« Home « Kết quả tìm kiếm

Quyền và nghĩa vụ của đương sự theo quy định của Bộ Luật TTDS 2004


Tóm tắt Xem thử

- Quyền và nghĩa vụ của đương sự theo quy định của Bộ Luật TTDS 2004.
- Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về quyền và nghĩa vụ của đương sự trong tố tụng dân sự bao gồm khái niệm, quá trình phát triển của các quy định về đương sự, quyền và nghĩa vụ của đương sự, qua đó so sánh với pháp luật một số nước quy định về quyền và nghĩa vụ của đương sự.
- Nghiên cứu thực trạng pháp luật, thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của đương sự trong tố tụng dân sự.
- Xác định các yêu cầu về quyền và nghĩa vụ của đương sự trong tố tụng dân sự và đưa ra một số kiến nghị..
- Đương sự.
- Việc ghi nhận cũng như thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ của đương sự trong quá trình tố tụng sẽ giúp xác định những mối quan hệ cơ bản trong quá trình tố tụng, địa vị pháp lý của từng đương sự, đảm bảo cho việc giải quyết vụ việc dân sự được tiến hành đúng theo trình tự và giải quyết đúng đắn vụ việc.
- Tuy văn bản pháp luật TTDS, trong đó có BLTTDS đã phát huy hiệu quả cao trong quá trình Tòa án giải quyết các vụ việc dân sự, nhưng nhìn chung nhiều quy định của các văn bản pháp luật này còn nhiều quy định không phù hợp, thiếu những quy định cần thiết, trong đó phải kể đến những hạn chế, bất cập của các quy định về quyền và nghĩa vụ của đương sự..
- Xuất phát từ thực trạng trên, việc tìm hiểu quyền và nghĩa vụ của đương sự trong vụ việc dân sự là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn hết sức quan trọng giúp cho chúng ta có cách nhìn tổng quan hơn về đương sự trong vụ việc dân sự, đồng thời có ý nghĩa thực tiễn quan trọng trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự..
- Trong TTDS, khái niệm đương sự được hiểu là: các cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền, nghĩa vụ được Tòa án xem xét trong vụ việc dân sự, tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình..
- Vị trí, vai trò đương sự trong TTDS.
- Đương sự là thành phần không thể thiếu trong hoạt động tố tụng dân sự, là thành phần chính phát động mọi hoạt động tố tụng dân sự.
- Có thể nói không có đương sự thì cũng không có vụ việc dân sự vì việc Tòa án giải quyết vụ việc dân sự thực chất là việc giải quyết các quan hệ pháp luật nội dung giữa các đương sự, xác định quyền và nghĩa vụ trên cơ sở bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự là các bên trong quan hệ pháp luật nội dung.
- Nếu không có đương sự thì không có chủ thể của quan hệ pháp luật nội dung và quan hệ pháp luật tố tụng dân sự tức là không tồn tại quá trình tố tụng..
- Thành phần đương sự trong TTDS.
- Điều 56 BLTTDS quy định đương sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức bao gồm nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan..
- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự là người tuy không khởi kiện, không bị kiện, nhưng việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ được tự mình đề nghị hoặc các đương sự khác đề nghị và được Tòa án chấp nhận đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan..
- Khái niệm quyền và nghĩa vụ của đương sự.
- Quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự bao gồm một hệ thống các quyền, nghĩa vụ được quy định trong BLTTDS.
- Mỗi đương sự tham gia tố tụng dân sự được pháp luật quy định có các quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ..
- Các đặc điểm của quyền và nghĩa vụ tố tụng của đương sự.
- Khả năng của đương sự được thực hiện hoặc phải thực hiện các quyền, nghĩa vụ nhất định mà pháp luật tố tụng cho phép hoặc quy định.
- Quyền và nghĩa vụ của các đương sự trong TTDS không mang tính tương xứng và đối lập..
- Trong quan hệ pháp luật TTDS quyền của một bên đương sự không phải là nghĩa vụ trực tiếp của đương sự khác.
- Quyền và nghĩa vụ của các bên đương sự là tương đồng và bình đẳng.
- Quyền và nghĩa vụ của đương sự trong TTDS được xét trong mối tương quan với cơ quan, người tiến hành tố tụng, với quá trình tố tụng nói chung chứ không phải trong mối tương quan giữa các bên..
- Trong quan hệ TTDS phổ biến quy định quyền đồng thời là nghĩa vụ của đương sự.
- Trong quan hệ pháp luật TTDS, các bên đương sự vừa có quyền, vừa có nghĩa vụ tương ứng..
- Nhưng cũng có trường hợp đặc biệt quyền của đương sự cũng chính là nghĩa vụ của đương sự như: quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh của đương sự..
- Mục đích của việc thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự là để bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự.
- Việc ghi nhận cũng như thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ của đương sự trong quá trình tố tụng sẽ giúp xác định những mối quan hệ cơ bản trong quá trình tố tụng, địa vị pháp lý của từng đương sự, đảm bảo cho việc giải quyết vụ việc dân sự được tiến hành đúng theo trình tự và giải quyết đúng đắn vụ việc..
- Cơ chế bảo đảm việc thực hiện quyền và nghĩa vụ tố tụng của đương sự.
- Đề cập tới cơ chế đảm bảo thực hiện quyền và nghĩa vụ của đương sự trong TTDS tức là đề cập đến những trình tự, thủ tục pháp lý cụ thể cũng như trách nhiệm của các chủ thể có liên quan bảo đảm cho việc triển khai các quyền và nghĩa vụ pháp lý của đương sự trên thực tế.
- Nhìn chung trong giai đoạn trong điều kiện kháng chiến, các Sắc lệnh nêu trên chủ yếu quy định chung về thủ tục tố tụng dân sự mà không quy định cụ thể về đương sự..
- Tuy nhiên, có thể thấy các quy định trong các văn bản này về đương sự vẫn còn rất tản mạn, thiếu tính tập trung, nhiều quy định bị lặp lại hoặc có sự chồng chéo, mâu thuẫn.
- Các quy định hiện hành về quyền và nghĩa vụ chung của đƣơng sự trong TTDS Từ điều 58 đến điều 62 BLTTDS quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của đương sự.
- Trong đó, có nhiều vấn đề lần đầu tiên được quy định trong BLTTDS như các đương sự có các quyền, nghĩa vụ tố tụng ngang nhau.
- được ghi chép và sao chụp các tài liệu, chứng cứ do các đương sự khác xuất trình hoặc do Tòa án thu thập v.v....
- Quyền, nghĩa vụ của đương sự trong giai đoạn khởi kiện và thụ lý vụ án 2.2.1.1.
- Quyền khởi kiện vụ án dân sự là quyền của đương sự trong việc yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp dân sự.
- Quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự là quyền của đương sự trong việc yêu cầu Tòa án công nhận hoặc không công nhận một sự kiện pháp lý làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt, quyền, nghĩa vụ dân sự của đương sự hay quyền yêu cầu Tòa án công nhận quyền hoặc xác nhận nghĩa vụ dân sự hiện hữu của mình..
- Đương sự phải chịu án phí, bởi vì vụ án dân sự phát sinh phải giải quyết xuất phát từ nguyên nhân sâu xa là do lỗi của đương sự (bên có nghĩa vụ đã không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ) hoặc là để bảo vệ lợi ích riêng cho các đương sự..
- Đây là một quy định mới có ý nghĩa rất lớn trong việc bảo vệ đương sự trong trường hợp Tòa án trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu cầu không đúng..
- Để giải quyết vụ việc dân sự thì đương sự cần phải được nhận các thông báo từ cơ quan xét xử một cách hợp lệ để đương sự có căn cứ thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình.
- Đương sự có thể.
- Trong quá trình toà án giải quyết vụ án để giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự để bảo vệ bằng chứng hoặc bảo đảm việc thi hành án sau này, tòa án cần phải áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời.
- Dù là biện pháp tạm thời nhưng việc áp dụng các biện pháp này bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự..
- Quyền, nghĩa vụ của đương sự trong giai đoạn chuẩn bị xét xử 2.2.2.1.
- Nguyên tắc có tính chất chủ động trong tố tụng dân sự đối với tất cả các giai đoạn tố tụng, có giá trị định hướng cho các hoạt động của các chủ thể tố tụng đó là nguyên tắc quyết định và tự định đoạt của đương sự.
- đương sự có quyền thỏa thuận với nhau một cách tự nguyện, không trái pháp luật và đạo đức xã hội”..
- Vì vậy, luật có quy định một số trường hợp đương sự được quyền yêu cầu thay đổi những người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng..
- Cung cấp chứng cứ, chứng minh để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình Trong quá trình tòa án giải quyết vụ việc dân sự, hoạt động cung cấp chứng cứ, chứng minh do nhiều chủ thể tiến hành, tuy vậy hoạt động này hầu hết do đương sự tiến hành.
- Sở dĩ như vậy vì bản thân đương sự là người trong quan hệ phát sinh tranh chấp, hơn ai hết họ là người hiểu hết nguyên nhân, điều kiện phát sinh tranh chấp, nội dung vụ án họ cũng là người đưa ra yêu cầu do vậy họ phải cung cấp chứng cứ cho tòa án và chứng minh làm rõ các tình tiết vụ án..
- Trong quá trình tòa án giải quyết vụ án dân sự, để việc giải quyết vụ án được nhanh chóng và đúng đắn thì đương sự phải cung cấp chứng cứ cho tòa án.
- Tuy nhiên, chứng cứ của vụ án có thể do các đương sự lưu giữ, cũng có thể do cá nhân, cơ quan, tổ chức khác đang lưu giữ.
- Vì vậy, pháp luật quy định đương sự có quyền yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức đang lưu giữ chứng cứ phải cung cấp chứng cứ cho đương sự..
- Quyền, nghĩa vụ của đương sự trong giai đoạn xét xử/ giải quyết vụ việc dân sự 2.2.3.1.
- Đây không chỉ là quyền mà còn là nghĩa vụ đương sự.
- Là nghĩa vụ khi việc tham gia là bắt buộc theo giấy triệu tập hoặc khi không thuộc diện triệu tập thì đương sự cũng phải tôn trọng tòa án đã mở ra phiên tòa xét xử vụ việc liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến mình..
- Nội dung quy định này phù hợp với quy định đương sự phải tôn trọng Tòa án.
- Việc có mặt của đương sự một mặt là điều kiện để đương sự bảo vệ quyền và lợi ích của mình, mặt khác là điều kiện tiên quyết để quá trình tố tụng có thể diễn ra theo đúng quy định của pháp luật..
- Quyền thay đổi, bổ sung và rút yêu cầu của đương sự.
- Quyền thay đổi, bổ sung và rút yêu cầu thuộc quyền tự định đoạt của đương sự.
- Tại điều 5 BLTTDS quy định đương sự có quyền thay đổi, bổ sung và rút yêu cầu trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự.
- Đây là quy định nhằm giúp đương sự khắc phục được trường hợp đưa ra yêu cầu không đầy đủ, chính xác, tạo điều kiện thuận lợi cho đương sự tham gia tố tụng bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ..
- Đương sự bằng việc tham gia tích cực của mình vào quá trình tố tụng để thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng nhằm tự mình bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trước tòa án.
- Đồng thời, các cơ quan tiến hành tố tụng cũng phải tạo mọi điều kiện thuận lợi để đương sự có thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình..
- Đề nghị tòa án phải xác minh, thu thập chứng cứ của vụ án mà tự mình không thể thực hiện được hoặc đề nghị tòa án triệu tập thêm người làm chứng, trưng cầu giám định, định giá khiếu nại với viện kiểm sát về những chứng cứ mà tòa án đã xác minh, thu thập do đương sự khác yêu cầu.
- Về nguyên tắc, đương sự phải có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
- Nhưng không phải trong mọi trường hợp đương sự đều có thể tự mình thu thập chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình trước tòa án.
- Vì vậy, trong trường hợp đương sự không thể tự mình thu thập được chứng cứ thì có quyền yêu cầu tòa án xác minh, thu thập..
- Được biết và ghi chép, sao chụp tài liệu, chứng cứ do các đương sự khác xuất trình hoặc do tòa án thu thập.
- Để tạo điều kiện thuận lợi cho các đương sự có thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình một cách tốt nhất, pháp luật tố tụng dân sự quy định đương sự có quyền được biết, ghi chép, sao chụp các tài liệu, chứng cứ do các đương sự khác xuất trình cho tòa án hoặc do tòa án thu thập vì nó liên quan đến đương sự, và vì vậy đương sự cần phải được biết những yếu tố ảnh hưởng đến mình để chủ động trong việc bảo vệ quyền lợi của mình..
- Nhằm tạo điều kiện cho các đương sự biết được kết quả giải quyết của Tòa án trong các bản án, quyết định của Tòa án để họ có thể thực hiện quyền kháng cáo của mình đối với bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật..
- Kháng cáo, khiếu nại bản án, quyết định của tòa án theo quy định của BLTTDS Đương sự là cá nhân, cơ quan tổ chức mà quyền, lợi ích các chủ thể này phụ thuộc vào việc tòa án giải quyết vụ việc.
- Để bảo đảm cho tòa án giải quyết đúng đắn vụ án đồng thời bảo đảm cho đương sự bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình trước tòa án, thì tòa án phải thực hiện hai cấp xét xử..
- Tuy nhiên, nếu bản án quyết định đã hiệu lực pháp luật không đúng, không khách quan thì đương nhiên quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ án sẽ bị xâm phạm..
- Ngoài các quyền nghĩa vụ chung được BLTTDS quy định cho tất cả các đương sự, xuất phát từ đặc thù từng loại đương sự mà BLTTDS còn quy định những quyền và nghĩa vụ riêng, tương ứng với từng loại đương sự cụ thể..
- Cần phải ghi nhận quyền tranh tụng một cách đầy đủ cho đương sự trong TTDS là một trong các nguyên tắc cơ bản của luật TTDS..
- Quyền tham gia phiên tòa của đương sự chưa được đảm bảo vì Tòa án triệu tập thiếu thành phần.
- Việc bỏ sót này một phần do năng lực chuyên môn của cán bộ Tòa án, nhưng một phần cũng do nhận thức hạn chế của các đương sự tham gia vụ việc.
- Vì theo quy định của BLTTDS, trong trường hợp Tòa án không triệu tập thì đương sự cũng có quyền yêu cầu Tòa án triệu tập.
- Nhưng bản thân đương sự tham gia phiên tòa cũng không nhận thức được thiếu ai và ai cần phải tham gia..
- Đương sự gặp khó khăn khi thực hiện nghĩa vụ cung cấp chứng cứ.
- Bất cập trong quy định trách nhiệm của Tòa án cung cấp chứng cứ do đương sự khác cung cấp hoặc Tòa án thu thập cho đương sự.
- Theo quy định của BLTTDS hiện hành thì các đương sự có quyền “được biết và ghi chép, sao chụp tài liệu, chứng cứ do các đương sự khác xuất trình hoặc do Tòa án thu thập”.
- Quyền lợi này lại mang tính chất chung chung khi không quy định một cách cụ thể ai là người phải thông báo cho đương sự khi có những chứng cứ mới được đưa ra..
- Thiếu sót trong quy định về quyền phản tố của đương sự.
- Điều 99 BLTTDS quy định, đương sự chỉ có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời nếu họ khởi kiện vụ án dân sự.
- Tuy nhiên, với quy định trên, để được Tòa án chấp nhận ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, thì đương sự phải khởi kiện, kể cả trường hợp họ không muốn..
- Bất cập trong các quy định về nghĩa vụ cung cấp chứng cứ, chứng minh của đương sự.
- Quy định về nghĩa vụ của đương sự có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án hiện nay chưa được áp dụng đúng.
- Sửa đổi, bổ sung quy định về việc thông báo của Tòa án cho đương sự.
- Theo đó, trong nội dung thông báo Tòa án phải giải thích cho đương sự quyền và nghĩa vụ TTDS của họ..
- Sửa đổi, bổ sung quy định về quyền yêu cầu thu thập chứng cứ, quyền được biết chứng cứ do đương sự khác xuất trình.
- Cần bổ sung quy định: (1) khi đương sự có yêu cầu được biết, sao chép chứng cứ tài liệu do các đương sự khác xuất trình cho Tòa án thì Tòa án có trách nhiệm cung cấp cho đương sự trong vòng 5 ngày kể từ ngày có đơn yêu cầu.
- Sửa đổi, bổ sung các quy định về quyền phản tố của đương sự.
- Sửa đổi, bổ sung các quy định về quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của đương sự.
- Cần sửa đổi quy định cho đương sự có thể yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trước khi khởi kiện hoặc không cần phải khởi kiện cũng có thể yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời..
- Cần quy định thời hạn đương sự phải xuất trình chứng cứ ở giai đoạn xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm nhưng không được vượt quá thời gian ra Quyết định đưa vụ án ra xét xử ở cấp sơ thẩm.
- Chỉ khi thực hiện tốt các hoạt động đó thì đương sự mới có thể thực hiện được đầy đủ các quyền, nghĩa vụ tố tụng của mình, từ đó giúp họ tự bảo vệ và được bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của mình./.