« Home « Kết quả tìm kiếm

Quyết định 15/2013/QĐ-UBND TP Hà Nội Quy định quản lý, vận hành, khai thác, sử dụng hệ thống đường đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội


Tóm tắt Xem thử

- BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ, VẬN HÀNH, KHAI THÁC, SỬ DỤNG HỆ THỐNG ĐƯỜNG ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI.
- Căn cứ Nghị định số 34/2010/NĐ-CP ngày của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
- Căn cứ Thông tư số 04/2008/TT-BXD ngày của Bộ Xây dựng về việc Hướng dẫn quản lý đường đô thị.
- Căn cứ Thông tư số 10/2010/TT-BGTVT ngày 19/4/2010 của Bộ Giao thông vận tải về việc Quy định về quản lý và bảo trì đường bộ;.
- Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định về quản lý, vận hành, khai thác, sử dụng hệ thống đường đô thị trên địa bàn Thành phố Hà Nội”.
- Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 20/2008/QĐ-UBND ngày 16/4/2008 của UBND Thành phố Hà Nội về việc ban hành quy định về quản lý và sử dụng hè phố, lòng đường trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- QUY ĐỊNH.
- VỀ QUẢN LÝ, VẬN HÀNH, KHAI THÁC, SỬ DỤNG HỆ THỐNG ĐƯỜNG ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI.
- QUY ĐỊNH CHUNG.
- Quy định này quy định về việc quản lý, vận hành, khai thác, sử dụng hệ thống đường đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước (sau đây gọi là tổ chức, cá nhân) có các hoạt động liên quan đến việc quản lý, vận hành, khai thác, sử dụng hệ thống đường đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Cơ quan quản lý đường đô thị: là cơ quan thực hiện phức năng quản lý nhà nước chuyên ngành thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội.
- Sử dụng chung hệ thống đường đô thị: là việc các tổ chức, cá nhân bố trí, lắp đặt đường dây, cáp, đường ống v.v vào công trình đường đô thị.
- Mọi hoạt động liên quan đến việc quản lý, vận hành, khai thác, sử dụng hệ thống đường đô thị phải bảo đảm thông suốt, trật tự, an toàn, hiệu quả.
- Các cơ quan chức năng thực hiện các công tác quản lý, vận hành, khai thác, sử dụng hệ thống đường đô thị trên địa bàn thành phố theo đúng phân cấp.
- Đường đô thị chỉ được sử dụng cho mục đích giao thông.
- Khi sử dụng đường đô thị vào mục đích khác phải được phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và thực hiện đúng các quy định của UBND Thành phố Hà Nội, không được làm ảnh hưởng đến trật tự, an toàn giao thông, vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị.
- không làm ảnh hưởng đến kết cấu hạ tầng đường đô thị.
- Việc sử dụng chung hệ thống đường đô thị phải đảm bảo: tuân thủ theo quy hoạch được duyệt.
- Những hành vi vi phạm quy định về quản lý, vận hành, khai thác, sử dụng hệ thống đường đô thị phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và bị xử phạt theo các quy định hiện hành của Nhà nước.
- QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ HỆ THỐNG ĐƯỜNG ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI.
- Quy định về thẩm quyền quản lý hệ thống đường đô thị.
- Thực hiện theo phân cấp quy định tại Quyết định số 11/2011/QĐ-UBND ngày 02/3/2011 của UBND Thành phố Hà Nội về việc ban hành Quy định phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực kinh tế - xã hội trên địa bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn .
- Quy định về công tác quy hoạch liên quan đến hệ thống đường đô thị.
- các quy hoạch chuyên ngành và các quy định tại Mục I Phần 2 Thông tư 04/2008/TT-BXD ngày của Bộ Xây dựng.
- Điều 5, 6 của Nghị định 11/2010/NĐ-CP và các quy định hiện hành khác có liên quan.
- Quy định về công tác thiết kế, xây dựng liên quan đến hệ thống đường đô thị.
- Công tác thiết kế, xây dựng liên quan đến hệ thống đường đô thị, tuân thủ: Các quy định của Luật Xây dựng năm 2003.
- Chương 2 Quyết định số 56/2009/QĐ-UBND ngày 27/3/2009 của UBND Thành phố Hà Nội và các quy định hiện hành khác có liên quan.
- Quy định về công tác quản lý, bảo trì hệ thống đường đô thị.
- Yêu cầu công tác quản lý, bảo trì đường đô thị: 1.1.
- Công tác quản lý, bảo trì đường đô thị thực hiện theo quy định của quy trình bảo trì, tiêu chuẩn kỹ thuật, định mức quản lý, bảo trì hiện hành được cơ quan có thẩm quyền công bố.
- b) Để phục vụ công tác bàn giao, Chủ đầu tư và nhà thầu có trách nhiệm: Tuân thủ đúng các quy định về quản lý chất lượng hiện hành.
- tập hợp quy trình quản lý bảo trì công trình được phê duyệt theo quy định.
- b) Lập hồ sơ quản lý công trình đường đô thị.
- c) Lập hồ sơ quản lý hành lang an toàn đường đô thị.
- d) Tổ chức thực hiện quản lý, bảo vệ đường đô thị.
- phối hợp với công an, Ủy ban nhân dân các cấp quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường đô thị.
- đ) Theo dõi tình hình hư hại công trình đường đô thị.
- tổ chức tuần tra, kiểm tra thường xuyên, phát hiện kịp thời hư hỏng và các hành vi vi phạm kết cấu hạ tầng đường đô thị, tiến hành xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định.
- Công tác tuần tra, kiểm tra thực hiện theo Thông tư 47/2012/TT-BGTVT ngày của Bộ Giao thông vận tải quy định về tuần tra, kiểm tra bảo vệ kết cấu hạ tầng đường đô thị và các quy định hiện hành có liên quan.
- k) Báo cáo định kỳ, đột xuất theo quy định.
- Các nội dung cụ thể nêu tại Điều 5 Thông tư số 10/2010/TT-BGTVT ngày 19/4/2010 của Bộ Giao thông vận tải và các quy định hiện hành có liên quan.
- Các nội dung cụ thể được quy định tại Điều 6 Thông tư số 10/2010/TT-BGTVT ngày 19/4/2010 của Bộ Giao thông vận tải và các quy định hiện hành có liên quan.
- Nội dung công tác quản lý, phối hợp đối với công trình cầu vượt sông: a) Tại các công trình cầu vượt sông đang thuộc quyền quản lý, cơ quan quản lý đường đô thị lắp đặt và bảo trì báo hiệu khoang thông thuyền theo quy định.
- QUY ĐỊNH VỀ VẬN HÀNH, SỬ DỤNG, KHAI THÁC HỆ THỐNG ĐƯỜNG ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI.
- Quy định về sử dụng chung hệ thống đường đô thị.
- hào, tuy nen kỹ thuật khi kết hợp sử dụng chung phải phù hợp với từng loại công trình đường đô thị.
- Việc thiết kế xây dựng đường đô thị.
- Các công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung hệ thống đường đô thị phải tuân thủ: Nghị định số 72/2012/NĐ-CP ngày 24/9/2012 của Chính phủ về quản lý và sử dụng chung công trình hạ tầng kỹ thuật.
- Nghị định số 39/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về quản lý không gian xây dựng ngầm đô thị.
- Quyết định số 56/2009/QĐ-UBND ngày 27/3/2009 của UBND Thành phố Hà Nội về việc ban hành quy định về quản lý, xây dựng công trình ngầm hạ tầng kỹ thuật đô thị và cải tạo, sắp xếp lại các đường dây, cáp đi nổi trên địa bàn thành phố Hà Nội và các quy định hiện hành khác liên quan.
- không tuân thủ các quy định nêu tại khoản 3 điều này.
- Quy định về sử dụng hệ thống đường đô thị ngoài mục đích giao thông.
- Những yêu cầu khi sử dụng hệ thống đường đô thị ngoài mục đích giao thông: a) Tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng tạm thời một phần đường đô thị ngoài mục đích giao thông phải được sự chấp thuận, cho phép của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và thực hiện nghiêm chỉnh các quy định trong giấy phép.
- không được làm hư hỏng kết cấu hạ tầng đường đô thị.
- d) Sử dụng hệ thống hạ tầng đường đô thị làm nơi để xe phải tuân thủ các quy định sau.
- Tuân thủ các quy định của Luật Giao thông đường bộ và khoản 9 Mục IV Phần 2 Thông tư 04/2008/TT-BXD ngày của Bộ Xây dựng và các quy định hiện hành có liên quan.
- Đối với lòng đường: Tuân thủ các quy định tại Luật Giao thông đường bộ và khoản 8 Mục IV Phần 2 Thông tư 04/2008/TT-BXD ngày của Bộ Xây dựng và các quy định hiện hành có liên quan.
