« Home « Kết quả tìm kiếm

Quyền tham gia chính trị ở Việt Nam hiện nay


Tóm tắt Xem thử

- Quyền tham gia chính trị ở Việt Nam hiện nay.
- Luận văn Thạc sĩ ngành: Pháp luật về quyền con người (Chương trình đào tạo thí điểm).
- Luận văn đã góp phần cung cấp những tri thức khoa học cơ bản mang tính lý luận về quyền tham gia chính trị.
- giúp người đọc nhận thức đầy đủ và toàn diện hơn quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, quy định của pháp luật của nhà nước về quyền tham gia chính trị ở Việt Nam hiện nay.
- Đồng thời, nêu lên thực trạng của việc đảm bảo quyền tham gia chính trị, trên cơ sở những thành tựu và hạn chế từ đó có những đánh giá tổng hợp về Quyền tham gia chính trị ở Việt Nam hiện nay..
- Pháp luật Việt Nam.
- Quyền tham gia chính trị.
- Cùng với sự ra đời của Tuyên ngôn quốc tế về Nhân quyền năm 1948 (UDHR), Công ước quốc tế về các quyền dân sự chính trị (ICCPR) và Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, văn hóa, xã hội (ICCSCR) năm 1966, Quyền con người chính thức được pháp điển hóa và trở thành hệ thống tiêu chuẩn pháp luật quốc tế có tính chất bắt buộc với mọi quốc gia..
- Nếu việc tôn trọng và Bảo đảm quyền con người là thước đo đánh giá sự phát triển, tiến bộ của mỗi quốc gia, thì quá trình thúc đẩy và bảo vệ những quyền đó lại là những nghĩa vụ đặc biệt của tất cả các thành phần, các tầng lớp, các dân tộc trên thế giới..
- Đảng và nhà nước ngày càng quan tâm hơn đến bảo đảm các quyền con người, quyền công dân.
- Đến nay,Việt Nam đã tham gia hầu hết các công ước quốc tế về quyền con người, trở thành thành viên Hội đồng nhân quyền liên hợp quốc nhiệm kỳ .
- Ở cấp độ quốc gia, từ Hiến pháp 2013, quyền con người, quyền công dân trở thành chế định trong Hiến pháp, được bảo đảm thực hiện bằng Hiến pháp và pháp luật.
- Điều này, thể hiện sự coi trọng của Đảng, nhà nước đối với các hoạt động bảo đảm, thực thi quyền con người ở Việt Nam, phù hợp với chủ trương xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, xây dựng nhà nước Việt Nam của dân, do dân, vì dân, thực hiện đúng phương châm dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra mà Đảng đã đề ra tại Đại hội.
- Động viên và tổ chức quần chúng tham gia quản lý kinh tế, quản lý xã hội, tham gia các hoạt động cải cách kinh tế [4]..
- Trong số các Quyền con người, Quyền tham gia chính trị nằm trong nhóm quyền dân sự, chính trị, được quy định tại Điều 25 Tuyên ngôn quốc tế về Nhân quyền 1948 (UDHR), sau đó được tái khẳng định và cụ thể hóa trong Điều 21 Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị 1966 (ICCPR)..
- Quyền tham gia chính trị có thể hiểu là quyền của người dân trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào các hoạt động quản lý và điều hành đất nước.
- Cơ sở của Quyền tham gia chính trị của công dân trước hết xuất phát từ bản chất nhà nước Việt Nam là nhà nước của dân, do nhân dân làm chủ..
- Bảo đảm quyền tham gia chính trị, quyền tham gia quản lý nhà nước trực tiếp hoặc gián tiếp của nhân dân cũng chính là bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân.
- Đồng thời, nhận thức được vai trò của quần chúng nhân dân với tư cách là lực lượng quan trọng quyết định mọi thắng lợi trong sự nghiệp cách mạng, Đảng và Nhà nước luôn xác định muốn xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, cần phát huy trí tuệ tập thể, sức mạnh toàn dân, tăng cường sự tham gia đóng góp của người dân vào mọi hoạt động của đời sống chính trị..
- Tuy nhiên, đến nay, những quy định của Pháp luật về quyền con người nói chung và quyền tham gia chính trị của công dân nói riêng đang trong quá trình xây dựng, hoàn thiện nên còn nhiều hạn chế như: Quyền trưng cầu dân ý đã được ghi nhận trong Hiến pháp nhưng chưa được luật hóa để triển khai thực hiện trên thực tế.
- hoặc Quyền khiếu nại tố cáo dù đã được quy định tương đối hoàn chỉnh song công tác tổ chức thực hiện vẫn mang tính hình thức… Điều này dẫn đến khó khăn trong quá trình triển khai các chính sách thực thi và bảo đảm quyền con người nói chung và quyền tham gia chính trị nói riêng.
- Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền giáo dục về quyền con người, quyền công dân chưa thực sự hiệu quả dẫn đến tình trạng đại đa số người dân và một bộ phận không nhỏ cán bộ công chức, những người trực tiếp xây dựng và thực thi pháp luật cũng chưa nhận thức được đầy đủ về quyền tham gia chính trị của công dân, chưa ý thức được vai trò của làm chủ của nhân dân..
- Chính vì những lý do trên, mà tác giả đã chọn chủ đề “Quyền tham gia chính trị ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình, nhằm góp phần tích cực vào việc đề xuất những phương hướng, giải pháp trong hoạch định và thực thi chính sách pháp luật, góp phần thúc đẩy và bảo đảm thực thi quyền tham gia chính trị ở Việt Nam..
- Tình hình nghiên cứu đề tài.
- Ở Việt Nam, các đề tài liên quan đến quyền tham gia chính trị được nhiều cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, trường đại học, viện nghiên cứu, tổ chức liên chính phủ, tổ chức phi chính phủ đặc biệt quan tâm.
- Đặc biệt, trong thời đại hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, vấn đề quyền con người ngày càng được chú trọng, chủ trương xây dựng nhà nước pháp quyền, dân chủ, của dân, do dân, vì dân thì các công trình nghiên cứu quyền tham gia chính trị của công dân ngày càng phong phú, đa dạng..
- Tính đến thời điểm hiện tại, chưa có một công trình nào nghiên cứu cụ thể, toàn diện, đi sâu về Quyền tham gia chính trị ở Việt Nam dưới góc nhìn từ chính sách đến thực tiễn thi hành..
- Ở nước ta, trong những năm qua, có một số công trình liên quan nghiên cứu về Quyền tham gia chính trị, tiêu biểu như sau:.
- Phạm Hồng Thái (2012) “Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội của công dân trong.
- Hiến pháp 1992 và những vấn đề cần sửa đổi bổ sung” Sửa đổi bổ sung Hiến pháp 1992, những vấn đề lý luận và thực tiễn, Tập I, tr 173-189, Nxb Hồng Đức..
- Vũ Văn Nhiêm (2009), “Chế độ bầu cử ở Việt Nam - những vấn đề lý luận và thực tiễn”, Luận án Tiến sỹ Luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội..
- Thái Vĩnh Thắng (2009)“Những bất cập của chế độ bầu cử ở Việt Nam hiện nay”, Sửa đổi bổ sung Hiến pháp 1992, những vấn đề lý luận và thực tiễn, Tập I, tr 173-190, Nxb Hồng Đức..
- Có thể thấy, tài liệu về các quyền cụ thể của quyền tham gia chính trị như bầu cử ứng cử, trưng cầu ý dân, khiếu nại tố cáo… khá phong phú, song tính đến thời điểm hiện tại, chưa có bất kỳ công trình khoa học nào nghiên cứu một cách tổng hợp và chuyên sâu về quyền tham gia chính trị của công dân dưới góc độ pháp luật về quyền con người.
- Luận văn mong muốn sẽ góp phần làm phong phú hơn nguồn tài liệu về lĩnh vực này, đồng thời, bổ sung thêm kiến thức về Quyền tham gia chính trị ở Việt nam hiện nay..
- Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1.
- Mục đích nghiên cứu.
- Đề tài hướng tới mục tiêu: tập hợp và xây dựng nền tảng lý luận về quyền tham gia chính trị, đánh giá pháp luật và thực hiện pháp luật về Quyền tham gia chính trị ở Việt Nam và trên cơ sở đó thử đề xuất kiến giải hoàn thiện pháp luật trên lĩnh vực này..
- Nghiên cứu, làm rõ vấn đề lý luận về quyền tham gia chính trị ở Việt Nam.
- Nghiên cứu quy định của pháp luật Việt Nam trên cơ sở so sánh, đối chiếu với pháp luật quốc tế về Quyền tham gia chính trị ở Việt Nam hiện nay..
- Đánh giá thực trạng việc thực thi pháp luật về Quyền tham gia chính trị ở Việt Nam hiện nay: những thành tựu đạt được, hạn chế tồn tại, và rút ra được nguyên nhân của thành tựu, hạn chế đó..
- Từ đó, đưa ra khuyến nghị nhằm cải thiện tính bất cập của pháp luật và đề xuất các giải pháp nhằm bảo đảm quyền tham gia chính trị ở Việt Nam hiện nay..
- Phạm vi nghiên cứu.
- Luận văn sẽ tập trung vào các vấn đề sau:.
- Quy định của Pháp luật Việt Nam hiện nay về Quyền tham gia chính trị..
- Thực trạng pháp luật Việt Nam về Quyền tham gia chính trị trong giai đoạn hiện nay..
- Đánh giá tính đúng đắn, mức độ phù hợp giữa các quy định trong pháp luật Việt Nam với tình hình thực tế, đồng thời xem xét các yếu tố tác động tới việc thực thi pháp luật về bảo đảm quyền quyền tham gia chính trị..
- Do phạm vi nghiên cứu của đề tài rộng, liên quan đến nhiều vấn đề, nhiều quyền cụ thể như quyền tham gia trực tiếp, gián tiếp, quyền trưng cầu ý dân, bầu cử ứng cử, khiếu nại tố cáo… nên đề tài chỉ dừng ở mức tổng hợp, khái quát quyền tham gia chính trị qua đó đưa ra một số giải pháp nhằm bảo đảm hơn nữa quyền tham gia chính trị ở Việt Nam hiện nay..
- Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu.
- Các quan điểm về quyền quyền tham gia chính trị..
- Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: phân tích, tổng hợp, xã hội học, thống kê, so sánh, đánh giá… để làm sáng tỏ các vấn đề liên quan, đồng thời học hỏi kinh nghiệm thực tiễn của các nhà nghiên cứu về vấn đề quyền quyền tham gia chính trị..
- Kết quả nghiên cứu của Luận văn sẽ góp phần cung cấp những tri thức khoa học cơ bản.
- mang tính lý luận về bảo đảm quyền tham gia chính trị.
- giúp người đọc nhận thức đầy đủ và toàn diện hơn quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về quyền tham gia chính trị ở Việt Nam hiện nay..
- Luận văn cũng đã tổng hợp và đi sâu phân tích đánh giá thực trạng các quyền tham gia chính trị ở Việt Nam.
- Từ đó, là cơ sở cho việc nghiên cứu, bổ sung để hoàn chỉnh hơn các quyền, cách thức bảo đảm Quyền tham gia chính trị ở Việt Nam hiện nay..
- Luận văn là một trong những công trình nghiên cứu đầu tiên, có tính hệ thống về vấn đề Quyền tham gia chính trị ở Việt Nam hiện nay, với những điểm mới nổi bật như sau:.
- Thông qua việc làm sáng tỏ những vấn đề chung có liên quan đến quyền tham gia chính trị, luận văn đã đưa ra được khái niệm quyền tham gia chính trị..
- Bổ sung các quyền giám sát của công dân như quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hành chính… là những quyền không được nêu trong Công ước quốc tế về các quyền dân sự chính trị (ICCPR), Tuyên ngôn quốc tế về Nhân quyền (UDHR).
- Làm cụ thể hóa một số nội dung quyền tham gia chính trị hiện diện trong pháp luật Việt Nam thông qua việc so sánh với các quyền chính trị dân sự trong các văn kiện quốc tế..
- Đánh giá có hệ thống và khái quát về pháp luật và nêu rõ những thành tựu, hạn chế của quyền tham gia chính trị ở Việt Nam hiện nay trong các lĩnh vực cụ thể..
- Đề xuất các quan điểm, giải pháp theo lăng kính của luật nhân quyền nhằm bảo đảm quyền tham gia chính trị như một quyền cơ bản của con người trong các lĩnh vực: xây dựng, thực thi các chính sách pháp luật..
- Lý luận chung về Quyền tham gia chính trị..
- Quyền tham gia chính trị trong Pháp luật và trong thực tiễn ở Việt Nam hiện nay..
- Một số phương hướng và giải pháp bảo đảm quyền tham gia chính trị ở Việt Nam hiện nay..
- Bộ Chính trị (1998), Chỉ thị số 30-CT/TW ngày 18/2/1998 về việc xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, Hà Nội..
- Bộ Ngoại giao Việt Nam (2005), Báo cáo Quốc gia kiểm điểm định kỳ việc thực hiện quyền con người ở Việt Nam, Hà Nội..
- Bộ Ngoại giao Việt Nam (2005), Sách trắng về tình hình nhân quyền tại Việt Nam, Hà Nội..
- Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội..
- Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Sự thật, Hà Nội..
- Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Sự thật, Hà Nội.
- Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội (2011), Giới thiệu các văn kiện quốc tế về quyền con.
- người, Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị 1966 (ICCPR), Nxb Lao động - xã hội, Hà Nội..
- Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội (2011), Giáo trình lý luận và pháp luật về quyền con người, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội..
- Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội (2011), Luật nhân quyền tế những vấn đề cơ bản, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội..
- Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội (2011), Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương, Nxb Lao động – xã hội, Hà Nội..
- Hồ Chí Minh (2012) Đường cách mệnh, Nxb Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội..
- Vũ Văn Nhiêm (2009), “Chế độ bầu cử ở Việt Nam - những vấn đề lý luận và thực tiễn”, Luận án Tiến sỹ Luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội..
- Phạm Hồng Thái (2012), “Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội của công dân trong Hiến pháp 1992 và những vấn đề cần sửa đổi bổ sung” Sửa đổi bổ sung Hiến pháp 1992, những vấn đề lý luận và thực tiễn, Tập I, tr 173-189, Nxb Hồng Đức, Hà Nội..
- Thái Vĩnh Thắng (2009), “Những bất cập của chế độ bầu cử ở Việt Nam hiện nay”, Sửa đổi bổ sung Hiến pháp 1992, những vấn đề lý luận và thực tiễn, Tập I, tr 173-190, Nxb Hồng Đức, Hà Nội..
- Nguyễn Đình Thơ (2012), Hạn chế của pháp luật về trưng cầu dân ý nguyên nhân của hơn 60 năm chưa có trưng cầu dân ý,Tạp chí Mặt trận, Số 106, Hà Nội..
- Ủy ban công ước Liên hợp quốc (2010), Quyền con người: Tập hợp những bình luận/khuyến nghị chung của ủy ban công ước Liên hợp quốc, Bình luận chung số 25 – Sự tham gia các hoạt động công và quyền bầu cử, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội..
- Ủy ban thường vụ quốc hội (2013), Báo cáo kết quả giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật trong công tác tuyển dụng, đào tạo, bổ nhiệm đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức”, Quốc hội, Hà Nội..
- Đào Trí Úc (2012), “Chế định chủ quyền nhân dân và việc sửa đổi Hiến pháp 1992” Tạp chí nghiên cứu lập pháp, (17), tr.3-6, Văn phòng Quốc hội, Hà Nội..
- Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam (2005), “Từ điển Bách khoa Việt Nam”, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội.