mọi người lao động ở các quốc gia trên thế giới.
- ILO là tổ chức quốc tế có quy mô hoạt động rất rộng lớn, trong quá trình hoạt động của mình ILO đã thông qua rất nhiều công ước liên quan đến quyền lao động của con người như: Công ước về đảm bảo công ăn việc làm và chống lại nạn thất nghiệp năm 1950.
- Công ước về hưởng tiền lương ngang bằng nhau giữa nam và nữ do lao động ngang nhau năm 1951.
- Công ước về không phân biệt đối xử về lao động.
- Công ước về tuổi lao động tối thiểu năm 1973.
- Công ước về bảo vệ quyền của mọi người lao động nhập cư và các thành viên gia đình họ năm 1990.....
- Dựa trên cơ sở các văn bản pháp luật quốc tế quan trọng về quyền lao động kể trên mà các quốc gia thành viên đều có nghĩa vụ bảo đảm quyền lao động này.
- Việc xây dựng, thể chế hoá các quy phạm pháp luật trong mỗi quốc gia để thực thi quyền lao động được thực hiện phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế, chính trị, xã hội của từng nước.
- Việt Nam là một trong số các nước đã có những nỗ lực nhất định trong việc thực hiện các chính sách nhằm bảo đảm thực hiện quyền lao động cơ bản này.
- Ngay trong bản Hiến pháp được sửa đổi, bổ sung năm 1992 của nước CHXHCN Việt Nam đã ghi nhận về quyền lao động là quyền cơ bản của con người.
- Ngoài ra, các văn bản pháp luật khác cũng được thể chế hoá các nội dung về quyền lao động như Bộ luật lao động năm 2002.
- Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.....
- Xuất phát từ vai trò quan trọng của hoạt động lao động đối với sự phát triển của nhân loại đặc biệt trong thời đại xu thế quốc tế hoá, hội nhập kinh tế quốc tế đang phát triển mạnh mẽ thì xu hướng chuyển dịch lao động giữa các quốc gia ngày càng được mở rộng..
- Việc thể chế hoá các qui định về quyền lao động được ghi nhận trong các văn bản pháp luật Quốc tế mà Việt Nam đã tham gia ký kết được triển khai thực hiện.
- Hơn nữa trong quan hệ lao động hiện nay sức lao động được coi là “hàng hoá đặc” biệt trao đổi trên thị trường lao động.
- Quan hệ này vừa mang tính kinh tế, vừa mang tính xã hội và nhân văn sâu sắc vì nó liên quan đến yếu tố con người và gắn với thực thể con người.Mặc dù bản chất của quan hệ là bình đẳng nhưng trong thực tiễn vẫn còn bộc lộ sự bất bình đẳng hoặc có tính chất bóc lột vì người lao động chỉ có sức lao động còn người sử dụng lao động có sức mạnh rất lớn đó là tiềm lực kinh tế và sự phụ thuộc pháp lý vào người sử dụng của người lao động cũng là nguyên nhân làm cho các tranh chấp lao động nảy sinh..
- Để có thể thực thi quyền lao động như một quyền cơ bản nhất của con người thì hệ thống pháp luật Việt Nam cần phải có các quy định rộng rãi hơn đảm bảo để mọi người lao động đều được hưởng quyền có việc làm, được làm việc trong điều kiện môi trường bảo đảm sức khoẻ và được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp trong quan hệ lao động cũng như sự công bằng.
- trong lao động theo nội dung quyền lao động được quy định trong các công ước quốc tế về quyền lao động..
- Xuất phát từ yêu cầu trên mà tác giả đã chọn đề tài: “Quyền lao động trong pháp luật Quốc tế và Pháp luật Việt Nam” làm đề tài luận văn Thạc sĩ Luật học của mình..
- Mục đích của luân văn là nghiên cứu về pháp luật Quốc tế và pháp luật Việt Nam về quyền lao động.
- đánh giá xem xét việc thực thi quyền lao động theo các công ước mà Việt Nam là thành viên được thể chế hoá vào các quy phạm pháp luật trong nước như thế nào.
- Sau đó đặt trong tương quan so sánh xem pháp luật Việt Nam quy định về quyền lao động đã thực sự phù hợp tương đồng với pháp luật quốc tế chưa hay còn những tồn tại, khiếm khuyết gì cần khắc phục..
- Đánh giá thực tiễn kết quả thực hiện quyền lao động hiện nay, đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm khắc phục những tồn tại để hoàn thiện hệ thống pháp luật qui định có liên quan về quyền lao động của pháp luật trong nước đảm bảo phù hợp với các nội dung quyền lao động trong pháp luật quốc tế..
- Do phạm vi của vấn đề về quyền lao động rất rộng nên tác giả chỉ tìm hiểu các qui định cơ bản về quyền lao động thể hiện trong các chế định về việc làm, bảo đảm các điều kiện lao động cho người lao động trong Pháp luật Quốc tế và pháp luật Việt nam..
