« Home « Kết quả tìm kiếm

Quyết định 105/2013/QĐ-UBCK Quy chế hướng dẫn việc thiết lập và vận hành hệ thống quản trị rủi ro cho công ty chứng khoán


Tóm tắt Xem thử

- VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ HƯỚNG DẪN VIỆC THIẾT LẬP VÀ VẬN HÀNH HỆ THỐNG QUẢN TRỊ RỦI RO CHO CÔNG TY CHỨNG KHOÁN CHỦ TỊCH ỦY BAN CHỨNG KHOÁN NHÀ NƯỚC.
- Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế hướng dẫn việc thiết lập và vận hành hệ thống quản trị rủi ro cho công ty chứng khoán.
- HƯỚNG DẪN VIỆC THIẾT LẬP VÀ VẬN HÀNH HỆ THỐNG QUẢN TRỊ RỦI RO CHO CÔNG TY CHỨNG KHOÁN.
- Phạm vi điều chỉnh: Quy chế này hướng dẫn thiết lập và vận hành hệ thống quản trị rủi ro trong hoạt động của công ty chứng khoán.
- Đối tượng điều chỉnh: Công ty chứng khoán và tổ chức, cá nhân liên quan đến hệ thống quản trị rủi ro trong hoạt động công ty chứng khoán.
- Rủi ro là các sự kiện không chắc chắn có thể xảy ra trong hoạt động kinh doanh, gây ảnh hưởng bất lợi đến việc thực hiện mục tiêu kinh doanh của công ty chứng khoán.
- NGUYÊN TẮC QUẢN TRỊ RỦI RO.
- Nguyên tắc quản trị rủi ro trong công ty chứng khoán.
- Công ty chứng khoán phải thiết lập và vận hành hệ thống quản trị rủi ro phù hợp với điều kiện hoạt động kinh doanh của công ty, tối thiểu đáp ứng được các quy định tại Quy chế này.
- Ngoài ra, công ty chứng khoán phải quản lý trạng thái tập trung rủi ro gắn với các rủi ro trọng yếu.
- Hệ thống quản trị rủi ro của công ty chứng khoán phải đảm bảo các yếu tố sau: a) Sự giám sát của Ban kiểm soát, Kiểm toán nội bộ và hệ thống kiểm soát nội bộ.
- b) Chiến lược quản trị rủi ro rõ ràng, minh bạch thể hiện qua chính sách rủi ro trong dài hạn và trong từng giai đoạn cụ thể được Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ sở hữu công ty thông qua.
- đ) Ban hành và triển khai đầy đủ các chính sách, quy trình quản trị rủi ro và các hạn mức rủi ro, thiết lập hoạt động thông tin quản trị rủi ro phù hợp.
- Công ty chứng khoán phải đảm bảo công tác quản trị rủi ro được thực hiện độc lập, khách quan, trung thực, thống nhất và phải được thể hiện bằng văn bản.
- Nguyên tắc hướng dẫn nội bộ trong công ty chứng khoán về quản trị rủi ro.
- Hệ thống quản trị rủi ro trong công ty chứng khoán phải được vận hành dựa trên các hướng dẫn nội bộ bằng văn bản (như bộ quy trình, chính sách.
- Các hướng dẫn nội bộ phải đảm bảo Cơ quan quản lý nhà nước, Kiểm toán nội bộ, Kiểm soát nội bộ, Ban kiểm soát hiểu được hoạt động quản trị rủi ro của công ty.
- HỆ THỐNG QUẢN TRỊ RỦI RO.
- Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ sở hữu công ty chứng khoán giao quyền cho Tổng Giám đốc (Giám đốc) thực hiện triển khai hoạt động quản trị rủi ro theo chính sách rủi ro và hạn mức rủi ro mà Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ sở hữu công ty đã phê duyệt.
- Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ sở hữu công ty chứng khoán phải thực hiện tối thiểu các công việc sau trong hoạt động quản trị rủi ro: a) Tiến hành rà soát và phê duyệt định kỳ hàng năm các chính sách, hạn mức rủi ro.
- c) Kiểm tra, đánh giá đầy đủ tính hiệu quả và hiệu lực của Bộ phận quản trị rủi ro.
- Các cuộc họp của Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ sở hữu công ty chứng khoán với Tổng Giám đốc (Giám đốc), Bộ phận quản trị rủi ro phải có biên bản.
- Tổng Giám đốc (Giám đốc) phải thành lập Bộ phận Quản trị rủi ro hoạt động độc lập với các bộ phận chuyên môn nghiệp vụ khác.
