« Home « Kết quả tìm kiếm

Quyết định 282/QĐ-TTg Điều lệ Hội Chữ thập đỏ Việt Nam


Tóm tắt Xem thử

- PHÊ DUYỆT ĐIỀU LỆ HỘI CHỮ THẬP ĐỎ VIỆT NAM THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ.
- Căn cứ Luật Hoạt động Chữ thập đỏ ngày 03 tháng 6 năm 2008;.
- Xét đề nghị của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam tại Tờ trình số 17/TTr-TƯHCTĐ, ngày 26 tháng 01 năm 2018 về việc phê duyệt Điều lệ Hội Chữ thập đỏ Việt Nam,.
- Phê duyệt Điều lệ Hội Chữ thập đỏ Việt Nam do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, nhiệm kỳ thông qua ngày 16 tháng 8 năm 2017.
- Điều lệ này thay thế Điều lệ Hội Chữ thập đỏ Việt Nam do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, nhiệm kỳ thông qua ngày 04 tháng 7 năm 2012..
- Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan có liên quan phối hợp với Hội Chữ thập đỏ Việt Nam thực hiện các hoạt động nhân đạo, hoạt động chữ thập đỏ theo quy định tại Điều lệ này và quy định của pháp luật..
- Hội Chữ thập đỏ Việt Nam chịu trách nhiệm thi hành các nội dung được quy định tại Điều lệ này./..
- Hội Chữ thập đỏ Việt Nam (04b);.
- HỘI CHỮ THẬP ĐỎ VIỆT NAM.
- Hội có nhiều hoạt động đóng góp tích cực cho Phong trào Chữ thập đỏ, Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế và hoạt động nhân đạo tại các nước bạn.
- tích cực đóng góp cho Phong trào Chữ thập đỏ - Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế..
- a) Tên tiếng Việt: Hội Chữ thập đỏ Việt Nam.
- Trụ sở của Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đặt tại Hà Nội - Thủ đô nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam..
- Hội Chữ thập đỏ Việt Nam hoạt động trong phạm vi cả nước..
- Hội Chữ thập đỏ Việt Nam (sau đây viết tắt là Hội) là tổ chức xã hội hoạt động nhân đạo.
- Hội Chữ thập đỏ Việt Nam là Hội Chữ thập đỏ quốc gia duy nhất tại Việt Nam.
- hỗ trợ các cơ quan nhà nước trong công tác nhân đạo và hoạt động chữ thập đỏ.
- sử dụng Biểu tượng chữ thập đỏ.
- 7 Nguyên tắc cơ bản của Phong trào Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế: Nhân đạo, Vô tư, Trung lập, Độc lập, Tự nguyện, Thống nhất, Toàn cầu..
- Tổ chức của Hội gồm:.
- a) Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam;.
- b) Hội Chữ thập đỏ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là cấp tỉnh);.
- c) Hội Chữ thập đỏ huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh và tương đương (gọi chung là cấp huyện);.
- d) Hội Chữ thập đỏ xã, phường, thị trấn và tương đương (gọi chung là cấp xã)..
- Chức năng của Hội:.
- a) Đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Hội và cán bộ, hội viên, tình nguyện viên, thanh, thiếu niên Chữ thập đỏ..
- Nhiệm vụ của Hội:.
- a) Tuyên truyền, phổ biến và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về hoạt động chữ thập đỏ, hoạt động nhân đạo và các văn bản pháp luật có liên quan.
- phổ biến kiến thức, cung cấp thông tin, tập huấn nghiệp vụ công tác Hội cho cán bộ, hội viên, tình nguyện viên, thanh thiếu niên Chữ thập đỏ..
- b) Vận động cán bộ, hội viên, tình nguyện viên, thanh, thiếu niên Chữ thập đỏ và các tầng lớp nhân dân trong và ngoài nước tham gia hoạt động chữ thập đỏ về cứu trợ khẩn cấp và trợ giúp nhân đạo.
- Quyền hạn của Hội:.
- đ) Tập hợp, nghiên cứu ý kiến, kiến nghị của cán bộ, hội viên, tình nguyện viên, thanh, thiếu niên Chữ thập đỏ gửi tới các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải quyết và tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật liên quan..
- Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Chữ thập đỏ Việt Nam.
- Đại hội đại biểu toàn quốc là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, được tổ chức theo nhiệm kỳ 05 năm một lần hoặc bất thường.
- Đại hội đại biểu bất thường được Ban Chấp hành Hội Chữ thập đỏ Việt Nam triệu tập khi ít nhất có 2/3 (hai Phần ba) số ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam hoặc quá 1/2 (một Phần hai) số tỉnh, thành Hội đề nghị..
- Đại hội bất thường Hội Chữ thập đỏ các cấp được triệu tập khi ít nhất 2/3 (hai Phần ba) số ủy viên Ban Chấp hành Hội cấp đó hoặc quá 1/2 (một Phần hai) số tổ chức Hội trực thuộc đề nghị và được Ban Thường vụ Hội cấp trên trực tiếp đồng ý..