- b) Ủy ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm kiểm tra và xử lý các vi phạm trong việc sử dụng hè phố theo quy định.
- tổ chức dỡ bỏ cửa hàng, mái che mưa, che nắng không theo đúng quy định.
- d) Tổ chức, cá nhân lắp đặt mái che mưa, che nắng phải thực hiện đúng quy định của Quy chuẩn xây dựng và hướng dẫn của Sở Quy hoạch - Kiến trúc về thiết kế, bảo đảm mỹ quan đô thị, không ảnh hưởng tới trật tự, an toàn giao thông.
- Việc quảng cáo trên dải phân cách, vỉa hè trong đường đô thị phải tuân thủ các quy định nêu tại Quyết định số 94/2009/QĐ-UBND ngày của UBND Thành phố Hà Nội quy định quản lý hoạt động quảng cáo trên địa bàn thành phố Hà Nội và các quy định hiện hành.
- Các tổ chức, cá nhân khi lắp đặt các biển quảng cáo và các thiết bị quảng cáo phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật về quảng cáo và các yêu cầu sau: phải bảo đảm mỹ quan đô thị, không cản trở và không ảnh hưởng đến an toàn giao thông đô thị.
- Quy định về sử dụng hệ thống đường đô thị vào các hoạt động văn hóa: a) Cơ quan, tổ chức có nhu cầu sử dụng đường đô thị để tiến hành hoạt động văn hóa (thể thao, diễu hành, lễ hội) phải gửi văn bản đề nghị, phương án bảo đảm an toàn giao thông và các tài liệu thể hiện việc được phép tổ chức hoạt động văn hóa, đến cơ quan quản lý đường đô thị theo phân cấp.
- b) Cơ quan quản lý đường đô thị có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản về phương án bảo đảm giao thông.
- Khai thác, sử dụng vào mục đích khác trong phạm vi đất hành lang an toàn đường đô thị: việc khai thác, sử dụng vào mục đích khác trong phạm vi đất hành lang an toàn đường bộ được quy định tại Điều 35, 36 của Luật Giao thông đường bộ.
- Điều 25, 28 Nghị định 11/2010/NĐ-CP và các quy định hiện hành.
- Quy định về quản lý đào hè đường để thi công công trình hạ tầng kỹ thuật..
- Tổ chức, cá nhân có nhu cầu thi công các công trình hạ tầng kỹ thuật trên đất hành lang an toàn đường bộ phải được cơ quan quản lý đường đô thị có thẩm quyền cấp phép được quy định tại Quyết định số 11/2011/QĐ-UBND ngày của UBND Thành phố Hà Nội về việc ban hành Quy định phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực kinh tế - xã hội trên địa bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn và tuân thủ các quy định hiện hành.
- g) Tuân thủ các nội dung nêu tại Chương VI Thông tư 39/2011/TT-BGTVT và các quy định hiện hành có liên quan.
- Quy định về quản lý việc xây dựng, lắp đặt các công trình nổi trên hệ thống đường đô thị.
- Tổ chức, cá nhân có nhu cầu xây dựng, lắp đặt các hạng mục công trình nổi, như: hệ thống hạ tầng kỹ thuật, các công trình phục vụ công cộng, phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền nêu tại khoản 1 Điều 10 của quy định này.
- bảo đảm tĩnh không đứng và ngang theo quy định, đồng thời bảo đảm mỹ quan đô thị và tuân thủ các quy định hiện hành có liên quan.
- Các công trình nổi trên hè phố, lòng đường ngoài tuân thủ các nội dung trong quy định này còn phải tuân thủ Quyết định số 56/2009/QĐ-UBND ngày 27/3/2009 của UBND Thành phố Hà Nội về việc ban hành quy định về quản lý, xây dựng công trình ngầm hạ tầng kỹ thuật đô thị và cải tạo, sắp xếp lại các đường dây, cáp đi nổi trên địa bàn thành phố Hà Nội và các quy định hiện hành khác liên quan.
- Quy định về quản lý công tác bảo đảm vệ sinh môi trường liên quan đến việc quản lý, vận hành, khai thác, sử dụng hệ thống đường đô thị.
- Sở Giao thông vận tải: a) Quản lý Nhà nước đối với hệ thống đường đô thị.
- tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm theo quy định về việc quản lý và sử dụng toàn bộ hệ thống đường đô thị trên địa bàn Thành phố theo thẩm quyền và quy định của pháp luật.
