« Home « Kết quả tìm kiếm

Quyết định 2476/QĐ-BTNMT Phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực ngành tài nguyên và môi trường giai đoạn 2012 - 2020


Tóm tắt Xem thử

- BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG PAGE BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG.
- ngành tài nguyên và môi trường giai đoạn .
- BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG.
- Căn cứ Nghị định số 25/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực ngành tài nguyên và môi trường giai đoạn với những nội dung sau: I.
- a) Phát triển nhân lực ngành tài nguyên và môi trường phải bảo đảm gắn liền với phát triển kinh tế - xã hội, là khâu đột phá phát triển ngành tài nguyên và môi trường, góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, sự nghiệp phát triển bền vững của đất nước.
- coi đầu tư cho đào tạo nhân lực là đầu tư phát triển, từng bước tăng cường đầu tư cho đào tạo và phát triển nhân lực ngành tài nguyên và môi trường.
- b) Phát triển nhân lực ngành tài nguyên và môi trường phải có tính chiến lược lâu dài.
- c) Phát triển nhân lực ngành tài nguyên và môi trường phải bảo đảm tính hài hòa về cơ cấu, cân đối theo lĩnh vực, vùng, miền, lãnh thổ và phải gắn liền với việc bố trí, sử dụng, nhằm phát huy đầy đủ năng lực, phẩm chất của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, góp phần thực hiện những mục tiêu phát triển con người, mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Việt Nam.
- Mục tiêu a) Mục tiêu tổng quát Phát triển nhân lực ngành tài nguyên và môi trường nhằm đáp ứng yêu cầu nhân lực đủ về số lượng, bảo đảm về chất lượng, cơ cấu ngành nghề hợp lý.
- b) Mục tiêu cụ thể - Tăng nhanh tỷ lệ nhân lực qua đào tạo, bồi dưỡng với nhiều hình thức, trình độ khác nhau từ mức 40% năm 2010 lên mức 70% năm 2020, trong đó ưu tiên đối với các lĩnh vực: khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu, địa chất và khoáng sản, tài nguyên nước, biển và hải đảo, kinh tế ngành tài nguyên và môi trường.
- Phát triển đồng bộ đội ngũ nhân lực với chất lượng cao, đủ mạnh ở những lĩnh vực của ngành tài nguyên và môi trường, tập trung ưu tiên ở các lĩnh vực: viễn thám, đất đai, khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu, địa chất và khoáng sản, tài nguyên nước, đo đạc và bản đồ, biển và hải đảo, kinh tế ngành tài nguyên và môi trường..
- Đầu tư, xây dựng và phát triển các cơ sở đào tạo về tài nguyên và môi trường..
- Nhu cầu chung về nhân lực ngành tài nguyên và môi trường a) Nhu cầu nhân lực được đào tạo các chuyên ngành tài nguyên và môi trường bổ sung lực lượng công chức, viên chức đang công tác tại các đơn vị quản lý nhà nước, đơn vị sự nghiệp giai đoạn là khoảng 45.000 người.
- Giai đoạn từ 2016 đến 2020, với sự phát triển khoa học công nghệ ngành tài nguyên và môi trường, nhu cầu nhân lực này sẽ giảm xuống khoảng 20% đến 25% so với giai đoạn trong đó tập trung tăng cường cho một số lĩnh vực như đất đai, tài nguyên nước, khí tượng thuỷ văn, đo đạc và bản đồ, địa chất khoáng sản và một số chuyên ngành mới.
- b) Nhu cầu đối với đội ngũ viên chức, người lao động được đào tạo chuyên môn về tài nguyên và môi trường tại khu vực doanh nghiệp trong giai đoạn 2012-2015 cần khoảng 30.000 người, trong đó cần đội ngũ cán bộ kỹ thuật chuyên nghiệp, hiện đại đáp ứng yêu cầu phát triển ngành tài nguyên và môi trường.
- Nhu cầu nhân lực quản lý nhà nước ngành tài nguyên và môi trường theo từng lĩnh vực a) Lĩnh vực đất đai: nhân lực hiện có 25.000 người, giai đoạn 2012-2020 cần tuyển mới khoảng 8.000 người chủ yếu thay thế cho đội ngũ cán bộ nghỉ hưu.
- b) Lĩnh vực môi trường: nhân lực hiện có khoảng 10.000 người, giai đoạn 2012-2020 cần thay thế và tuyển mới khoảng 10.000 người phục vụ công tác quản lý nhà nước.
- đ) Lĩnh vực tài nguyên nước: nhân lực hiện có khoảng trên 2.000 người chủ yếu làm công tác điều tra và quản lý các công trình thủy lợi, giai đoạn 2012-2020 cần tuyển khoảng 3.000 người.
- Đào tạo, phát triển nhân lực ngành tài nguyên và môi trường a) Giai đoạn Về đào tạo cán bộ, công chức, viên chức ngành tài nguyên và môi trường + Đào tạo từ 100 đến 120 tiến sỹ, ưu tiên đối với các lĩnh vực đất đai, khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu, địa chất và khoáng sản, tài nguyên nước, đo đạc và bản đồ, biển và hải đảo, kinh tế ngành tài nguyên và môi trường.
- Đào tạo từ 500 đến 700 thạc sỹ trong các chuyên ngành về quản lý kinh tế, chuyên ngành về tài nguyên và môi trường.
- Đào tạo mới, đào tạo chuyển đổi và đào tạo nâng cao từ 3.000 đến 4.000 cán bộ có trình độ đại học các chuyên ngành về tài nguyên và môi trường.
- Đào tạo, bồi dưỡng hàng năm từ 5.000 đến 7.000 lượt cán bộ, công chức, viên chức cấp trung ương, trong đó có từ 2.000 đến 3.500 lượt cán bộ, công chức, viên chức được tiếp cận các kiến thức và công nghệ tiên tiến của thế giới về tài nguyên và môi trường.
- trong đó từ 1.000 đến 1.500 lượt cán bộ, công chức, viên chức cấp tỉnh, cấp huyện được tiếp cận các kiến thức và công nghệ tiên tiến của thế giới về tài nguyên và môi trường.
- Xây dựng và phát triển Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh đạt chuẩn quốc gia.
- xây dựng Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung đủ các điều kiện để tăng cường và nâng cao chất lượng đào tạo.
- xây dựng các viện thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường đủ điều kiện đào tạo trình độ tiến sỹ cho các chuyên ngành về tài nguyên và môi trường.
- đổi mới cơ bản và đáp ứng về cơ sở vật chất đối với các cơ sở đào tạo về tài nguyên và môi trường.
- b) Giai đoạn Tiếp tục tăng cường và mở rộng đào tạo đại học, sau đại học các chuyên ngành về tài nguyên và môi trường, trong đó lưu ý các chuyên ngành về quản lý, kinh tế ngành tài nguyên và môi trường, số lượng khoảng 100 đến 150 cán bộ trình độ tiến sỹ.
- từ 7.000 đến 10.000 lượt cán bộ, công chức, viên chức cấp tỉnh và từ 15.000 đến 20.000 lượt cán bộ, công chức, viên chức cấp huyện và cấp xã về chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức và công nghệ tiên tiến của thế giới về tài nguyên và môi trường.
- Xây dựng và phát triển Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh nằm trong số 60 trường đại học hàng đầu của Việt Nam.
- nâng cấp các viện thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường bảo đảm điều kiện đào các chuyên gia đầu ngành về tài nguyên và môi trường.
- Đổi mới và nâng cao nhận thức, tăng cường tuyên truyền về đào tạo, phát triển và sử dụng nhân lực ngành tài nguyên và môi trường a) Đổi mới nhận thức, xác định con người là nền tảng, là yếu tố quyết định nhất trong sự phát triển bền vững, hội nhập quốc tế của ngành tài nguyên và môi trường.
- tạo sự chuyển biến mạnh về nhận thức, yêu cầu cấp bách đối với công tác đào tạo, phát triển nhân lực trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường.
- b) Thực hiện trong ngành nguyên tắc sử dụng, đánh giá và đãi ngộ nhân lực trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường phải dựa vào năng lực thực sự và kết quả, hiệu quả công việc.
- c) Bảo đảm công tác đào tạo nhân lực trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường phải gắn với nhu cầu phát triển ngành, lĩnh vực, nhu cầu xã hội và thị trường lao động.
- d) Tăng cường truyền thông về đào tạo và phát triển nhân lực trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường thông qua các hình thức khác nhau.
- Đổi mới, hoàn thiện cơ chế, chính sách về đào tạo, phát triển và sử dụng nhân lực ngành tài nguyên và môi trường a) Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, tăng cường phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo và cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường các cấp.
- b) Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức ngành tài nguyên và môi trường tự học tập, nâng cao kiến thức quản lý và chuyên môn nghiệp vụ, tham gia nghiên cứu, giảng dạy ở các nước có trình độ tiên tiến về tài nguyên và môi trường.
- c) Xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách tuyển dụng, sử dụng và đãi ngộ, ưu đãi đặc thù đối với cán bộ, công chức, viên chức ngành tài nguyên và môi trường, đối với những người tham gia đào tạo về tài nguyên và môi trường.
- xây dựng hệ thống chức danh, vị trí việc làm trong ngành tài nguyên và môi trường.
- d) Rà soát, sửa đổi, bổ sung, xây dựng mới cơ chế, chính sách khuyến khích học sinh, sinh viên học các chuyên ngành về tài nguyên và môi trường, ưu tiên các chuyên ngành khí tượng thủy văn, đo đạc bản đồ, địa chất khoáng sản.
- Tập trung xây dựng và thực hiện các chương trình, dự án trọng điểm a) Đào tạo trong nước và ngoài nước các chuyên gia, giảng viên đầu ngành về tài nguyên và môi trường làm việc trong các cơ quan hoạch định chính sách, tổ chức khoa học, công nghệ, cơ sở giáo dục, đào tạo.
- tham gia các tổ chức quốc tế về tài nguyên và môi trường.
- b) Đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức về tài nguyên và môi trường phù hợp với từng loại cán bộ, công chức, viên chức từ Trung ương đến các cấp tỉnh, huyện, xã.
- đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh, tin học và các kỹ năng quản lý, thực hành khác cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ngành tài nguyên và môi trường để tiếp cận, hội nhập khu vực và quốc tế.
- Đầu tư, xây dựng và phát triển các cơ sở đào tạo về tài nguyên và môi trường.
- xây dựng cơ chế phối hợp giữa cơ sở đào tạo và cơ sở nghiên cứu, triển khai ứng dụng trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường.
- b) Đầu tư, xây dựng Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh đạt chuẩn quốc gia, đóng vai trò nòng cốt trong đào tạo nhân lực ngành tài nguyên và môi trường.
- Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung đủ các điều kiện để tăng cường và nâng cao chất lượng đào tạo.
- các viện thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường đủ điều kiện đào tạo trình độ tiến sỹ cho các chuyên ngành về tài nguyên và môi trường c) Thành lập và phát triển Trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tài nguyên và môi trường;.
- Xây dựng, phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý đào tạo, chương trình, giáo trình trong các lĩnh vực tài nguyên và môi trường a) Tiến hành điều tra, khảo sát, đánh giá để có kế hoạch đào tạo, tuyển dụng đội ngũ giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục của các cơ sở đào tạo về tài nguyên và môi trường.
- tăng cường đào tạo cán bộ, giảng viên về tài nguyên và môi trường theo các đề án đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật, đào tạo đại học và sau đại học ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước, tập trung vào các ngành khí tượng thủy văn, đo đạc và bản đồ, viễn thám, biển và hải đảo tại các cơ sở đào tạo có uy tín ở Hoa Kỳ, Canađa, Anh, Đức, Pháp, Hà Lan, Liên bang Nga, Úc, New Zealand, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc.
- mời các chuyên gia hàng đầu, các nhà khoa học có năng lực, uy tín người nước ngoài và Việt kiều trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường tham gia giảng dạy tại Việt Nam.
- c) Thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, chuyên môn về tài nguyên và môi trường.
- kỹ năng, nghiệp vụ sư phạm, quản lý cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, giảng viên các cơ sở đào tạo về tài nguyên và môi trường.
- d) Rà soát, đánh giá, điều chỉnh danh mục ngành đào tạo, các chương trình, giáo trình của các cơ sở đào tạo trực thuộc Bộ, bảo đảm đáp ứng yêu cầu quản lý, phát triển ngành tài nguyên và môi trường.
- đ) Xây dựng và phát triển chương trình đào tạo tiên tiến một số chuyên ngành về tài nguyên và môi trường.
- đẩy mạnh đào tạo sau đại học bằng tiếng Anh cho một số chuyên ngành thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường..
- nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung chương trình, giáo trình thực hành, thực nghiệm, chương trình đào tạo, bồi dưỡng giảng viên, cán bộ, công chức, viên chức ngành tài nguyên và môi trường..
- Đảm bảo vốn cho phát triển nhân lực a) Dự báo nhu cầu vốn Căn cứ nhu cầu phát triển nhân lực và quy mô đào tạo, nhu cầu vốn cho phát triển nhân lực giai đoạn 2012-2020 được dự báo sơ bộ như sau: Tổng kinh phí đầu tư cho phát triển nhân lực ngành tài nguyên và môi trường giai đoạn 2012-2020 là 2.841 tỷ đồng.
- triển khai đồng bộ tại các cơ quan quản lý tài nguyên và môi trường từ trung ương tới địa phương.
- b) Huy động các nguồn lực cho đào tạo, phát triển nhân lực ngành tài nguyên và môi trường - Tăng tỷ lệ chi ngân sách hàng năm ít nhất 20% so với năm trước cho công tác đào tạo, bồi dưỡng về tài nguyên và môi trường.
- Đẩy mạnh xã hội hóa, đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư cho đào tạo nhân lực ngành tài nguyên và môi trường theo hướng khuyến khích các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp tham gia đóng góp, đầu tư thành lập cơ sở đào tạo, mở ngành đào tạo và tham gia hoạt động đào tạo nhân lực ngành tài nguyên và môi trường.
- Tăng cường đàm phán, vận động và xúc tiến đầu tư để thu hút các nguồn vốn từ nước ngoài cho phát triển nhân lực ngành tài nguyên và môi trường..
- Thành lập Ban chỉ đạo quy hoạch do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường làm Trưởng ban, một Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường là Phó Trưởng ban, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ là Ủy viên thường trực.
- đ) Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ chức năng, nhiệm vụ, nhu cầu đào tạo, phát triển nhân lực của địa phương, chủ động phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ quy hoạch..
- Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ và Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
- PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC DỰ ÁN, NHIỆM VỤ VÀ KINH PHÍ THỰC HIỆN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC NGÀNH TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG GIAI ĐOẠN Kèm theo Quyết định số 2476 /QĐ-BTNMT ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường) TT.
- xây dựng quy hoạch mạng lưới và đổi mới, nâng cao nhận thức về đào tạo, phát triển nhân lực trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường 1.
- Nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách về đào tạo nhân lực trong ngành tài nguyên và môi trường.
- Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Đánh giá hệ thống chính sách hiện hành và xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính sách liên quan đến đào tạo nhân lực trong ngành tài nguyên và môi trường.
- Tăng cường truyền thông về đào tạo và phát triển nhân lực ngành tài nguyên và môi trường.
- Vụ Thi đua – Khen thưởng, Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Nhận thức của xã hội về đào tạo nhân lực ngành tài nguyên và môi trường có chuyển biến căn bản.
- tăng cường công tác quản trị nhân lực ngành tài nguyên và môi trường.
- ban hành cơ chế, chính sách tuyển dụng cán bộ, đi đôi với chính sách đãi ngộ, chế độ ưu đãi đặc thù để thu hút được cán bộ giỏi, cán bộ có trình độ cao vào công tác trong ngành tài nguyên và môi trường II.
- Tập trung đào tạo, phát triển nhân lực ngành tài nguyên và môi trường, ưu tiên đào tạo chuyên gia, cán bộ có trình độ công nghệ cao và cán bộ ở cơ sở 4.
- biên soạn và xuất bản tài liệu phục vụ đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu về tài nguyên và môi trường Các Trường trực thuộc Bộ.
- Chương trình, giáo trình đào tạo trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường chuẩn hóa, hiện đại và hội nhập quốc tế.
- Đào tạo cán bộ có trình độ cao, chuyên gia đầu ngành về tài nguyên và môi trường.
- Vụ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Dự kiến từ 200 đến 350 tiến sỹ và từ 1.200 đến 1.500 thạc sỹ được đào tạo trong nước và nước ngoài về các chuyên ngành tài nguyên và môi trường.
- Đội ngũ khoa học công nghệ đầu đàn, có năng lực tiếp cận trình độ chung của thế giới, đặc biệt trong các lĩnh vực công nghệ mũi nhọn: viễn thám, khí tượng thủy văn, tài nguyên nước, môi trường, biển và hải đảo được xây dựng..
- Đào tạo, bồi dưỡng về tài nguyên và môi trường cho đội ngũ lãnh đạo, quản lý và cán bộ hoạch định chính sách ở trung ương và địa phương.
- Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
- Đội ngũ lãnh đạo quản lý và chuyên gia hoạch định chính sách về tài nguyên và môi trường cấp trung ương và cấp tỉnh đáp ứng được yêu cầu về chất lượng, số lượng và cơ cấu.
- Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực cán bộ tài nguyên và môi trường ở cấp cơ sở.
- Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý đào tạo về tài nguyên và môi trường.
- Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý đào tạo lĩnh vực tài nguyên và môi trường được chuẩn hóa, hiện đại và hội nhập quốc tế.
- Nâng cao năng lực đào tạo các trường, viện thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường 9.
- Xây dựng, củng cố, nâng cấp, mở rộng mặt bằng, tăng cường cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị, phòng thí nghiệm cho các Trường, các Viện thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Vụ Kế hoạch, Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn, thẩm định, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và hướng dẫn thực hiện dự án.
- Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh được mở rộng mặt bằng, tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại đạt chuẩn quốc gia.
- đóng vai trò nòng cốt trong đào tạo nhân lực ngành tài nguyên và môi trường.
- Nâng cấp Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung thành trường Đại học vào năm 2015.
- Các Viện trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường được nâng cao năng lực đào tạo, nghiên cứu khoa học cung cấp chuyên gia đầu ngành về tài nguyên và môi trường.
- Xây dựng Trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tài nguyên và môi trường.
- Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng có đủ năng lực đào tạo khoảng 5.000 lượt cán bộ hàng năm và tham gia trao đổi đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tài nguyên và môi trường các nước trong khu vực và quốc tế