- Chủ tịch danh dự của Hội 1.
- a) Chủ tịch Trung ương Hội là người "đứng đầu, đại diện pháp luật của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, chịu trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước, Ban Chấp hành, Ban Thường vụ về hoạt động của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam.
- chỉ đạo, Điều hành toàn diện các mặt công tác của Hội theo Nghị quyết Đại hội, Nghị quyết của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Trung ương Hội, Luật hoạt động Chữ thập đỏ.
- thay mặt Hội Chữ thập đỏ Việt Nam trong các quan hệ đối nội và đối ngoại của Hội;.
- c) Phối hợp với các tỉnh, thành ủy, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố chỉ đạo công tác Hội và phong trào Chữ thập đỏ;.
- Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chấp hành Hội Chữ thập đỏ cấp tỉnh, cấp huyện và tương đương.
- Ban Chấp hành Hội Chữ thập đỏ cấp tỉnh, cấp huyện và tương đương bầu Ban Thường vụ, Chủ tịch, Phó Chủ tịch trong số ủy viên Ban Thường vụ.
- Ban Chấp hành Hội Chữ thập đỏ cấp tỉnh được lập các ban, đơn vị và trung tâm trực thuộc..
- Ban Chấp hành Hội Chữ thập đỏ cấp tỉnh, cấp huyện và tương đương có nhiệm vụ:.
- Ban Chấp hành Hội Chữ thập đỏ cấp tỉnh, cấp huyện và tương đương họp định kỳ ít nhất 6 tháng một lần..
- Hội Chữ thập đỏ cấp xã và tương đương.
- Hội Chữ thập đỏ cấp xã và tương đương là nền tảng cơ sở của Hội..
- b) Liên hệ mật thiết, động viên, khuyến khích và chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của hội viên, tình nguyện viên, thanh, thiếu niên Chữ thập đỏ..
- CÁN BỘ, HỘI VIÊN, TÌNH NGUYỆN VIÊN, THANH NIÊN, THIẾU NIÊN CHỮ THẬP ĐỎ.
- a) Hội viên cá nhân: là những người Việt Nam đủ 16 tuổi trở lên, tán thành Điều lệ Hội, tự nguyện gia nhập Hội, đóng hội phí, tham gia sinh hoạt trong tổ chức của Hội, thực hiện đầy đủ trách nhiệm của hội viên cá nhân thì được công nhận là hội viên của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam..
- b) Hội viên tập thể: là tổ chức, doanh nghiệp, đơn vị trong và ngoài nước tán thành Điều lệ Hội, tự nguyện gia nhập Hội, đóng hội phí, thực hiện đầy đủ trách nhiệm của hội viên tập thể, tham gia sinh hoạt trong tổ chức của Hội được công nhận là hội viên tập thể của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam..
- Nhiệm vụ và quyền hạn của hội viên 1.
- b) Tham gia tích cực các hoạt động của Hội.
- được khen thưởng theo quy định của Hội và của Nhà nước..
- đ) Trong khi tham gia hoạt động Chữ thập đỏ, hội viên bị thiệt hại về tài sản, tổn hại về sức khỏe, tính mạng thì được Hội đề nghị giải quyết chính sách theo quy định của pháp luật..
- b) Được sử dụng logo của tổ chức, đơn vị mình trong một số hoạt động Chữ thập đỏ mà tổ chức, đơn vị có đóng góp..
- được sử dụng logo của tổ chức/doanh nghiệp trong các hoạt động Chữ thập đỏ mà hội viên trực tiếp tham gia;.
- Tình nguyện viên Chữ thập đỏ.
- Tình nguyện viên Chữ thập đỏ là công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi, tuân thủ Điều lệ Hội, các nguyên tắc cơ bản của Phong trào Chữ thập đỏ, Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế và các quy định tại Quy chế tình nguyện viên Chữ thập đỏ Việt Nam.
- Tình nguyện viên Chữ thập đỏ tự nguyện đăng ký tham gia thực hiện các hoạt động chữ thập đỏ phù hợp với khả năng, Điều kiện của bản thân và đáp ứng các nhiệm vụ cụ thể của cấp Hội nơi tình nguyện viên Chữ thập đỏ sinh sống, công tác.
- Tình nguyện viên Chữ thập đỏ không phải đóng hội phí và không tham gia biểu quyết các vấn đề của Hội..
- Ban Thường vụ Trung ương Hội quy định việc công nhận danh hiệu tình nguyện viên, nhiệm vụ, quyền và nghĩa vụ của tình nguyện viên Chữ thập đỏ.
- Thanh niên Chữ thập đỏ.