- c) Xây dựng kế hoạch vốn thực hiện hàng năm và tổ chức thực hiện đầu tư xây dựng, duy tu, bảo dưỡng, quản lý chất lượng hệ thống đường đô thị do Sở Giao thông vận tải quản lý theo phân cấp.
- đ) Trình UBND Thành phố quy định phân công, phân cấp quản lý hệ thống đường đô thị.
- e) Hướng dẫn, đôn đốc và kiểm tra việc quản lý, khai thác, sử dụng hệ thống đường đô thị.
- Công an thành phố Hà Nội: a) Phối hợp với Sở Giao thông vận tải thường xuyên rà soát, đề xuất UBND Thành phố quy định danh mục các tuyến đường cấm dừng đỗ đối với một số phương tiện.
- b) Chỉ đạo lực lượng Công an phối hợp với các lực lượng của Sở Giao thông vận tải và Ủy ban nhân dân cấp huyện kiểm tra, xử lý kịp thời, dứt điểm các vi phạm theo quy định của pháp luật.
- Sở Xây dựng: Phối hợp với Sở Giao thông vận tải trong công tác quản lý, đầu tư, bảo trì đồng bộ các công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung hệ thống đường đô thị.
- Cục Thuế Thành phố Hà Nội: chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính hướng dẫn mức thu phí, mức xử phạt, tem phạt, quản lý và sử dụng các khoản tiền phạt theo quy định của pháp luật.
- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch: phối hợp với Sở Giao thông vận tải trong việc sử dụng tạm thời hệ thống đường đô thị cho mục đích quảng cáo theo Luật Quảng cáo và các quy định hiện hành.
- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn nội dung của Quy định này và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan trên địa bàn quản lý.
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến và giáo dục các quy định về phạm vi đất dành cho đường đô thị, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường đô thị.
- Tổ chức kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm trong phạm vi thẩm quyền theo các quy định hiện hành.
- Quản lý việc cho phép sử dụng tạm thời hè phố phục vụ việc cưới, việc tang theo quy định này.
- Giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc bảo vệ kết cấu hạ tầng đường đô thị trên địa bàn cấp xã quản lý theo quy định của pháp luật.
- Chủ đầu tư công trình sử dụng, khai thác hệ thống đường đô thị có trách nhiệm sau đây: a) Thực hiện đầy đủ các thủ tục về thỏa thuận, chấp thuận và xin cấp phép theo quy định này và quy định liên quan khác của pháp luật.
- b) Cam kết di chuyển hoặc cải tạo công trình đúng tiến độ theo yêu cầu của cơ quan quản lý đường đô thị có thẩm quyền và yêu cầu của UBND Thành phố.
- Chủ đầu tư có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc nhà thầu trong suốt quá trình thi công, thực hiện các quy định của pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông khi thi công công trình trên đường đô thị đang khai thác.
- Thực hiện theo đúng các nội dung quy định tại giấy phép và các quy định khác liên quan.
- Đối với các tổ chức, đơn vị có công trình ngầm nổi và công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung hệ thống đường đô thị trên địa bàn thành phố: a) Thực hiện theo đúng các quy định nêu tại Nghị định số 72/2012/NĐ-CP ngày 24/9/2012 của Chính phủ về quản lý và sử dụng chung công trình hạ tầng kỹ thuật, Nghị định 38/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về quản lý không gian, kiến trúc và cảnh quan đô thị.
- Quyết định số 56/2009/QĐ-UBND ngày 27/3/2009 của UBND Thành phố Hà Nội về việc ban hành quy định về quản lý, xây dựng công trình ngầm hạ tầng kỹ thuật đô thị và cải tạo, sắp xếp lại các đường đây, cáp đi nổi trên địa bàn thành phố Hà Nội và các quy định hiện hành khác liên quan.
- b) Chủ động tổ chức kiểm tra, rà soát công trình ngầm nổi và công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung hệ thống đường đô thị không còn khả năng sử dụng hoặc không còn nhu cầu sử dụng, không tuân thủ các quy định nêu tại khoản 3 điều 8 để thu hồi, tháo dỡ, sửa chữa, cải tạo để đảm bảo an toàn, vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị.
- đồng thời, người đứng đầu cơ quan chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
- Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm phối hợp với các Sở, ngành, đơn vị liên quan hướng dẫn, đôn đốc, giám sát, kiểm tra việc thực hiện Quy định này