« Home « Kết quả tìm kiếm

Quyết định 04/2019/QĐ-UBND Quy định về quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố Hà Nội


Tóm tắt Xem thử

- Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố Hà Nội..
- Quy định này quy định về nguyên tắc, trách nhiệm quản lý, nhiệm vụ và mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân trong công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- trật tự xây dựng của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng trên địa bàn Thành phố..
- Cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý trật tự xây dựng.
- Cơ quan, đơn vị có trách nhiệm tham gia phối hợp trong công tác quản lý trật tự xây dựng.
- Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt xây dựng trên địa bàn Thành phố phải tuân thủ Quy định này và các quy định pháp luật có liên quan..
- Nguyên tắc chung trong quản lý trật tự xây dựng.
- phối hợp, hỗ trợ hoạt động thanh tra, kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm, công trình vi phạm về trật tự xây dựng theo thẩm quyền.
- Trường hợp không thống nhất được hướng giải quyết, Sở Xây dựng có trách nhiệm báo cáo, đề xuất Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét quyết định..
- Trách nhiệm, nhiệm vụ quản lý trật tự xây dựng của Sở Xây dựng 1.
- Nhiệm vụ của Sở Xây dựng.
- a) Phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện công tác tuyên truyền, vận động hướng dẫn các tổ chức và nhân dân chấp hành các quy định của pháp luật về trật tự xây dựng trên địa bàn.
- c) Tổ chức tập huấn, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ cho Ủy ban nhân dân cấp huyện trong công tác cấp phép xây dựng, công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn Thành phố..
- d) Chỉ đạo Thanh tra Sở Xây dựng trong việc xây dựng kế hoạch và tổ chức thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn xử lý các vi phạm trật tự xây dựng theo quy định của pháp luật và chỉ đạo của Ủy ban nhân dân Thành phố..
- đ) Đôn đốc, hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp huyện trong việc kiểm tra, xử lý các vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn..
- e) Đề xuất Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét, xử lý trách nhiệm đối với tổ chức, cá nhân có liên quan buông lỏng quản lý, thiếu tinh thần trách nhiệm trong thực thi công vụ để xảy ra vi phạm trật tự xây dựng nghiêm trọng trên địa bàn quản lý..
- Trách nhiệm của Giám đốc Sở Xây dựng.
- b) Báo cáo, đề xuất Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố các biện pháp để chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn Thành phố..
- c) Kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, các tổ chức, cá nhân được phân công quản lý trật tự xây dựng buông lỏng quản lý, thiếu tinh thần trách nhiệm trong thực thi công vụ..
- d) Trình Chủ tịch UBND Thành phố ban hành các quyết định xử lý vi phạm trật tự xây dựng vượt thẩm quyền của Chánh Thanh tra Sở Xây dựng..
- đ) Chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của Thanh tra Sở Xây dựng trong công tác quản lý trật tự xây dựng.
- xử lý các cán bộ, công chức dưới quyền không hoàn thành chức trách, nhiệm vụ quản lý trật tự xây dựng..
- Trách nhiệm, nhiệm vụ quản lý trật tự xây dựng của Thanh tra Sở Xây dựng.
- Nhiệm vụ của Thanh tra Sở Xây dựng.
- a) Giúp Giám đốc Sở Xây dựng trong việc kiểm tra, đôn đốc Ủy ban nhân dân cấp huyện, Đội quản lý trật tự xây dựng đô thị cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn..
- b) Tổ chức tập huấn, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn Thành phố..
- c) Xây dựng kế hoạch, tổ chức kiểm tra và ban hành các quyết định xử lý vi phạm trật tự xây dựng theo thẩm quyền..
- e) Giúp Giám đốc Sở tổng hợp, báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân Thành phố về tình hình quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn Thành phố..
- Trách nhiệm của Chánh Thanh tra Sở Xây dựng.
- b) Có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc, tổng hợp tình hình trật tự xây dựng trên địa bàn, kiến nghị Giám đốc Sở Xây dựng báo cáo, đề xuất Ủy ban nhân dân Thành phố những biện pháp chấn chỉnh, khắc phục;.
- c) Xây dựng kế hoạch kiểm tra trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn Thành phố trong việc thực thi công vụ.
- Đề xuất Giám đốc Sở Xây dựng kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, các tổ chức, cá nhân được phân công quản lý trật tự xây dựng buông lỏng quản lý, thiếu tinh thần trách nhiệm trong thực thi công vụ;.
- e) Hoàn thiện hồ sơ trình Chủ tịch UBND Thành phố ban hành các quyết định xử lý vi phạm trật tự xây dựng vượt thẩm quyền của Chánh Thanh tra Sở Xây dựng..
- Trách nhiệm, nhiệm vụ quản lý trật tự xây dựng của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- a) Chịu trách nhiệm toàn diện trước pháp luật và Ủy ban nhân dân Thành phố về tình hình quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn..
- b) Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng thực hiện việc tuyên truyền, vận động hướng dẫn các tổ chức và nhân dân chấp hành các quy định của pháp luật về trật tự xây dựng trên địa bàn..
- c) Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc Đội quản lý trật tự xây dựng đô thị, Ủy ban nhân dân cấp xã và các cơ quan liên quan thực hiện trách nhiệm quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn theo quy định của pháp luật nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý trật tự xây dựng..
- d) Chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn trực thuộc phối hợp chặt chẽ với Đội quản lý trật tự xây dựng đô thị, Ủy ban nhân dân cấp xã trong công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn.
- Cung cấp các thông tin về quy hoạch, giấy phép xây dựng và các thông tin liên quan phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra, thiết lập hồ sơ xử lý vi phạm về trật tự xây dựng trên địa bàn quản lý..
- đ) Kiểm tra, đôn đốc và tổ chức thực hiện các kết luận thanh tra, kiểm tra, quyết định xử lý vi phạm trật tự xây dựng của cấp thẩm quyền đối với các công trình xây dựng trên địa bàn.
- Xem xét, giải quyết kiến nghị chuyển hồ sơ đến Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát của Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị cấp huyện..
- h) Tạo điều kiện thuận lợi về môi trường làm việc, cơ sở vật chất cho Đội quản lý trật tự xây dựng và các cán bộ được giao nhiệm vụ quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn quản lý..
- i) Xem xét, xử lý trách nhiệm các tổ chức, cá nhân do buông lỏng quản lý, thiếu tinh thần trách nhiệm trong thực thi công vụ để xảy ra vi phạm trật tự xây dựng nghiêm trọng trên địa bàn quản lý..
- l) Báo cáo định kỳ hoặc đột xuất đầy đủ và chính xác về tình hình quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân Thành phố và Sở Xây dựng..
- b) Kiểm tra, giám sát Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc thực hiện quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn quản lý.
- c) Xử lý Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Đội trưởng Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị cấp huyện, cán bộ, công chức dưới quyền không hoàn thành chức trách, nhiệm vụ quản lý trật tự xây dựng..
- d) Chịu trách nhiệm toàn diện về tình hình vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn theo quy định tại Điều 29, Điều 50 Luật Tổ chức chính quyền địa phương..
- đ) Đề xuất Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành biện pháp cần thiết, phù hợp thực tế nhằm quản lý trật tự xây dựng có hiệu quả..
- e) Hoàn thiện hồ sơ, trình Chủ tịch UBND Thành phố ban hành các quyết định xử lý vi phạm trật tự xây dựng vượt thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp huyện..
- Trách nhiệm, nhiệm vụ quản lý trật tự xây dựng của Ủy ban nhân dân cấp xã.
- a) Chịu trách nhiệm toàn diện trước pháp luật và Ủy ban nhân dân cấp huyện về tình hình quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn..
- c) Chỉ đạo, điều hành trực tiếp cán bộ được giao nhiệm vụ quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn thường xuyên kiểm tra, giám sát tình hình xây dựng trên địa bàn, kịp thời phát hiện, lập hồ sơ vi phạm về trật tự xây dựng..
- d) Chỉ đạo tiếp nhận, lưu trữ hồ sơ vi phạm về trật tự xây dựng và ban hành các quyết định xử lý vi phạm theo thẩm quyền.
- Tổ chức thực hiện quyết định cưỡng chế xử lý vi phạm do cấp có thẩm quyền ban hành để xử lý vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn quản lý theo quy định của pháp luật..
- e) Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc và tổ chức thực hiện kết luận kiểm tra quyết định xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị của cấp thẩm quyền đối với các công trình xây dựng trên địa bàn..
- h) Báo cáo đầy đủ và chính xác tình hình quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn định kỳ hoặc đột xuất theo quy định hiện hành..
- i) Bố trí nơi làm việc, cơ sở vật chất cho cán bộ, công chức, lao động hợp đồng của Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị cấp huyện được giao phụ trách địa bàn..
- b) Kiểm tra, giám sát tình hình trật tự xây dựng trên địa bàn.
- c) Xử lý hoặc kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xử lý đối với những cán bộ, công chức dưới quyền không hoàn thành chức trách, nhiệm vụ quản lý trật tự xây dựng..
- d) Chịu trách nhiệm toàn diện về tình hình vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn theo quy định tại Điều 36, Điều 64 Luật Tổ chức chính quyền địa phương..
- Trong trường hợp phát sinh vi phạm, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chỉ đạo cán bộ địa chính cấp xã phối hợp với Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị cấp huyện và các cơ quan, đơn vị liên quan kiểm tra, lập hồ sơ xử lý vi phạm theo lĩnh vực đất đai..
- e) Đề xuất Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành biện pháp cần thiết, phù hợp thực tế nhằm quản lý trật tự xây dựng có hiệu quả..
- g) Hoàn thiện hồ sơ, trình Chủ tịch UBND cấp huyện ban hành các quyết định xử lý vi phạm trật tự xây dựng vượt thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp xã..
- Trách nhiệm, nhiệm vụ quản lý trật tự xây dựng của Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị cấp huyện.
- Nhiệm vụ của Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị cấp huyện.
- a) Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra, giám sát các công trình xây dựng trên địa bàn.
- Phát hiện, lập hồ sơ xử lý các trường hợp vi phạm trật tự xây dựng theo quy định của pháp luật và theo quy định của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội.
- d) Phối hợp với cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện và với Thanh tra quận, huyện, thị xã tham mưu, đề xuất với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trong công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn quận, huyện, thị xã.
- lập chương trình, kế hoạch tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn để trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt và tổ chức thực hiện..
- Trách nhiệm của Đội trưởng Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị cấp huyện.
- b) Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và pháp luật về toàn bộ hoạt động của Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị cấp huyện..
- c) Quyết định phân công, điều động, luân chuyển công chức trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quản lý trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn xã, phường, thị trấn..
- d) Kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét trách nhiệm của công chức thuộc phạm vi quản lý trong việc buông lỏng, thiếu trách nhiệm trong thực thi công vụ, để xảy ra vi phạm trật tự xây dựng nghiêm trọng trên địa bàn quản lý..
- Trách nhiệm của cán bộ, công chức, thanh tra viên được giao nhiệm vụ quản lý trật tự xây dựng.
- Kiểm tra, phát hiện và báo cáo kịp thời những vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn được giao quản lý.
- kịp thời lập hồ sơ, xử lý vi phạm theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền biện pháp xử lý vi phạm trật tự xây dựng theo chức năng, nhiệm vụ được giao..
- Chịu trách nhiệm về những vi phạm trong quản lý trật tự xây dựng.
- a) Tham gia vào công tác nắm tình hình, phản ánh kịp thời và báo cáo UBND cùng cấp về các vi phạm trật tự xây dựng..
- b) Xây dựng phương án đảm bảo an ninh trật tự, an toàn cho các lực lượng tham gia cưỡng chế công trình vi phạm trật tự xây dựng..
- c) Tổ chức điều tra, xử lý các hành vi vi phạm trật tự xây dựng nghiêm trọng xảy ra trên địa bàn quản lý (theo quy định của Luật Tố tụng hình sự)..
- Thực hiện các nhiệm vụ do Chủ tịch UBND cùng cấp giao trong việc ngăn chặn và xử lý các công trình vi phạm trật tự xây dựng..
- Công an Thành phố tăng cường phối hợp với Sở Xây dựng và Ủy ban nhân dân cấp huyện trong công tác quản lý trật tự xây dựng theo chức năng quản lý nhà nước về an ninh trật tự..
- Sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong công tác quản lý trật tự xây dựng.
- Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện việc chỉ đạo, quản lý, chịu trách nhiệm trước pháp luật và Ủy ban nhân dân Thành phố về tình hình trật tự xây dựng trên địa bàn.
- Sở Xây dựng giao Thanh tra Sở chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ đối với Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị cấp huyện..
- Sở Xây dựng phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện và các cơ quan, đơn vị liên quan trong việc tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về trật tự xây dựng..
- Các Sở, ban, ngành của Thành phố có liên quan có trách nhiệm tham gia phối hợp trong công tác quản lý trật tự xây dựng theo chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị do pháp luật quy định và do Ủy ban nhân dân Thành phố giao..
- Giám đốc Sở Xây dựng có trách nhiệm chỉ đạo Thanh tra Sở.
- Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị có trách nhiệm thường xuyên tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện, Thanh tra Sở Xây dựng đầy đủ và chính xác tình hình quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn theo định kỳ tháng, quý, năm (vào ngày 15 hàng tháng đối với báo cáo tháng, ngày 10 tháng cuối quý đối với báo cáo quý, ngày 20 tháng 10 đối với báo cáo năm)..
- Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm thường xuyên tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố và Sở Xây dựng đầy đủ, chính xác tình hình quản lý trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn theo định kỳ tháng, quý, năm (vào ngày 20 hàng tháng đối với báo cáo tháng, ngày 15 tháng cuối quý đối với báo cáo quý, ngày 30 tháng 10 đối với báo cáo năm)..
- Tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn Thành phố sẽ được xem xét khen thưởng định kỳ hoặc đột xuất theo quy định của pháp luật và Ủy ban nhân dân Thành phố về công tác thi đua, khen thưởng..
- Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị trong công tác quản lý trật tự xây dựng..
- Trách nhiệm của các cơ quan cung cấp dịch vụ có liên quan đến công trình vi phạm trật tự xây dựng.
- Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về xây dựng..
- Ngừng thi công xây dựng công trình vi phạm trật tự xây dựng;, chấp hành các yêu cầu trong biên bản vi phạm hành chính hoặc văn bản yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền..
- Chấp hành các quyết định xử lý vi phạm trật tự xây dựng của cấp có thẩm quyền.
- Trách nhiệm của nhà thầu thi công xây dựng.
- Ngừng thi công xây dựng công trình vi phạm trật tự xây dựng khi đã có biên bản vi phạm hành chính.
- Tuân thủ các quy định của pháp luật trong việc thiết kế xây dựng công trình..
- Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định pháp luật về xây dựng.