- Thanh niên Chữ thập đỏ là công dân Việt Nam từ đủ 16 đến 30 tuổi tích cực tham gia các hoạt động của Hội, có Điều kiện, kỹ năng và tự nguyện tham gia hoạt động thanh niên Chữ thập đỏ..
- Thanh niên Chữ thập đỏ không phải đóng hội phí và không tham gia biểu quyết các vấn đề của Hội..
- Ban Thường vụ Hội quy định nhiệm vụ, quyền và nghĩa vụ của thanh niên Chữ thập đỏ..
- Thiếu niên Chữ thập đỏ.
- Thiếu niên Chữ thập đỏ là thiếu niên Việt Nam, từ đủ 9 đến 16 tuổi.
- tự nguyện và có Điều kiện, khả năng tham gia hoạt động Chữ thập đỏ..
- Tổ chức và hoạt động, quyền và nghĩa vụ của thiếu niên Chữ thập đỏ do Ban Thường vụ Hội phối hợp với các ngành, đoàn thể liên quan hướng dẫn cụ thể..
- Biểu trưng của Hội.
- Biểu trưng của Hội do Ban Chấp hành Hội quyết định..
- Biểu trưng của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam được đăng ký mẫu tại Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế, Hiệp hội Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế.
- Đồng phục và thẻ hội viên, thẻ tình nguyện viên Chữ thập đỏ.
- Hội sử dụng đồng phục, thẻ hội viên, thẻ tình nguyện viên Chữ thập đỏ thống nhất trong toàn quốc..
- Ban Thường vụ Trung ương Hội quy định về đồng phục và thẻ hội viên, thẻ tình nguyện viên Chữ thập đỏ..
- Ban Kiểm tra các cấp của Hội.
- b) Tham mưu cho cấp Hội (mà trực tiếp là Chủ tịch Hội) cùng cấp về công tác kiểm tra của Hội và bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp của cán bộ, hội viên, tình nguyện viên, thanh, thiếu niên Chữ thập đỏ..
- d) Giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của cán bộ, hội viên, tình nguyện viên, thanh, thiếu niên Chữ thập đỏ..
- TÀI CHÍNH VÀ TÀI SẢN CỦA HỘI.
- b) Hội phí của hội viên;.
- các nguyên tắc cơ bản của Phong trào Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế;.
- c) Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, hội viên, thanh thiếu niên, tình nguyện viên Chữ thập đỏ;.
- Quỹ hoạt động chữ thập đỏ.
- Hội được thành lập Quỹ hoạt động chữ thập đỏ theo quy định của pháp luật để phục vụ hoạt động nhân đạo, bao gồm: Quỹ cứu trợ khẩn cấp chữ thập đỏ.
- Quỹ trợ giúp nhân đạo chữ thập đỏ;.
- Quỹ Bảo trợ nạn nhân chất độc da cam và các quỹ thành Phần chữ thập đỏ khác..
- Quỹ hoạt động chữ thập đỏ hình thành từ các nguồn sau:.
- Việc thành lập, tổ chức, hoạt động và quản lý các quỹ hoạt động chữ thập đỏ được thực hiện theo quy định của Chính phủ..
- Hội Chữ thập đỏ Việt Nam chịu sự quản lý của các cơ quan nhà nước theo quy định của pháp luật, Nhà nước bảo đảm về kinh phí để Hội thực hiện tốt những nhiệm vụ do Nhà nước giao và có cơ chế, chính sách phát huy vai trò của Hội trong thực hiện chính sách an sinh xã hội, tham gia xóa đói, giảm nghèo, tổ chức hoạt động kinh tế, dịch vụ vì Mục tiêu nhân đạo.
- Các cơ quan quản lý nhà nước ở các cấp có trách nhiệm thực hiện hoặc phối hợp với Hội thực hiện pháp luật về hoạt động chữ thập đỏ.
- Quan hệ của Hội với các tổ chức quốc tế.
- Khen thưởng của Hội.
- Tổ chức Hội và cán bộ, hội viên, tình nguyện viên, thanh, thiếu niên Chữ thập đỏ và các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có thành tích xuất sắc trong công tác Hội và phong trào Chữ thập đỏ thì được Hội khen thưởng hoặc đề nghị Nhà nước, các cấp chính quyền và các tổ chức liên quan khác khen thưởng theo quy định của pháp luật..
- Ban Thường vụ Trung ương Hội quy định về thi đua - khen thưởng của Hội..
- Kỷ luật của Hội.
- Ban Thường vụ Trung ương Hội quy định về kỷ luật của Hội và hình thức kỷ luật đối với tình nguyện viên, thanh thiếu niên Chữ thập đỏ..
- Tổ chức Hội, cán bộ, hội viên, thanh thiếu niên, tình nguyện viên chữ thập đỏ có trách nhiệm thi hành Điều lệ này..
- Điều lệ Hội và các nội dung sửa đổi được thông báo cho Hiệp Hội và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế và Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế.