« Home « Kết quả tìm kiếm

Quyết định 217-QĐ/TW Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam


Tóm tắt Xem thử

- VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ GIÁM SÁT VÀ PHẢN BIỆN XÃ HỘI CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM VÀ CÁC ĐOÀN THỂ CHÍNH TRỊ.
- XÃ HỘI.
- Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;.
- Ban hành kèm theo Quyết định này bản “Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội”..
- Các tỉnh ủy, thành ủy, các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo tổ chức thực hiện Quy chế này..
- T/M BỘ CHÍNH TRỊ.
- GIÁM SÁT VÀ PHẢN BIỆN XÃ HỘI CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM VÀ CÁC ĐOÀN THỂ CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI.
- 1- “Giám sát” là việc theo dõi, phát hiện, xem xét.
- đánh giá kiến nghị nhằm tác động đối với cơ quan, tổ chức và cán bộ, đảng viên, đại biểu dân cử, công chức, viên chức nhà nước về việc thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước..
- 2- “Phản biện xã hội” là việc nhận xét, đánh giá, nêu chính kiến, kiến nghị đối với dự thảo các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước..
- 3- “Giám sát và phản biện xã hội” là giám sát và phản biện của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội..
- 4- “Cơ quan, tổ chức” là cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan đảng, cơ quan nhà nước, các đơn vị sự nghiệp và doanh nghiệp..
- Mục đích, tính chất của giám sát và phản biện xã hội.
- 1- Giám sát nhằm góp phần xây dựng và thực hiện đúng các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, các chương trình kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại.
- 2- Phản biện xã hội nhằm phát hiện những nội dung còn thiếu, chưa sát, chưa đúng, chưa phù hợp trong các văn bản dự thảo của các cơ quan Đảng, Nhà nước.
- kiến nghị những nội dung thiết thực, góp phần bảo đảm tính đúng đắn, phù hợp với thực tiễn đời sống xã hội và tính hiệu quả trong việc hoạch định chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
- phát huy dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội..
- 3- Giám sát và phản biện xã hội mang tính nhân dân, tính dân chủ xã hội chủ nghĩa, tính xây dựng, tính khoa học và thực tiễn..
- Nguyên tắc giám sát và phản biện xã hội.
- 1- Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, phù hợp với Hiến pháp, pháp luật, Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Điều lệ các đoàn thể chính trị - xã hội..
- 2- Có sự phối hợp chặt chẽ giữa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội với các cơ quan, tổ chức có liên quan.
- không làm trở ngại các hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân được giám sát và phản biện xã hội..
- Chủ thể giám sát và phản biện xã hội.
- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội từ Trung ương đến cơ sở, bao gồm: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Công đoàn Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh..
- HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT.
- Đối tượng và nội dung giám sát 1- Đối tượng giám sát.
- a) Các cơ quan, tổ chức từ Trung ương đến cơ sở..
- 2- Nội dung giám sát.
- Việc thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước (trừ những vấn đề thuộc bí mật quốc gia) của cơ quan, tổ chức và cá nhân..
- Phạm vi giám sát.
- 1- Đối với cơ quan, tổ chức.
- a) Mặt trận Tổ quốc Việt Nam: Chủ trì giám sát việc thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước (trừ những vấn đề thuộc bí mật quốc gia) phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của mình..
- b) Các đoàn thể chính trị - xã hội: Chủ trì giám sát việc thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước (trừ những vấn đề thuộc bí mật quốc gia) có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, hội viên, chức năng, nhiệm vụ của đoàn thể mình.
- phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện nhiệm vụ giám sát đối với những nội dung có liên quan..
- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội giám sát theo các nội dung quy định tại Điểm b, Khoản 2, Điều 5 Quy chế này ở nơi công tác và nơi cư trú..
- Phương pháp giám sát.
- 1- Hằng năm, căn cứ vào tình hình thực tiễn, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội có trách nhiệm xây dựng chương trình, kế hoạch giám sát báo cáo cấp ủy và chính quyền cùng cấp trước khi triển khai.
- Khi cần thiết có thể tổ chức giám sát ngoài kế hoạch..