- Một số nội dung chính của qui định về vấn đề việc làm và đảm bảo các điều kiện lao động trong pháp luật Quốc tế và đối chiếu với các quy định của pháp luật Việt Nam về lĩnh vực này..
- Phân tích, đánh giá việc thực thi quyền lao động trong thực tiễn ở Việt Nam.
- Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện khung pháp lý bảo đảm thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế về quyền lao động và hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền lao động của Việt Nam trong lĩnh vực việc làm và bảo đảm các điều kiện lao động.
- Các Điều ước quốc tế quy định về quyền lao động:.
- Tổ chức lao động quốc tế (ILO).
- Một số công ước khác có liên quan đến quyền lao động.
- Văn bản pháp luật trong nước.
- Đường lối chủ trương của Đảng và nhà nước về vấn đề việc làm và bảo đảm các điều kiện lao động cho người lao động.
- Bộ luật Lao động của nước CHXHCN Việt Nam (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2002)..
- Các Văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ lao động trong nước và có yếu tố nước ngoài..
- Thực trạng áp dụng pháp luật về vấn đề việc làm và bảo đảm các điều kiện làm việc cho người lao động trong quan hệ lao động đặc biệt là vấn đề an toàn lao động trong lĩnh vực xây dựng..
- Tài liệu văn bản qui phạm pháp luật của quốc gia.
- Quốc Hội, Bộ Luật Lao động năm 2002(sửa đổi)- Nhà xuất bản Lao động năm 2004 5.
- Chính phủ- Nghị định 114/2002/NĐ-CP qui định những ưu đãi dành riêng cho đối tượng lao động nữ, hướng dẫn áp dụng các điều của Bộ luật Lao động, NXBLĐ 2004 7.
- Một số tài liệu pháp luật lao động nước ngoài Bộ lao động thương binh và xã hội.
- Tạp chí dân chủ và pháp luật số pháp luật lao động Việt Nam với việc toàn dụng lao động và phát triển nguồn nhân lực trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế".
- Các tạp chí Lao động và xã hội của Bộ Lao động- Thương binh và xã hội năm 2005 và tháng 1,2,3 năm 2006..
- Giáo trình Luật lao động Việt Nam - Nhà xuất bản Công an nhân dân năm 2005.
- Một số vấn đề về lao động và việc làm và đời sống người lao động ở Việt Nam hiện nay- Ths.
- Đinh Đăng Định- Nhà xuất bản Lao động năm 2004.
- Bộ Lao động – Thương binh và xã hội, (2006) Báo cáo đánh giá, so sánh hệ thống pháp luật Việt Nam với Công ước 29 và Công ước 105 về lao động cưỡng bức 13.
- Tổng liên đoàn lao động Việt Nam- Văn kiện Đại hội cộng đoàn Việt Nam lần thứ IX.
- Tài liệu văn bản qui phạm pháp luật quốc tế.
- Điều lệ củaTổ chức lao động quốc tế (International Labour Organization)- Do Bộ Lao động - Thương binh và xã hội phát hành tháng 10/1994.
- Công ước 29 về lao động cưỡng bức của Tổ chức ILO năm 1930, trong tập “Một số công ước và khuyến nghị của Tổ chức lao động quốc tế”- Nhà xuất bản Lao động- xã hội năm 2004.
- Điều lệ củaTổ chức lao động quốc tế (International Labour Organization)- Bộ Lao động - Thương binh và xã hội phát hành tháng 10/1994.
- Công ước số 100 về trả công bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ cho một công việc có giá trị ngang nhau thông qua ngày 29/6/1951.
- trong tập “Các công ước và khuyến nghị chủ yếu của Tổ chức lao động quốc tế (ILO.
- Công ước số 155 về an toàn lao động và vệ sinh lao động và môi trường làm việc ngày 22/6/1981..
- Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền năm 1948 trong tập “Các văn kiện Quốc tế về quyền con người” Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh năm 1997..
- Công ước quốc tế về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ ngày trong tập “Các văn kiện Quốc tế về quyền con người” Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh năm 1997..
- Công ước về các quyền kinh tế - xã hội và văn hoá năm 1966 trong tập “Các văn kiện Quốc tế về quyền con người” Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh năm 1997..
- Công ước số 5 về qui định tuổi tối thiểu của trẻ em được vào làm trong các công việc công nghiệp, trong tập “Các công ước và khuyến nghị chủ yếu của Tổ chức lao động quốc tế (ILO.
- Công ước 105 về xoá bỏ lao động cưỡng bức của Tổ chức ILO năm 1957 trong tập.
- “Một số công ước và khuyến nghị của Tổ chức lao động quốc tế”- Nhà xuất bản Lao động- xã hội năm 2004