- Việc bổ nhiệm và miễn nhiệm trưởng bộ phận quản trị rủi ro của Tổng Giám đốc (Giám đốc) phải được sự chấp thuận của Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ sở hữu công ty.
- Tổng Giám đốc (Giám đốc) thực hiện các nhiệm vụ sau: a) Xây dựng chính sách rủi ro và hạn mức rủi ro trình Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ sở hữu công ty chứng khoán phê duyệt.
- b) Xây dựng các tiêu chuẩn quản trị rủi ro.
- c) Định kỳ hàng quý phải báo cáo Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ sở hữu công ty chứng khoán việc triển khai thực hiện quản trị rủi ro, đánh giá tính phù hợp của chính sách rủi ro, hạn mức rủi ro, quy trình quản trị rủi ro.
- d) Đảm bảo hệ thống quản trị rủi ro được hiểu và vận hành thống nhất từ trên xuống dưới trong công ty chứng khoán phù hợp với chính sách rủi ro và hạn mức rủi ro mà Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ sở hữu công ty chứng khoán đã phê duyệt.
- đ) Xây dựng và triển khai các quy trình xử lý rủi ro phù hợp với chính sách rủi ro và hạn mức rủi ro, sức chịu đựng rủi ro của công ty chứng khoán.
- g) Báo cáo Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ sở hữu công ty chứng khoán về trạng thái rủi ro trọng yếu.
- Trách nhiệm của Bộ phận quản trị rủi ro.
- Thường xuyên theo dõi, đánh giá và đo lường các rủi ro của công ty chứng khoán.
- Đề xuất các chính sách quản trị rủi ro cho Tổng Giám đốc (Giám đốc).
- Đề xuất hạn mức rủi ro cho các bộ phận nghiệp vụ.
- Theo dõi để đảm bảo việc thực hiện trên thực tế các chính sách quản trị rủi ro, hạn mức rủi ro, quy trình xử lý rủi ro mà Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ sở hữu công ty chứng khoán phê duyệt.
- Lập báo cáo định kỳ hàng tháng về quản trị rủi ro thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ để báo cáo Tổng Giám đốc (Giám đốc).
- Trưởng bộ phận quản trị rủi ro thực hiện theo dõi, đánh giá hàng ngày trạng thái rủi ro của công ty chứng khoán.
- Vai trò quản trị rủi ro tại các bộ phận nghiệp vụ.
- Các trưởng bộ phận nghiệp vụ trong công ty chứng khoán phải tuân thủ và thực hiện quản trị rủi ro hàng ngày.
- CHÍNH SÁCH, CƠ CHẾ QUẢN TRỊ RỦI RO.
- Chính sách rủi ro.
- Hàng năm, công ty chứng khoán phải xây dựng và ban hành chính sách rủi ro làm cơ sở cho hoạt động quản trị rủi ro thường xuyên.
- Chính sách rủi ro được thực hiện và rà soát thường xuyên sau khi Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ sở hữu công ty phê duyệt thông qua đề xuất của Tổng Giám đốc (Giám đốc).
- Chính sách rủi ro phải đảm bảo các rủi ro trọng yếu được phát hiện sớm và được kiểm soát đầy đủ và được báo cáo kịp thời cho Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ sở hữu công ty chứng khoán.
- Chính sách rủi ro được xây dựng trên cơ sở các yếu tố sau: a) Chiến lược hoạt động của công ty.
- b) Khả năng chấp nhận rủi ro của công ty.
- c) Các công cụ tài chính chịu rủi ro.
- đ) Khả năng giám sát rủi ro và tính hoàn thiện của hệ thống quản trị rủi ro và các thủ tục liên quan.
- e) Mức độ chuyên nghiệp về quản trị rủi ro.
- g) Hoạt động quản trị rủi ro trong quá khứ.
- i) Các vấn đề khác liên quan đến quản trị rủi ro.
- Chính sách rủi ro phải bao gồm tối thiểu các nội dung sau: a) Cơ cấu tổ chức của hệ thống quản trị rủi ro trong công ty chứng khoán.
- b) Các phương pháp xác định và đo lường rủi ro.
- c) Các phương pháp xác định hạn mức rủi ro.
- d) Cơ chế xử lý vi phạm về hạn mức rủi ro và các ngoại lệ đối với chính sách rủi ro và quy trình quản trị rủi ro.
- đ) Hệ thống thông tin quản lý, các mẫu báo cáo và quy trình, cơ chế báo cáo phục vụ vận hành hệ thống quản trị rủi ro.
- e) Cơ chế phân cấp phê duyệt hạn mức rủi ro.
- Hạn mức rủi ro.
- Đồng thời, việc phân bổ vốn phải trong hạn mức rủi ro trên cơ sở các nguyên tắc sau: a) Việc phân bổ vốn phải được Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ sở hữu công ty chứng khoán thông qua trên cơ sở đề xuất của Tổng Giám đốc (Giám đốc).
- Công ty chứng khoán phải đảm bảo nguyên tắc không có hoạt động kinh doanh nào được thực hiện khi hạn mức rủi ro chưa được xác định trước.
- Quản lý hạn mức rủi ro.
- Công ty chứng khoán phải xây dựng quy trình quản lý hạn mức rủi ro.
- a) Hạn mức rủi ro được xác định bằng phương pháp định tính và phương pháp định lượng.
- Mối tương quan giữa các rủi ro cũng phải được xác định.
- Việc điều chỉnh hạn mức rủi ro phải được Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên hoặc Chủ sở hữu công ty thông qua.
- QUY TRÌNH QUẢN TRỊ RỦI RO.
- Quy trình quản trị rủi ro của một công ty chứng khoán bao gồm các nội dung xác định rủi ro, đo lường rủi ro, theo dõi rủi ro, báo cáo rủi ro và xử lý rủi ro.
- Công ty chứng khoán phải thiết lập một hệ thống thông tin quản trị rủi ro phục vụ cho việc thực hiện quy trình quản trị rủi ro.
- Xác định rủi ro.
- Công ty chứng khoán phải quy định bằng văn bản quy trình xác định rủi ro.
- Đo lường rủi ro.
- Công ty chứng khoán phải xây dựng và sử dụng các phương pháp đo lường rủi ro thích hợp để làm cơ sở quản trị rủi ro.
- Công ty chứng khoán có thể sử dụng phương pháp định tính hoặc định lượng tương ứng với các loại rủi ro khác nhau.
- Theo dõi rủi ro.
- Báo cáo rủi ro.
- Công ty chứng khoán phải quy định bằng văn bản quy trình báo cáo rủi ro, đảm bảo tất cả các thiếu sót được phát hiện qua quá trình theo dõi rủi ro phải được báo cáo.
- Xử lý rủi ro.
- Công ty chứng khoán phải quy định bằng văn bản quy trình xử lý đối với từng rủi ro mà công ty chứng khoán gặp phải.
- Sau khi đánh giá và tổng kết rủi ro, công ty chứng khoán phải áp dụng các biện pháp xử lý thích hợp với những rủi ro gặp phải.
- Công ty chứng khoán phải báo cáo Ủy ban chứng khoán Nhà nước trước ngày 31/1 và 30/7 hàng năm về hoạt động quản trị rủi ro theo mẫu báo cáo quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Quy chế này.
- Công ty chứng khoán phải báo cáo Ủy ban chứng khoán Nhà nước trước ngày 31/1 hàng năm chính sách rủi ro đã được Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ sở hữu công ty phê duyệt.
- Trên cơ sở hướng dẫn này, các công ty chứng khoán phải thiết lập và vận hành hệ thống quản trị rủi ro phù hợp để đảm bảo ngăn chặn, hạn chế một cách hiệu quả những tổn thất do rủi ro gây ra.
- MẪU BÁO CÁO QUẢN TRỊ RỦI RO.
- V/v báo cáo Quản trị rủi ro.
- BÁO CÁO QUẢN TRỊ RỦI RO.
- Họ và tên: Điện thoại: Email: Tên trưởng bộ phận quản trị rủi ro:.
- Quản trị rủi ro.
- a) Mô tả chính sách rủi ro của công ty b) Khả năng chấp nhận rủi ro của công ty 2.
- Rủi ro hoạt động.
- a) Mô tả rủi ro hoạt động của công ty b) Mô tả biện pháp quản trị rủi ro hoạt động của công ty 3.
- Rủi ro thị trường.
- Rủi ro thanh toán.
- a) Mô tả rủi ro thanh toán của công ty b) Mô tả phương pháp đo lường và hạn mức rủi ro thanh toán của công ty c) Mô tả biện pháp quản trị rủi ro thanh toán của công ty 5.
- Rủi ro thanh khoản.
- a) Mô tả rủi ro thanh khoản của công ty b) Mô tả phương pháp đo lường và hạn mức rủi ro thanh khoản của công ty c) Mô tả biện pháp quản trị rủi ro thanh khoản của công ty 6.
- Rủi ro pháp lý.
- a) Mô tả rủi ro pháp lý của công ty b) Mô tả biện pháp quản trị rủi ro pháp lý của công ty 7.
- Rủi ro khác (nếu có).
- Mô tả rủi ro, phương pháp đo lường, hạn mức rủi ro và biện pháp quản trị rủi ro.
- Số lần vượt hạn mức rủi ro