- Chương trình, kế hoạch giám sát được thống nhất với cơ quan quản lý nhà nước liên quan để hỗ trợ triển khai, bảo đảm giám sát thiết thực, đúng thực tế, có tác động tốt với đời sống chính trị, xã hội và nhân dân..
- 2- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội tiếp thu ý kiến phản ảnh của các thành viên, đoàn viên, hội viên, ý kiến của nhân dân, ý kiến của các chuyên gia và tổ chức khảo sát thực tế để có cơ sở kiến nghị với cơ quan Đảng, Nhà nước, cấp ủy và chính quyền cùng cấp..
- 3- Giám sát thông qua việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về dân chủ ở cơ sở, hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng..
- 4- Giám sát thông qua nghiên cứu văn bản, tài liệu, báo cáo của các cơ quan, tổ chức.
- đơn, thư khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị của các tổ chức, cá nhân gửi Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội và qua phản ánh của các phương tiện thông tin đại chúng..
- 5- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội tham gia các hoạt động giám sát do các cơ quan dân cử đề nghị..
- Quyền và trách nhiệm trong giám sát 1- Đối với chủ thể giám sát.
- a) Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan xây dựng kế hoạch giám sát.
- yêu cầu cơ quan, tổ chức được giám sát cung cấp thông tin về các vấn đề có liên quan đến nội dung giám sát..
- b) Tổ chức đối thoại giữa chủ thể giám sát và đối tượng giám sát để làm rõ nội dung kiến nghị khi một trong hai bên có yêu cầu..
- c) Gửi báo cáo kết quả giám sát bằng văn bản (văn bản phải được đóng dấu và có chữ ký của người có thẩm quyền) đến các cơ quan được quy định ở điều này;.
- d) Định kỳ 6 tháng và hằng năm, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội Trung ương báo cáo kết quả giám sát với Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ.
- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội địa phương báo cáo kết quả giám sát với cấp ủy, hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân cùng cấp để các cơ quan, tổ chức được báo cáo cho ý kiến về việc thực hiện các kiến nghị sau giám sát..
- e) Chịu trách nhiệm về những nội dung kết quả giám sát của tổ chức, đoàn thể mình..
- 2- Đối với đối tượng được giám sát.
- a) Cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung giám sát.
- trao đổi những vấn đề liên quan theo đề nghị của chủ thể giám sát.
- góp ý vào dự thảo báo cáo giám sát khi được chủ thể giám sát đề nghị..
- b) Yêu cầu đối thoại để làm rõ nội dung kiến nghị giám sát khi cần thiết..
- c) Kiến nghị với cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp hoặc các cơ quan, ban, ngành chức năng liên quan, nếu chủ thể giám sát vi phạm Quy chế này..
- d) Tổ chức thực hiện và trả lời kiến nghị giám sát bằng văn bản cho chủ thể giám sát theo quy định..
- Tổ quốc Việt Nam cùng cấp báo cáo kết quả giám sát đối với cơ quan, đơn vị;.
- chỉ đạo các cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện trách nhiệm giải quyết kiến nghị sau giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội..
- HOẠT ĐỘNG VỀ PHẢN BIỆN XÃ HỘI.
- Đối tượng và nội dung phản biện xã hội 1- Đối tượng phản biện xã hội.
- Các văn bản dự thảo về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật, các quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của Nhà nước (trừ những vấn đề thuộc bí mật quốc gia) phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của mình..
- 2- Nội dung phản biện xã hội.
- Tính đúng đắn, khoa học, phù hợp với thực tiễn đời sống xã hội và tính khả thi của văn bản dự thảo..
- Phạm vi phản biện xã hội 1- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
- Chủ trì phản biện xã hội đối với các văn bản dự thảo về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước..
- 2- Các đoàn thể chính trị - xã hội.
- Chủ trì phản biện xã hội đối với các văn bản dự thảo về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của đoàn viên, hội viên, tổ chức, hoạt động, chức năng, nhiệm vụ của đoàn thể mình.
- phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện nhiệm vụ phản biện xã hội..
- Phương pháp phản biện xã hội.
- 1- Tổ chức hội nghị các cơ quan lãnh đạo trực thuộc Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
- Ban Chấp hành các đoàn thể chính trị - xã hội từng cấp..
- 2- Tổ chức lấy ý kiến phản biện (thông qua tổ chức, cá nhân, đoàn viên, hội viên) trong hệ thống của tổ chức, đoàn thể mình hoặc gửi văn bản dự thảo đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để lấy ý kiến phản biện..
- 3- Khi cần thiết, tổ chức đối thoại trực tiếp giữa chủ thể phản biện với cơ quan, tổ chức có văn bản dự thảo được phản biện..
- Quyền và trách nhiệm trong phản biện xã hội 1- Chủ thể phản biện xã hội.
- a) Xây dựng kế hoạch phản biện xã hội phù hợp với kế hoạch, yêu cầu phản biện của cơ quan, tổ chức cần phản biện..
- b) Tổ chức đối thoại với cơ quan, tổ chức có yêu cầu phản biện khi cần thiết..
- c) Gửi kết quả phản biện bằng văn bản (văn bản phải được đóng dấu và có chữ ký của người có thẩm quyền) đến cơ quan, tổ chức yêu cầu phản biện..
- d) Chịu trách nhiệm về những nội dung phản biện của mình..
- đ) Bảo đảm bí mật nội dung thông tin phản biện theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có văn bản dự thảo (nếu có)..
- 2- Cơ quan, tổ chức yêu cầu phản biện xã hội.
- a) Gửi văn bản dự thảo và cung cấp đầy đủ những thông tin, tài liệu cần thiết đến chủ thể phản biện..
- b) Cử người có trách nhiệm thay mặt tổ chức của mình tham dự hội nghị phản biện do chủ thể phản biện tổ chức hoặc tham gia đối thoại theo yêu cầu của chủ thể phản biện..
- c) Trả lời bằng văn bản với chủ thể phản biện về việc tiếp thu ý kiến phản biện..
- Báo cáo đầy đủ (bằng văn bản) các ý kiến phản biện của chủ thể phản biện với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành văn bản..
- 1- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp thường xuyên củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức, bộ máy, cán bộ.
- tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng về giám sát và phản biện xã hội cho đội ngũ cán bộ..
- 2- Kinh phí giám sát và phản biện xã hội được ngân sách nhà nước bảo đảm theo kế hoạch hằng năm do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp lập kế hoạch và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt..
- Tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động giám sát và phản biện xã hội thì được khen thưởng theo quy định của Luật Thi đua, khen thưởng..
- 1- Tổ chức, cá nhân có hành vi trả thù, trù dập, cản trở tổ chức, cá nhân giám sát, phản biện xã hội hoặc bao che cho người có hành vi trả thù, trù dập, cản trở hoặc can thiệp trái quy định của Quy chế này thì tùy theo mức độ vi phạm thì bị xử lý theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước..
- 2- Những hành vi lợi dụng quyền giám sát và phản biện xã hội làm cản trở hoạt động, gây tổn hại đến uy tín hoặc danh dự của cơ quan, tổ chức, cá nhân đều bị xử lý theo quy định của Đảng và pháp luật, Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và điều lệ các đoàn thể chính trị - xã hội..
- TỔ CHỨC THỰC HIỆN.
- Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đảng đoàn các đoàn thể chính trị - xã hội và Ban Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có trách nhiệm:.
- 1- Hằng năm, lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng chương trình, kế hoạch giám sát và phản biện xã hội, báo cáo với cấp ủy và thống nhất với cơ quan nhà nước liên quan cùng cấp.
- kịp thời bổ sung nội dung giám sát và phản biện xã hội (khi có yêu cầu) theo quy định tại Quy chế này..
- 2- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội Trung ương ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện Quy chế tới các cấp thuộc tổ chức, đoàn thể mình..
- 2- Phối hợp với Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đảng đoàn các đoàn thể chính trị - xã hội và Ban Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thống nhất thực hiện Quy chế theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức mình..
- 1- Lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội cùng cấp và cấp dưới tổ chức thực hiện Quy chế.